Báo cáo Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội

Nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ phát triển đã chuyển sang kinh tế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước, cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, trang trải các chi phí đảm bảo có lợi nhuận ngày càng cao, đồng thời tự chịu rủi ro và trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Để quản lý một cách có hiệu qủa các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý khác trong đó kế toán là công cụ không thể thiếu được. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xác định là khâu quan trọng, trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Việc khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, nơi mà tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư còn cao do chưa quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp vì vậy hạch toán chính xác chi phí sản xuất là một trong những điều kiện căn bản để doanh nghiệp xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp khắc phục lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong ngành xây dựng giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong kinh doanh, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của đơn vị. Chính vì giá thành sản phẩm là mục tiêu của các doanh nghiệp vì thế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Phát triển tây hà nội em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội” làm đề tài thực tập tốt nghiệp.

 

Nội dung của Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội

Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội

Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức Hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ phát triển đã chuyển sang kinh tế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước, cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, trang trải các chi phí đảm bảo có lợi nhuận ngày càng cao, đồng thời tự chịu rủi ro và trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để quản lý một cách có hiệu qủa các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý khác trong đó kế toán là công cụ không thể thiếu được. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xác định là khâu quan trọng, trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Việc khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, nơi mà tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư còn cao do chưa quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp vì vậy hạch toán chính xác chi phí sản xuất là một trong những điều kiện căn bản để doanh nghiệp xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp khắc phục lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong ngành xây dựng giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong kinh doanh, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của đơn vị. Chính vì giá thành sản phẩm là mục tiêu của các doanh nghiệp vì thế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Phát triển tây hà nội em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội” làm đề tài thực tập tốt nghiệp. Nội dung của Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức Hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội PHẦN I : TỔNG QUAN VỂ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần Phát triển tây hà nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 368/QĐ - TCNSĐT ngày 17 tháng 06 năm 1993 của Bộ Công nghiệp nặng, nay là Bộ Công nghiệp. Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập 4 xí nghiệp thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là Xí nghiệp Máy địa vật lý, Xí nghiệp Thăm dò khai thác khoáng sản, Xí nghiệp xây dựng 287 và Xí nghiệp xây dựng 289. Những Xí nghiệp này trước khi thành lập công ty đều hoạt động theo cơ chế hành chính, bao cấp, thực hiện kế hoạch do nhà nước giao và được Cục địa chất thành lập từ những năm 1967. Nhưng từ khi Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước (1986), những Xí nghiệp này hoạt động độc lập là không có hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên không ổn định, thu nhập bình quân hàng năm là rất thấp ... dẫn đến các Xí nghiệp này không tìm được chỗ đứng trên thị trường. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Cung ứng các thiết bị máy móc địa vật lý, các thiết bị điện tử chuyên dùng phục vụ cho ngành địa chất khoáng sản, chế biến khoáng sản. Khoan khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản. Xây dựng đường dây điện, các công trình điện đến 220 KV; Xây dựng các công trình phục vụ dân sinh khác; Gia công các kết cấu cơ khí phục vụ cho công tác XD điện và xây dựng. Từ khi thành lập đến nay, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn, nhiệm vụ biến động, cơ chế thay đổi. song, nhờ chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng nên Công ty Công nghệ Địa Vật lý đã thực hiện được mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước; cán bộ công nhân viên có đủ việc làm và có thu nhập ổn định. Tháng 4 năm 2003 trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tháng 10 Năm 2005 Công ty Công nghệ Địa Vật lý được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần Phát triển tây hà nội. theo Quyết định số: 2288/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14 tháng 10 năm 2005. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức từ công ty đến các phòng ban và các đội xây dựng. Trong đó, đội xây dựng là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức thành các tổ cụ thể. Các tổ thi công này có thể trực thuộc đội xây dựng hoặc trực thuộc công ty. Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thành các bộ phận như sau: - Bộ phận sản xuất chính: có nhiệm vụ là tạo ra sản phẩm chính cho công ty như các công trình xây dựng và công trình giao thông bao gồm các bộ phận sau: + Đội xây dựng số 1 + Đội xây dựng số 2 + Đội xây dựng số 3 + Đội xây dựng số 4 + Đội xây dựng số 5 + Các tổ: tổ nề, tổ mộc, tổ thạch cao, tổ điện nước… + Đội thi công cơ giới - Bộ phận sản xuất phụ trợ: có nhiệm vụ là phục vụ kịp thời đáp ứng theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất chính, bao gồm các bộ phận như các bộ phận phòng ban bổ trợ cho hoạt động sản xuất. - Bộ phận sản xuất phụ: + Phòng kinh doanh vật tư, thiết bị công trình + Xưởng sản xuất đồ gỗ Vĩnh Phúc - Bộ phận phục vụ sản xuất: + Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng + Bộ phận vận chuyển vật liệu ở công trường + Đội xe cơ giới 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Xuất phát từ đặc điểm chung của nghành sản xuất xây lắp, quá trình xây dựng thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều phần việc khác nhau. Do đó qui trình công nghệ sản xuất của công ty như sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty CP Phát Triển Tây Hà Nội. Nhận thầu Chuẩn bị vật tư, tổ chức nhân công Lập kế hoạch thi công (bảng tiến độ) đô đ Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình · Nhận thầu: Lập hồ sơ kỹ thuật và dự toán thi công + Hồ sơ kĩ thuật bao gồm: dự toán, bản vẽ thiết kế do bên chủ đầu tư (bên A) cung cấp. + Dự toán thi công do bên trúng thầu (bên B) tính toán lập ra và được bên A chấp nhận. Chuẩn bị vật tư, tổ chức nhân công: Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận. Bên B sẽ khảo sát mặt bằng công trình, từ đó tính toán lượng vật tư cần thiết và số lượng nhân công sử dụng. Lập kế hoạch thi công: Lập bảng tiến độ thi công theo ngày, tuần, tháng cho từng hạng mục công trình. Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động là công việc tiếp theo. Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động được lập sao cho công trình thi công nhanh, đúng tiến độ, đảm bảo kĩ thuật chất lượng và an toàn lao động. Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động cụ thể riêng phù hợp. Việc thiết kế mặt bằng, lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động chủ yếu thuyết minh bằng bản vẽ còn những phần không thể hiện được trên bản vẽ thì được thuyết minh bằng lời. Tổ chức thi công: Công tác tổ chức thi công được thể hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng tổ chức thi công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động. Quá trình thi công được tổ chức theo các biện pháp đã lập. Nghiệm thu bàn giao công trình: Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bên A và bên B tiến hành nghiệm thu bao gồm: chủ đầu tư(bên A) và tư vấn (nếu có), đơn vị thi công(bên B) và các thành phần có liên quan. Hai bên tiến hành thanh quyết toán công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình. Khi quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Bên A sẽ thanh toán nốt số còn lại cho bên B. Do đặc thù ngành xây lắp nên sản phẩm của Công ty Cổ phần là sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất lâu dài tập trung, cần nhiều nguyên liệu, sản phẩm chỉ bán cho một khách hàng, vốn thu hồi chậm… 1. 3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng hµnh chÝnh Phòng Tài chính - Kế toán XN Khai thác UDCN§VL Phòng Kế hoạch – Kĩ thuật BAN GIÁM ĐỐC XN Xây lắp I XN Xây lắp II XN Xây lắp IV XN Xây lắp V XN Xây lắp VI Phân xưởng Cơ khí Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông và người lao động trong công ty về lợi nhuận và quyền lợi hợp pháp của họ. Hội đồng quản trị là đại diện vốn sở hữu, chụi trách nhiệm trước nhà đầu tư về việc bảo toàn và phát triển vốn Giám đốc Công ty (Do hội đồng quản trị bổ nhiệm) là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc có trách nhiệm điều hành công ty và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1) Nhận vốn, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác do đại hội đồng cổ đông giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác của công ty với nhà nước theo quy định. 2) Xây dựng phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty, trình trước đại hội cổ đông hàng năm xét quyết định. 3) Ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài ngành theo pháp luật hiện hành. 4) Xây dựng và trình hội đồng quản trị duyệt các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định của nhà nước. Tự quyết định giá mua, giá sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm dịch vụ do nhà nước quyết định. 5) Trình hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, kế toán trưởng công ty. Báo cáo hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, phó giám đốc các đơn vị, trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ và các chức danh tương đương khác theo phân cấp của điều lệ công ty cổ phần công nghệ địa vật lý. 6) Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, trả thưởng, được quyền quyết định mức lương và thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm. Khi cần thiết Giám đốc công ty uỷ quyền cho Phó giám đốc công ty điều hành công việc của công ty nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự uỷ quyền đó. Đồng thời Giám đốc công ty trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và cán bộ, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh, bố trí sắp xếp nhân sự; chịu trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên; chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác với nhà nước theo pháp luật. Ban chấp hành công đoàn và các tổ chức xã hội khác tham gia quản lý, song không trực tiếp quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông; Giám đốc Công ty. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật ... bao gồm: - Phòng hành chính tổng hợp: Quản lý về mặt nhân sự , tính lương cho cán bộ công nhân viên; ký hợp đồng ngắn hạn, lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, nâng cao kiến thức tay nghề của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Phòng Kế toán - Thống kê: Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước. Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua việc giám định bằng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ sản xuất kinh doanh của công ty phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh. - Phòng Kế hoạch – Kĩ thuật. Là phòng thiết kế về mặt kỹ thuật các sản phẩm, công trình xây lắp của công ty đồng thời giám sát các công trình về mặt kỹ thuật. Lập kế hoạch quản lý sản xuất kinh doanh, phụ trách hợp đồng giữa công ty với các đơn vị khác. Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội có 06 Xí nghiệp trực thuộc, 01 phân xưởng, với 06 Giám đốc Xí nghiệp, 01 Quản đốc phân xưởng, có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được giao, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, số lượng, chất lượng của sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Mỗi Xí nghiệp, phân xưởng có các tổ sản xuất tuỳ theo các bước công việc chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ chức sản xuất là các tổ trưởng sản xuất, đội trưởng thi công. Cụ thể: - Xí nghiệp khai thác ứng dụng Công nghệ Địa vật lý: Chuyên lắp đặt sửa chữa, bảo hành các thiết bị điện tử chuyên dụng ghép nối thiết bị điện tử với máy tính, kiểm định các thiết bị đo lường địa vật lý. Ngoài ra xí nghiệp còn khảo sát địa vật lý để tìm khoáng sản; tìm kiếm, thăm dò và khai thác nước ngầm . - Xí nghiệp xây lắp: Chuyên xây lắp các đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp đến 220kV. - Phân xưởng cơ khí: Chuyên gia công cơ khí, phục vụ lắp đặt thiết bị, máy móc. Công ty đã thi công và thực hiện nhiều phương án kỹ thuật tìm kiếm thăm dò địa chất và khai thác nước ngầm - Địa chất công trình và xây lắp đường dây và trạm biến áp trên khắp mọi miền đất nước. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI Bảng 1: Tình hình tài chính và Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2007 Chênh lệch % Chênh lệch % 1.Tổng Tài sản (đ) 148,985,709,795 171,599,787,000 217,127,264,680 22,614,077,205 15 68,141,554,885 46 a.Tài sản ngắn hạn(đ) 40,114,011,700 47,680,333,200 53,896,047,600 7,566,321,500 19 13,782,035,900 34 b.Tài sản dài hạn(đ) 108,871,698,095 123,919,453,800 163,231,217,080 15,047,755,705 14 54,359,518,985 50 2.Tổng Doanh thu(đ) 123,480,985,460 157,986,659,400 187,680,987,569 34,505,673,940 28 64,200,002,109 52 3.Nộp ngân sách(đ) 155,710,620 416,817,007 946,024,195 261,106,387 168 790,313,575 508 4.Lợi nhuận sau thuế(đ) 1,310,135,049 3,805,020,409 3,197,161,001 2,494,885,360 190 1,887,025,952 144 5.Tổng số CNV (Người) 220 280 345 60 27 125 57 6.TN bình quân tháng(đ) 1,123,697 1,356,734 1,565,439 233,037 21 441,742 39 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội) Nhìn từ bảng phân tích trên ta thấy rằng Công ty Cổ phần phát triển ty Hà Nội đã không ngừng phát triển qua các năm, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân tháng của người lao động … tăng dần qua các năm. Hơn nữa Công ty còn đầu tư vào tài sản nhằm tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí và giá vốn hàng bán cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên đây không phải điều đáng lo ngại mà còn là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty ngày càng có uy tín trên thi trường xây lắp, có nhiều hợp đồng thi công hơn … PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI Công ty Cổ phần Phát triển tây Hà nội là một doanh nghiệp có quy mô vừa, các đơn vị trực thuộc như các đội xây dựng, các tổ hoạt động tập trung trên một địa bàn. Công ty có một xưởng sản xuất đồ gỗ ở Vĩnh Phúc nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Đối với những đơn vị trực thuộc kinh doanh quy mô nhỏ, gần trung tâm điều hành; mặt bằng kinh doanh tập trung, chưa có đủ điều kiện nhận vốn, kinh doanh và tự chủ trong quản lý, thì đơn vị đó không được phân cấp quản lý, do vậy không cần tổ chức sổ sách và bộ máy kế toán; toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại trung tâm kế toán đặt tại đơn vị cấp trên. Đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không gian rộng, phân tán mặt bằng, thì cần được giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh cũng như quyền quản lý điều hành. Khi đó, cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở dưới đơn vị trực thuộc, quan hệ giữa các đơn vị hạch toán phân tán là quan hệ kinh tế nội bộ. Cấp trên chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của những đơn vị đó. Sơ đổ 2.1: Sơ đồ mô hình kế toán kiểu hỗn hợp của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Kế toán các hoạt động tại cấp trên Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Bộ phận tổng hợp báo cáo từ đơn vị trực thuộc Bộ phận kiểm tra kế toán Đơn vị kinh tế trực thuộc Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị trực thuộc Phòng Tài chính- kế toán Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội có 11 người, trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc và được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng TCKT Bộ phận Tài chính Bộ phận Kiểm tra kế toán Bộ phận Kế toán tổng hợp BP Hạch toán TSCĐ, VL, CCDC Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận KT chi phí, giá thành Bộ phận Kế toán thanh toán Bộ phận Quỹ Phụ trách TCKT tại xưởng sản xuất Kế toán các đội xây dựng Bộ phận kế toán VL, CCDC, TSCĐ Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận kế toán chi phí giá thành Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán KD bất động sản Bộ phận Kế toán – KD XNK Bộ phận kế toán KD xuất nhập khẩu Bộ phận Quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: là người phụ trách chung, điều hoà, cấp phát vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách kế hoạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán đồng thời tham gia xây dựng chế độ chính sách và xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo. Bộ phận tài chính: có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của công ty đồng thời theo dõi, đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận kiểm tra kế toán: có nhiệm vụ đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của công ty với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của công ty một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý nói chung. Bộ phận kế toán tổng hợp: thực hiện công việc kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, lập các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, … Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản trừ vào lương như: các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản. Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các đội xây dựng và các tổ thi công đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội xây dựng, tổ thi công. Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): thực hiện công việc phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ đồng thời lập bảng kê tổng hợp rồi sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ từ các đội xây dựng, tổ thi công chuyển lên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội xây dựng, tổ thi công. Bộ phận quỹ: Thực hiện công việc thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ. Phụ trách TCKT xưởng sản xuất: là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại xưởng sản xuất công ty ở Vĩnh phúc. Kế toán các đội xây dựng, tổ thi công: thực hiện công việc tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của đội xây dựng, tổ sau đó hàng tháng chuyển toàn bộ chứng từ gốc lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính - kế toán là phòng vừa có chức năng quản lý tài chính, vừa có chức năng đảm bảo thu chi. Chính vì vậy hoạt động của phòng tài chính kế toán phải đạt được mục đích thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính - kế toán được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng TC – KT là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công việc kế toán, thống kê hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp lệnh Nhà nước. Cụ thể: Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của toàn công ty. Thực hiện tốt các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty. Mở đầy đủ sổ sách kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành. Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền ở tài khoản ngân hàng, đôn đốc thanh toán. Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty đồng thời kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ngày, tháng, quý, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan Nhà nước theo chế độ. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI. 2.2.1. Các chính sách kế toán chung Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Tại Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ), khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi ra VNĐ, theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó. Niên độ kế toán theo năm dương lịch, kỳ kế toán là tháng, quý, năm. Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ... Nhìn chung các chính sách kế toán áp dụng hình tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội là khá phù hợp với tính chất quy mô hoạt động của Công ty và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Công tác hạch toán kế toán ở Công ty hoạt động hiệu quả và sẽ góp một phần không nhỏ vào sự tồn tại và tăng trưởng chung của toàn Công ty. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Về chế độ chứng từ, công ty vận dụng theo quyết định 15/QĐ-BTC. Trong thực tế, Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội ngoài việc sử dụng các mẫu chứng từ hướng dẫn và bắt buộc theo chế độ quy định thì công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự lập ra để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình, tuy nhiên các chứng từ đó vẫn có giá trị pháp lý về hoạt động tài chính, kế toán của công ty. Chẳng hạn trong phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty sử dụng các chứng từ theo chế độ hướng dẫn như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112056.doc
Tài liệu liên quan