Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia. Cho dù đó là quốc gia phạt triển hay đang phát triển. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước. Không những vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: " Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi nó là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập chung thực hiện.
Từ sau Đại hội đảng lần thứ VI, đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cũng từ thời điểm này mà các doanh nghiệp nhà nước chủ động trong kinh doanh, tự tìm đối tác và mặt hàng kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi Công ty VILEXIM là một trong những doanh nghiệp nhà nước như vậy. Qua thu thập tài liệu tại Công ty trong những ngày vừa qua em xin được trình bày bản " Báo cão thực tập tổng hợp" với những nội dung sau:
Lời nói đầu
Chương I: Giới thiệu sơ lược về Công ty
Chương II: Những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VILEXIM
Chương III: Những hạn chế, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VILEXIM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU
Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia. Cho dù đó là quốc gia phạt triển hay đang phát triển. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước. Không những vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: " Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi nó là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập chung thực hiện.
Từ sau Đại hội đảng lần thứ VI, đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cũng từ thời điểm này mà các doanh nghiệp nhà nước chủ động trong kinh doanh, tự tìm đối tác và mặt hàng kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi… Công ty VILEXIM là một trong những doanh nghiệp nhà nước như vậy. Qua thu thập tài liệu tại Công ty trong những ngày vừa qua em xin được trình bày bản " Báo cão thực tập tổng hợp" với những nội dung sau:
Lời nói đầu
Chương I: Giới thiệu sơ lược về Công ty
Chương II: Những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VILEXIM
Chương III: Những hạn chế, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
Chương I
Giới thiệu sơ lược về Công ty
I. Tên Công ty
Tên Việt Nam: Công ty xuất nhập khẩu với lào.
Tên tiếng Anh: Viet nam national import-export corporation with Laos.
Tên viết tắt: vilexim.
Trụ sở chính của Công ty:
P4A- Đường giải phóng- Hà nội
Công ty còn có văn phòng đại diện tại:
-190 Sisảng Von- Bản Na xay
Vientiane-Laos RPD.
- Đông Hà
-Thành phố Hồ Chí Minh
II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Lịch sử hình thành
Công ty xuất nhập khẩu với Lào ( trước đây thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu biên giới) được thành lập căn cứ vào quyết định số: 82/VNT-TCCCB ngày 24/2/1987 của Bộ ngoại thương (nay là Bộ thương mại) Công ty được bộ thương mại giao cho tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nhưng từ năm 1993 đến nay theo xu thế của cơ chế thị trường và sự đổi mới của đất nước Công ty không chỉ không thực hiện kinh doanh với Lào mà còn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước khác như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… và nhiều tổ chức. Công ty qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại và các hoạt động khác có liên quan.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Chức năng của Công ty:
Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại với Lào và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Công ty nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
Sản xuất và gia công các mặt hàng để phục vụ cho xuất khẩu.
Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ của Công ty
- Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại hơpj tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là với Lào. Công ty hoạt động theo đúng pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những quy định riêng của toàn Công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo chế độ hiện hành để thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Công ty
- Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước và quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và trong giao dịch đối ngoại thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại quốc tế mà Công ty đã ký.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm làm thúc đẩy quá trình quay vòng của vốn và đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ.
- Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền, khi phát hiện các thông tin kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạ, thì phải kịp thời điều chỉnh lại và thông báo kịp thời.
- Tuân thủ pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện quy định khác theo quy định của chính phủ.
Quyền hạn của doanh nghiệp.
-Công ty có quền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Chủ động chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chhủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế trong và nước ngoài,
- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn
- Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu
- Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân cơ quan hay tổ chức nào, trừ những điều khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
- Công ty được phép tham gia tổ chức hội chợ, triển lãm quảng cáo hàng hoá, tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Công ty ở trong và ngoài nước.
- Được cử cán bộ của Công ty đi công tác nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng và các vấn đề thuộc kĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và nhiệm vụ của từng bộ phận.
.
Ban lãnh đạo là người đứng đầu Công ty. Trong đó ban giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm trực tiếp điều hành Công ty theo chế độ mộ thủ trưởng có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty về quá trình quyết định hoạt động của mình.
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề nghị và được Bộ Trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và bãi nhiệm. Phó giám đốc Công ty được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc những lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Trong các phó giám đốc có một phó giám đốc thay mặt điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng.
Dưới giám đốc và phó giám đốc là các phòng ban chức năng, các chi nhánh và văn phòng đại diện. Cụ thể là:
-Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý Công ty có hiệu quả trong từng thời kỳ, đánh giá chất lượng cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động tiền lương cho các thành viên.
- Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ làm công việc theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán, kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ. Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế độ kế toán mà nhà nước đã quy định trong các văn bản, nghị quyết…
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ lập ra kế hoạch kinh doanh ching cho toàn Công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho tưngf phòng kinh doanh vụ thể và báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động của Công ty từng tháng, từng quý đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn của Công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu 1: Được Công ty giao nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Lào và có thể thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với một số thị trường khác.
- Phòng xuất nhập khẩu III: Có nhiệm vụ chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phòng còn được uỷ thác nhập khẩu một số mặt hàng của đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
- Phòng xuất nhập khẩu II, IV, V : Là các phòng kinh doanh đa ngành. Có nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình. Khi đã tìm được khách hàng cho mình và thị trường cho mình thì các phòng này lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ quyết định thực hiện hay không nếu đồng ý thì giám đốc đứng ra làm đại diện đêt ký họp đồng với khách hàng. Còn các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch là do các phòng tự thực hiện. Vốn kinh doanh Công ty sẽ bổ sung cho từng phòng kinh doanh theo từng hợp đồng. Riêng đối với phòng xuất nhập khẩu IV còn phải đảm nhiêm công việc thi tuyển, tiến hành đào tạo cho lao động sẽ được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
- Chi nhánh và văn phòng đại diện: Hoạt động theo phương thức khoán. Trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật, tập thể, cán bộ công nhân viên chi nhánh.
III. Các nguồn lực của Công ty:
Khả năng tài chính của Công ty:
Năm 1997:
Vốn cố định: 5.757.475.000 VNĐ
Vốn lưu động: 3.474.561.000 VNĐ
Trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: 3.018.292.000 VNĐ
Vốn Công ty tự bổ sung: 2.739.183.000 VNĐ
Năm 1998:
Vốn cố định: 3.950.708.207 VNĐ
Vốn lưu động: 5.757.474.539 VNĐ
Năm 1999:
Vốn cố định: Gần 5 tỷ VNĐ
Vốn lưu động: Gần 8 tỷ VNĐ
Năm 2000: Do tình hình Công ty xuất siêu và Công ty huy động được thêm một số nguồn vốn khác nên vốn của Công ty tăng một cách đáng kể cụ thể là:
Vốn cố định: Gần 8.5 tỷ VNĐ
Vốn lưu động: Gần 11 tỷ VNĐ
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty:
Nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuất của Công ty là khá đầy đủ. Các phòng ban tại trụ sở chính (tại P4A đường Giải Phóng) cũng như tại các chi nhánh của Công ty, các văn phòng đại diện được trang bị rất đầy đủ các phương tiện về máy móc thiết bị phục vụ cho công việc của các phòng, ban. Hệ thống mạng vi tính được nối giữa các phòng, thông thường mỗi phòng được trang bị từ 2-4 chiếc máy vi tính cùng với điện thoại, bàn làm việc đầy đủ cho mỗi nhân viên của Công ty có chỗ làm việc thoải mái. Do vậy việc trao đổi thông tin từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
Ngoài những tranh thiết bị được đặt tại trụ sở chính còn có hệ thống các kho bãi tại các vị trí thuận tiện giao thông nhằm bảo quản hàng hoá trong thời gian chờ để xuất khẩu. Tại các nhà kho còn có các thiết bị chuyên dụng dùng để bảo quản hàng hoá không bị hỏng do điều kiện thời tiết, khí hậu…
Công ty còn có một dây chuyền chuyên lắp ráp xe loại tiêu chuẩn B. Công ty có cơ sở tại 139A Lò đúc với 17 văn phòng cho Công ty khác thuê.
Nguồn nhân lực của Công ty
Tổng cộng Công ty có 80 cán bộ trong đó:
Phòng giám đốc gồm: 1 cán bộ
Phòng phó giám đốc kinh doanh gồm: 1 cán bộ
Phòng phó giám đốc chi nhánh gồm: 1 cán bộ
Phòng tổ chức hành chính gồm: 1 cán bộ
Phòng kế hoạch tổng hợp gồm: 10 cán bộ
Phòng kế toán tài vụ gồm : 1 kế toán trưởng và 9 kế toán viên.
Phòng xuất nhập khẩu I gồm: 5 cán bộ.
Phòng xuất nhập khẩu II gồm: 5 cán bộ.
Phòng xuất nhập khẩu III gồm: 5 cán bộ.
Phòng xuất nhập khẩu IV gồm: 5 cán bộ.
Phòng xuất nhập khẩu V gồma; 5 cán bộ.
Các cán bộ công nhân viên trong Công ty đều có đầy đủ năng lực và chuyên môn.
Chương lI
Những hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của Công ty Vilexim
Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
Đối với thị trường trong nước, Công ty trực tiếp thu gom hàng hoá để xuất khẩu và tìm thị trường để tiêu thụ hàng hoá mà Công ty nhập khẩu từ nước ngoài.
Xuất khẩu
Công ty trực tiếp thực hiện xuất khẩu hàng hoá với thị trường Lào và một số thị trường khác trong khu vực và thế giới. Xuất khẩu những mặt hàng mà cong ty sản xuất hoặc liên doanh sản xuất ra. Đối với Công ty thì xuất khẩu trực tiếp là hình thức được sử dụng phổ biến và thường xuyên. Sau khi Công ty tìm được thị trường tiêu thụ đối với hàng hoá hay một mặt hàng nào đó thì Công ty sẽ cử người nghiên cứu thị trường trong nước, ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước đồng thời ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với đối tác nước ngoài và tiến hành đóng gói hàng hoá, kẻ ký hiệu mã vạch… theo các điều khoản ghi trong hợp đồng, ltiến hành công việc vận chuyển hàng hoá tới địa điểm quy định và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu…
Trong trường hợp mà các cơ sở sản xuất trong nước chào hàng cho Công ty thì Công ty xem xét, lấy mẫu và thực hiện tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu tìm được thị trường tiêu thụ thì Công ty sẽ mua hàng của các đơn vị kinh tế trong nước và thực hiện các bước tiếp theo như trình bày ở trên.
Ngoài xuất khẩu trực tiếp Công ty càn nhận uỷ thác xuẩt khẩu đối với cơ sở sản xuất hoặc đơn vị kinh tế trong nước không thông thạo nghiệp vụ hoặc không có tư cách pháp nhân để thực hiện công việc xuất khẩu với nước ngoài. Do vậy các đơn vị này uỷ thác cho Công ty thực hiện công việc xuất khẩu và nhận được một khoản hoa hồng do các đơn vị này trả.
Nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu một hàng nào thì Công ty nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước ssau đó tiến hành nhập khẩu hàng hoá và tiến hành bán buôn cho các đơn vị kinh doanh trong nước schứ Công ty không thực hiện bán hàng lẻ tại các cửa hàng. Thông thường thì Công ty ký kết hợp đồng bán hàng với các đơn vị kinh tế trong nước trước khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế với các đối tác nước ngoài.
Công ty nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu lớn ( theo hạn ngạch của Bộ Thương mại cấp).
Ngoài ra Công ty còn nhận uỷ thác nhập khẩu của những khách hàng trong nước và nhận khoản tiền hoa hồng.
Công ty làm nhiệm vụ nhận nợ của nhà nước giao ( như nhập khẩu các mặt hàng do Lào trả nợ theo hình thức nhập khẩu).
1. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty:
1.1. Công ty xuất khẩu một số mặt hàng như:
- Hàng nông sản: Lạc, Ngô, Vừng, Chè, Hạt điều…
- Hàng Lâm sản: Cà phê, Hạt tiêu, Gỗ thông, Thảo quả, Hoa hồi…
- Hàng bông vải sợi may mặc: Hàng dệt kim, Hàng thêu ren, Sợi các loại…
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Đồ gốm, Đồ sứ, Sơn mài…
- Dược liệu: Sa nhân, Các cây thhuốc dân tộc…
Đặc biệt Công ty còn có chức năng tổ chức xuất khẩu lao động. Đây là lĩnh vực mà Công ty mới thực hiện được vài năm nay. Việc thực hiện đứng ra làm môi giới cho người lao động muốn đi ra nước ngoài lao động và phía nước ngoài cần lao động là phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do nhận ra được nhu cầu của thị trường và Công ty muốn tận dụng, khai tác tối đa nguồn nhân lực hiện có trong Công ty nên giám đốc Công ty đã làm đơn đệ trình lên Bộ Thương mại đề nghị cấp thên chức năng kinh doanh xuất khẩu lao động cho Công ty. Sau khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh laọi hình dịch vụ này giám đốc Công ty đã giao cho phòng xuất khẩu IV thực hiện chức năng này. Đó là nghiên cứu thị trường, tìm nước muốn nhập khẩu lao động và xem xét yêu cầu đối vời lao động và từ đó tổ chức thi tuyển, đào tạo người lao động phù hợp với yêu cầu của đối tác như đào tạo về ngoại ngữ, về phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động, về tay nghề làm việc…sau khi các công việc được tiến hành xong thì Công ty đứng ra thay mặt người lao động ký hợp đồng lao động với đối tác. Tuỳ theo tính chất công việc mà hợp đồng lao động có thời hạn hiệu lực dài hay ngắn. Thông thường thì một hợp đồng thường có hiệu lực khoảng từ 2-3 năm.
1.2. Công ty nhập khẩu các mặt hàng:
- Kim loại đen và kim loại màu: dây cáp nhôm, dây đồng, ống nước…
- Đồ điện và điện tử: Máy điều hoà, tủ lạnh…
- Máy móc ô tô, xe máy…
- Hoá chất, chất rẻo…
2. Các thị trường chính của Công ty
Công ty VILEXIM có quan hệ ngoại giao với hơn 40 quốc gia trên trế giới và Công ty có quan hệ kinh doanh với 23 nước, chủ yếu là các nước Đông nam á và Châu âu. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là Châu âu, Nhật bản, Singapore, Đài loan, Lào… Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu sang một vài thị trường Châu mỹ, Châu phi…
Liệt kê tình hình xuất khẩu của Công ty
Năm(%)
Thị trường
1996
1997
1998
2000
Nhật
45
30
35
40
Singapore
30
25
20
25
Lào
Rât it
5
5.3
8
Hồng kông
8
10
Rất ít
4
Inđôlêxia
Rất ít
Rất ít
3
5
Đài loan
4.2
6
10
6
Châu âu
7
9.3
14
10
Thị trường khác
8
1.1
12
2
Tổng cộng
100
100
100
100
Nguồn: số liệu thống kê hàng năm tại phòng tổng hợp.
Đối với thị trường nội địa thì Công ty nhập khẩu về các mặt hàng mà Công ty có đơn đặt hàng cụ thể chứ không trực tiếp thực hiện phân phối sản phẩm như: Giao đại lý phân phối cho các đối tượng cụ thể . Thường Công ty nhập khẩu những mặt hàng mà thị trường trong nước đang có nhu cầu lớn.
3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây.
Kể từ khi thành lập Công ty đến nay, bằng mọi nỗ lực và cố gắng, Công ty đã không ngừng nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, từng bước tiến hành xâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường. Mặc dù khi mới thành lập do điều kiện khách quan cũng như điều kiện chủ quan mà doanh nghiệp đã gặp phaỉ những khó khăn, vướng mắc đáng kể nhưng với quyết tâm của cán bộ trong Công ty mà đến nay Công ty đã hoạt động tốt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. Tính cho đến thời điểm này Công ty đac có một thị trường tiêu thụ lớn, ổn định cả đầu ra lẫn thị trường đầu vào. Tuy nhiên do tình hình cạnh tranh khá gay gắt đối với các Công ty mới được thành lập, Công ty tư nhân trong nước cùng với các Công ty nước ngoài nên kết quả đạt được chưa phải là cao. Do điều kiện luật pháp nước ta đang trên con đường hoàn thiện nên luật pháp thay đổi thường xuyên chính điều này cũng gây khó khăn không ít đối với Công ty. Chẳng hạn năm 1999 nhà nước áp dụng luật thuế mới, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy có tiến bộ hơn so với trước nhưng trong quá trình thực hiện đã gây cho Công ty không ít khó khăn. Mới đây thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng tăng 5% đã làm cho không ít các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân cũng như Công ty VILEXIM rơi vào tình trạnh từ lãi chuyển thành lỗ…
Để thấy rõ hoạt động của Công ty trong thời gian qua chúng ta hãy xem xét một vài chỉ tiêu đánh giá dưới đây:
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh những năm qua:
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu(usd)
15.905.515
18.579.822,8
19.298.457
22.364.795
Xuất khẩu(usd)
6.570.523
5.407.381,8
10.546.309,2
13.251.341
Nhập khẩu(usd)
9.334.992
13.190.441
8.752.147,8
9.113.454
Doanh số(tỷ đồng)
93,5
151,08
187,395
242,464
Lợi nhuận(triệu đồng)
313
553,22
589,447
653,826
Nộp ngân sách( tỷ đồng)
16,5
21,798
30,987
34,638
Nguồn: kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4 năm qua ( phòng tổng hợp)
Quy trình thực hiện kinh doanh cụ thể của Công ty:
Đối với một lô hàng cụ thể thì Công ty thường phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu khả năng cung cấp hàng hoá trong nước về số lượng, chất lượng, giá cả…
Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Bước 3: Lập phương án xuất nhập khẩu hàng hoá.
Bước 4: Tiếp xúc với khách hàng qua thư tín, điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp.
Bước 5: Đàm thoại ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng.
Bước 6: Ký kết hợp đồng kinh doanh với nhà cung cấp trong nước.
Bước 7: Chuẩn bị hàng để giao phù hợp với hợp đồng ( sau khi nhận được thông báo mở L/C hoặc chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng thì tiến hành giao hàng).
Bước 8: Làm thủ tục hải quan và các thủ tục khác có liên quan để tiến hành đưa hàng ra bến bãi, hoặc nơi giao hàng.
Bước 9: Giám định hàng hoá.
Bước 10: Đưa hàng lên tàu.
Bước 11: Thanh toán tiền hàng với khách hàng.
Bước 12: Thanh lý hợp đồng.
Chương III.
Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
Phát triển buôn bán với các nước trong khu vực và các bạn hàng truyền thống. Mở rộng thêm kinh doanh buôn bán với các nước châu âu, các nước SNG và tiếp cận thị trường Mỹ và một số thị trường mới khác.
Với tị trường truyền thống Lào, Công ty cố gắng khai thác, nắm bắt nhu cầu của bạn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa những nhu cầu của bạn hàng.
Nghiên cứu việc đầu tư liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu. Cố gắng tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng nguồn tài chính cho Công ty.
Xây dựng và đầu tư hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Các hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ khí và hàng tiêu dùng.
Đặc biệt đối với mặt hàng Lạc và Chè, Công ty đang có dự án từ nay đến năm 2010 cụ thể như sau:
- Quy hoạch vùng sản xuất: Tập trung vào các vùng trồng Lạc và Chè, chủ yếu là Thái Nguyên, Bắc Thái, Nghệ An.
- Phối hợp cùng với cơ quan chức năng liên quan để lựa chọn giống cây trồng cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên thế giới.
- Động viên cán bộ công nhân viên vì lợi ích của Công ty mà gia sức làm việc có hiệu quả.
- Đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh tương đương hoặc vượt quá năm trước bảo đảm nguồn vốn, hoàn thành việc thực hiện nộp các khoản ngân sách nhà nước quy định.
Công ty không chỉ dừng ở những sản phẩm nông sản hiện có mà còn phát triển ra nhiều chủng loại phong phú, ví dụ như không chỉ xuất khẩu Lạc nhân mà còn xuất khẩu loại dầu lạc. Hoặc xuất khẩu Chè, từ trước Công ty chỉ xuất khẩu loại chè thô tức là chè xông sao lên: Có thể Công ty còn chế biến ra các loại Chè khác nhau như Chè hoà tan…
Một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp về phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty.
Để đạt được nhữn mục tiêu đã đề ra như trên đòi hỏi Công ty cần thực một số giải pháp sau:
- Xác lập, ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu chuyên canh, phát triển nguồn nguyên liệu đi kiền với xây dựng và củng cố và hoàn thiện kết cấu hạ tầng tạo lập sự thông đường đi lại dễ dàng, giảm bởt chi phí vận chuyển.
- Sử dụng giống cây mới có lai tạo cho năng xuất cao, áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật trong các khâu bảo quản, vận chuyển để mang lại chất lượng cao cho sản phẩm của Công ty. Đầu tư vào công tác nghiên cứu để có thể tạo được các mặt hàng nông sản phong phú.
- Công ty phải nghiêm khắc và nhờ cơ quan kiểm tra, kiểm định về chất lượng hàng hoá để lô hàng xuất khẩu luôn có chất lượng cao tạo điều kiện để củng cố bạn hàng và tìm kiếm mở rộng bạn hàng mới do uy tín và chất lượng hàng hoá đem lại.
- Quan tâm đến thị trường quốc tế và có dự án nghiên cứu thị trường sau đó là việc marketing cho họ biết và có nhu cầu về hàng hoá mà Công ty định xuất khẩu.
- Công ty phải cố gắng tự huy động các nguồn vốn khác nhau để nâng cao khả năng tài chính của Công ty như liên doanh với đối tác nước ngoài…
- Nâng cao hiệu quả trong công việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng cách nâng cao trình độ nghiệp vụ của công nhân viên trong Công ty…
- Đối với nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi hơn nữa trong các chính sách xuất nhập khẩu, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan…
- Bộ cũng cần có chính sách đối với Công ty như: Cấp thêm vốn cho Công ty để giải quyếta nhu cầu cấp tiết về vốn của Công ty và đáp ứng được nhu câù kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Qua hai tuần thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào cùng với khoảng thời gian nghiên cứu về tình hình hoạt động tại Công ty em có một vài nhận xét sau:
Công ty xuất khẩu với Lào là một Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Công ty đã có rất nhiều cải cách để thoát khỏi những khó khăn ban đâu cũng như những khó khăn mà Công ty gặp phải trong quá trình trực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã tận dụng được tối đa nguồn nhân lực của mình, phát huy được các lợi thế của Công ty về chính sách ưu đãi của nhà nước và của Bộ. Công ty đã thực hiện được các nghĩa vụ mà Bộ và nhà nước giao cho.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Do vậy các khoản đóng ngân sách nhà nước cũng khá lớn góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước ổn định và phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fdgf.doc