Trình bày kỹ thuật và đánh giá kết quả hóa trị 134 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN) giai đoạn tiến xa tại BVUB TPHCM 2001 – 2002. Bệnh nhân có các đặc điểm nam chiếm đa
số (64%), tuổi trung bình 59,3. Carcinôm tuyến chiếm tỉ lệ 80%, giai đoạn lâm sàng gồm IIIB và IV với tỉ
lệ đồng đều. Hóa trị bước một được thực hiện với cácphối hợp kinh điển chiếm tỉ lệ cao (gần 80%), 42,5%
bệnh nhân hóa trị bước hai, số chu kỳ hóa trị trung bình là 5,6.
Kết quả ghi nhận tỉ lệ đáp ứng chủ quan 68,6%, tỉ lệ đáp ứng khách quan toàn bộ là 29,8% với tỉ lệ
đáp ứng một phần 28,3%, tỉ lệ không thay đổi 58,9% và tiến triển bệnh 11,2%. Trung vị thời gian sống
còn bệnh nhân hóa trị là 9,3 tháng so với nhóm khônghóa trị là 4,7 tháng. 23,5% bệnh nhân hóa trị sống
qua một năm so với 4,5% của nhóm không hóa trị. Độctính nghiêm trọng chủ yếu của hóa trị là giảm
bạch cầu hạt grad 3/4 ghi nhận trong 4,5% số chu kỳ,có 4,4% bệnh nhân tử vong liên quan đến hóa trị.
Một số yếu tố được xác lập có tương quan với thời gian sống còn bao gồm: có hóa trị, đáp ứng với hóa trị
bước một, số chu kỳ hóa trị, tuổi, chỉ số hoạt động cơ thể, CEA/máu, các triệu chứng tiên lượng nặng. Hóa
trị cần được cân nhắc áp dụng cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa vì có ích lợi làm thuyên giảm
triệu chứng và cải thiện thời gian sống còn.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Hóa trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh 2001 - 2002, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TPHCM 2001 - 2002
Vũ Văn Vũ*, Đặng Thanh Hồng*, Nguyễn Thị Minh Khang*, Trần Quang Thuận*,
Nguyễn Mạnh Quốc*, Trần Thị Ngọc Mai*, Nguyễn Tuấn Khôi*, Lê Thị Nhiều*,
Võ Thị Ngọc Điệp*, Nguyễn Thị Bích Thủy*
TÓM TẮT
Trình bày kỹ thuật và đánh giá kết quả hóa trị 134 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN) giai đoạn tiến xa tại BVUB TPHCM 2001 – 2002. Bệnh nhân có các đặc điểm nam chiếm đa
số (64%), tuổi trung bình 59,3. Carcinôm tuyến chiếm tỉ lệ 80%, giai đoạn lâm sàng gồm IIIB và IV với tỉ
lệ đồng đều. Hóa trị bước một được thực hiện với các phối hợp kinh điển chiếm tỉ lệ cao (gần 80%), 42,5%
bệnh nhân hóa trị bước hai, số chu kỳ hóa trị trung bình là 5,6.
Kết quả ghi nhận tỉ lệ đáp ứng chủ quan 68,6%, tỉ lệ đáp ứng khách quan toàn bộ là 29,8% với tỉ lệ
đáp ứng một phần 28,3%, tỉ lệ không thay đổi 58,9% và tiến triển bệnh 11,2%. Trung vị thời gian sống
còn bệnh nhân hóa trị là 9,3 tháng so với nhóm không hóa trị là 4,7 tháng. 23,5% bệnh nhân hóa trị sống
qua một năm so với 4,5% của nhóm không hóa trị. Độc tính nghiêm trọng chủ yếu của hóa trị là giảm
bạch cầu hạt grad 3/4 ghi nhận trong 4,5% số chu kỳ, có 4,4% bệnh nhân tử vong liên quan đến hóa trị..
Một số yếu tố được xác lập có tương quan với thời gian sống còn bao gồm: có hóa trị, đáp ứng với hóa trị
bước một, số chu kỳ hóa trị, tuổi, chỉ số hoạt động cơ thể, CEA/máu, các triệu chứng tiên lượng nặng. Hóa
trị cần được cân nhắc áp dụng cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa vì có ích lợi làm thuyên giảm
triệu chứng và cải thiện thời gian sống còn.
SUMMARY
CHEMOTHERAPY FOR ADVANCED NON-SMALL-CELL LUNG CANCER IN HO CHI
MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL 2001 – 2002
Vu Van Vu, Dang Thanh Hong, Nguyen Thi Minh Khang, Tran Quang Thuan, Nguyen Manh Quoc,
Tran Thi Ngoc Mai, Nguyen Tuan Khoi, Le Thi Nhieu, Vo Thi Ngoc Diep, Nguyen Thi Bich Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 146 – 156
Review of technique and results of chemotherapy for 134 patients of NSCLC in HCMC Oncology
Hospital 2001 – 2002. Patients’ characteristics are: predominant male (64%), average age 59.3, majority
of adenocarcinoma 80%, equal distribution of clinical stages of IIB and IV. First line chemotherapies were
given with the old drug combinations in approximately 80% of cases. There were 42.5% patients treated
by second line chemotherapy. The mean number of chemotherapy cycles was 5.6. Results noted a 68.6%
of subjective response rate. The objective response rate is 29.8% with almost partial response in 28.3%, no
change of disease seen in 58.9% patients and 11.2% of patients whose diseases progressed on
chemotherapy. The median survival is 9.3 months in chemotherapy group versus 4,7 months in non-
chemotherapy one. One-year overall survival rate is 23.5% in chemotherapy group versus 4.5% in non-
chemotherapy one. The most serious toxicity is grad 3/4 neutropenia observed in 4,5% of treatment
cycles. 4.4% chemotherapy patients died of treatment-relating complication.
* Khoa Nội I, Bệnh viện Ung bướu TPHCM
146
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
There were some established factors have associations with survival including: chemotherapy,
responsibility to first line chemotherapy, number of treatment cycles, age, performance status, serum
CEA, poor prognostic factors.
Chemotherapy should be considered in advanced NSCLC patients due to its benefits in palliation of
disease-relating symptoms and prolongement of survival.
Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) là một trong
những ung thư hàng đầu về xuất độ và tử suất trên
phạm vi toàn cầu(3,4). Tại Việt nam cũng như tại nhiều
nước đang phát triển khác, ung thư phổi nguyên phát
(UTPNP) là loại bệnh lý ác tính có tầm quan trọng
đặc biệt vì xuất độ cao và có chiều hướng ngày càng
gia tăng liên quan đến sự tiêu thụ thuốc lá.
Các kết quả ghi nhận ung thư quần thể bước đầu
ở nước ta cho thấy UTPNP có xuất độ cao ở cả hai
giới. Tại Hà nội trong khoảng 1991-1995, UTPNP
được ghi nhận là loại ung thư thường gặp nhất ở giới
nam chiếm tỉ lệ 21,9% tổng số ung thư các loại và
xuất độ chuẩn theo tuổi là 34,9/100.000. Ở nữ giới Hà
nội được ghi nhận cùng khoảng thời gian trên,
UTPNP thường gặp hàng thứ ba chiếm 7,1% tổng số
ung thư các loại và xuất độ chuẩn theo tuổi là
7,1/100.000(1). Các kết quả bước đầu của ghi nhận
ung thư quần thể tại Thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy UTPNP thường gặp hàng thứ hai ở nam (sau
ung thư gan; 16,5% tổng số ung thư các loại, xuất độ
chuẩn theo tuổi 23,7/100.000) và hàng thư sáu ở nữ
(5,4% % tổng số ung thư các loại, xuất độ chuẩn theo
tuổi là 5,6/100.000)(3). Như vậy ước tính mỗi năm có
khoảng 9.000 ca UTPNP mới xuất hiện trên phạm vi
cả nước, đây thật sự là gánh nặng cho ngành y tế và
cho cả xã hội.
UTPNP là loại bệnh ác tính mà kết quả điều trị
hiện còn rất thấp. Phần lớn UTPNP (80%) là loại
không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tuy có mức độ ác tính
thấp hơn loại tế bào nhỏ nhưng bệnh nhân thường
được chẩn đoán vào giai đoạn trễ (giai đoạn III - IV)
do vị trí kín đáo về mặt giải phẫu học và diễn tiến âm
thầm. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là phẫu
thuật, xạ trị và hóa liệu pháp. Tính chung trên toàn
thế giới, hơn 70% ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN) được chẩn đoán ở giai đoạn trễ không
còn khả năng phẫu thuật, việc điều trị ở giai đoạn này
chủ yếu nhằm vào xoa dịu làm nhẹ triệu chứng cũng
như kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh. Hóa
liệu pháp là vấn đề đã và đang được đẩy mạnh nghiên
cứu để tăng hiệu quả điều trị xoa dịu cũng như tăng
thời gian sống còn cho bệnh nhân UTPKTBN giai
đoạn tiến xa(5). Điều này đặc biệt quan trọng đối với
các nước đang phát triển có nền kinh tế còn nhiều
khó khăn như nước ta hiện nay.
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM tiếp nhận số lượng
lớn bệnh nhân ung thư phổi nói chung và UTPKTBN
nói riêng. Trung bình mỗi năm có khoảng 400 bệnh
nhân UTPNP đến khám và điều trị tại Bệnh viện với
hơn 80% là loại UTPKTBN(5). Hóa liệu pháp được áp
dụng trong điều trị triệu chứng các trường hợp
UTPKTBN giai đoạn tiến xa từ năm 1990. Chúng tôi
nghiên cứu các trường hợp bệnh nhân UTPKTBN giai
đoạn tiến xa được điều trị bằng hóa liệu pháp tại
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM với mong muốn rút ra
được một số nhận định về vấn đề mới mẻ và còn
nhiều bàn luận này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán
UTPKTBN giai đoạn tiến xa điều trị tại Khoa Nội I
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ 30/6/2001 đến
30/6/2002.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Có xác định giải phẫu bệnh lý hoặc tế bào học
Tuổi: mọi tuổi, cả hai giới
Không có những rối loạn chức năng nặng kèm
theo
Có chỉ số hoạt động cơ thể theo Karnofski từ 60
trở lên
Có tổn thương đo được (tối thiểu theo hai chiều
không gian)
Có điều kiện theo dõi được tình trạng bệnh và
147
sống còn cho đến ngày kết thúc ghi nhận
(30/7/2003).
Bệnh nhân chưa từng được điều trị đặc hiệu bằng
các phương pháp tại chỗ như phẫu thuật hoặc xạ trị
trước đó ngoại trừ phẫu thuật mổ đặt ống dẫn lưu
màng phổi...
Bệnh nhân được điều trị bằng hóa liệu pháp hoặc
chăm sóc điều trị nội khoa triệu chứng theo chỉ định
lâm sàng
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp tiến triển, tái phát hoặc di căn
sau điều trị tại chỗ tại vùng
Có những rối loạn chức năng nặng kèm theo
Không theo dõi đánh giá được
Phương pháp nghiên cứu chung: tiền cứu mở,
quan sát.
KẾT QUẢ
Chúng tôi thu thập được tổng cộng 267 trường
hợp UTPKTBN giai đoạn tiến xa được điều trị và theo
dõi tại Khoa Nội 1 Bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ
30/6/2001 đến 30/6/2002.
Đặc điểm chung của nhóm khảo sát
Giới tính của nhóm bệnh nhân khảo sát đa số là
nam (64%), tuổi trung bình 59,3. Hơn phân nửa bệnh
nhân có chỉ số hoạt động cơ thể thấp <80 theo KPS).
Về giai đoạn bệnh lý, giai đoạn IV (có di căn xa) và
giai đoạn IIIB phân bố đồng đều (gần 50% trường
hợp), chỉ có 8 trường hợp ở giai đoạn IIIA. Dạng mô
học chiếm ưu thế là carcinôm tuyến (79,4%),
carcinôm tế bào vảy chỉ chiếm 13,5%.
Tuy thiết kế nghiên cứu không phải là phân bố
ngẫu nhiên mà chỉ là quan sát mở ghi nhận theo tình
huống chỉ định lâm sàng nhưng số trường hợp có can
thiệp hóa liệu pháp và không hóa liệu pháp được ghi
nhận đồng đều (49,8 và 50,2%). Có 24,3% bệnh nhân
được can thiệp dẫn lưu và xơ hoá màng phổi do có
tràn dịch màng phổi ác tính kèm theo.
Khảo sát sự phân bố một số đặc điểm dân số học
và lâm sàng theo hai nhóm có hoặc không có can
thiệp hóa liệu pháp ghi nhận các đặc điểm được phân
bố khá đồng đều theo giới, tuổi, nơi cư trú, giai đoạn
lâm sàng, dạng giải phẫu bệnh, dấu hiệu tiên lượng
nặng, tổn thương di căn xa và ngay cả biện pháp dẫn
lưu xơ hóa màng phổi để xử lý tràn dịch màng phổi.
Tuy nhiên, nhóm hóa liệu pháp có chỉ số hoạt động
cơ thể tốt hơn (69% có chỉ số KPS 90 – 100 so với
39%, p<0,001)(Bảng 3.11).
Bảng 1. Phân bố đặc điểm dân số học và lâm sàng
theo hai nhóm có hoặc không hóa liệu pháp
Đặc điểm Nhóm có hóa
liệu pháp
(134 bệnh
nhân)
Nhóm không
hóa liệu
pháp (131
bệnh nhân)
Giới: nam
nữ
Tuổi trung bình
Nơi cư trú: thành thị
thôn quê
Giai đoạn lâm sàng: IIIA
giai đoạn IIIB
giai đoạn IV
Giải phẫu bệnh:
carcinôm tuyến
carcinôm tế bào vảy
carcinôm kém biệt hóa
không định loại
Chỉ số hoạt động cơ thể
90 – 100
70 – 80
50 – 60
Triệu chứng tiên lượng nặng
không có
sụt cân >10%
sốt
bạch cầu hạt >10.000
cả ba
Tổn thương di căn: không
phổi
xương
não
gan
thượng thận
hạch lymphô
vị trí khác
nhiều vị trí
Dẫn lưu, xơ hóa màng phổi
84
50
56,51
80
54
7
64
63
107
17
7
3
69
57
8
115
8
1
6
4
7
26
7
10
4
9
3
8
33
83
48
62,05
82
51
1
72
60
105
19
7
2
39
73
21
105
13
1
10
4
74
23
5
5
5
1
10
5
5
32
Kỹ thuật hóa liệu pháp
Trong tổng số 134 trường hợp bệnh nhân
UTPKTBN được hóa liệu pháp, phân nửa trường hợp
148
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
bệnh nhân (50,7%) chỉ được hóa liệu pháp bước một
với một phác đồ. Số bệnh nhân được thay đổi thuốc
chuyển sang hóa liệu pháp bước hai (phác đồ thứ hai)
chiếm 42,5% do không đáp ứng, do bệnh tiếp tục tiến
triển hoặc do độc tính của thuốc. Tương tự, tỉ lệ bệnh
nhân chuyển sang hóa liệu pháp liệu bước ba và bốn
là 5,2% và 1,5%.
Tổng số chu kỳ hóa liệu pháp cũng thay đổi trong
khoảng từ 1 đến 14 với số chu kỳ trung bình là 5,6.
Phần nhiều bệnh nhân được điều trị từ 4 – 6 chu kỳ.
Có 32,1% bệnh nhân được điều trị hơn 6 chu kỳ và
11,2% hơn 8 chu kỳ. Số chu kỳ điều trị thay đổi tuỳ
thuộc vào tình trạng đáp ứng, độc tính của thuốc và
tình trạng dung nạp của bệnh nhân.
Về phương diện sử dụng hóa liệu pháp liệu đơn
chất hay phối hợp, chúng tôi ghi nhận đại đa số
(96,3%) bệnh nhân được dùng hóa liệu pháp phối hợp
trong lần đầu tiên (bước một) và chỉ có 3,7% bệnh
nhân được dùng hóa liệu pháp đơn chất. Tuy nhiên tỉ
lệ bệnh nhân được dùng hóa liệu pháp đơn chất có
khuynh hướng tăng dần trong các bước hóa liệu pháp
liệu tiếp theo (13,3% ở bước ba và 28,6% ở bước bốn)
Ghi nhận về các phối hợp thuốc sử dụng, phối
hợp cisplatin (hoặc carboplatin) và etoposide được
dùng nhiều nhất như là phối hợp đầu tay (bước một)
với tỉ lệ 66,4%. Có 23,1% bệnh nhân được sử dụng
các phối hợp “thuốc mới” (paclitaxel hoặc
gemcitabine) trong hóa liệu pháp bước một. Các phối
hợp khác như CAP (Cyclophosphamide, Adriamycine,
Cisplatin), MIC (Mitomycin C, Ifosfamide, Cisplatin)
hay các phối hợp khác có Ifosfamide thường được
dùng bước hai sau phối hợp platin/etoposide ở bước
một (Bảng 2).
Bảng 2. Các thuốc và phối hợp thuốc sử dụng
Phối hợp thuốc Bước một Số ca (%)
Bước hai
Số ca (%)
Bước ba
Số ca (%)
Cisplatin/Etoposide
Carboplatin/Etoposide
CAP
MIC
Paclitaxel/Carboplatin
Gemcitabine/Cisplatin
Phối hợp có IFM
59 (44)
30 (22,4)
8 (6)
16 (11,9)
15 (11,2)
1 (0,7)
4 (7)
2 (3,5)
16 (28)
1 (1,7)
13 (22,8)
4 (7)
8 (14)
2
2
Phối hợp thuốc Bước một
Số ca (%)
Bước hai
Số ca (%)
Bước ba
Số ca (%)
Khác 5 (3,7) 9 (15,8) 3
Tổng cộng 134 (100) 57 (100) 7
(Ghi chú: CAP: Cyclophosphamide, Adriamycine,
Cisplatin – MIC: Mitomycin C, Ifosfamide, Cisplatin –
IFM: Ifosfamide)
Độc tính của thuốc dùng trong hóa
liệu pháp
Kết quả ghi nhận về độc tính và các tác dụng phụ
nghiêm trọng của hóa liệu pháp được trình bày trong
bảng 3 theo số chu kỳ có độc tính trên tổng số 769
chu kỳ điều trị.
Bảng 3. Độc tính grad 3 và 4 của hóa liệu pháp
Độc tính Số chu kỳ Tỉ lệ %
Huyết học
Giảm bạch cầu hạt
Giảm tiểu cầu
Thiếu máu
Ngoài huyết học
Nôn ói nặng
Viêm thần kinh ngoại biên
Tim mạch
35
12
16
62
6
3
4,5
1,5
2
8
4,5 (/134 bệnh nhân
hoá liệu pháp)
2,2 (/134 bệnh nhân
hoá liệu pháp)
Tỉ lệ giảm bạch cầu hạt grad 3 và 4 là 4,5% số chu
kỳ điều trị nhưng trong đó chỉ có 1/3 trường hợp (13
trường hợp) phải nằm viện vì sốt giảm bạch cầu. Độc
tính ngoài hệ tạo huyết gặp chủ yếu là tình trạng nôn
ói nặng xảy ra trong khoảng 8% số chu kỳ hóa liệu
pháp. Viêm thần kinh ngoại biên gặp ở 4,5% bệnh
nhân sau một số chu kỳ hóa liệu pháp có thuốc thuộc
nhóm platin.
Độc tính của thuốc dùng trong hóa liệu pháp có
ảnh hưởng đến việc điều trị và là một trong những lý
do ngưng hóa liệu pháp. Có 7,4% bệnh nhân phải
ngưng hóa liệu pháp bước một vì độc tính và tác dụng
phụ của thuốc. Tỉ lệ này lần lượt là 2,2% đối với hóa
liệu pháp bước hai và 11% đối với hóa liệu pháp bước
ba. Ngoài ra có 6 trường hợp tử vong do độc tính của
hóa liệu pháp (4,4% số bệnh nhân hóa liệu pháp) bao
gồm 5 trường hợp giảm bạch cầu hạt và một biến
chứng tim mạch.
149
Thời gian sống còn Kết quả hóa liệu pháp
Thời gian sống còn toàn bộ của hai nhóm bệnh
nhân có và không có hóa liệu pháp được trình bày
trong bảng 5 và biểu đồ 1 dưới đây.
Các tỉ lệ đáp ứng
Các tỉ lệ đáp ứng của 134 bệnh nhân hóa liệu
pháp được ghi nhận trong bảng 4. Tỉ lệ đáp ứng chủ
quan là 68,6%. Các tỉ lệ đáp ứng khách quan gồm:
1,5% đáp ứng hoàn toàn, 28,3% đáp ứng một phần,
58,9% bệnh không thay đổi (ổn định) và có 11,2%
bệnh tiến triển.
Bảng 5. Thời gian sống còn toàn bộ hai nhóm bệnh
nhân (tháng)
Chỉ số Chung
hai nhóm
Hóa liệu
pháp
Không hóa
liệu pháp
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Khoảng
Trung vị
Tỉ lệ % sống trên 1 năm
7,03
4,78
1 – 24
6
13,9
9,33
4,67
1 – 24
10
23,1
4,71
3,65
1 – 17
4
4,5
Thời gian đáp ứng trung bình 5,1 tháng (độ lệch
chuẩn 2,9 tháng).
Ghi nhận các tỉ lệ đáp ứng theo hai nhóm bệnh
nhân dùng các phối hợp “thuốc cũ” và “thuốc mới”,
các tỉ lệ đáp ứng cao hơn ở nhóm “thuốc mới” nhưng
không đủ ý nghĩa thống kê.
Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của cả nhóm
bệnh nhân là 6 tháng. Nhóm bệnh nhân có hóa liệu
pháp có trung vị thời gian sống còn toàn bộ dài hơn
nhóm không can thiệp đáng kể (9,3 tháng so với 4,7
tháng, p < 0,05). Tỉ lệ bệnh nhân sống qua một năm
của nhóm hóa liệu pháp là 23,1% so với 4,5% của
nhóm không can thiệp.
Bảng 4. Các tỉ lệ đáp ứng
Loại đáp ứng Số ca Tỉ lệ %
Đáp ứng chủ quan
Đáp ứng khách quan
đáp ứng hoàn toàn
đáp ứng một phần
không thay đổi
bệnh tiến triển
Thời gian đáp ứng (tháng)
trung bình
lệch chuẩn
92
2
38
79
15
5,1
2,9
68,6
1,5
28,3
58,9
11,2
Survival Functions
3020100
C
um
S
ur
vi
va
l
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
0.0
-.2
Tỉ lệ sống còn
Có hóa liệu pháp
CDHOATRI
co
khong
Không hóa liệu pháp
thangt ù
Biểu đồ 1. Thời gian sống còn toàn bộ của hai nhóm bệnh nhân
150
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tổng hợp tương quan của các yếu tố
khảo sát với thời gian sống còn
Bảng 6. Tương quan của các yếu tố khảo sát với thời
gian sống còn
Yếu tố Phép kiểm Ý nghĩa
Giới
Tuổi
Triệu chứng nặng
KPS
Tổn thương di căn
Giai đoạn lâm sàng
Giải phẫu bệnh
CEA/máu
Có hoá liệu pháp
Loại phối hợp bước
một
Đáp ứng hóa liệu
pháp bước một
Số bước hóa liệu
pháp
Số chu kỳ điều trị
0,027 (Spearman)
0,217 (Pearson)
-0,190 (Spearman) Tương quan mức 0,01
0,213 (Pearson)
-0,116 (Spearman)
-0,083 (Spearman)
0,010 (Spearman)
-0,289 (Pearson)
0,497 (Spearman)
0,092 (Spearman)
0,361 (Spearman)
0,148 (Pearson)
0,702 (Pearson)
Không tương quan
Tương quan mức 0,05
Tương quan mức 0,05
Không tương quan
Không tương quan
Không tương quan
Tương quan mức 0,05
Tương quan mức 0,01
Không tương quan
Tương quan mức 0,01
Không tương quan
Tương quan mức 0,01
Như vậy qua khảo sát này, thời gian sống còn của
bệnh nhân UTPKTBN có tương quan thuận lợi với các
yếu tố được xác lập như sau:
-có hóa liệu pháp (mức tương quan 0,01)
-đáp ứng với hóa liệu pháp bước một tốt (mức
tương quan 0,01)
-có số chu kỳ điều trị nhiều, phù hợp (mức tương
quan 0,01)
-không có các triệu chứng tiên lượng nặng (mức
tương quan 0,01)
-không có CEA/máu cao (mức tương quan 0,05)
-chỉ số hoạt động cơ thể tốt (mức tương quan
0,05)
-không ở hai “đầu mút” của nhóm tuổi (mức
tương quan 0,05)
Các yếu tố không xác lập được tương quan với
thời gian sống còn:
-giới
-giai đoạn lâm sàng
-tổn thương di căn
-dạng giải phẫu bệnh
-loại phối hợp thuốc sử dụng bước một
-số bước hóa liệu pháp sử dụng.
BÀN LUẬN
Độc tính của hóa liệu pháp
Độc tính trên hệ tạo huyết nghiêm trọng và
thường gặp nhất là tình trạng giảm bạch cầu. Tỉ lệ
giảm bạch cầu hạt grad 3 và 4 là 4,5% số chu kỳ điều
trị nhưng trong đó chỉ có 1/3 trường hợp (13 trường
hợp) phải nhập viện vì sốt giảm bạch cầu. Việc điều
trị chủ yếu dựa vào kháng sinh toàn thân, nâng đỡ cơ
thể và dùng các thuốc trợ tủy kích thích tăng bạch
cầu trong một số trường hợp. Tỉ lệ giảm bạch cầu này
khá thấp so với nhiều công trình nghiên cứu ở nước
ngoài nhưng tương tự như kết quả khảo sát tại cùng
Bệnh viện vào thời điểm trước có thể do việc dùng
liều thường thấp(4,7,8,9).
Tỉ lệ giảm bạch cầu hạt grad 3 hoặc 4 ghi nhận
được trong loạt khảo sát của chúng tôi cũng ở mức độ
thấp (4,5% số chu kỳ) do dùng liều thấp. Tuy nhiên
đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong liên
quan đến điều trị. Trong số 6 bệnh nhân tử vong liên
quan đến điều trị (chiếm 4,4% bệnh nhân) có đến 5
trường hợp là do biến chứng giảm bạch cầu.
Tình trạng giảm tiểu cầu grad 3 hoặc 4 chỉ được
ghi nhận trong 1,5% số chu kỳ hóa liệu pháp và liên
quan đến dùng carboplatin. Tuy vậy giảm tiểu cầu
không đưa đến biến chứng nghiêm trọng nào, bệnh
nhân phần nhiều tự hồi phục, có hai trường hợp phải
nhập viện truyền tiểu cầu vì xuất huyết dưới da.
Trên bệnh nhân hóa liệu pháp UTPKTBN giai
đoạn tiến xa, việc đánh giá tình trạng thiếu máu có
hay không liên quan đến điều trị là điều rất khó khăn.
Dù các dẫn chất platin (cisplatin, carboplatin) thường
được dùng trong các phối hợp có độc tính tích tụ trên
tủy xương nhưng các yếu tố khác như tình trạng
chán ăn, nôn ói, đau nhức, tâm lý lo lắng... của bệnh
nhân cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng và góp phần gây thiếu máu.
Độc tính ngoài hệ tạo huyết gặp chủ yếu là tình
trạng nôn ói nặng xảy ra trong khoảng 8% số chu kỳ
hóa liệu pháp. Cisplatin là thuốc có khả năng gây nôn
ói mạnh và có đặc tính là nôn ói muộn xảy ra nhiều
151
ngày sau điều trị. Đây là điều gây khó khăn cho nhiều
bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân ngoại trú ở các tỉnh
xa. Việc xử trí thường đòi hỏi phải nhập việc, bù hoàn
nước điện giải, năng lượng, dùng thuốc chống nôn
(corticoid và metoclopramide liều cao)... Đối với bệnh
nhân được đánh giá kém khả năng dung nạp với tác
dụng phụ này, carboplatin thường được chỉ định
dùng thay thế.
Viêm thần kinh ngoại biên gặp ở 4,5% bệnh nhân
sau một số chu kỳ hóa liệu pháp có nhóm platin.
Bệnh nhân thường biểu hiện tê, dị cảm đầu tay, chân
đưa đến cản trở ít nhiều khi cằm nắm, đi đứng.
Triệu chứng đau cơ khớp rất đặc thù cho
paclitaxel được ghi nhận xảy ra với tỉ lệ 5 – 10% bệnh
nhân đau cơ khớp grad 3 hoặc 4(15,16). Chúng tôi ghi
nhận tác dụng phụ này rất hiếm gặp (dưới 5% số chu
kỳ hóa liệu pháp với paclitaxel) và thường nhẹ (grad 1,
2), thoáng qua. Các tác dụng phụ khác tuy ít nghiêm
trọng hơn nhưng rất thông thường là rụng tóc, thay
đổi màu sắc da, móng, táo bón hay tiêu chảy, giả cúm
v.v... cũng được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân khảo
sát này.
Độc tính của hóa liệu pháp có ảnh hưởng đến
việc điều trị và là một trong những lý do ngưng hóa
liệu pháp: 7,4% trong ngưng hóa liệu pháp bước một,
2,2% hóa liệu pháp bước hai và 11% đối với hóa liệu
pháp bước ba. Ngoài ra có 6 trường hợp tử vong do
độc tính của hóa liệu pháp (4,4% số bệnh nhân điều
trị) bao gồm 5 trường hợp giảm bạch cầu hạt và một
biến chứng tim mạch. Tỉ lệ tử vong liên quan đến
điều trị tuy thấp nhưng có ảnh hưởng đến kết quả
sống còn của toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu
và làm mờ nhạt đi ích lợi sống còn của hóa liệu pháp
trên nhóm bệnh nhân có đáp ứng(23,). Đây cũng là
điều cần ghi nhận để cân nhắc chỉ định hóa liệu pháp
cho phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Kết quả hóa liệu pháp
Các tỉ lệ đáp ứng
Các tỉ lệ đáp ứng khách quan gồm: 1,5% đáp ứng
hoàn toàn, 28,3% đáp ứng một phần, 58,9% bệnh
không thay đổi (ổn định) và có 11,2% bệnh tiến triển.
Như vậy tỉ lệ đáp ứng toàn bộ là 29,8%. So sánh với
kết quả ghi nhận cũng tại Bệnh viện Ung Bướu
TPHCM thời điểm 1995-1997, các tỉ lệ đáp ứng đều
cao hơn rõ rệt(9). Chúng tôi cho rằng điều này phản
ảnh sự khác biệt trong phương pháp ghi nhận. Trong
tổng kết trước, tỉ lệ bệnh nhân hóa liệu pháp bước hai
và bước ba là 18,8 và 4,9%, số chu kỳ điều trị trung
bình chỉ là 2,6(9). Nghiên cứu này ghi nhận số bệnh
nhân hóa liệu pháp các bước hai và ba cao hơn rõ rệt
(42,5 và 5,2%), số chu kỳ điều trị trung bì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7078_hoa_tri_ung_thu_phoi_khon.pdf