Báo cáo Giải phẩu bệnh tăng năng tuyến giáp

Là một bệnh Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp, gây ra do sự

mất điều chỉnh giữa hai tuyến nội tiết: Tuyến yên và Tuyến giáp trạng. Bệnh do

yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà

sinh bệnh.

Bình thường tuyến giáp bài tiết ra Thyroxin dưới sự kích thích của tuyến yên.

Thyroxin là do Iod kết hợp với Globulin có vai trò quan trọng trong việc phát dục

và chuyển hoá chung.

Bệnh cường tuyến giáp là bệnh cường chức năng đó, tuyến giáp trạng to lên toàn

bộ, có một hạt bướu ác tính khu trú hoặc bệnh phát triển trên một bướu cổ cũ.

Đa số kèm theo to tuyến giáp, một số ít phát bệnh sau một chấn thương tinh thần

mạnh, nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỷ lệ

mắc bệnh nam: nữ là 1:4. Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều

mồ hôi, dễ đói, người gầy sụt cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi.

Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave).

Bệnh cường giáp có liên hệ với chứng ‘Can Hỏa’, ‘Anh Lựu’ của Đông y

pdf31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Giải phẩu bệnh tăng năng tuyến giáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----[\ [\----- GIẢI PHẨU BỆNH TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP Cường Giáp - Giáp Trạng Tuyến Công Năng Cang Tiến Chứng, Bướu Cổ Lồi Mắt, - Hyperthyroidie, Maladie de Basedow) Đại Cương Là một bệnh Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp, gây ra do sự mất điều chỉnh giữa hai tuyến nội tiết: Tuyến yên và Tuyến giáp trạng. Bệnh do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh. Bình thường tuyến giáp bài tiết ra Thyroxin dưới sự kích thích của tuyến yên. Thyroxin là do Iod kết hợp với Globulin có vai trò quan trọng trong việc phát dục và chuyển hoá chung. Bệnh cường tuyến giáp là bệnh cường chức năng đó, tuyến giáp trạng to lên toàn bộ, có một hạt bướu ác tính khu trú hoặc bệnh phát triển trên một bướu cổ cũ. Đa số kèm theo to tuyến giáp, một số ít phát bệnh sau một chấn thương tinh thần mạnh, nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỷ lệ mắc bệnh nam: nữ là 1:4. Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, dễ đói, người gầy sụt cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi... Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave). Bệnh cường giáp có liên hệ với chứng ‘Can Hỏa’, ‘Anh Lựu’ của Đông y. Nguyên nhân gây bệnh Theo YHHĐ: Có một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng năng tuyến giáp như sau: . Cường nội tiết sinh dục nữ (tăng Folliculine). . Trạng thái thần kinh (Cơ địa). . Chấn thương tinh thần (Stress). . Yếu tố gia đình. . Các bệnh nhiễm khuẩn (tuyến giáp viêm, thương hàn, cúm...). . Nhiễm độc Thủy ngân, tinh chất tuyến giáp... Theo YHCT + Có liên quan đến sự rối loạn tình chí. . Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’, mục ‘Anh Lựu’ viết: "Chứng anh là do lo buồn khí kết sinh ra". . Sách "Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: "Chứng anh lựu phát sinh không phải âm dương chính khí kết thũng thì cũng là do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ mà sinh ra”. Như vậy, nguyên chủ yếu của bệnh là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên. Có thể phân tích nguyên nhân bệnh lý như sau: - Khí uất: chủ yếu là can khí uất trệ như sách "Tế Sinh Phương’, mục ‘Anh Lựu Luận Trị’ viết: "Chứng anh lựu đa số do vui giận thất thường, ưu tư quá độ mà sinh bệnh". Triệu chứng lâm sàng thường có: bệnh nhân bứt rứt, dễ cáu gắt, lo lắng nhiều. - Đàm kết: do khí trệ lâu ngày sinh ra, triệu chứng của đàm kết là tuyến giáp sưng to mức độ khác nhau và mắt lồi. - Huyết ứ: do khí trệ đàm kết cũng gây tắc mạch, huyết ứ triệu chứng chủ yếu là đau ngực, phụ nữ tắt kinh, mạch Kết, Đại. - Hỏa uất xông lên cũng do khí trệ đàm kết gây nên, triệu chứng là phiền nhiệt (nóng nảy bứt rứt, hồi hộp, mau đói, nhiều mồ hôi, mặt nóng đỏ, rêu vàng, mạch Sác. - Âm hư: do uất nhiệt lâu ngày làm tổn thương chân âm có những triệu chứng như người gầy nóng, tay run, sốt nhẹ, miệng khô, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, lưỡi thon đỏ, ít rêu mạch Tế Sác. Triệu Chứng Lâm Sàng: Triệu chứng chung + Rối loạn tuyến giáp trạng: . Gầy nhanh và toàn thể, nhất là trong những đợt tiến triển sút 2-3 kg trong tuần dù ăn nhiều. . Nhịp tim thường nhanh (Nhịp tim nhanh trên 100/phút thường xuyên là triệu chứng không thể thiếu được. + Rối loạn tuyến yên: . Lồi mắt: cả hai bên, mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt. Nhìn xuống, mi mắt trên không che kín tròng trắng. . Run tay: thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều, độ run nhẹ, run tăng khi bị xúc động, sợ hãi. . Thay đổi tính tình: dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn tính tình, rối loạn kinh nguyệt. . Tuyến giáp trạng to. Trừ một số ít bệnh nhân do chấn thương tinh thần hoặc do nhiễm khuẩn tuyến giáp nên bệnh phát đột ngột, đa số bệnh phát từ từ, lâm sàng triệu chứng nặng nhẹ rất khác nhau, có thể phân làm 4 thể bệnh: nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng. 1. Chứng nhẹ: Thường là giai đoạn bệnh mới mắc, bệnh nhân thường bứt rứt, tính tình dễ nóng nảy, mệt mỏi, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sụt cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Tế Sác. 2. Chứng nặng: Xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, ngoài những triệu chứng chủ quan trên đây nặng hơn, thường có sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, mau đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, ngón tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết Đại. 3. Chứng nguy: Bệnh nhân sốt cao ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói sảng, hoặc sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, mạch Vi Tế khó bắt, huyết áp hạ, có thể có vàng da. 4. Biến chứng: Bệnh cường tuyến giáp là một bệnh nặng, tiến triển bất ngờ, từng đợt, nếu không điều trị, bệnh dẫn đến: + Đau ngực: Đánh trống ngực hồi hộp, tức ngực, khó thở, vùng trước tim đau. + Cơ bắp yếu mềm, đi lại khó khăn do kali máu hạ.. + Suy tim: báo hiệu bằng những cơn nhịp tim nhanh, kịch phát, sau đó loạn nhịp tim hoàn toàn rồi to tim toàn bộ. + Suy mòn: người gầy đét rồi chết. + Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể ổn định, bịnh nhân lên cân, ngủ được, nhịp tim trở lại bình thường, kinh nguyệt đều. Chẩn đoán: chủ yếu Căn cứ vào: 1. Triệu chứng lâm sàng: có 4 loại triệu chứng chính: . Tuyến giáp to vừa, lan tỏa hay có nhân. - Triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh tinh thần: Bứt rứt dễ cáu gắt, đau đầu, mất ngủ, kém tập trung. Rối loạn vận động như run tay, động tác không tự chủ, thân nhiệt tăng, mồ hôi ra nhiều. - Rối loạn tuần hoàn và tim mạch: tim nhịp nhanh hoặc nhịp tim không đều, có tiếng thổi, tăng huyết áp kỳ tâm thu, giảm huyết áp kỳ tâm trương. - Mắt lồi, dấu hiệu Graph (+). 2. Trường hợp triệu chứng lâm sàng không điển hình, thường ở trẻ em và người cao tuổi, cần làm các xét nghiệm sau để xác định chẩn đoán: Chuyển hóa cơ bản tăng (trị số bình thường: -10 - +10%, có thể theo công thức: Chuyển hóa cb = số mạch/ph + mạch áp - 111%. (Mạch áp = huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương (tính bằng mmHg). Thí dụ: Huyết áp của ông A = 120/80 mmHg thì mạch áp của ông A = 120 - 80 = 40, và nếu mạch đập của ông A là 80 lần/phút thì chuyển hóa cơ bản = 80 + 40 - 111 = +9%). Cholesterol máu giảm. - Thyroxin máu cao từ 12-20mcg% (bình thường 4- 8mcg%) Độ tập trung Iod trên 50%. Căn cứ vào kết quả đo chuyển hóa cơ bản để đánh giá tình trạng nặng nhẹ của bệnh cường giáp thành 4 độ như sau: ' - Cường giáp độ I: chuyển hóa cơ bản = +15 - +30%, nhịp tim dưới 100 lần/phút Cường giáp độ II: chuyển hóa cơ bản = +30 - + 60%, nhịp tim = 100 – 120 lần/phút. - Cường giáp độ III: chuyển hóa cơ bản = trên + 60%, nhịp tim = trên 120 lần/phút. Cường giáp độ IV: chuyển hóa cơ bản = trên + 100%, nhịp tim = trên 120 lần/phút. (Nhịp tim phải lấy mạch lúc bệnh nhân được nghỉ ngơi đầy đủ. Bệnh độ I là bệnh nhẹ, độ II là trung bình, độ III là bệnh nặng và độ IV là rất nặng). Điều trị: Đông Y trị chứng cường giáp lấy biện chứng luận trị làm cơ sở nhưng phân từng loại cũng có sự khác biệt. * Y viện Nam kinh phân thành 4 loại: Can khí uất trệ, Đờm khí giao kết, Can hỏa vượng và Tâm Can âm hư. * Y viện Thượng Hải phân làm 3 loại: Khí trệ đờm ngưng, Can hỏa cang thịnh và Tâm Can Âm hư. * Y viện Bắc Kinh cho rằng chứng trạng điển hình của bệnh cường giáp không xuất hiện đồng thời mà ở các giai đoạn khác nhau đều có các chứng khác nhau. Các phương pháp phân loại của các tác giả tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng trên cơ bản đều cho rằng diễn biến của bệnh này có các quy luật sau: + Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết. + Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận. Cách chung (Theo Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học). + Chứng nhẹ: Biểu hiện chủ yếu là thể can khí uất kết, đàm kết sinh hỏa gây nhiễu tâm nên phép trị chủ yếu là sơ can, thanh tâm, hóa đàm, tán kết, dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán hợp Toan Táo Nhân Thang gia giảm (Sao Sơn chi, Tri mẫu, Liên tử, Đơn bì, Ngân Sài hồ, Bạch thược, Đương qui, Toan táo nhân, Viễn chí, Tượng Bối mẫu, Hải tảo, Mẫu lệ. Có kết quả tốt thì bài thuốc chuyển làm thuốc hoàn hoặc cao tiếp tục uống trong 2 - 3 tháng. Trường hợp không khỏi chuyển sang dùng phép trị chứng nặng. + Chứng nặng: Biểu hiện chủ yếu là khí uất, đàm kết, táo hỏa thương âm, phép trị chủ yếu là dưỡng âm, tả hỏa, hóa đàm, tán kết, dùng bài thuốc có các vị Hạ khô thảo, Tri mẫu, Cúc hoa, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Côn bố, Trúc nhự, Bối mẫu, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh đại hoàng sắc uống. Nếu kết quả tốt dùng trong 2 - 3 tháng chuyển sang uống thuốc hoàn để củng cố. 3) Chứng nguy: Biểu hiện chủ yếu là táo hỏa cực thịnh làm suy kiệt khí âm, cần truyền dịch hồi sức cấp cứu theo tây y, khí âm được hồi phục, chuyển sang điều trị như đối với thể nặng có kết hợp thuốc tây. Biện chứng luận trị l) Can khí uất trệ: Ngực sườn đau tức, bụng đầy ăn ít, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền. Phép trị: Sơ Can thanh nhiệt, lý khí, giải uất. - Bài thuốc: Đơn Chi Tiêu Dao Tán gia giảm: Đơn bì, Chi tử đều 12g, Sài hồ 8g, Đương qui 16g, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh đều 12g, Bạc hà (cho sau), Trần bì, Hậu phác đều 10g, Gừng tươi 3 lát sắc uống. 2) Can hỏa thịnh: Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, sợ nóng, miện đắng, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, chân tay run, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Sác. Trường hợp can hỏa phạm vị, bệnh nhân mau đói, ăn nhiều. Phép trị: Thanh can, tả hỏa. Bài thuốc: Long Đởm Tả Can Thang Gia giảm: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Thiên hoa phấn đều 12g, Sinh địa,Bạch thược đều 16g, Ngọc trúc 20g, sắc uống. Trường hợp vị nhiệt mau đói, ăn nhiều thêm Hoàng liên, Thạch cao để tả vị nhiệt. Tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, mặt đỏ tay run gia Trân châu, Từ thạch, Câu đằng, Địa long để bình can, tiềm dương. Táo bón thêm Đại hoàng để thông tiện. 3) Tâm âm hư: Bứt rứt khó ngủ, hồi hộp ra mồ hôi, mệt mỏi, ngắn hơi (hụt hơi), chất lưỡi đỏ bóng, ít rêu hoặc rêu mỏng, mạch Tế Sác. Phép trị: Dưỡng tâm, an thần, tư âm, sinh tân. - Bài thuốc: Bổ Tâm Đơn gia giảm: Sa sâm 16g, Huyền sâm, Đơn sâm, Thiên môn, Mạch môn, Đương qui, Sinh địa, Bá tử nhân đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Sao táo nhân 20g, Viễn chí 6g, Chu sa 1g (tán bột mịn hòa thuốc uống). Trường hợp thận âm hư (ù tai, miệng khô, vùng thắt lưng đau, gối mỏi, thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Quy bản, Kỷ tử để bổ thận âm. Trường hợp âm hư hỏa vượng, thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm tả hỏa. 4- Đàm Thấp Ngưng Kết: Tuyến giáp to, ngực đầy tức, không muốn ăn, nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhớt, mạch Nhu Hoạt. Điều trị: Hóa đàm, lợi thấp, nhuyễn kiên, tán kết. Bài thuốc: Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm: Hải tảo, Côn bố, Hải đới đều 20 - 40g, bán hạ, Triết bối mẫu, Trạch tả, Phục linh, Đương qui đều 12g, Thanh bì 10g, Xuyên khung 6g. Trường hợp ngực tức, sườn đau thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách để sơ can chỉ thống. Nếu nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, mệt mỏi thêm Bạch truật, Ý dĩ, Biển đậu để kiện tỳ trừ thấp. 4) Biến Chứng + Đau ngực (hung tý): do can khí uất trệ, nhiệt đàm làm tắt kinh lạc. Phép trị là sơ can, thông lạc, thanh nhiệt, hóa đàm dùng các vị: Khương bán hạ, Qua lâu bì, Chỉ thực, Uất kim, Hồng hoa, Đơn sâm, Đăng tâm, sao Hoàng liên. Hết đau (hung tý được tuyên thông) tiếp tục phép trị chứng nặng, thêm thuốc hoạt huyết hóa ứ. + Chân tay yếu mềm: Triệu chứng của can thịnh tỳ hư, khí thoát, đàm kết, phép trị dùng thanh can, trợ tỳø hóa đàm, tán kết, dùng các vị Đơn bì, Chi tử, Thái tử sâm, Bạch truật sống, chích Hoàng kỳ, Khương bán hạ, Thanh bì, Trần bì, Xuyên ngưu tất, Tàm sa, Côn bố, có kết quả rồi tiếp tục dùng phép trị chứng nhẹ. Thời gian điều trị bằng đông y có kết quả phải từ một đến 2 năm. Cần chú ý theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị nếu không kết quả phải dùng thuốc kháng giáp kết hợp. Châm Cứu Châm có thể làm cho thần kinh giao cảm ở cổ bớt khẩn trương, úc chế sự phân tiết của tuyến giáp làm nhãn cầu bớt ứ huyết và các hột mắt bớt lồi. Châm Liêm tuyền, Nhân nghênh, Thủy đột, Thiên đột, Thiên trụ, Phong trì, Đại chùy, Đại trử. Nếu lồi mắt châm thêm Tứ bạch, Đồng tử liêu. Mạch quá nhanh châm Nội quan hoặc ấn từ từ và nhẹ ở vùng xoang động mạch cảnh (huyệt Thủy đột) và hai nhãn cầu khoảng 30 giây đến một phút. Châm có thể đề phòng hiện tượng tim đập nhanh quá trong và sau khi mổ Bazedow. Năm phút trước khi mổ, châm Nội quan (chủ yếu), Thần môn, Túc tam lý, Tam âm giao cả hai bên. Lưu kim suốt 10 giờ. Trong lúc mổ, cứ 15 phút vê nhẹ một lần. Sau khi mổ, cứ 2 giờ vê nhẹ một lần. Kết quả rất tốt. Tham Khảo + BÌNH ANH PHÚC PHƯƠNG (Viện Văn Học, bệnh viện Nhân dân Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm TQ): Huyền sâm, Bạch thược, Đơn bì, Đương qui, Phục linh, Sinh đia, Triết bối mẫu, Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Sơn thù nhục 6g,. Sinh Mẫu lệ 30g, Hạ khô thảo 12g, Ngọa lăng tử 15g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng dục âm, tiềm dương, dưỡng tâm, ích thận, sơ can, tỉnh tỳ, hóa đàm, thanh anh, chủ trị chứng cường giáp âm hư dương thịnh. Kết quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc theo biện chứng gia giảm trị 110 ca cường giáp, kết quả: khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, chuyển hóa cơ bản và kết quả xét nghiệm hồi phục bình thường) 38 ca, tiến bộ (triệu chứng giảm rõ, chuyển hóa cơ bản và xét nghiệm đều bình thường) 63 ca, có kết quả (triệu chứng và chuyển hóa cơ bản đều giảm, xét nghiệm chưa bình thường): 6 ca, không kết quả rõ: 3 ca. Trong số bệnh nhân có 77 ca tuyến giáp sưng, sau điều trị hết sưng có 59 ca, nhỏ hơn: 10 ca, có lồi mắt 54 ca, sau điều trị hết lồi 40 ca, lồi giảm 10 ca. Phần lớn bệnh nhân sau khi uống thuốc 3 - 6 ngày triệu chứng lâm sàng bắt đầu giảm, thuốc đối với triệu chứng mắt lồi cũng có tác dụng tốt. + KHÁNG GIÁP PHIẾN (Trương Triết Thần, bệnh viện trực thuộc Học viện Trung y Sơn Đông): Quất hồng 100g, Bán hạ, Bạch linh, Hải tảo, Côn bố, Mẫu lệ (nung), Đại Bối mẫu đều 150g, Hạ khô thảo 200g, Tam lăng 100g, Hoàng dược tử, Cam thảo đều 50g, Hổ phách, Chu sa đều 10g, tất cả tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên nặng 15g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Bài thuốc có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, hóa đàm, tán kết. Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị 125 ca, kết quả khỏi 65 ca, kết quả tốt (cơ bản hết triệu chứng lâm sàng, chức năng tuyến giáp gần bình thường) 24 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả (sau 2 tháng điều trị, triệu chứng lâm sàng không thay đổi) 13 ca. Trong bài đã dùng Cam thảùo với Côn bố, Hải tảo nhưng không thấy có phản ứng phụ. + PHỨC PHƯƠNG KHÁNG GIÁP CAO (Từ Vĩnh Phổ, bệnh viện trực thuộc số 1 trường Đại học Y khoa Triết Giang): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Mạch môn, Bạch thược, Hạ khô thảo đều 15g, Sinh địa, Đơn sâm, Sinh mẫu lệ đều 30g, Tô tử, Ngũ vị tử, Hương phụ chế đều 10g, Bạch giới tử 6g. Nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 3 lần. Một liệu trình 3 tháng, có thể dùng mấy liệu trình. Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, triệu chứng giảm tốt 90,9%, trong 40 ca có đo chuyển hóa cơ bản, 20 ca hồi phục bình thường, giảm rõ (khoảng 50% 5 ca. Có đo độ hấp thu iốt của tuyến giáp 10 ca, có 5 ca hồi phục bình thường, 2 ca giảm rõ . Theo nhận xét của tác giả, thuốc điều trị không có ảnh hưởng đến công thức máu và chức năng gan, có kết quả tốt đối với bệnh thể nhẹ và trung bình. Đối với thể nặng, dùng kết hợp với MTU có kết quả tốt hơn. Thuốc có thể dùng làm thuốc củng cố chống tái phát sau khi đã điều trị ổn định bằng MTU. + SÀI HỒ LONG MẪU THANG (Dụ Kế Sinh, bệnh viện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam): Sài hồ, Cương tàm đều 10g, Hoàng cầm, Pháp Bán hạ, Câu đằng, Sinh thiết lạc đều 15g, Long cốt, Mẫu lệ, Sinh thạch cao đều 30g, Cát căn 20g, Chu sa 3g, Cam thảo 5g, sắc nước uống. Táo bón thêm Đại hoàng 6g. Kết quả lâm sàng: Dùng điều trị 100 ca, kết quả tốt (hết triệu chứng, lên cân) 50 ca, có kết quả (u giáp nhỏ, hết lồi mắt, mạch bình thường) 41 ca, không kết quả 9 ca. + KHÁNG GIÁP THANG (Hạ Thiếu Nông và cộng sự, Bệnh viện Thử Quang, trực thuộc học viện Trung y Thượng Hải): Hoàng kỳ 30 - 45g, Bạch thược, Hương phụ đều 12g, Sinh địa 15g, Hạ khô thảo 30g, Hà thủ ô đỏ 20g, sắc uống. Thuốc có tác dụng ích khí dưỡng âm. Gia giảm: Tỳ hư bỏ Sinh địa thêm Hoài sơn, Bạch truật, Thần khúc. Tâm hỏa vượng thêm Hoàng liên. Can hỏa vượng thêm Long đảm thảo. Kết quả lâm sàng: Trị 98 ca, khỏi (thử nghiệm độ tập trung iốt (I 131), T3, T4 đều bình thường) 61 ca, tốt (trong 3 mục trên có 2 mục bình thường 19 ca, có kết quả (trong 3 mục trên có một mục bình thường) 8 ca, không kết quả 10 ca. Tác giả có thử bỏ Hoàng kỳ trong một số ca để so sánh có nhận xét là tác dụng của Hoàng kỳ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng và hạ T3 T4. Và cũng chứng minh Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch và việc làm hạ TS, T4 huyết thanh có phải là do nâng cao miễn dịch (?) là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. + TRƯƠNG THỊ KHÁNG GIÁP PHƯƠNG (Trương Tuấn Văn, Bệnh viện trực thuộc số 1 Y học viện Tây An, tỉnh Thiển Tây): (l) Sinh thạch cao 30g, Mạch môn, Bạch thược, Hạ khô thảo đều 15g, Thiên hoa phấn, Sinh địa đều 24g, Thạch hộc, Đương qui, Hoàng cầm, Thạch liên nhục đều 12g, Xuyên khung 10g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 9g, Ô mai 20g sắc uống. Tác dụng: dưỡng âm huyết, thanh vị hỏa. Trị cường giáp do vị hỏa. (2) Long đởm thảo, Sinh địa, Trân châu mẫu đều 15g, Chi tử, Đương qui, Sài hồ đều 10g, Hoàng cầm, Mạch đông đều 12g, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ, Địa cốt bì đều 30g, sắc uống. Tác dụng: thanh can hỏa. Trị thể can kinh thực hỏa. (3) Đương qui, Bạch thược, hương phụ, Huyền sâm đều 15g, Sài hồ, Bạch linh, Bạc hà, Uất kim, Hoàng cầm đều 10g, Bạch truật, Đơn bì, Chi tử đều 12g, Hạ khô thảo 24g, sắc uống. Tác dụng: sơ can, thanh nhiệt. Trị thể can uất hóa nhiệt. Biện chứng gia giảm: Hồi hộp nhiều thêm Bá tử nhân 30g, Khổ sâm 15g, Ngũ vị tử 15g. Mồ hôi nhiều thêm Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ đều 30g. Mất ngủ thêm sao Táo nhân 15g, Long xỉỉ, Viễn chí, Ngũ vị tử đều 15g. Tuyến giáp to thêm Hoàng dược tử 10g. Lồi mắt thêm Xuyên sơn giáp 12g, Địa long 12g. Kết quả lâm sàng: Trị 32 ca, khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, độ tập trung I131 bình thường) một ca, chuyển biến tốt (triệu chứng cải thiện rõ, độ tập trung I131 bình thường) 9 ca, có kết quả (các mặt đều tiến bộ) 21 ca, không kết quả (các mặt không thay đổi) một ca. + TRI BÁ DƯỠNG VỊ THANG (Trương Vĩnh Tịnh, bệnh viện Hồng Thập Tự tỉnh Vân Nam): Sao Tri mẫu, tiêu Hoàng Bá, Đơn bì, Thạch hộc, Trạch tả, Ngọc trúc đều 12g, Hoài sơn, Phục linh, Mạch đông, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Sinh địa 20g, Đơn sâm, Hoàng dược tử đều 30g, sắc uống. Dưỡng âm,thanh nhiệt, sơ can, hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên. Trị cường giáp thể thận âm hư vì nhiệt. Kết quả lâm sàng: Điều trị 34 ca (Trung tây y kết hợp 26 ca, Trung y 8 ca). Kết quả khỏi (hết triệu chứng, chuyển hóa cơ bản, độ tập trung I131 bình thường, công tác sinh hoạt hồi phục bình thường, theo dõi 1 - 2 năm không tái phát), 4 ca (đông tây y điều trị 3 ca, trung y một ca) tiến bộ (triệu chứng giảm, chuyển hóa cơ bản hồi phục gần bình thường, công tác sinh hoạt bình thường) 30 ca (trong đó, trung tây y kết hợp 23 ca, trung y 7 ca). + GIÁP KHÁNG HƯ THỰC PHƯƠNG (Đặng Ngọc Linh, tỉnh An Huy, T.Q): (l) Quế chi, Xích thược, Bạch thược, Đào nhân, Sài hồ đều 10g, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ, Ý dĩ nhân đều 20g, Chích Cam thảo 9g, Phục linh 12g, Bán hạ, Thanh bì đều 6g, Slnh khương 2 lát, Hồng táo 3 quả, sắc uống. (2) Bạch linh, Đơn bì, Chi tử, Quế chi, Triết bối mẫu đều 10, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ đều 20g, Thiên hoa phấn 15g, Hạ khô thảo 12g, Bạch thược 9g, Đương qui 8g, Thanh bì 6g, sắc uống. Gia giảm: Trường hợp triệu chứng lâm sàng được cải thiện nhưng bướu giáp còn to, thêm Hạ khô thảo, Hương phụ, Triết bối mẫu đều 10g. Miệng khô bứt rứt thêm vào bài vào bài số 2: Mạch môn, Huyền sâm đều 10g, Liên tử tâm 3g. Kết quả lâm sàng: Trị 80 ca kết quả khỏi (triệu chứng hết, đo tập trung I 131 bình thường, chuyển hóa cơ bản bình thường): 16 ca, có kết quả (triệu chứng cơ bản hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, độ tập trung I 131 giảm: 13 ca, không kết quả: một ca. + THÂN THỊ GIÁP KHÁNG PHƯƠNG (Thân Trường Chinh, bệnh viêïn Trung y Càn An, tỉnh Cát Lâm): (l) Hoàng dược tử, Hải tảo, Côn bố, Hải phù Thạch, Hải cáp phấn, Sinh Mẫu lệ, Lộ lô đều 25g, Mộc hương 7, 5g, Tam lăng, Nga truật đều 15g, Trần bì 10g, Đại hoàng 7,5g, sắc uống. Tác dụng: Tiêu anh, phá khí, trị cường giáp thể can uất đàm kết. (2) Hoàng dược tử, Sinh địa, Sinh Mẫu lệ, Hyền sâm đều 25g, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Đởm thảo đều 10g, Cam thảo 15g, sắc uống. Trị cường giáp thể âm hư hỏa vượng. Biện chứng gia giảm: Khí trệ thêm Thanh bì, Ô dược. Đàm thịnh thêm Triết bối mẫu. Cảm hàn tắt tiếng thêm Xạ can. Can dương thượng kháng thêm Trân châu mẫu, Câu đằng. Tuyến giáp to thêm Giáp châu, Lậu lô. Kết quả lâm sàng: Trị 32 ca, hoàn toàn ổn định (triệu chứng mất, xét nghiệm bình thường): 11 ca, tiến bộ (triệu chứng giảm, kết quả xét nghiệm gần bình thường) 18 ca, không kết quả: 3, ca. + DƯỠNG ÂM TÁN KẾT THANG (Cù Minh Nghĩa, Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Hà Nam): Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Hoa phấn, Côn bố, Hải tảo đều 15g, Ngũ vị tử, Triết bối mẫu đều 10g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Tuyến giáp to thêm Hải phù thạch, Hạ khô thảo đều 15g. Tay run thêm Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ đều 15g. Thèm ăn tăng Sinh địa lên 30g, gia Huyền sâm 15g. Khát, bứt rứt thêm Ô mai 15g, Thạch hộc 15g. Tỳ hư, tiêu lỏng bỏ Sinh địa, thêm Sơn dược 30g. Khí hư, mồ hôi nhiều thêm Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g. Kinh nguyệt lượng ít hoặc dương suy thêm Dâm dương hoắc 15g. Kết quả điều trị: 31 ca, ổn định (triệu chứng lâm sàng hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, trên một năm không tái phát): 18 ca, ổn định phần lớn (triệu chứng phần lớn hết, chuyển hóa cơ bản gần bình thường): 13 ca, không kết quả, 3 ca. + GIÁP KHÁNG BÌNH (Thẩm Ngọc Minh, bệnh viện Nhân dân huyện Phú Dương, tỉnh Triết Giang): Thái tử sâm 30g, Mạch môn, Huyền sâm đều 10g, Xuyên thạch hộc, Triết bối mẫu, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, Sinh Cáp xác 15g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Can uất thêm Sinh Mạch nha, Lậu lô. Vị hỏa thịnh thêm Sinh thạch cao, Hà diệp. Tỳ vị hư thêm Hoài sơn, Bạch biển đậu. Tuyến giáp sưng thêm Đơn sâm, Sơn từ cô. Mắt lồi thêm Thạch xương bồ. Mồ hôi nhiều thêm Phù tiểu mạch. Tim hồi hộp nặng thêm Chu sa. Kết quả lâm sàng: Bài thuốc có tác dụng ích khí, dưỡng âm, thanh nhiệt, tán kết, dùng trị cường giáp 40 ca, khỏi (hết triệu chứng, kiểm tra chức năng tuyến giáp hồi phục bình thường): 24 ca, tốt (triệu chứng giảm nhẹ, chức năng tuyến giáp gần bình thường): 9 ca, có kết quả (triệu chứng chức năng tuyến giáp đều giảm nhẹ): 7 ca. Thời gian điều trị ngắn nhất là 38 ngày, dài nhất 6 tháng, bình quân 67 ngày. + GIÁP KHÁNG TIỄN (Khúc Trúc Thu, Bệnh viện trực thuộc Viện Y học Thiên Tân): Bạch thược, Ô mai, Mộc qua, Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Biển đậu, Liên nhục đều 10g, Sài hồ, Tang diệp, hắc Chi tử, Côn bố đều 6 - 10g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Mắt lồi rõ thêm Bạch tật lê, Thảo quyết minh, Sung úy tử. Tuyến giáp to cứng thêm Sơn từ cô, Sinh Mẫu lệ. Tim đập nhanh rõ thêm sao Táo nhân, Sinh long cốt (hoặc Long xỉ). Kết quả lâm sàng: Trị 60 ca, khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, T3, T4 hồi phục bình thường): 28 ca, cơ bản khỏi (hết triệu chứng, T3, T4 bình thường, tuyến giáp còn to, mắt còn lồi): 10 ca, có kết quả rõ (triệu chứng lâm sàng cơ bản hết, T3, T4 so với trước giảm trên 50%): 8 ca, có chuyển biến (triệu chứng giảm, rõ, T3, T4 giảm dưới 50%): 11 ca, không kết quả (sau thời gian điều trị 3 tháng không thay đổi): 3 ca. Ghi chú: Bắt đầu uống thuốc thang, sau khi bệnh ổn định, theo đơn thang thuốc trên làm hoàn, mỗi hoàn 9g, ngày uống 2 hoàn để củng cố, chống tái phát. + HỨA THỊ TRỊ KHÁNG PHƯƠNG (Hứa Vân Trai, bệnh viện Nhân dân Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây): (l) Hoàng cầm 9g, Hoàng bá 6 g, Hoàng liên 3g, Ngọc trúc 21g, Tế sinh địa 24g, Bạch thược 15g, Cam thảo 9 g, Hoa phấn, Đảng sâm đều 15g, sắc uống. (2) Chi tử, Hoàng cầm, Đởm thảo, Cam thảo đều 9g, Sinh đỉa, Ngoc trúc đều 21g, Hoa phấn, Đảng sâm, Bạch thược đều 15g sắc uống. Thuốc thang uống từ 7 - 10 thang hết các triệu chứng, dùng Địa hoàng uống để duy trì kết quả. Bài (1) trị cường giáp thể dương minh vị nhiệt, bài (2) trị cường giáp thể thiếu dương đởm nhiệt. Biện chứng gia giảm: Trường hợp tiêu chảy thêm Bạch linh, Trạch tả đều 9g. Mặt có phát ban khô thêm Liên kiều, Ngân hoa đều 15g. Kết quả lâm sàng: Trị 42 ca, bài (l) trị khỏi 25 ca, bài (2) trị khỏi 17 ca. + TRƯƠNG THỊ NHUVỄN KIÊN PHƯƠNG (Bệnh viện Nam Khai, Thiên Tân): Sinh Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử, lượng bằng nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf37_5785.pdf
Tài liệu liên quan