Như chúng ta đã biết thông tin liên lạc là một vấn đề cốt yếu, không thể thiếu trong đời sống xã hội ngày nay. Về phương diện thông tin liên lạc thì chiếc máy điện thoại thế hệ đầu chỉ là điện thoại quay số khi đó muốn liên lạc với nhau con người phải quay đĩa để chọn số và gọi đi chất lượng các cuộc gọi còn chưa cao. Rồi tiếp đó khoa học đã chế tạo ra bộ máy điện thoại dùng phím bấm để liên lạc với nhau ta chỉ việc bấm các phím số tiện lợi hơn rất nhiều so với máy điện thoại quay đĩa. Hai bên trao đổi với nhau thông qua tổng đài bằng các đường dây hữu tuyến.
Khoa học ngày nay càng phát triển và đã chế tạo ra điện thoại di động, tín hiệu trao đổi qua lại với nhau được phát ra không gian với tần số cao dưới dạng sóng điện từ và bên thu nhận tín hiệu và xử lý tín hiệu đó để người nghe thấy được tiếng ở bên phát gửi tới và ngược lại. Với công nghệ đó thì chất lượng của các cuộc liên lạc được nâng cao rất nhiều .
Ngày nay các thiết bị này đã rất khổ biến trên thị trường, nó phục vụ rất lớn cho cuộc sống hàng ngày, góp phần vào sự phát triển của xã hội, đất nước .
Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chúng ta đều có nhu cầu trao đổi thông tin qua lại với nhau thông qua chiếc điện thoại, phạm vi và cự ly giữa các nơi không giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra cả nước ngoài. Liên lạc qua điện thoại đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của và công sức của con người.
Tóm lại, mục đích chính của sự ra đời những chiếc điện thoại là phục vụ vào việc trao đổi thông tin qua lại của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với mục đích như vậy thì thiết bị thông tin liên lạc phải đảm bảo được những yêu cầu sau: đảm bảo được sự liên lạc qua lại giữa các bên với nhau một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu các cuộc gọi đi từ máy A đến máy B và ngược lại phải đảm bảo thông xuốt thông qua tổng đài.
Vì vậy chúng em đã chọn đề tài về máy điện thoại bàn để làm báo cáo tốt nghiệp, hy vọng sẽ áp dụng được những kiến thức mà chúng em đã học được ở trường để đưa vào đề tài này .
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Máy điện thoại bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU
Như chúng ta đã biết thông tin liên lạc là một vấn đề cốt yếu, không thể thiếu trong đời sống xã hội ngày nay. Về phương diện thông tin liên lạc thì chiếc máy điện thoại thế hệ đầu chỉ là điện thoại quay số khi đó muốn liên lạc với nhau con người phải quay đĩa để chọn số và gọi đi chất lượng các cuộc gọi còn chưa cao. Rồi tiếp đó khoa học đã chế tạo ra bộ máy điện thoại dùng phím bấm để liên lạc với nhau ta chỉ việc bấm các phím số tiện lợi hơn rất nhiều so với máy điện thoại quay đĩa. Hai bên trao đổi với nhau thông qua tổng đài bằng các đường dây hữu tuyến.
Khoa học ngày nay càng phát triển và đã chế tạo ra điện thoại di động, tín hiệu trao đổi qua lại với nhau được phát ra không gian với tần số cao dưới dạng sóng điện từ và bên thu nhận tín hiệu và xử lý tín hiệu đó để người nghe thấy được tiếng ở bên phát gửi tới và ngược lại. Với công nghệ đó thì chất lượng của các cuộc liên lạc được nâng cao rất nhiều .
Ngày nay các thiết bị này đã rất khổ biến trên thị trường, nó phục vụ rất lớn cho cuộc sống hàng ngày, góp phần vào sự phát triển của xã hội, đất nước .
Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chúng ta đều có nhu cầu trao đổi thông tin qua lại với nhau thông qua chiếc điện thoại, phạm vi và cự ly giữa các nơi không giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra cả nước ngoài. Liên lạc qua điện thoại đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của và công sức của con người.
Tóm lại, mục đích chính của sự ra đời những chiếc điện thoại là phục vụ vào việc trao đổi thông tin qua lại của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với mục đích như vậy thì thiết bị thông tin liên lạc phải đảm bảo được những yêu cầu sau: đảm bảo được sự liên lạc qua lại giữa các bên với nhau một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu các cuộc gọi đi từ máy A đến máy B và ngược lại phải đảm bảo thông xuốt thông qua tổng đài.
Vì vậy chúng em đã chọn đề tài về máy điện thoại bàn để làm báo cáo tốt nghiệp, hy vọng sẽ áp dụng được những kiến thức mà chúng em đã học được ở trường để đưa vào đề tài này .
Phần 1: Mạch điện máy điện thoại để bàn
Các phần mạch chính trong máy điện thoại để bàn gồm các phần mạch sau :
+ Mạch báo chuông .
+ Mạch kiểm soát đường dây thoại .
+ Mạch bàn phím và mạch số .
+ Mạch thoại .
sơ đồ khối của máy điện thoại để bàn
Mạch bảo vệ
Bộ nắn cầu
CM
DT
Mạch số
Mạch chuông
Mạch thoại
Trong đó: Tín hiệu vào được nối từ Tổng đài đưa tới mạch bảo vệ - nối với mạch chuông và bộ nắn chống đảo cực - chuyển mạch dùng để cấp nguồn cho mạch số, mạch thoại cho máy hoạt động. Mạch số dùng để chọn số cần gọi. Mạch thoại để hai bên trao đổi thông tin qua lại với nhau.
nguyên lí hoạt động máy điện thoại để bàn
Để thấy rõ quá hoạt động của máy điện thoại để bàn chúng ta cùng nhau nghiên cứu quá trình hoạt động của các mạch điện sau
II.1. Nguồn điện cấp cho máy điện thoại
Máy điện thoại được cấp năng lượng truyền tới từ tổng đài, mức điện áp là 48 V. Khi tay thoại gác máy thì máy ở trạng thái không được cấp nguồn, nguồn 48V lúc này chưa có tải.
Khi tay thoại được nhấc lên thì chuyển mạch sẽ đóng lại và cấp nguồn vào máy, lúc này nguồn 48V đã có tải và giảm xuống còn 20 V, dòng điện chảy trên đường giây là khoang 30m A.
Thông thường bộ nguồn của máy thường có mạch bảo vệ quá áp và bộ nắn chống đảo cực.
II.2. Mạch bảo vệ quá áp
Do mạch điện thoại được kết cấu từ các linh kiện transistor va Diot, IC lên không chịu được mức điện áp cao, thường làm việc ở mức điện áp thấp.
Trong khi đó đường dây điện thoại hay bị cảm ứng từ tác nhân bên ngoài như sét đánh,chạm chập -áp trên đường dây có thể tăng cao vượt mức làm việc của máy. Nên ở đầu vào các máy điện thoại được thiết kế nắp một mạch bảo vệ, người ta thường dùng các Diot Zenner nối với nhau để gim áp, giữ cho mức điện áp DC không vượt quá mức giới hạn Cách mắc giống như hình vẽ :
Hình 1 - Mạch bảo vệ quá áp dùng điôt Zenner
Khi đầu vào L1 mang giá trị dương, L2 mang giá trị âm điện áp này lớn hơn điện áp mở của Diot Zenner thì Diot Zenner 1 là Diot ghim, Diot Zenner 2 là Diot ổn áp và ngược lại. Diot Zenner 1 và Diot Zenner 2 được đặt trong một khối và đưa ra bằng 2 chân để mắc vào mạch, điện áp làm việc của mạch bảo vệ quá áp là 150V.
Một số máy còn dùng đèn Neon khi áp trên đường dây vượt quá ngưỡng thì đèn Neon sẽ phát sáng và làm giảm áp trên đường dây xuống
Hình 2 - Mạch bảo vệ quá áp dùng đèn nêon
Để đảm bảo an toàn cho máy khi đang đàm thoại, người ta còn bố trí một mạch bảo vệ quá áp sau tiếp điểm khoá tổ hợp,mức áp bảo vệ ở đây thường nhỏ hơn 100V .
II.3. Cầu nắn chống đảo cực
đầu vào
đầu ra
Do đòi hỏi điện áp cấp cho máy phải đúng cực tính, mà trong khi đó đầu dây nối vào máy có thể bị đấu ngược,để hạn chế khắc phục điều đó người ta dùng bộ nắn cầu 4Diot măc như sau:
Hình 3 - Cầu nắn chống đảo cực
II.4. Mạch báo chuông
Khi cần báo chuông cho một máy điện thoại, tổng đài điện thoại sẽ gửi một tín hiệu dang sin có tần số 25 Hz, liên tục gửi tới máy theo nhịp 2 dây phát vá ngừng 4 dây, chính năng lượng của tín hiệu này được biến đổi ra dạng diện áp DC và cấp cho mạch chuông, khi tổng đài gửi tín hiệu chuông đến máy nhận tín hiệu này sẽ qua tụ C1 và điện trở hạn dòng để cấp năng lưọng cho mạch chuông, mạch chuông sẽ báo ra loa
Tổng đài điện thoại
Mạch
chuông
Tổng đài điện thoại
Mạch chuông mắc theo sơ đồ:
Hình 4 - Mạch chuông
Mạch báo chuông phải đảm bảo được yêu cầu:
+ Ngăn dòng một chiều vào mạch chuông vì thế phải mắc tụ ngăn U một chiều nối tiếp với mạch chuông
Mạch
thoạ
+ Phải tăng trở kháng để cho tín hiệu thoại không rẽ vào mạch chuông bằng cách mắc nối tiếp một điện trở với mạch nhận chuông
+ Mạch chuông ở máy ấn phím phải triệt tiếng Click- Click là các xung điện tạo ra khi ta nhấc đặt tổ hợp hay là xung quay số các xung này kích thích mạch chuông phát ra tiếng kêu, để triệt tiếng Click, người ta mắc nối tiếp với mạch chuông sau nắn một Diot Zenner để phát hiện mức điện áp ngưỡng của dòng chuông, mạch này mắc theo sơ đồ:
Mạch báo chuông
Hình 5 - Mạch chặn tiếng click.
- Với D1 la Diot nắn tín hiệu gọi chuông.
- Dz là Diot để phát hiện mức áp chuông.
- Do điện áp gọi chuông là 75 -100V và có tần số 25 Hz, điện áp này cao hơn mức cao của xung quay số (xung quay số có U max =50V, Umin =8-10V vậy chưa đủ để thông Dz do đó mạch tạo tín hiệu chuông không hoạt động.
Chỉ khi có dòng chuông từ tổng đài đến điện áp chuông vượt qua ngưỡng thông của Dz thì mạch tạo tín hiệu chuông mới được cấp nguồn làm việc
Các máy ấn phím đời đầu, mạch chuông thường là đơn âm theo sơ đồ:
Nắn dòng chuông
Triệt tiếng click
Mạch
lọc
Dao động đơn âm
Hình 6 - Mạch chuông đơn âm.
Tín hiệu chuông từ tổng đài đến được nắn thành một chiều, qua mạch chiệt tiếng Click, mạch lọc sau bằng rồi cấp cho bộ giao động dung transistor tạo ra đơn âm đưa ra loa điện động hoặc đĩa phát âm. Sau đó người ta chế tạo ra mạch thu chuông đa âm như sau:
Mạch nắn
Mạch ổn áp và triệt tiếng cli ck
Mạch tạo âm đa tần
Hình 7 - Mạch tạo chuông đa âm .
Mạch phát đa âm thông dụng nhất là 2 âm có loại 3 âm có loại phát một bản nhạc . Hiện nay để đảm bảo chất lượng của âm thanh phát ra và đơn giản gọn nhẹ người ta chế tạo mạch phát âm dùng IC số có sơ đồ cấu trúc như sau:
Triệt tiếng click
OSC
AMP
Chia 28
Chía 32
Hình 8 - Mạch chuông đa âm dùng IC
Dùng chuông từ đường dây qua C, R1 (C1 ngăn U một chiều, R1 tăn trở kháng mạch chuông đối với tín hiệu thoại) vào 2 chân của IC dòng chuông được nắn thành một chiều rồi qua mạch ổn áp và triệt tiếng Click cấp cho bộ dao động tạo ra tần số chủ 48KHz (R2, C3) sau đó qua hai bộ chia tầng với hệ số chia 28,32
Chia 28 được F1 = 2714 Hz, chia 32 được F2=1500Hz .
Chuyển mạch điện tử S cứ đến 128 xung của F1 lại chuyển sang 128 xung của F2 rồi lại đóng sang F1. Cứ như vậy với tần số chuyển mạch là 6,25Hz tín hiệu đa âm với 2 tần số F1 và F2 lần lượt qua bộ khuyếch đại rồi ra loa.
II.5. Mạch kiểm soát đường thoại
Đưòng dây của máy điện thoại sẽ được cho nối vào 2 dây điện thoại đến từ tổng đài. Trên 2 dây này sẽ có các dạng tín hiệu sau:
+ Tín hiệu báo chuông
+ Tín hiệu thoại, là tín hiệu âm thanh qua lại 2 chiều
+ Các tín hiệu mời quay số, tín hiệu báo bận, hay tín hiệu hồi chuông.
Đường thoại vào máy thường chịu kiểm soát bằng các khoá điện lá kim và các khoá điện bán dẫn. Sơ đồ nguyên lý của mạch kiểm soát đường thoại như sau:
IC Bàn phím
Mạch thoại hai chiều
Hình 9 - Mạch kiểm soát đường thoại 1
Kiểu 1: khi nhấc tay thoại, khoá điện Hook SW1 sẽ đóng lại, mức áp dưong có trên đường thoại sẽ qua điện trở R2 cấp dòng Ib cho Q2 (transistor loại NPN) Q 2 dẫn điện sẽ làm transistor Q1 bão hoà lúc này đường thoại đã được cho nối vào mạch thoại chúng ta thấy trạng thái tắt mở của Q2 còn chịu điều khiển theo mức áp cao thấp trên chân H/L của IC bàn phím để dùng truyền tín hiệu phím số dạng Pulse về tổng đài
Kiểu 2: khi nhấc tay thoại, khoá điện lá kim Hook SW1 đóng lại, mức áp dương có trên đường nguồn qua điện trở R1 sẽ cấp cho cực cổng của transistor FET kênh P transistor FET không dẫn điện đường masse chưa cho nối vào mạch
Ic bàn phím
On:Low
Mạch thoại hai chiều
D1- D4
L1
L2
Q2
R4
Q3
D6
D5
R5
R3
R2
Q1
Hình 10 - Mạch kiểm soát đường thoại kiểu 2
Lúc này IC bàn phím kiểm soát đường thoại qua mức áp cao, thấp tác động vào chân B của Q3. Lúc mở, chân B của Q3 ở mức áp thấp, Q3 dẫn điện làm cho Q1 cũng dẫn điện lên Q2 sẽ dẫn điện và đường masse của mạch thoại được cho nối vào dây âm của đường thoại. Nếu mức áp cao làm cho Q3 không dẫn điện Q1 sẽ không dẫn điện và Q2 tắt mạch thoại sẽ bị cắt đường masse sự tắt mở của Q3 còn dùn để gửi tín hiệu phím dạng pulse về tổng đài.
II.6 Mạch bàn phím và IC số
II.6.1 mạch bàn phím và IC số
Mỗi máy điện thoại ban đầu phải có một số máy điện thoại để nhận dạng, muốn thông thoại với máy điện nào, ta đều phải gõ mã số điện của máy đó gửi về tổng đài điện thoại, tổng đài sẽ tìm mã số điện thoại của máy mà ta cần gọi .Nếu máy đang gác thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu đến để báo chuông, khi có người nhấc máy, tổng đài sẽ cho thông thoại giữa 2 máy và cuộc thoại có thể bắt đầu. Cụ thể quá trình này như sau:
Bước 1: khi ta nhấc máy lên mạch thoại máy đã được cấp nguồn (nối vào đường dây) có một dòng điện khoảng 30mA gửi về tổng đài.nhận đươc dấu hiệu này, tổng đài sẽ gửi tín hiệu mời quay số đến máy của ta, tín hiệu mời quay số có dạng sin, tần số 450Hz phát liên tục.
Khi nghe tín hiệu mời quay số, ta có thể nhấn các phím số để gửi mã số điện thoại về tổng đài, tín hiệu nhận dạng phím số có 2 dạng:
+ Dạng pulse :khi đã chọn dang pulse, lúc này ta nhấn một phím số máy sẽ cho ngắt mạch bằng số lần của phím số mà ta đã chọn.
+ Dạng tone :khi đã chọn dạng tone, ta nhấn một phím số máy sẽ cho phát một tín hiệu âm thanh song tần đặc trưng của mỗi phím số về tổng đài .
Bước 2: Khi nhận được mã số điện thoại của ta gửi tới, tổng đài sẽ tìm số máy mà ta xin gọi -có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1:máy điện thoại bên B bị bận, lúc đó tổng đài sẽ gửi tín hiệu báo bận đến máy của ta, tín hiệu bó bận có dạng Sin tấn số 450Hz phat 0,5giây và ngưng 0,5 giây
+ Trường hợp 2:máy B không bị bận, lúc đó tổng đài sẽ gửi tín hiệu báo chuông đến máy B, đồng thời cũng gửi tín hiệu hồi chuông dạng Sin phát một giây ngưng 3 giây đến máy của ta, nhờ vậy ta biết máy B đang báo chuông và chờ người đến nhấc máy
Bước 3: khi máy B có người nhấc máy tổng đài sẽ ạo sự liên thông giữa 2 máy, lúc náy 2 máy có thể thông thoại với nhau ( thông qua tổng đài ) .
Trong phần này ta tìm hiểu nguyên lý làm việc của mạch bàn phím theo sơ đồ khối dưới đây:
Hình 12 – Mạch gứi số
IC bàn phím dùng để tạo ra các tín hiệu nhận dạng các phím số. Các phím số cho gắn một bảng ma trận 4x4 lây 8 chân của IC bàn phím. Khi nhấn một phím số, 2 chân của IC bàn phím sẽ được cho nối lại, trong IC sẽ cho giải mã và rồi cho phát ra tín hiệu nhận dạng của phím số mà ta đã nhấn số, có 2 dạng tín hiệu dùng để nhận dạng phím số:
+ Tín hiệu dạng Pulse: khi ta nhấn một phím số ví dụ nhấn phím số 5, Ic bàn phím sẽ cho xung ra trên chân pulse out, xung này sẽ đóng mở khoá điện SW1 5 lần .như vậy đường dây thoại sẽ bị ngắt 5 nhịp ở tổng đài sẽ nhận được tín hiệu nàyvà biết được bộ mã số của máy ta cần gọi .
+ Tín hiệu dạng tone: khi ta dùng tín hiệu nhận dạng phím số theo dạng tone lúc đó mỗi phím số sẽ là một tín hiệu âm thanh song tần, một tín hiệu tần số cao và một tín hiệu tần số thấp được cho trộn lại, phát ra từ chân tone out và thông qua mạch thoại gửi về tổng đài, tổng đài điện thoại nhận được tín hiệu sẽ giải mã và biết được bộ mã số điện thoại mà ta muốn gọi .
Trong khi IC bàn phím phát tín hiệu nhận dạng phím số, cùng lúc nó sẽ phát tín hiệu Mute tín hiệu này tạm làm câm ống nói và ống nghe của mạch thoại,điều này tránh được tín hiệu nh iễu làm khó chịu người nghe.
Để IC bàn phím có thể hoạt động tốt, IC cần có xung nhịp chuẩn, người ta tạo ra xung nhịp chuẩn với mạch dao động dùng thạch anh 3,58 MHz.
Tóm lại:tín hiệu nhận dạng phím số có dạng pulse và tone, mỗi khi các phím số được nhấn xuống, nó sẽ cất vào bộ nhớ tạm trong IC bàn phím rồi lần lượt cho phát racác tín hiệu phím số, gửi về tổng đài để xin liên thông với máy điện thoại có trên mạng.
Bàn phím số của máy được quy định về tần số của các phím số gắn trên bảng ma trận như sau:
Hình 13 – Sơ đồ tần số hàng cột bàn phím
Bàn phím số gồm các phím số từ 0-9 bố trí trên một bảng ma trận 4x4 (bốn hàng và bốn cột). Như vậy chỉ cần 8 chân của Ic bàn phím ta đã có thể bố trí được 16 phím nhấn, thông thường người ta chỉ dùng bảng ma trận 4x3 để bố trí 12 phím.
Ví dụ: khi ta nhấn phím số 5, IC bàn phím sẽ phát tín hiệu riêng của phím số 5, tín hiiêụ này là âm thanh song tần, kết hợp một tín hiệu âm thanh tần số cao 1336 Hz và một tín hiệu tần số thấp 770 Hz
II.6.2. Mạch phát tín hiệu gọi
Trong máy điện thoại để bàn, bộ phận phát tín hiệu được điện tử hoá hoàn toàn và có thể phát tín hiệu gọi theo 2 phương thức Pulse và tone
II.6.2.a. Phương thức gửi số xung
So với điện thoại dùng đĩa quay số. Do có cấu trúc hoàn toàn cơ khí, việc gửi tín hiệu gọi số xung về tổng đài được thực hiện nhờ sự đóng mở của các tiếp điểm đĩa quay số nên các thông số của xung như: tốc độ, thời gian xung mức cao, xung mức thấp …đều do bộ điều tốc cơ khí quyết định thời gian nghỉ giữa 2 loạt xung (khoảng cách giữa 2 xung) phụ thuộc nhiều vào người quay số .
Nhược điểm của loại máy này là cách tạo ra xung hoàn toàn la cơ khí lên cồng kềnh, tốc độ chậm, độ chính xác thấp, đĩa quay số dùng nhiều sẽ bị mòn, độ đàn hồi của hệ thống kém.
Máy điện thoại để bàn dùng phím bấm tạo xung số bằng mạch điện từ và bàn phím đã khắ phục được các nhược điểm của máy điện thoại dùng đĩa quay số. Với việc gọi số bằng bàn phím, thao tác gửi số về tổng đài trở lên đơn giản hơn .
Ngoài tác dụng chuyển tín hiệu quay số, phím ấn còn điều khiển các mạch phụ để thực hiện một số chức năng khác như: ngắt tiếng mạch thoại khi quay số .
Các yêu cầu của mạch phát xung số:
Do tác động ấn phím nhanh, trong khi tốc độ xung bị giới hạn, bởi tốc độ nhận
của tổng đài cơ điện, nên để các số phát đi với tốc độ danh định, các loại xung này không được phát thẳng sau khi ấn mà phải qua bộ nhớ đệm, bộ nhớ này nhớ tất cả các loạt xung số đã được mã hoá từ các con số đã được ấn trên bàn phím và nhờ có bộ nhớ này mà ta có thể phát tín hiệu gọi số lại nhiều lần
Việc cấp nguồn nuôi mạch quay số có thể chung hoặc riêng so với mạch đàm thoại. Ic số ngày nay được chế tạo theo công nghệ cmoss nên nguồn cung cấp chỉ cần dòng nhỏ để I c làm việc và dòng rất nhỏ mà có thể nuôi bộ nhớ trong một thời gian dài. Điều này được thực hiện nhờ một điện trở có trị số lớn hơn 1 M om nối với nguồn cấp của tổng đài. Khi đặt tổ hợp hoặc nhờ một tụ hoá có trị số vài trăm mF được nạp điện trong quá trình đàm thoại và phóng lại để nuôi bộ nhớ khi đặt máy hoặc dùng nguồn ngoài để nuôi bộ nhớ và phục vụ chế độ đàm thoại bằng Micro và loa gắn trong máy.
Sơ đồ khối của bộ phận phát xung số trong IC thể hiện trong hình sau:
Bàn
phím
Thạch anh
Mã
hoá
Dao
động
Bộ
nhớ
Mạch xuất
Ghi địa chỉ
đọc địa chỉ
điều khiển và đo thời gian
Mạch xuất
Ra đường dây
Triệt tiếng click
Hình 14 - Sơ đồ khối bộ phận phát xung số trong IC
+ Mạch mã hóa : mạch này có nhiệm vụ giám sát liên tục các đầu vào địa chỉ xem có phím nào được ấn không, nó phải có mạch kiểm tra thời gian để loại trừ trường hợp phím ấn bật tắt nhiều lần cho một lần, cỡ trục mms. Chữ số tương ứng được mã hoá bằng mã nhị phân để đưa vào bộ nhớ .
+ Bộ nhớ : Nhớ tất cả các loạt xung đã được mã hoá từ các con số được ấn trên bàn phím sau đó phát đi theo tốc độ danh định, nhờ bộ nhớ này mà số vừa gọi có thể phát đi nhiều lần, không cần quay số lại.
+ Mạch ghi địa chỉ: có nhiệm vụ hướng dẫn các mã số ghi vào từng địa chỉ cần thiết trong bộ nhớ.
+ Mạch đọc địa chỉ: hướng dẫn thứ tự việc đọc ra các mã số đã ghi của các thuê bao trong bộ nhớ
+ Mạch dao động: dùng dao động thạch anh để cung cấp tần số chủ ổn định cho các bộ phận trong IC.
+ Mạch suất gửi các xung điều khiển để kích thích các chuyển mạch điện tử rồi đưa ra đường dây và phát tín hiệu điều khiển làm câm mạch thoại
Vì IC chịu được điện áp thấp nên các xung số ra khỏi Ic không thể trực tiếp đưa lên đường dây mà phải thông qua hai đến 3 transito làm nhiệm vụ chuyển mạch điện tử sau đó tín hiệu mới được đưa lên đường dây.
II.6.2b. Phương thức gửi số Tone
Phương thức gửi sốtone thì thời gian quay số được rút ngắn đi rất nhiều so với phát xung. Mỗi phím ấn phát đồng thời hai tần số hình sin, nên tốc độ quay số là tức thời và thời gian phát tín hiệu là như nhau đối với mọi phím ấn và phụ thuộc vào người ấn phím mạch phát tone và mạch phát xung đều được cấu trúc trong một IC .
Sơ đồ khối của mạch phát tone trong Ic thể hiện trong hình vẽ bên trong đó
Bộ dao động bằng thạch anh phát ra tần số chủ 3, 58 Mhz để đưa vào mạch đệm, giải mã rồi đưa đến hai mạch chuyển đổi điện áp tần số cao và tần số thấp để tạo ra hai tín hiêu hình sin sau đó đưa sang mạch khuếc đại cuối cùng qua mạch suất ra ngoài IC.
Do tín hiệu tone là hình sin có F nằm trong dải âm tần, để cho bộ lọc số tone ở tổng đài làm việc chính xác thì biên độ của tín hiệu gọi tone phải lớn hơn biên độ tín hiệu thoại, nên tín hiệu gọi tone phải lớn hơn biên độ tín hiệu thoại nên tín hiệu từ Ic phải qua bộ khuếch đại nữa rồi đưa lên đường dây.
Thạch anh
Bàn phím
Dao động
đếm giải mã và nhớ
Tần số thấp
Tần số cao
Mạch xuất
Mạch thoại
Ra đường dây
Hình 15 – Sơ đồ khối bộ gửi số tone
Nếu mạch đàm thoại là transistor thì bộ khuếch đại tone có thể dùng một transistor riêng biệt hoặc lợi dụng mạch khuếch đại mic ro (khuếch đại thoại) để khuếch đại tín hiệu tone
II.6.3. Một số đặc điểm các chân của IC số
Nhìn chung IC số của máy ấn phím dù máy có nhiều tính năng hay ít tính năng, máy có nhớ hay không có nhớ số thuê bao, máy có phím spphone hay không, máy có hay không có màn hiển thị….. trừ tính năng đàm thoại ra còn tất cả các tính năng khác đều được thực hiện trong Ic số, vì vậy Ic số nào cũng có một số chân thực hiện các chức năng như nhau và cũng có các điểm mạch điện giống nhau như sau:
II.6.3.a. Một chân cấp nguồn chung cho IC và nguồn nuôi bộ nhớ.
Chân này nối với một tụ hoá có trị số lớn nhất và thường mắc nối tiếp với một đến 2 đi ốt chống phóng ngược từ tụ hoá ra mạch ngoài khi đặt máy.
Những máy dùng nguồn pin ngoài nuôi bộ nhớ và phục vụ cho tính năng spphone thì đường pin cũng đưa vào chân này. chân cấp nguồn được mắc song song với một đi ốt ổn áp
II.6.3.b. Một chân dò trạng thái nhấc đặt tổ hợp .
Tuỳ từng loại máy mà chân này có mức cao hay thấp khi ta nhấc tổ hợp. Nếu là chân có mức cao khi nhấc tổ hợp thì chân này thường qua bộ phân áp rồi nối ra cầu nắn để khi nhấc tổ hợp điện áp đường dây sẽ qua bộ phân áp đặt vào chân này.Đại đa số các máy được thiết kế chân dò trạng thái có mức thấp, chân này thường nối với cực c của transito dò trạng thái như hình vẽ:
Hình 16 - Mạch dò trạng thai nhấc tổ hợp
Chân 10 của Ic số là chân dò trạng thái nhấc tổ hợp, khi nhấc tổ hợp thì điện áp một chiều từ đường dây đặt trên R1, R2 làm đèn Q thông bão hoà, chân 10 được nối xuống mát . ở nhiều máy được thiết kế kèm theo một nhóm khóa tổ hợp thứ 2 với loại IC có chân dò trạng thái mức thấp.
II.6.3.c. Một chân nối ra chuyển mạch định phương thức quay số .
+ Chân 2 gạt lên p có mức cao thì phương thức quay số là xung
chân 2 gạt xuống T được nối đất
phương thức quay số là tone.
Hình 17
-
II.6.3.d. Một chân đưa tín hiệu quay số xung ra
Chân này được đưa ra cực b của 1 transistor chuyển mạch phát xung như hình vẽ:
Hình 18
-
II.6.3.e. Một chân đưa tín hiệu quay số tone ra
Nếu mạch đàm thoại là IC thì chân đưa tín hiệu tone ra của IC số thường nối tiếp với 1 mắt lọc nhiễu cao tần RC và nối tiếp với một tụ ngăn một chiều rồi đưa vào 1 chân của IC thoại như hình vẽ
Hình 19
-
R1, R2 , C1 là bộ phân áp lọc nhiễu cao tần, C2 ngăn điện áp 1 chiều giữa hai chân IC .
II.6.3.g. Một chân phát tín hiệu làm câm mạch thoại khi quay số
Nếu mạch đàm thoại là IC thì chân làm câm của Ic nối thẳng vào một chân nhận tín hiệu làm câm của IC thoại.
Hình 20
-
Khi không quay số thì chân 9 của IC số và chân12 của IC thoại có mức cao. Nguồn dương qua R1, R2 cấp cho micro, chân 12 của Ic thoại ở mức cao, mạch thoại được thông. Khi quay số thì chân 9 của IC số có mức thấp làm chân 12 của IC thoại ở mức thấp, cắt nguồn và làm câm mạch nghe trong IC thoại.
II.6.3.h. Hai chân nối vào thạch anh của bộ dao động chủ .
IC số
Hình 21 - Bộ dao động chủ.
II.6.3.i. Một hoặc hai chân nối đất
II.6.3..j. Các chân còn lại nối ra các tiếp điểm hàng và cột của bàn phím,
II.6.3.k. Những máy có màn hiển thị có thêm các chân điều khiển nối ra màn hiển thị loại này thường dùng IC có 4 hàng chân.
II.7. Mạch thoại
Mạch thoại là mạch khuếch đại âm thanh của ống nói, thông qua đường dây truyền đến đầu máy bên kia và nhận tín hiệu âm thanh của máy bên kia và cho nghe tín hiệu âm thanh trên loa. Nguyên lí làm việc của mạch thoại theo sơ đồ sau:
Hình 22 - Sơ đồ khối mạch thoại
Theo đó ta thấy khi tổng đài điện thoại đã cho liên thông giữa hai máy, lúc này bên máy A nói vào ống nói, tín hiệu sẽ được khuếch đại và theo hai dây về tổng đài rồi cho qua máy B, tín hiệu tiếng nói sẽ được khuếch đại và sau cùng xuất hiện ở loa của máy B. ngược lại khi máy bên B nói vào ống nói, tín hiệu âm thanh được khuyếch đại và theo đường dây về tổng đài rồi qua máy A, tín hiệu tiếng nói sẽ được khuếch đại và sau cùng xuất hiện ở loa của máy A. Sự liên thông của máy điện thoại đã tạo ra tiếng nói và nghe cùng lúc giữa hai máy.
II.7.1. Vấn đề nhận và phát tín hiệu
Để tín hiệu nhận và phát không gây nhiễu lên nhau, phải lọc tín hiệu phát không cho trở vào mạch nghe bằng mạch cân bằng và để tín hiệu nhận vào chỉ đến mạch nghe và không gây nhiễu lên mạch phát phải dùng mạch cân bằng trở kháng của tải . sơ đồ nguyên lí của mạch như sau:
Hình 23 - Sơ đồ khối mạch nhận và phát tín hiệu
Trong mạch ZF1 và ZF2 là trở kháng của các cuộn dây. Zb là mạch cân bằng đường chuyền Zl.
Khi tín hiệu phát ra từ ống nói, tín hiệu sẽ được lấy trên trở kháng ZL của đường dây thoại. Qua trở kháng cân bằng ZB, tín hiệu trên hai điểm a và b bằng nhau như vậy không có tín hiệu vào mạch khuếch đại ống nghe. Trên ống nghe sẽ không nghe tín hiệu phát ra từ ống nói.
Khi tín hiệu nhận đến mạch khuếch đại của ống nghe. Lúc này tín hiệu qua mạch ZL và ZB và tầng khuếch đại ống nghe. Qua mạch cân bằng ZF1, ZF2, tín hiệu tại điểm M triệt tiêu, vậy tín hiệu nhận không ảnh hưởng đến mạch ống nói.
II.7.2. Mạch phát tín hiệu gọi
Mạch phát tín hiệu về tổng đài có nguyên lí làm việc như sau
hình 24 - Sơ đồ mạch phát tin hiệu về tổng đài
Tín hiệu nói vào ống nói sẽ vào Ic qua chân 16, trong Ic tín hiệu được cho khuếch đại và qua mạch khuếch đại chỉnh biên rồi qua tầng khuếch đại ngõ ra, tín hiệu ra trên chân số 11 . qua R3, R1 để lên đường dây thoại và về tổng đài.
Khi ngõ vào là ống nói loại điện dung : micro điện dung có ưu điểm là gọn nhẹ, độ nhậy cao, nhưng cần có dòng phân cực. Với loại ống nói này, ngõ vào của Ic cần có trở kháng lớn, lúc đó người ta thường dùng mạch khuếch đại với loại transitor FET. Sơ đồ mạch điện như sau:
Hình 25 - Mạch phát tín hiện dùng mic điện dung.
Trong mạch dùng micro điện dung, loại micro này cần có dòng phân cực, điện trở R4 dùng định mức dòng phân cực. Tín hiệu vào qua chân 16 và được khuếch đại với transitor loại FET. Sau đó tín hiệu qua tầng khuếch đại đệm và ra trên chân số 14. tín hiệu qua điện trở giảm biên R5, qua tụ liên lạc C7 trở vào Ic qua chân12 tín hiệu qua tầng khuếch đại Op_Amp và rồi đến tầng khuếch đại chỉnh biên. Khi ngả vào là loại ống nói loại điện động:
đến kđ chỉnh biên
hình 26 - Mạch phát tín hiệu dùng mic điện động
Khi mạch dùng micro điện động thì cần trở kháng ngả vào nhỏ .ở đây người ta dùng mạch khuếch đại Op Amp để khuếch đại tín hiệu của ống nói
Tụ C4 làm tụ liên lạc, điện trở R 4 dùng làm giảm biên .Trên chân số 12 mắc tụ C7 để định hệ số hồi tiếp nghịch cho tầng Op Amp 2 .Tín hiệu hồi tiếp xác địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 361.doc