Báo cáo giữa kỳ môn Triết học Mác – Lênin - Đề tài 9: Vấn đề và bản chất con người vấn đề tha hóa và giải phóng con người trong triết học Mác - Lênin

I. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của

thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà

nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không những thế trong nhiều đề tài

khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung tâm được các nhà

nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý. Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết

học, xã hội học.v.v.Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và không

ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối vưói

sự hiểu biết và làm lợi cho con người.

Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn

trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh không biết khi nào

dừng. Những lập trường chính trị trình độ nhận thức và tâm lý của những người

nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác

nhau.

Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học để tự hỏi: Thực chất con

người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn

trong chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một

tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là

bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của muôn

loài. Chỉ đứng sau thần linh. Con người được chia làm hai phần là phần xác và

phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế

sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn con người tồn tại

1mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại họ cho rằng phần xác quyết định và chi

phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử cả, và quá trình nhận thức đó không

ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con

người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.

Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên

cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa duy vật máy

móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Học chủ nghĩa

duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái

tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khác cho rằng cái tôi không có khả

năng vượt quá cảm giác của mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng

tới cao. Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người,

mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh.

Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những các thức lý luận

xem xét người một cách trừu tượng. Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá phần hồn

thành con người trừu tượng. Tự ý thức còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt

đối hoá phần xác thành con người trừu tượng. Sinh học, tuy nhiên họ vẫn còn

nhiều hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất con

người.

Sau này chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó,

đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết triết

học trước đây để đi tới quan niệm về con người thiện thực, con người thực tiễn cải

tạo tự nhiên và xã hội với tư cách là con người hiện thực. Con người vừa là sản

phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên.

pdf18 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo giữa kỳ môn Triết học Mác – Lênin - Đề tài 9: Vấn đề và bản chất con người vấn đề tha hóa và giải phóng con người trong triết học Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phát triển nền 10 kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của Chiến lược phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 mà Đảng đã thông qua tại Đại hội XII là: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người ngày một gia tăng, vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ được phát huy; kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước... Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát đó cho thấy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, khi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có học thuyết Mác về con người, về sự nghiệp giải phóng và phát triển con người, được xác định là cơ sở lý luận nền tảng, là kim chỉ nam cho hành động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phát triển con người Việt Nam - “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” - vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Phát triển con người Việt Nam - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân Việt Nam từng bước thực hiện. Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác về vị trí và vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bên cạnh Việt Nam, nhiều nước trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới đã cho thấy thành công của họ trong chiến lược nâng cao chất lượng con người, coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và 11 đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên vô giá ấy, lấy đó làm đòn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội. Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI và XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, phát triển con người Việt Nam toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với thực tiễn Việt Nam hiện nay, với bối cảnh quốc tế hiện thời, để phát triển con người Việt Nam, để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát huy nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là yếu tố cơ bản cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm từng bước hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội. Và, Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, trở thành nền tảng và động lực; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; đặc biệt là khi quá trình hiện đại hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà mọi kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trung thành với học thuyết Mác về con người, giải phóng và phát triển con người, giải phóng và phát triển cả cộng đồng nhân loại, trong suốt toàn bộ sự 12 nghiệp cách mạng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy việc chăm lo cho hạnh phúc của con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất. Luận điểm được coi là then chốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh - “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” - đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự nghiệp hoạt động của Đảng. Với tư cách là đảng cầm quyền, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Liên tục trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức cũng là vì sự nghiệp cao cả đó. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức lấy học thuyết Mác về phát triển con người làm nền tảng không có nghĩa là đặt phát triển kinh tế sau phát triển con người, mà là ở chỗ “tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Một nước đang phát triển có thu nhập trung bình như Việt Nam, để nhanh chóng thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” đó, trước hết cần ưu tiên cho phát triển kinh tế. Trước đây, với căn bệnh chủ quan, duy ý chí, Việt Nam đã làm như vậy và đã phạm sai lầm. Ngày nay, để tránh mắc lại sai lầm đó, phát triển kinh tế không thể không xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, từ tinh thần nhân văn sâu sắc và gắn liền với hiện đại hóa đời sống xã hội. Bởi lẽ, một trong những động lực 13 quan trọng để phát triển kinh tế chính là ở chỗ tạo ra sự cân đối, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta không thể không lưu ý tới lời cảnh tỉnh của C. Mác về nguy cơ “tha hóa” của con người trong nền kinh tế hàng hóa. C. Mác nhắc nhở chúng ta trong phát triển kinh tế phải gắn “sự nghiệp giải phóng con người” với cuộc “đấu tranh chống lại biểu hiện thực tiễn cực đoan của sự tha hóa của con người”. Ngày nay, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải gắn liền với cội nguồn dân tộc, với những giá trị truyền thống. Chỉ có thế chúng ta mới tránh khỏi “nguy cơ tha hóa”, làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình. Chiến lược phát triển con người toàn diện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải được hoạch định theo hướng đó. Thêm vào đó, nó cần được xuất phát từ quan niệm của C. Mác về tính thiết yếu của việc kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Bởi lẽ, “chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có những phương tiện để có thể phát triển toàn diện năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” và chỉ “trong điều kiện có cộng đồng thật sự, các cá nhân có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy”. Và, cũng chỉ có trong một cộng đồng như vậy, “sự phát triển tự do của mỗi người” mới trở thành “điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. 14 PHỤ LỤC PHÂN CÔNG KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH Nội dung Sinh viên thực hiện 1. Vấn đề con người Nguyễn Văn Tươi 2. Bản chất con người 3. Vấn đề tha hóa Hoàng Bảo Việt 4. Giải phóng con người Phạm Văn Tú 5. Liên hệ Việt Nam Bùi Cẩm Tú Uyên 6. Tổng hợp, trình bày word Nguyễn Lê Hoàng Yến 7. Trình bày powerpoint 8. Thuyết trình Hoàng Bảo Việt Phạm Văn Tú 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: 1. Giáo trình triết học Mác-Lênin. 2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. 4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 5. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd. Tài liệu online: 9. Link: https://bitly.com.vn/2Ct7p (Đã truy cập 25/4/2020) 10. Link: https://123doc.net/document/3516043-hien-tuong-tha-hoa-giai- phong-con-nguoi.htm (Đã truy cập 24/4/2020) 11. Link: minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai- phong-va-phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri-lam-nen-suc-song-truong-ton- cua-chu-nghia-3175 (Đã truy cập 25/4/2020) 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_giua_ky_mon_triet_hoc_mac_lenin_de_tai_9_van_de_va_b.pdf
Tài liệu liên quan