Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới để phát triển nền kinh tế xã hội một cách vững chắc theo con đường Chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại hiện nay Đảng và nhà nước ta xác định “nền kinh tế Việt Nam” là nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, dưới sự điều tiết của nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước không ngừng củng cố và hoàn thiện, ban hành các chính sách kinh tế mới. Những chính sách ấy giữ vai trò quan trọng trong việc đưa nước ta tiến lên xây dựng nền kinh tế. Đồng thời giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý điều hành và kiểm soát nền kinh tế nước ta bằng pháp luật.
Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán ngày càng phát huy tối đa vai trò kinh tế. Nó không chỉ cần thiết với mọi hoạt động tài chính Nhà nước mà còn đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Bản chất kế toán là một hệ thống đo lường, xử ký và truyền đạt thông tin kinh tế có ích cho các đối tượng cần sử dụng. Mà quan trọng hơn cả là giúp ích cho các nhà quản ký kinh doanh có cơ sở quản lý nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của mình. Đồng thời đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà công tác kế toán trong Công ty luôn được coi trọng.
Trong sự phát triển của nhiều ngành kinh tế thì công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các doanh nghiệp cần hiệu quả và nâng cao hơn. Hiểu được tầm quan trọng đó thì cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đả không ngừng được hoàn thiện và phát triển nhằm nâng cao hơn nửa chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để từng nâng cao đời sống lao động và cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm
từ sữa, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang tìm mọi cách quản lý và sử dụng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách có hiệu quả nhất. Công ty đã có rất nhiều nỗ lực cải tiến trong việc tổ chức bộ máy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Từ những vấn đề đó, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu” để làm báo cáo chuyên đề của mình.
Nội dung bản báo cáo gồm:
• CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
• CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
• CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới để phát triển nền kinh tế xã hội một cách vững chắc theo con đường Chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại hiện nay Đảng và nhà nước ta xác định “nền kinh tế Việt Nam” là nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, dưới sự điều tiết của nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước không ngừng củng cố và hoàn thiện, ban hành các chính sách kinh tế mới. Những chính sách ấy giữ vai trò quan trọng trong việc đưa nước ta tiến lên xây dựng nền kinh tế. Đồng thời giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý điều hành và kiểm soát nền kinh tế nước ta bằng pháp luật.
Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán ngày càng phát huy tối đa vai trò kinh tế. Nó không chỉ cần thiết với mọi hoạt động tài chính Nhà nước mà còn đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Bản chất kế toán là một hệ thống đo lường, xử ký và truyền đạt thông tin kinh tế có ích cho các đối tượng cần sử dụng. Mà quan trọng hơn cả là giúp ích cho các nhà quản ký kinh doanh có cơ sở quản lý nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của mình. Đồng thời đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà công tác kế toán trong Công ty luôn được coi trọng.
Trong sự phát triển của nhiều ngành kinh tế thì công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các doanh nghiệp cần hiệu quả và nâng cao hơn. Hiểu được tầm quan trọng đó thì cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đả không ngừng được hoàn thiện và phát triển nhằm nâng cao hơn nửa chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để từng nâng cao đời sống lao động và cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm
từ sữa, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang tìm mọi cách quản lý và sử dụng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách có hiệu quả nhất. Công ty đã có rất nhiều nỗ lực cải tiến trong việc tổ chức bộ máy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Từ những vấn đề đó, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu” để làm báo cáo chuyên đề của mình.
Nội dung bản báo cáo gồm:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
Lao động là điều cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động đối với các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích, đáp ứng các nhu cầu của con người.
Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người. Nó giữ một vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo.
Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CNV, người lao động trong doanh nghiệp.
Công ty phân loại lao động bằng cách sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Do vậy lao động trong Công ty được phân loại theo thời gian lao động và phân loại lao động quan hệ với quá trình sản xuất.
a. Phân loại lao động theo thời gian
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động trong Công ty gồm 457 người, chia thành :
Lao động thường xuyên, trong danh sách: Chịu sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp và được chi trả lương.
Gồm: nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác.
Lao động tạm thời mang tính thời vụ: Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách
đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước
được chính xác.
b. Phân loại lao động quan hệ với quá trình sản xuất
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, lao động của Công ty được chia làm hai loại:
Lao động trực tiếp sản xuất.
Lao động gián tiếp sản xuất.
Lao động trực tiếp sản xuất: Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2011, bộ phận lao động trực tiếp tại Công ty có 354 người.
Lao động trực tiếp sản xuất là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất ra sản phẩm( kể cả cán bộ trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất( vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền…).
Lao động gián tiếp sản xuất: Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2011, bộ phận lao động trực tiếp tại Công ty có 103 người.
Đây là một bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật( trực tiếp làm công tác kỷ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật).
Nhân viên quản lý kinh tế trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như: Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh, cán bộ phòng ban kế toán, thống kê,…, nhân viên quản lý hành chính( những người làm công tác tổ chức nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị…)
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động, từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, thời gian bộ máy gián tiếp.
Ngoài hai cách phân loại đã nêu ở trên doanh nghiệp còn áp dụng phân
loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo cách này toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia thành ba loại:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất chế biến: bao gồm những lao động
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay
thực hiện các lao vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng….
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…
Cách phân loại này có tác dụng cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Công ty đã tập trung và chú trọng vào trình độ tay nghề của công nhân bởi đó là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Công ty.
Về tình hình sử dụng lao động:
Bảng 1.1: Bảng phân tích trình độ lao động
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch năm 2009 - 2008
Chênh lệch năm
2010 -2009
Người
%
Người
%
1. Hệ Đại học
123
127
133
4
8.5
6
13.9
2. Hệ Cao đẳng
72
75
79
3
6.4
4
9.3
3. Hệ trung cấp
59
68
84
9
19.1
16
37.2
4. Hệ công nhân Kỹ thuật
113
144
161
31
65.9
17
39.6
Tổng
367
414
457
47
100
43
100
Qua bảng phân tích trình độ lao động trên ta thấy:
Số lượng lao động của Công ty cũng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Trong khi đó quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nguồn nhân lực có trình độ để đảm bảo kỹ năng phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Năm 2009 hệ Đại học đã tăng thêm 4 người, ứng với 8.5% so với năm 2008. Ở năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 cũng là 6 người tương ứng 13.9%, từ đó chứng tỏ Công ty ngày càng chú trọng tuyển thêm cán bộ công nhân có tay nghề trình độ cao.
Hệ Cao đẳng: Năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 3 người, tương ứng với 6.4% và năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 cũng là 6 người tương ứng
với 9.3%.
Hệ trung cấp: Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 9 người, tương ứng với 19.1% và năm 2010 tăng so với năm 2009 cũng là 16 người tương ứng 37.2%.
Hệ công nhân kỹ thuật: Đây là đội ngũ khá đông đảo trong Công ty, là đội ngũ lao động tạo ra của cải vật chất cho Công ty. Năm 2009 đã tăng hơn so với năm 2008 là 31 người, tương ứng với 65.9%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng ít hơn, với tỷ lệ 39.6% tương ứng với 17 người.
Về cơ cấu lao động
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp.
Chỉ tiêu
Năm
2008
2009
2010
Người
%
Người
%
Người
%
Lao động gián tiếp
145
39,5
181
43,7
103
22,5
Lao động trực tiếp
222
60,5
233
56,3
354
77,5
Tổng
367
100
414
100
457
100
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số người lao động gián tiếp tăng lên nhưng không đáng kể. Tuy vậy tỷ lệ % trong tổng số lao động lại có xu hướng giảm đi. Năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 21,2% và năm 2009 tăng 3,8% so với năm 2008.
Xét về lao động trực tiếp, tỷ lệ % năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 là 4,2%. Tới năm 2010 tỷ lệ này lại tăng so với năm 2009 là 19,2% tương ứng số lao động lại tăng lên 21 người.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty
Tiền lương (hay tiền công) là một phần sản phẩm xã hội được Nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền. Nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện, tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên.
Thực hiện tốt chế độ tiền lương sản phẩm sẽ kết hợp được nghĩa vụ và quyền lợi, nêu cao ý thức trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhóm lao động và người lao động đối với sản phẩm mình làm ra đồng thời phát huy năng lực sáng tạo của người lao động, khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống để hoàn thành kế hoạch. Trong các doanh nghiệp hiện nay việc trả lương cho công nhân viên có nhiều hình thức khác nhau, nhưng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm đang được thực hiện ở một số doanh nghiệp là được quan tâm hơn cả. Trong nội dung làm chủ của người lao động về mặt kinh tế, vấn đề cơ bản là làm chủ trong việc phân phối sản phẩm xã hội nhằm thực hiện đúng nguyên tắc “phân phối theo lao động”.
Hình thức trả lương theo thời gian:
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ
vào thời gian làm việc thực tế theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Trong doanh nghiệp, hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho nhân viên làm văn phòng hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, thủ quỹ - kế toán.
Hình thức trả lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả thực tế của người lao động.
Qua ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ta thấy hình thức trả lương theo thời gian có hạn chế và chưa gấn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém kích thích người lao động. Để khắc phục bớt những hạn chế này, ngoài việc tổ chức theo dõi, ghi chép đúng đủ thời gian làm việc của công nhân viên, kết hợp chế độ khen thưởng hợp lý.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khác với hình thức trả tiền lương theo thời gian, hình thức trả tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành.
Cách tính:
Tổng tiền lương
phải trả
=
Đơn giá tiền lương
theo sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Hình thức tiền lương này có ưu điểm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, duy trì cường độ lao động ở mức tố đa, nhằm giải quyết
kịp thời hạn quy định.
Tuy nhiên hình thức tiền lương này không tránh khỏi nhược điểm là làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong gía thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy mà chỉ được sử dụng khi cần pải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng hoặc trả lương cho người lao động ở khâu khó nhất để đảm bảo tính đồng bộ cho khâu sản xuất.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty
- Bảo hiểm xã hội: là quỹ được dùng đẻ trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng vai trò góp quỹ trong trường hợp bị mất khả năng lao động như bị ốm đau, thai sản, hưu trí. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
Chế độ BHXH cả Công ty gồm:
+ Chăm sóc y tế
+ Trợ cấp ốm đau
+ Trợ cấp thất nghiệp
+ Trợ cấp tuổi già
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+Trợ cấp gia đình
+ Trợ cấp thai sản, tàn tật ……….
- Quỹ bảo hiểm xã hội: Là một khoản tiền trích lập người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, nghỉ hưu.
Quỹ BHXH tại Công ty được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương và các khoản phụ cấp công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 22%, trong đó 16% do người sử dụng lao động nộp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6%
người lao động góp và được trừ vào lương tháng.
- Bảo hiểm y tế: là quỹ được dùng để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Quỹ do cơ quan BHUT quản lý.
Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động, khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại công ty. Quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên và đưọc tính vào chi phí SXKD. Chế độ trích ở nước ta hiện nay là 4,5%, trong đó 3% trích vào chi phí SXKD, còn 1,5% trích vào thu nhập của người lao động.
- Quỹ bảo hiểm y tế: được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng.
- Bảo hiểm thất nghiệp: được quy định trong điều 15 nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ. Quỹ BHTN hình thành từ các nguồn: Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia BHTN; Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN; từ nguồn tiền sinh lãi của hoạt động đầu tư quỹ cùng các nguồn thu hợp pháp khác.
- Kinh phí công đoàn: là quỹ được xây dựng để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp theo chế độ hiện hành.
- Quỹ kinh phí công đoàn: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh tháng, theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2%. Do người sử dụng lao động nộp 1% và 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ như sau:
Bảng 1.3: Bảng tỷ lệ trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ
Tên quỹ
Phần trăm quỹ lương
Doanh nghiệp nộp tính vào chi phí
Người lao động nộp trừ vào lương
Bảo hiểm xã hội
22
16
6
Bảo hiểm y tế
4,5
3
1,5
Bảo hiểm thất nghiệp
2
1
1
Kinh phí công đoàn
2
1
1
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty
Trải qua thời gian hoạt động lâu dài cùng sự thay đổi của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý và yêu cầu sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy cũng có nhiều thay đổi theo sự phát triển của Công ty.
Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng GĐ, Phó TGĐ, các phòng
ban, trưởng chi nhánh… để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI
HỘI ĐỒNG QT
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh
Phòng KD-TT
Phòng
kế toán
P. tổ chức
lao động
Phòng
SXKD
Nhà máy CB thức ăn gia súc súc
Nhà máy
chế biến sữa
Hộ nhận khoán chăn nuôi
Nhà phân phối, đại lý
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy của Công ty đã xác định rõ chức năng
nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban,
các khu vực sản xuất.Từ đó đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin một cách
chính xác và có quyết định kịp thời, xử lý những thông tin đó tạo ra sự thông
suốt trong công việc.
- Hội đồng quản trị: Gồm có những người là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tài chính của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tài chính của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác.
- Ban kiểm soát: Gồm có ba thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tính trung thực và hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo kế toán, thẩm tra tính trung thực và chính xác bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty , có năng lực tổ chức chỉ đạo và được sự tín nhiệm của các cổ đông trong Công ty. Tổng giám đốc phụ trách chung và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty về các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý năm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường và của Công ty. Các quy chế, quy định của Công ty về quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật chất lượng, nội quy kỹ thuật lao động, đào tạo và tuyển dụng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trưởng. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác quản lý, tổ chức công tác tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc là người ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và mời chuyên gia cố vấn cho Công ty (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Các phó tổng giám đốc:
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, nhà máy sản xuất có liên quan trong việc thực hiện mua sắm sửa chữa và bảo quản lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và các loại nguyên vật liệu vận dụng khác (gọi chung là vật tư phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác bán các sản phẩm Công ty kinh doanh. Tổ chức thực hiện việc bán hàng. Thực hiện một số công việc khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được.
Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo điều hành các phòng ban, khu vực chăn nuôi bò sữa, nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ngày càng tằng về số lượng và ổn định về chất lượng, giải quyết các hợp đồng sản xuất trong Công ty, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất chung của Công ty hàng tháng, quý, năm và dài hạn…Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được.
Tóm lại: Các Phó tổng giám đốc phụ giúp và thay mặt Tổng giám đốc trực tiếp quản lý các vấn đề ở chi nhánh, các phòng ban, nhà máy chế biến, các khu vực sản xuất và báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Tổng giám đốc khi cần thiết.Các Phó tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các vấn đề mà mình phụ trách, đồng thời cũng là người quyết định các công việc trong Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng nếu được uỷ quyền của Tổng giám đốc.
- Các phòng ban:
Phòng tổ chức lao động: Quản lý về nhân sự tại Công ty, xây dựng kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, theo dõi nguồn lao động nhận khoán, soạn thảo các công văn giấy tờ, các quyết định của Tổng giám đốc yêu cầu, lưu trữ, gửi, tiếp nhận các công văn đi, đến, các chế độ BHXH đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý, năm. Lập kế hoạch dài hạn của 5 năm, 10 năm sản xuất kinh doanh của Công ty và các hộ chăn nuôi. Phòng sản xuất kinh doanh còn nghiên cứu thị trường để lập ra kế hoạch tổ chức có hiệu quả, đúng pháp luật quy định và phù hợp với chủ trương kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của Công ty. Khi có những mặt hàng mà khách hàng yêu cầu phòng sản xuất kinh doanh phải bố trí cho nhà máy sản xuất đáp ứng kịp thời cho khách hàng, lập thành kế hoạch và có kế hoạch thực hiện. Các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư, phòng còn có chức năng quản lý đất đai, số lượng bò trong từng hộ gia đình.
Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ tài sản và vốn do Nhà nước giao, các cổ đông góp vốn, bảo toàn phát triển và sử dụng các loại vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính (Ngắn hạn, dài hạn, trung hạn) tổ chức theo dõi hạch toán các nhiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm cho Công ty, lập các báo cáo theo quy định của pháp luật một cách nhanh gọn và chính xác. Có kế hoạch soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các hợp đồng và hàng tháng thanh toán sản phẩm cho các hộ, làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thống kê.
Phòng kỹ thuật: Nắm vững các thông tin kinh tê, kế hoạch sản xuất sữa, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý kỹ thuật sản xuất, thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp. Quản lý đàn gia súc của các hộ trong toàn Công ty và dịch vụ kỹ thuật (Phòng bệnh, chữa bệnh) cho đàn gia súc trong từng hộ gia đình.
- Nhà máy chế biến sữa: Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy, nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. Sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa.
- Xưởng chế biến thức ăn gia súc: Sản xuất và bán các loại thức ăn phục vụ cho chăn nuôi bò sữa, phân vi sinh bón cho đồng cỏ, ngô cây…cung cấp thức ăn xanh cho đàn bò.
- Hộ nhận khoán: Ký kết hợp đồng kinh tế, cung cấp sữa cho Công ty, chịu sự quản lý của Công ty về kỹ thuật, chịu sự điều phối của Công ty về đầu con và đất đai.
- Chi nhánh, đại lý: Là một bộ phận quan trọng của Công ty, đại diện cho
Công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm sữa, mở rộng thị trường và cung ứng vật tư cho chế biến.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU.
2.1. Kế toán tiền lương tại công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu
2.1.1 Chứng từ sử dụng
Kế toán căn cứ vào các chứng từ như quyết định khen thưởng cho công nhân viên để tính tiền lương phải trả cho người lao động và lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động.
Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận để chi trả thanh toán tiền lương và lập bảng phân bổ tiền lương.
Để tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng những chứng từ sau:
Bảng chấm công ( Mẫu số 01 – LĐTL)
Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02 – LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 05 – LĐTL)
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05 – LĐTL)
Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 06 – LĐTL)
Biên bản điều tra tai nạn (Mẫu số 09 – LĐTL)
Phiếu chi ( Mẫu số 02 – TT).
Bảng tổng hợp thanh toán lương hộ nhận khoán.
Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội.
…….......................
2.1.2. Phương pháp tính lương
Công ty tính và trả lương trong điều luật 55 Bộ luật Lao Động: tiền lương của người lao động do hai bên: Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và dựa trên cơ sở năng suất lao động, chất lượng hiệu quả công việc hoặc dựa vào thời gian lao động hoặc lương khoán sản phẩm.
Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2010/NĐ-CP về mức lương tối thiểu chung cho công chức, viên chức. Theo đó từ ngày 1/5/2010, mức lương tối thiểu là 730.000 đồng/tháng.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ
về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, bắt đầu từ ngày 1 thá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112558.doc