Hiện nay, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tổ chức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước, nước ngoài đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, tích luỹ trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân nâng cao đời sống của nhân dân phát triển kinh tế xã hội. Từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực ( tháng 1/2000) đã có một bước đổi mới quan trọng trong hệ thống pháp lý ,tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, nhưng quá trình sản xuất kinh doanh không ít rủi ro. Để có được thành công các nhà doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường ra quyết định kinh doanh mặt hàng gì. Để phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Giám đốc nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế ,đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác kế toán nói chung ,công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng một cách khoa học, hợp lý.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở Công tyTNHH Thiên Môn em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ”.
Mục tiêu của luận văn này là vận dụng lý luận hạch toán kế toán và kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, từ đó phân tích những điều còn tồn tại đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ và có thể góp một phần nhỏ vào công tác kế toán ở đơn vị .
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính :
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ
Chương III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hiện nay, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tổ chức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước, nước ngoài đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, tích luỹ trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân nâng cao đời sống của nhân dân phát triển kinh tế xã hội. Từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực ( tháng 1/2000) đã có một bước đổi mới quan trọng trong hệ thống pháp lý ,tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, nhưng quá trình sản xuất kinh doanh không ít rủi ro. Để có được thành công các nhà doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường ra quyết định kinh doanh mặt hàng gì. Để phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Giám đốc nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế ,đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác kế toán nói chung ,công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng một cách khoa học, hợp lý.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở Công tyTNHH Thiên Môn em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ”.
Mục tiêu của luận văn này là vận dụng lý luận hạch toán kế toán và kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, từ đó phân tích những điều còn tồn tại đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ và có thể góp một phần nhỏ vào công tác kế toán ở đơn vị .
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính :
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ
Chương III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ.
Chương I
Lý luận chung về về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
1. Doanh nghiệp thương mại và bán hàng.
Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan. Trong sự chuyển hoá này, nghành thương mại, dịch vụ, sẽ phát triển mạnh mẽ để mở rộng giao lưu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngày càng đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trong nước là tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tiêu dùng xã hội ( tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho dân cư ). Doanh nghiệp thương mại tổ chức mua hàng hoá của các đơn vị sản xuất kinh doanh và bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị , cá nhân tiêu dùng.
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong nước có quyền tự chủ về tài chính, tự tính toán kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế.
Trong quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ , kế toán giữ vai trò quan trọng, Nó là công cụ để điều hành, quản lý các hoạt động, kinh doanh tính toán và kiểm tra tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Để phát huy vai trò là công cụ quản lý, kế toán doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
* Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, các quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán, phát hiện và kịp thời ngăn ngừa những hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế của Nhà nước.
* Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu tiền hay được quyền thu tiền. Đó chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm hàng hoá sang vốn bằng tiền và xác định kết quả.
Chỉ có thông qua việc bán hàng - giá trị sản phẩm dịch vụ mới được thực hiện, do đó mới có điều kiện thực hiện mục đích của sản xuất. Doanh thu bán hàng sẽ bù đắp được các chi phí bỏ ra, kết quả bán hàng sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp kế toán được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động của SXKD của một đơn vị. Kế toán bán hàng là một trong những nội dung chủ yếu của kế toán trong doanh nghiệp thương mại.
2. ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, các doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá, các doanh nghiệp dịch vụ tạo ra các sản phẩm dịch vụ.... cung cấp sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội ,thông qua nghiệp vụ bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình được được thị trường chấp nhận về các phương diện: giá cả, chất lượng, mẫu mã...
Doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo giá qui định hoặc thoả thuận.
Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là có lợi nhuận, làm thế nào doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao. Điều đó phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức kiểm soát các khoản doanh thu, các khoản chi phí và xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính.... trong kỳ của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần phải biết kinh doanh mặt hàng nào, sản xuất sản phẩm nào có hiệu quả cao, để đầu tư mở rộng kinh doanh chúng hoặc chuyển hướng sang kinh doanh hay sản xuất mặt hàng khác. Việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh để cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.Thông tin kế toán đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy cho chủ doanh nghiệp .
Việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả kinh doanh một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thu nhận, xử lý , cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính... để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính...
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Bán hàng và xác định kết quả bán hàng là hoạt động rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ đề ra cho kế toán, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh như sau:
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hoá bán ra.
- Ghi chép, phản ánh chính xác trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ kinh doanh.
- Ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng ,quá trình quản lý doanh nghiệp cho hàng hoá đã bán.
- Tính toán chính xác, kịp thời kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá. Tính toán xác định đúng số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước.
4. Doanh thu bán hàng:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc diện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đã bao gồm thuế GTGT.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dược xác định theo công thức:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Khối lượng hàng hoá, dịch vụ được coi là tiêu thụ
x
Giá bán đơn vị
Để xác định được kết quả bán hàng, cần tính dược doanh thu thuần: Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng với các khoản chiết khấu thương mại, giảm gía hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu(nếu có).
Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị thực hiện do việc bán hàng hoá cho khách hàng.
- Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa DTBH với các khoản chiết khấu thương mại giảm giá, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong kỳ báo cáo và các khoản phải nộp.
- Giá vốn hàng bán: Là trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ
Chiết khấu thanh toán:Là số tiền tính trên tổng doanh thu trả cho khách hàng.
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng bán hàng do các nguyên nhân đặc biệt: hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng muia hàng với khối lượng lớn.
- Hàng bán bị trả lại: Là số hàng được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng ký kết.
- Lãi gộp: Là tổng số lãi bán hàng sau khi lấy DDT trừ đi GVHB.
- Lãi thuần: Là chênh lệch giữa lãi gộp với các khoản CPBH,CPQLDN.
5. Kế toán doanh thu bán hàng:
5.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoaig giá bán.
5.2. Chứng từ kế toán sử dụng: Tuỳ theo phương thức, hình thức bán hàng mà sử dụng các chứng từ kế toán sau:
- Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng giao thẳng.
- Phiếu thu tiền mặt, giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá , dịch vụ.
- Báo cáo bán hàng.
- Các chứng từ khác có liên quan.
5.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do nhà nước ban hành, căn cứ vào quy mô nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, kế toán trưởng tiến hành nghiên cứu cụ thể hoá và xác định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong doanh nghiệp mình. Để theo dõi doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2:
+ TK 511.1 “ Doanh thu bán hàng hoá” được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá vật tư.
+ TK 511.2 “Doanh thu bán thành phẩm” phản ánh doanh thu của các sản phẩm đã bán, được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất.
+ TK 511.3 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp dịch vụ.(GTVT,Bưu điện, du lịch, công cộng )
+ TK 511.4 “Doanh thu trợ cấp trợ giá” ( phản ánh các khoản thu từ trợ cấp trợ giá)
* TK 512 “ Doanh thu nội bộ”: Phản ánh doanh thu về sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty.TK 512 được chi tiết thành 3 TK cấp 2:
+ TK 512.1 “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK 512.2 “Doanh thu bán thành phẩm”
+ TK 512.3 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
* TK 531 “Hàng bán bị trả lại” phản ánh trị giá của hàng bán bị trả lại. Trị giá hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần.
* TK 532 “Giảm giá hàng bán” TK nàydùng để phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng do hàng kém phẩm chất, sai qui cách hay cung cấp không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. Số tiền giảm giá hàng bán kết chuyển sang TK 511 để ghi giảm doanh thu bán hàng.
* TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” được mở chi tiết các tài khoản cấp 2 như :
+ TK 333.1 “Thuế GTGT phải nộp”
+ TK 333.2 “Thuế TTĐB”
+ TK 333.3 “Thuế XNK”
+ TK 333.4 “Thuế TNDN”
+ TK 333.5 “Thu trên vốn”
+ TK 333.6 “Thuế tài nguyên”
+ TK 333.7 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”
+ TK 333.8 “Các loại thuế khác”
+ ..........
5.4. Kế toán doanh thu bán hàng
5.4.1. P hương thức bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hay trực tiếp tại các phân xưởng của doanh nghiệp. Sau khi người mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng ngay hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá xác định là tiêu thụ. Lúc này, doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng đã giao và kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng.Trình tự hạch toán theo sơ đồ 4.
5.4.2. Phương thức bán hàng đại lý , ký gửi
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng( gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý(gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.(Trình tự kế toán theo sơ đồ 5 và 6 )
5.4.3. Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp
Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán một phần lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại được người mua chấp nhận thanh toán dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi xuất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần giá gốc và một phàn lãi trả chậm. Theo phương thức này, về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng được giao gọi là tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu hàng hoá. Phần lãi trả góp được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính và không chịu thuế GTGT.Trình tự kế toán bán hàng trả chậm, trả góp theo sơ đồ 7.
5.4.4. Phương thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức bán hàng mà trong đó, người bán đem vật tư, sản phẩm, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá , sản phẩm của người mua. Lượng hàng đem đi trao đổi thực chất là lượng hàng xuất bán giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư, sản phẩm đó trên thị trường.Trình tự kế toán theo phương pháp hàng đổi hàng theo sơ đồ 8.
6. Kế toán giá vốn hàng bán
6.1. Khái niệm giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp thương mại trị giá vốn hàng bán là số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số hàng hoá đó, tức là bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu mua của hàng xuất bán.
Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ
=
Trị giá mua của hàng tiêu thụ trong kỳ
+
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
6.2. Phương pháp tính giá mua của hàng tiêu thụ
Hàng hoá được mua về từ những nguồn khác nhau, vào các thời điểm khác nhau vì vậy khi xuất kho cần tính trị giá xuất kho thực tế của chúng. Việc xác định đúng giá mua của hàng bán ra phải dựa trên nguyên tắc.
Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, yêu cầu và trình độ quản lý khác nhau nên có thể lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây phù hợp với doanh nghiệp mình.
Phương pháp tính theo giá thực tế bình quân.
Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho
=
Số lượng hàng hoá xuất kho
x
Đơn giá thực tế bình quân
Đơn giá thực tế bình quân
=
Trị giá thực tế hàng đầu kỳ
+
Trị giá thực tế hàng hoá nhập trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Đó là cách tính theo giá thực tế bình quân của toàn bộ số đầu kỳ và toàn bộ số nhập trong kỳ. Theo phương pháp này đơn giá bình quân có thể được tính liên tục trong cả kỳ cho mỗi làn xuất do vậy còn gọi là bình quân liên hoàn.
- Phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước – xuất trước(FIFO):
Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại( tổng số xuất kho – số đã xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp theo. Như vậy giá thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ lại là gía thực tế của số hàng hoá thuộc các làn sau cùng.
- Phương pháp tính theo giá thực tế nhập sau – xuất trước(LIFO)
Theo phương pháp này cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Sau đó căn cứ số lượng xuất kho tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: T ính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của lần nhập trước đó. Như vậy giá thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế của hàng hoá thuộc các lần nhập sau.
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá theo từng lô. Khi xuất hàng hoá thuộc lô nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho(mua) thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho.
- Phương pháp tính giá thực tế theo hệ số giá:
Để tính được trị giá mua thực tế xuát kho, hàng ngày kế toán căn cứ vào tình hình xuất kho hàng hoá để ghi vào bảng kê xuất kho theo giá hạch toán. Cuối tháng tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng tồn đầu kỳ và nhập trong tháng, sau đó lấy hệ số này nhân với trị giá hàng xuất kho theo giá hạch toán dể xác định giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ, chi phí thu mua là chi phí liên quan đến giai đoạn mua hàng như chi phí vận chuyển, bảo quản, thuê kho,bãi chứa, hao hụt định mức trong khi mua.
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán trong kỳ
=
Chi phí thu mua hàng phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ
+
CP mua hàng phát sinh trong kỳ
x
Trị giá mua của hàng bán trong kỳ
Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ
6.3. Tài khoản sử dụng
TK 632 “ giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng bán và các TK liên quan 156 (TK 156.1 và TK 156.2), TK 157,TK 911
6.4. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán
Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên (sơ đồ 9)
Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ (sơ đồ 10)
7. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
7.1. Kế toán chi phí bán hàng
Nội dung chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, hoa hồng, quảng cáo, bảo hành, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...
Để phản ánh chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng”
- Kết cấu:
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
+Bên có: Phân bổ chi phí bán hàng cho sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ
- TK641 có 7 TK cấp 2:
+ TK 641.1 “Chi phí nhân viên”
+ TK 641.2 “Chi phí vật liệu, bao bì”
+ TK 641.3 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
+ TK 641.4 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
+ TK 641.5 “Chi phí bảo hành”
+ TK 641.7 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ TK 641.8 “Chi phí bằng tiền khác”
* Trình tự kế toán.
Trình tự kế toán chi phí bán hàng: được khái quát theo sơ đồ số 11.
7.2. Kế toán chi phí quản lý doamh nghiệp.
1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan đến quản lý chung toàn doanh nghiệp.Theo qui định chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng cho văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Để phản ánh chi phí quản lý doamh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Bên có: Các khoản giảm chi
Kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
- TK 642 có các tài khoản cấp 2
+ TK 642.1 “Chi phí nhân viên quản lý”
+ TK 642.2 “Chi phí vật liệu quản lý”
+ TK 642.3 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
+ TK 642.4 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
+ TK 642.5 “Thuế, phí và lệ phí”
+ TK 642.6 “Chi phí dự phòng”
+ TK 642.7 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ TK 642.8 “ Chi phí bằng tiền khác”
2.2. Trình tự hạch toán:
Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp theo sơ đồ số 12.
8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1. Khái niệm: Kết quả tiêu thụ hàng hoá là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá sau một kỳ kinh doanh nhất định, là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
2. Tài khoản sử dụng
ã Kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp.Tài khoản này được mở chi tiết cho từng hoạt độnh SXKD. TK 911 có kết cấu như sau:
- Bên nợ:
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
+ Kết chuyển chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (Lãi)
- Bên có:
+ Kết chuyển thu nhập thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
+ Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (Lỗ)
ã Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” và TK 421 “Lãi chưa phân phối” TK 421 có kết cấu như sau:
- Bên nợ: Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (Lỗ)
- Bên có: Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (Lãi)
3. Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh được trình bày theo sơ đồ số 13.
Chương II
Tình hình thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ.
I. quá trình hình thành và phát triển
Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ là một Công ty kinh doanh các mặt hàng về tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu,tư liệu tiêu dùng, máy văn phòng, với chức năng chính là: Nhập khẩu hàng hoá, gia công . Công ty được thành lập theo Quyết định số 01229 GP - UB ngày 30 / 05 / 1994 của UBND thành phố Hà Nội, có trụ sở tại 149 Đường Giảng Võ - Hà Nội
Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Qua 9 năm hoạt động Công ty không những có quan hệ buôn bán với các bạn hàng trong nước mà còn có quan hệ buôn bán với các bạn hàng nước ngoài như : Hồng Kông, Nhật, Trung Quốc… Chính nhờ kiên trì mềm dẻo, tận dụng mọi thời cơ năng động .Công ty đã đứng vững trên thị trường và ngày càng mở rộng.
- Đối tượng kinh doanh chính của công ty là các măt hàng về vật liệu xây dựng như sắt thép....
- Khách hàng chính của công ty là các khối doanh nghiệp tư nhân,các công ty TNHH.....
- Với số vốn điều lệ : 5.433.000.000
- Vốn cố định của công ty : 1.257.000.000
- Vốn lưu động : 4.186.000.000
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của công ty
Đơn vị: Nghìn
TT
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
Tỷ lệ (%)
02/01
1
Tổng doanh thu
9.770.400.000
14.120.900.000
144,52
2
Giảm giá hàng bán
7.500.000
3
Doanh thu thuần
9.762.900.000
14.120.900.000
144,63
4
Giá vốn hàng bán
8.722.900.000
13.216.800.000
151,51
5
Chi phí bán hàng
396.600.000
298.300.000
75,21
6
Chi phí QLDN
625.400.000
502.200.000
80,30
7
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
17.700.000
103.600.000
585,31
8
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
165.300.000
156.500.000
94,67
9
Lợi nhuận bất thường
73.200.000
155.000.000
211,74
10
Tổng lợi nhuận trớc thuế
256.200.000
415.100.000
162,02
11
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
81.984.000
132.832.000
162,02
12
Lợi nhuận sau thuế
174.216.000
282.268.000
162,02
1. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty
Nhiệm vụ hoạt động và kinh doanh chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại , dịch vụ..... theo đúng luật pháp của Nhà nước và theo đúng hướng dẫn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Công ty có quyền ký kết các hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài nhằm cung cấp cho nhau những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những loại máy móc hiện đại đang được thị trường thế giới ưa chuộng.
Là một Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ có quyền tự quyết định sử dụng vốn sao cho kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Công ty có quyền huy động và phân phối vốn ở nhiều nguồn khác nhau. Theo luật định, có trách nhiệm chấp hành các chính sách của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các cam kết trong giấy phép đăng ký kinh doanh, kinh doanh đúng mục đích thành lập Công ty và theo ngành nghề đăng ký.
II đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty hỗ trợ các hợp tác xã và xí nghiệp nhỏ
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1369.doc