Báo cáo kinh tế vĩ mô 3 quý đầu năm 2012

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lí gắn với đổi

mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh

tranh; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế của năm 2012 như sau:

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% đến 6,5%.

 Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%.

 Tỉ lệ nhập siêu khoảng 11% - 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu ,.

 Trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch

xuất khẩu.

pdf19 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo kinh tế vĩ mô 3 quý đầu năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62,5% xuống 58,8%; nhóm hàng tiêu dùng giảm từ 7% xuống 6%. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu vào nước ta trong chín tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 20,7 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước; ASEAN đạt 15,3 tỷ USD, giảm 2,5%; Hàn Quốc đạt 11,3 tỷ USD, tăng 19,5%; Nhật Bản 8,7 tỷ USD, tăng 15,7%; EU đạt 6,9 tỷ USD, tăng 21,9%; Hoa Kỳ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11,8%. Nhập siêu tháng Chín ước tính đạt 100 triệu USD, bằng 1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Chín tháng năm 2012, xuất siêu ước tính 34 triệu USD. Trong chín tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa chủ yếu tập trung ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy khu vực kinh tế trong nước vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 có thể đạt khoảng 113 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2011, chủ yếu do ảnh hưởng suy thoái và phục hồi chậm của kinh tế thế giới, nhất là ở các nước phát triển, dẫn tới nhu cầu của thị trường giảm sút và sự giảm sút của giá xuất khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 114 tỷ USD, chỉ tăng 6,8% so với năm 2011. Tuy nhiên, việc giảm mạnh nhập khẩu vật tư, thiết bị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Ước nhập siêu cả năm 2012 khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. TÌNH HÌNH NỢ XẤU P a g e | 15 Các số liệu được trích dẫn từ: GSO, SBV, các báo cáo theo quý của Ủy ban kinh tế Quốc hội, vietcombank, vietinbank,techcombank và các báo mạng về kinh tế lấy thông tin từ GSO,SBV (nguồn : SBV) Theo Ngân hàng Nhà nước , đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 – 10% trên tổng dư nợ và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại kể từ sau tháng 6 cho tới nay. Cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu mới dừng ở mức 3,05%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng đều tăng trong 9 tháng qua. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một số ngân hàng tuy nhiên giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; của KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngoái xuống còn 2,96%. Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) mà ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro 100%. Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%. 2.77 2.57 3.21 1.99 2.1 1.4 2.94 2.78 3.97 6.13 2.66 2.96 1.22 0.86 1.42 0.99 0.81 0.48 0.99 1.36 2.5 2.93 1.46 0.83 0 1 2 3 4 5 6 7 P a g e | 16 Các số liệu được trích dẫn từ: GSO, SBV, các báo cáo theo quý của Ủy ban kinh tế Quốc hội, vietcombank, vietinbank,techcombank và các báo mạng về kinh tế lấy thông tin từ GSO,SBV Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% trên dư nợ cho vay khách hàng như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83%... Về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ; của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng. Ngân hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4 tỷ; Techcombank là 610,8 tỷ So với thời điểm cuối năm 2011, nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng đặc biệt tăng rất mạnh, ngoại trừ KienLongBank giảm gần 4%. Có thể kể đến một số cái tên như LienVietPostBank tăng đến 53 lần so với cuối 2011 (từ 4,48 tỷ lên 243,8 tỷ); của BaoVietBank tăng hơn 6 lần từ 23,5 tỷ lên hơn 170 tỷ. Một số khác cũng có mức tăng nợ nhóm 5 khá mạnh như tại Techcombank là 1,7 lần; của ACB gần 1,8 lần; Sacombank hơn 1,5 lần, Vietinbank 1,82 lần Ngân hàng Vietcombank tăng nợ nhóm 5 thêm 41%; của MB tăng 33,5%; của Navibank tăng 79%, Tuy nhiên, triển vọng nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng sẽ tăng chậm lại trong quý 4 năm nay khi ngay từ quý 3 vừa qua, các ngân hàng đã bắt đầu đẩy mạnh tự xử lý nợ xấu bằng cách tăng đòi nợ, giãn nợ, khoanh nợ cho các đối tượng khách hàng. VIII. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ Tháng 11 vừa qua, cuộc bầu cử tổng thống hòa Kỳ nhiệm kỳ 2012-2016 đã kết thúc với việc đương kim Tổng thống Barack Obama tái đắc cử. Vì thế các chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ trong 4 năm sắp tới căn bản sẽ không có nhiều thay đổi với việc chuyển trọng tâm hợp tác theo hướng đa phương hóa, chuyển từ các đối tác châu Âu truyền thống sang các nước châu Á – Thái Bình Dương. Trên lĩnh vực kinh tế, Mỹ đã mở rộng quan hệ với Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thúc đẩy mạnh mẽ việc theo đuổi Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các quốc gia khu vực, trong đó cóViệt Nam. Đây là thuận lợi của chúng ta trong quá trình hợp tác với Mỹ. Châu Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công hết sức nghiêm trọng với tương lai khó lường của đồng Euro cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nước ta. Các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vào hai thị trường Mỹ và EU trong năm 2012 đối mặt với rất nhiều rào cản từ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch, quota nhập khẩu của đối tác giảm.. Không những thế các mặt hàng của Việt Nam cũng phải chịu nhiều chèn ép về giá cả, các tiêu chuẩn chất lượng hết sức ngặt nghèo, đối mặt với các cuộc chiến P a g e | 17 Các số liệu được trích dẫn từ: GSO, SBV, các báo cáo theo quý của Ủy ban kinh tế Quốc hội, vietcombank, vietinbank,techcombank và các báo mạng về kinh tế lấy thông tin từ GSO,SBV pháp lý về chống bán phá giá như của ngành giày dép, dệt may, thủy sản Đó là những thách thức không nhỏ mà chúng ta phải đối mặt không chỉ riêng năm 2012 mà còn trong các năm tới. Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng lớn tới các nguồn ODA, FDI, các hoạt động, dự án đầu tư vào nước ta từ các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, IX. TỔNG QUAN Trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn xong vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Với mục tiêu được đề ra từ đầu năm là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, qua 9 tháng đầu năm 2012 chúng ta đã cơ bản thực hiện được. 9 tháng đầu năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy tác dụng; chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 5,13% so với tháng 12 năm 2011 và tăng 6,48% so với cùng kỳ năm trước; lãi suất huy động tín dụng và cho vay giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực theo hướng tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao hơn chỉ tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu cân bằng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đạt 5,35%. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, tồn kho giảm dần. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, góp phần quan trọng vào việc ổn định giá cả thị trường, cải thiện đời sống và thu nhập của nông dân. Khu vực dịch vụ đạt kết quả khá. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ được đẩy nhanh. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm... được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực.. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng trước và có xu hướng tăng trở lại; tăng trưởng kinh tế còn thấp. Trong 15 chỉ tiêu chủ yếu đặt ra từ đầu năm, chúng ta đã thự hiện được 10 chỉ tiêu. Song đáng nói nhất là việc tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn nhiều so với dự kiến đầu năm là từ 6 – 6,5% trong khi sau 9 tháng dự kiến GDP chỉ tăng 5,2%. Việc kiềm chế làm phát ở mức 1 con số ( hết tháng 9 CPI tăng 6,48 %) được xem như 1 điểm sáng của nền kinh tế xong xu hướng lạm phát cuối năm tăng cũng là một thách thức cho quý IV và cả năm 2013. Tuy nhiên, CPI ở mức thấp như vậy cũng cho thấy dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết. Nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm; sức mua của thị trường trong nước thấp; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và thu ngân sách đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Đời sống của một bộ P a g e | 18 Các số liệu được trích dẫn từ: GSO, SBV, các báo cáo theo quý của Ủy ban kinh tế Quốc hội, vietcombank, vietinbank,techcombank và các báo mạng về kinh tế lấy thông tin từ GSO,SBV phận dân cư gặp khó khăn; thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường; các tệ nạn xã hội, tội phạm ở một số nơi còn diễn biến phức tạp. P a g e | 19 Các số liệu được trích dẫn từ: GSO, SBV, các báo cáo theo quý của Ủy ban kinh tế Quốc hội, vietcombank, vietinbank,techcombank và các báo mạng về kinh tế lấy thông tin từ GSO,SBV Phụ lục trang I. MỘT SỐ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012 ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA II. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG III. BIẾN ĐỘNG MỨC GIÁ IV. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM V. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VI. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VII. NHỮNG VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG MẠNH LÊN NÊN KINH TẾ VIỆT NAM VIII. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ IX. TỔNG QUAN 2 2 4 7 8 9 10 14 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_kinh_te_vi_mo_lop_kinh_te_17_tcnh_54_08_truong_minh_duc_039.pdf