Dựán nhằm xem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có và sinh trưởng của một sốloài cây lá
kim nhiệt đới ởViệt Nam, đặc biệt là thông caribê và xây dựng thêm các khảo nghiệm mới, sử
dụng các vật liệu đã được cải thiện di truyền, bao gồm giống Thông lai.
Dựán cũng sẽtăng cường năng lực cho các cơquan nghiên cứu lâm nghiệp Việt nam những
vấn đềliên quan đến cải thiện giống Thông và hệthống nhân giống sinh dưỡng thông qua các
khoá đào tạo tại Queensland và Việt Nam, xây dựng các vườn vật liệu và vườm ươm trình diễn
quy mô nhỏ, và một chuyến tham quan học tập ởAustralia cho các nhà quản lý/nghiên cứu lâm
nghiệp ởViệt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Báo cáo Dự án nông nghiệp - Kết thúc dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ministry of Agriculture & Rural Development
_____________________________________________________________________
033/05 VIE
Milestone11: Báo cáo kết thúc dự án
Tên dự án Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống
tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê
và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam
Đơn vị thực hiện phía Việt
Nam
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng,
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đại diện phía Việt nam Tiến sỹ Hà Huy Thịnh
Đơn vị thực hiện phía
Australia
Tổ chức trồng rừng Bang Queensland (FPQ)- trước thuộc
Cục Lâm nghiệp – DPI)
Đại diện Ông Ian Last
Ngày bắt đầu Tháng 2, 2006
Ngày kết thúc (dự kiến) Tháng 2, 2008
Ngày kết thúc (đã sửa đổi) Tháng 4, 2008
Giai đoạn báo cáo Tháng 2 năm 2006 đến tháng 4 năm 2008
Cán bộ liên lạc
Phía Australia: Người đại diện và liên lạc hành chính
Tên Mr Ian Last Điện thoại: +61 (0) 7 5482 0891
Chức vụ: Quản lý Fax: +61 (0) 7 5482 3430
Tổ chức Tổ chức trồng rừng bang Queensland Email: ian.last@fpq.qld.gov.au
Phía Việt nam:
Tên Tiến sỹ Hà Huy Thịnh Điện thoại: Office: (84) 4 8389369
Chức vụ: Giám đốc Fax: (84) 4 836 2280
Tổ chức Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng,
(RCFTI)
Email: rcfti@vnn.vn
2
Mục lục
1. Tóm lược dự án 4
2. Tóm tắt các hoạt động của dự án 4
3. Giới thiệu và bối cảnh 6
4. Tiến độ thực hiện dự án tính đến thời điểm báo cáo 6
4.1. Những điểm đáng lưu ý 6
4.2. Xây dựng năng lực nghiên cứu 7
4.3. Các chương trình đào tạo 7
4.4. Quảng bá 8
4.5. Quản lý dự án 8
5. Báo cáo những vấn đề liên quan 8
5.1. Môi trường 8
5.2. Vấn đề xã hội và giới 8
6. Những vấn đề cần thực hiện 8
6.1. Những khó khăn trở ngại 8
7. Kết luận 9
Phụ lục: Tiến độ dự án gồm mục tiêu dự kiến, kết quả, hoạt động và đầu vào 10
3
1. Tóm lược dự án
1. Tóm tắt các hoạt động của dự án
Kết quả đạt được từ 3 mục tiêu chính của dự án nhìn chung hoàn toàn phù hợp với logframe của dự
án (tham khảo phụ lục A)
Mục tiêu 1: Các khảo nghiệm di truyền
Một báo cáo về so sánh các khảo nghiệm thông caribê hiện có ở Việt nam đã được hoàn thành dựa
trên những số liệu đã có và những số liệu mới thu thập từ 17 khảo nghiệm được thiết lập từ năm
1976 bới Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp (FRC) - Phú Thọ và Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng (RCFTI) - Hà Nội (Tham khảo mốc 8).
Các khảo nghiệm được thiết lập tại 4 vùng địa lý sinh thái khác nhau của Việt Nam (khu vực phía
Bắc của Việt Nam từ Hà Nội kéo dài đến biên giới Việtnam – Trung Quốc; vùng thấp ở miền Trung
Việt Nam; vùng cao nguyên của Việt nam; và vùng thấp ở miền Nam, gần Thành phố Hồ Chí
Minh), nơi được đánh giá là vùng phù hợp nhất với các rừng trồng thông.
Báo cáo đã chỉ rõ sự vượt trội của Thông caribê so với các loài thông khác (Thông nhựa, Thông
đuôi ngựa, thông ba lá…). Báo cáo cũng đã so sánh giữa các xuất xứ khác nhau của loài thông
caribê, thông lai và đưa ra những gợi ý về chiến lược cải thiện giống Thông caribê một cách tổng
quát hơn.
Dự án nhằm xem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có và sinh trưởng của một số loài cây lá
kim nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt là thông caribê và xây dựng thêm các khảo nghiệm mới, sử
dụng các vật liệu đã được cải thiện di truyền, bao gồm giống Thông lai.
Dự án cũng sẽ tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp Việt nam những
vấn đề liên quan đến cải thiện giống Thông và hệ thống nhân giống sinh dưỡng thông qua các
khoá đào tạo tại Queensland và Việt Nam, xây dựng các vườn vật liệu và vườm ươm trình diễn
quy mô nhỏ, và một chuyến tham quan học tập ở Australia cho các nhà quản lý/nghiên cứu lâm
nghiệp ở Việt Nam.
Cuối cùng, dự án sẽ tạo dựng mối quan tâm cho các nhà trồng rừng quy mô lớn và nhỏ bao gồm
các cộng đồng dân tộc thiểu số, thông qua việc xây dựng các điểm trồng rừng trình diễn cộng
tác ở các vùng ưu tiên cho việc mở rộng diện tích rừng trồng Thông dưới sự giúp đỡ kỹ thuật
của các khoá đào tạo.
Các mục tiêu và kết quả đạt được trong 2 năm của dự án bao gồm:
1. Phân tích số liệu của các khảo nghiệm hiện có của Thông caribê (bao gồm cả 3 xuất xứ khác
nhau và một số loài thông lai) để so sánh với các loài thông bản địa ở Việt Nam.
2. Dự án đã tăng cường năng lực trong việc thiết lập và quản lý vườn vật liệu và hệ thống vườn
ươm phục vụ cho nhân giống sinh dưỡng một số loài thông nhiệt đới thông qua các khoá đào
tạo ở Queensland và Vietnam và thông qua việc xây dựng ba vườn vật liệu và vườn ươm trình
diễn.
3. Dự án đã tạo được mối quan tâm cho các nhà trồng rừng quy mô lớn và nhỏ (bao gồm cả các
cộng đồng dân tộc thiểu số) đến các loài thông ở Việt Nam, đó là thông caribê và một số loài
thông lai khác thông qua việc thiết lập một mạng lưới các khảo nghiệm di truyển và các mô
hình trình diễn trên toàn quốc.
Thêm vào đó, mạng lưới khảo nghiệm này sẽ tạo ra những cơ hội hợp tác trong tương lai giữa
các đối tác của dự án trong việc mở rộng và cải thiện giống Thông ở Việt nam.
4
Một hệ thống gồm 8 khảo nghiệm di truyền đã được thiết lập ở miền Bắc, ven biển miền Trung và
vùng cao nguyên nhằm so sánh các loài thông caribê (xuất xứ Queensland và Việt Nam) và thông
lai (Qld) với các loài thông được trồng ở địa phương (Tham khảo mốc 4)
Mục tiêu 2: Kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng thông
Các khoá đào tạo về xây dựng và quản lý vườn vật liệu và hệ thống vườn ươm để phục vụ
nhân giống thông cho các cán bộ chủ chốt của Việt Nam đã diễn ra ở Queensland (Gympie
và Toolara Nursery, tháng 5 năm 2006) và ở Việt Nam ( tại Ba Vì và Đà Lạt, tháng 5 năm
2007)
Một cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật xây dựng vườn vật liệu và vườn ươm để phục vụ nhân
giống hom Thông caribe đã được biên soạn, dựa trên những kỹ thuật của Queensland và đã
được hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam (tham khảo mốc 5)
Ba vườn vật liệu và vườn ươm với quy mô trình diễn đã được xây dựng ở Ba Vì (RCFTI),
Phù Ninh (FRC) và Đà Lạt (Lâm Đồng FRC), và ban đầu đã sản xuất được một lượng cây
hom. Tuy nhiên, vườn vật liệu tại Ba Vì và một phần của vườn vật liệu tại Phù Ninh đã bị
chết hàng loạt sau đợt nóng nắng vào tháng 7 năm 2007, mà nguyên nhân được cho là hệ
thống rễ bị “đun nóng”. Trong khi đó, tại Đà lạt, vườn vật liệu vẫn rất tốt. (tham khảo mốc
7)
Mặc dù có sự thất bại này, nhưng những khoá đào tạo và những kinh nghiệm thực tế thu
được ở cả 3 vườn này là rất hữu ích để có thể áp dụng cho những tình huống và các vùng
địa lý khác để có thể tiếp tục công việc như một phần của dự án. Hơn nữa, dự án còn cung
cấp những thông tin về kỹ thuật ghép, lai giống thông ở Queensland. (tham khảo mốc 10)
Mục tiêu 3: Mô hình trình diễn
Bốn mô hình trình diễn so sánh các loài thông trồng tại địa phương và thông caribê đã được
thiết lập với sự hợp tác của các nhà trồng rừng quy mô lớn, nhỏ, bao gồm cả các cộng đồng
dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên. (tham khảo mốc 9). Những mô hình này có diện tích
nhỏ, gần giống với khảo nghiệm di truyền, số liệu của chúng sẽ được thu thập và phân tích
trong tương lai.
Tóm lại, dự án đã đạt được những mục tiêu đã được đặt ra ban đầu, mục tiêu này đã được
mô tả trong tên của dự án: Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên
tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao
tại Việt Nam
Những sản phẩm đầu ra của dự án sẽ là cơ sở hữu ích, giúp các nhà trồng rừng quan tâm
đến việc mở rộng trồng rừng thông và nâng cao năng suất ở Việt nam, dựa vào việc cải
thiện vật liệu di truyền.
5
2. Giới thiệu và bối cảnh
Mục tiêu của dự án, sản phẩm mong đợi, cách tiếp cận và phương pháp như sau:
Mục tiêu 1: Xác định được xuất xứ của Thông caribê có năng suất cao nhất, phù hợp nhất để so
sánh với các loài thông hiện được trồng, tìm ra loài thông có ưu thế vượt trội.
Sản phẩm 1.1: Xem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có của các loài thông ở Việt Nam,
và các thông tin liên quan khác.
Sản phẩm 1.2: Xây dựng các khảo nghiệm di truyền để so sánh với các mô hình hiện có ở các
địa phương trên các vùng sinh thái chính ở Việt nam.
Sản phẩm 1.3: Xem xét lại các nguồn vật liệu di truyền và các chiến lược cải thiện giống
Thông cũng như nguồn vật liệu vốn có của Việt nam, đặc biệt là thông caribê và các loài thông
lai.
Mục tiêu 2: Cung cấp các khoá đào tạo thực hành cho các cán bộ nghiên cứu lâm nghiệp ở Việt
nam để có thể phát triển và xây dựng được hệ thống vườn vật liệu và vườn ươm cho nhân giống
hom Thông phù hợp với điều kiện hiện có ở Việt Nam.
Sản phẩm 2.1: Đào tạo nhân lực để có thể xây dựng và quản lý được vườn vật liệu, thu hái
chồi, và giâm hom tạo cây con.
Sản phẩm 2.2: Cuốn sách kỹ thuật vườn ươm phù hợp với điều kiện địa phương với những bản
kê các mục cần kiểm tra liên quan.
Sản phẩm 2.3: Xây dựng được 3 vườn vật liệu và vườn ươm quy mô trình diễn.
Mục tiêu 3: Tạo dựng được mối quan tâm của các chủ sở hữu rừng và các nhà trồng rừng quy mô
công nghiệp đối với trồng rừng thông.
Sản phẩm 3.1: Xây dựng 2 mô hình trình diễn với quy mô lớn.
Sản phẩm 3.2: Đưa người nông dân vào vai trò người quản lý rừng trồng trong sự hợp tác với
các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện để có thể đạt được các mục tiêu và các sản phẩm đầu ra
của dự án bao gồm:
• Tổ chức các khoá đào tạo thực hành (ở Queensland và Việt nam), có sự trợ giúp bởi các
cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật.
• Xem xét khả năng phát triển vườn ươm trình diễn cùng các phương pháp mới phù hợp với
điều kiện của địa phương.
• Tổ chức một chuyến tham quan học tập cho cán bộ nghiên cứu Việt nam có thể tiếp cận với
phương pháp mới.
• Xem xét và đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có ở Việt nam, xây dựng thêm các khảo
nghiệm và các mô hình rừng trồng mới.
3. Tiến độ thực hiện dự án
3.1 Những hoạt động nổi bật
Tham khảo phụ lục A để biết thêm chi tiết về cấu trúc của dự án
Hoạt động chung
Hội nghị bắt đầu dự án tại Hà Nội (15/2/06) với khoảng 20 người tham gia.
Chuyến tham quan học tập tại Australia cho các cán bộ nghiên cứu Việt nam
(tháng 6 năm 2006)
6
Mục tiêu 1:
Sản phẩm 1.1: đã hoàn thành. Một cáo cáo có tựa đề: “: Đánh giá lại các mô hình
rừng trồng thông caribê và khả năng thích ứng của chúng ở Việt Nam” đã được đệ
trình lên ban quản lý dự án CARD (mốc 8)
Sản phẩm 1.2: đã hoàn thành. Đã thiết lập được các khảo nghiệm di truyền ở 8
vùng địa điểm khác nhau. Báo cáo đã được đệ trình lên ban quản lý dự án CARD ( mốc
4)
Sản phẩm 1.3: đã hoàn thành như một phần của mốc 8.
Mục tiêu 2:
Sản phẩm 2.1: Đã hoàn thành khoá đào tạo ở Queensland (tháng 5 năm 2006) và ở
Việt Nam (tháng 5 năm 2007)
Sản phẩm 2.2: Đã hoàn thành cuốn kỹ thuật vườn ươm (tháng 6- tháng 7 năm
2007), có bản dịch.
Sản phẩm 2.3: Đã hoàn thành việc xây dựng và hoạt động của vườn vật liệu trình
diễn tại Ba Vì, Phù Ninh và Đà Lạt, bao gồm một vài khảo nghiệm, tuy nhiên, đợt nắng
nóng mạnh vào tháng 7 năm 2007 đã gây ra việc chết hàng loạt cây trong vườn vật liệu
ở Ba Vì, và một phần ở Phù Ninh, Phú Thọ
Mục tiêu 3:
Sản phẩm 3.1: Đã hoàn thành việc trồng các khảo mô hình trình diễn cho người
dân tộc thiểu số ở Dak P’Lao (Dak Lak). Nhóm người dân tộc thiểu số cũng đã quan
tâm đến mô hình trình diễn ở Lâm Đồng (xem sản phẩm 3.2).
Sản phẩm 3.2: Đã hoàn thành việc trồng các mô hình trình diễn cho các nhà trồng
rừng kinh tế ở Lâm Đồng, Nghệ An và Quảng Trị.
3.2 Xây dựng năng lực nghiên cứu
Khả năng xây dựng năng lực nghiên cứu trong suốt thời gian diễn ra dự án bao gồm:
• Mở các khoá đào tạo về vườn ươm ở Queensland và Việt Nam ( xem mục 4.3)
• Tiếp tục đánh giá năng lực của từng cá nhân.
• Một cuốn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng vườn vật liệu và vườn ươm phục vụ nhân giống
hom thông caribê dựa trên những kỹ thuật của Queensland đã được điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
• Kinh nghiệm thực tế thu được trong việc xây dựng và vận hành ở vườn vật liệu và vườn
ươm phục vụ cho nhân giống hom ở 3 địa điểm khác nhau ở Việt nam.
• Một chuyến tham quan học tập (có kết hợp với dự án CARD về Keo) cho các cán bộ từ
các trung tâm nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp Việt Nam
• Những bài trình bày về kỹ thuật ghép và lai giống thông được sử dụng trong chương
trình cải thiện giống Thông ở Queensland.
3.3 Các chương trình đào tạo
Các khoá đào tạo về kỹ thuật vườn ươm đã được tổ chức tại Ba Vì (Hà Tây) và Đà Lạt
(Lâm Đồng) vào tháng 5 năm 2007. Chương trình học bao gồm cả lý thuyết và thực hành ở
7
vườn ươm với các vấn đề như: thiết kế, vệ sinh, chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu, thiết kế và quản
lý vườn vật liệu, thu hoạch chồi, giâm hom, chế độ tưới tiêu và dinh dưỡng, phân loại và
đưa ra huấn luyện gây trồng. Phần thực hành còn được bổ sung bởi cuốn hướng dẫn kỹ
thuật vườn ươm và các bảng liệt kê các mục cần kiểm tra có liên quan (gồm có bản tiếng
Anh và tiếng Việt)
3.4 Quảng bá
Có một bài báo được đăng tải trên CARD Newsletter và báo cáo thường niên của FPQ, việc
quảng bá các hoạt động và kết quả của dự án còn hạn chế.
3.5 Quản lý dự án
Không có vấn đề gì liên quan đến quản lý dự án, các đối tác của dự án đều làm việc tốt, giữ
trao đổi thông tin tốt.
4. Báo cáo những vấn đề liên quan
4.1 Môi trường
Dự án không gây một tác động nào xấu lên môi trường.
4.2 Giới và các vấn đề xã hội
Khoá đào tạo về kỹ thuật vườn ươm ở Việt Nam đã có sự tham gia của cả 2 giới.
5. Những vấn đề cần thực hiện
5.1 Những khó khăn và trở ngại
Những khó khăn và trở ngại của dự án được thảo luận dưới đây:
Khảo nghiệm di truyển: Vai trò và trách nhiệm của việc quản lý các khảo nghiệm
di truyền đã được trình bày trong báo cáo mốc 4. Việc chăm sóc các khảo nghiệm
phải được tiến hành thường xuyên và kéo dài cho đến khi rừng bắt đầu khép tán.
Ranh giới của các khảo nghiệm này cần được xác định rõ, việc thu thập số liệu sinh
trưởng và viết báo cáo phải được tiếp tục thực hiện bởi các đơn vị có trách nhiệm.
Đánh giá các khảo nghiệm: Đánh giá một cách cụ thể về tình hình sức khoẻ, ảnh
hưởng của sâu bệnh của một vài khảo nghiệm như một phần của một dự án CARD
khác trong tương lai về sức khoẻ của rừng hoặc một dự án tương tự nào đó, đặc biệt
là khi các biện pháp của Queensland chưa được phát triển hoặc lựa chọn sử dụng ở
Việt nam trong việc xử lý các vấn đề sâu bệnh nghiêm trọng.
Mô hình trình diễn: Các mô hình trình diễn vẫn còn nhỏ và cần được tiếp tục quan
tâm chăm sóc, giữ gìn để đảm bảo sự thành công của mô hình. Các báo cáo định kỳ
vẫn được mong đợi.
Thời gian ngoài thực đia: Khi các khảo nghiệm di truyền và mô hình trình diễn đạt
4 năm tuổi và có các sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức khác nhau, nên tổ chức
một vài ngày thăm thực địa cho các nhà trồng rừng địa phương và các đơn vị quan
tâm đến rừng trồng thông.
Quản lý vườn vật liệu: Việc hàng loạt cây trong vườn vật liệu bị chết sau đợt nắng
nóng mạnh vào tháng 7 năm 2007 ở cả Ba Vì và Phù Ninh đã làm hạn chế khả năng
sản xuất chồi trong tương lai. Các đối tác của dự án đang cân nhắc sẽ thiết lập lại
8
các vườn vật liệu này (có thể thay thế bằng một số xuất xứ thông và thông lai khác)
và sẽ tìm cách hạn chế tác hại của nắng nóng. Một số giải pháp đã được trình bày
trong báo cáo Mốc 7. Vườn vật liệu tại Đà Lạt vẫn rất tốt.
Thực hành ở vườn ươm: Phải có một chế độ tưới tiêu hợp lý, chế độ che nắng phù
hợp khi chồi bắt đầu ra rễ. Điều này đã được nhấn mạnh trong báo cáo trước đó
(Mốc 7). Nhà che bóng ở Đà Lạt có thể hơi nhỏ so với lượng chồi có thể thu hái
được từ vườn vật liệu ở Đà lạt. Nếu có thể, nên xây dựng một vườn ươm mới với
quy mô lớn hơn để có thể sản xuất ra một lượng lớn hom, phục vụ cho trồng rừng.
Khu vực vườn ươm và văn phòng ở Dak P’Lao, Dak Lak có thể được sử dụng để
mở rộng khu vực trình diễn để có thể phát triển thành vườn vật liệu và vườn ươm
cho sản xuất hom Thông caribê trong tương lai.
6. Kết luận
Dự án đến này đã hoàn thành, đây sẽ là nền tảng vững chắc để có thể khả năng phát triển
nhằm nâng cao sản lượng thông caribê và thông lai ở Việt nam trong tương lai. Đó là:
Khẳng định lại ưu thể vượt trội của thông caribê so với các loài thông truyền thống
khác trên nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam.
Xác định rõ xuất xứ thông và thông lai có khả năng phù hợp nhất với điều kiện trển
từng vùng ở Việt Nam;
Xây dựng các khảo nghiệm di truyền mới và các mô hình trình diễn qua nhiều vùng
sinh thái khác nhau, sử dung vật liệu tốt nhất để có thể tiếp tục so sanh với các loài
thông được trồng ở địa phương;
Giới thiệu kỹ thuật nhân giống mới cho các loài thông ở Việt nam, phù hợp với phương
pháp đã được sử dụng ở Queensland, bao gồm xây dựng 3 vườn ươm trình diễn và một
cuốn hướng dẫn kỹ thuật chi tiết.
Tăng cường năng lực nghiên cứu cho hơn 20 cán bộ lâm nghiệp từ nhiều cơ quan
nghiên cứu lâm nghiệp, bao gồm cả việc đào tạo chuyên sâu tại Queensland cho 4 cán
bộ Việt nam.
Nhìn chung, những đề xuất này được đánh giá là có ảnh hưởng lâu dài đến việc trồng rừng
thông ở Việt nam trong tương lai, mặc dù có thể cho rằng có nhiều vấn đề khác vượt ra
ngoài phạm vi của dự án này cũng cần được đề cập đến.
9
Phụ lục A: Tiến độ dự án gồm mục tiêu dự kiến, kết quả, hoạt động và đầu vào
Tên dự án: Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê và Thông lai
có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Đề xuất nghiên cứu Báo cáo hoàn thành
Mô tả Thông tin cần có Chỉ số thực hiện Giả định Thông tin được yêu cầu
Mục tiêu 1
Xác định lợi ích của các nhà trồng
rừng thông hiện tại và tương lai ở
Việt Nam, năng suất cao nhất, giống
thích nghi nhất và giống Thông lai,
so sánh với các loài thông đang được
trồng hiện tại, tập trung cho các vùng
ưu tiên trồng Thông
i. Đánh giá lại các
khảo nghiệm
hiên có
ii. Xây dựng khảo
nghiệm mới
iii. Chiến lược chọn
giống Thông và
những tiềm lực
liên quan được
xem xét và tăng
cường
1. Kết quả đánh giá khảo
nghiệm sẽ được đối chiếu theo
đúng khung thời gian dự án. .
2. Những lập địa thích hợp sẽ
được chọn lựa để trồng các
khảo nghiệm mới.
3. Hạn chế tối đa những ảnh
hưởng tiêu cực có thể tác động
đến các khảo nghiệm mới.
4. Nhà khoa học của UQ có
thể có được đầy đủ thông tin
từ các cán bộ nghiên cứu của
VN trong và sau chuyến khảo
sát hiện trường.
Mục tiêu của dự án và các chỉ số thực hiện (i) và (ii)
đã đạt được.
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng là đơn vị có
năng lực nghiên cứu đảm bảo sự bền vững lâu dài
của các kết quả đạt được, bao gồm chăm sóc, đánh
giá các khảo nghiệm hiện có và các khảo nghiệm
mới xây dựng từ dự án.
Dự án đã cung cấp thêm các thông tin và lựa chọn để
tăng cường chiến lược chọn giống Thông ở Việt
Nam và chương trình cải thiện giống. Vấn đề này
cần được xem xét một cách chi tiết hơn nữa bởi
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng.
Sản phẩm 1.1
Đánh giá lại và báo cáo về tình hình sinh
trưởng của các loài thông nhiệt đới ở Việt
Nam, dựa vào các khảo nghiệm hiện có
và các thông tin liên quan khác.
Báo cáo được nộp dúng
thời hạn (dễ đọc và dễ
dịch) về các thông tin
liên quan và có sẵn, bao
gồm cả các thông tin từ
những lần đánh giá
khảo nghiệm gần nhất..
1. Các thông tin và các số liệu
có sẵn có thể dễ dàng được chỉ
ra (và được dịch nếu cần thiết)
và được cung cấp cho cán bộ
NC của UQ.
2. Các khảo nghiệm quan
trọng có thể được đánh giá lại
• Sản phẩm đầu ra đã đạt được (báo cáo điểm mốc
8)
• Báo cáo này có thể được RCFTI công bố rộng rãi để
thông tin về các rừng trồng thông trong tương lai.
10
một cách chính xác vào thời
điểm thích hợp.
3. Cán bộ của UQ có thể phân
tích các thông tin và chuẩn bị
báo cáo đúng hạn.
Hoạt động
1.1.1
Trao đổi với những nhà nghiên cứu
VN về những khảo nghiệm thông
hiện có và những thông tin liên quan
khác.
Tháng 1 – tháng 2 năm
2006 (UQ) bao gồm cả
khảo sát hiện trường.
Báo cáo tiến độ lần 1 • Đã hoàn thành
1.1.2 Thu thập những báo cáo và số liệu
có liên quan, đánh giá các khảo
nghiệm trong giới hạn phạm vi dự
án.
Tháng 1-tháng 2 năm
2006 (UQ)
Đã hoàn thành.
Đã xem xét, thảo luận về một vài sai sót trong số liệu
hiện có. (Không phải là vấn đề chính của dự án)
1.1.3 Xác định những khảo nghiệm quan
trọng và đo đạc lại.
Tháng 2 – tháng 3 năm
2006 (UQ/RCFTI/
FRC)
Đã hoàn thành
1.1.4 Phân tích, xử lý số liệu Tháng 4 – tháng 5 năm
2006 (UQ)
Đã hoàn thành
1.1.5 Dự thảo báo cáo, chờ phản hồi của
các đối tác
Tháng 6 năm 2006 Đã hoàn thành
Hoạt động
1.1.6
Báo cáo chính thức Tháng 7 năm 2006 Báo cáo hoàn thành, đệ trình ở điểm mốc 8 của dự án
Hoạt động
1.1.7
Trình bày báo cáo tại cuộc họp các
đối tượng được hưởng lợi
Tháng 9 – tháng 10
năm 2007
Đã hoàn thành (Tháng 11 năm 2007)
11
Sản phẩm
1.2 Xây dựng các khảo nghiệm đánh giá di truyền để so sánh sinh trưởng của
các giống địa phương hiện có với
các giống thông mới nhập (đặc biệt là
thông PCH và thông lai) trên nhiều
vùng sinh thái ở Việt Nam bao gồm:
Bắc Trung bộ, Miền Trung và Tây
Nguyên.
(Đầu ra của dự án sẽ hỗ trợ cho các
cơ quan nghiên cứu ở địa phương
khả năng xây dựng mối quan hệ giữa
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Những khảo nghiệm được xây dựng,
duy trì và đánh giá tốt sẽ cung cấp
những thông tin hữu ích lâu dài về
sinh trưởng của các loài thông khác
nhau ở Việt nam, hộ trợ cho mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội lâu dài)
Các khảo nghiệm
được xây dựng trên 5
– 6 lập địa, với thiết
kế theo lặp và các
công thức thí nghiệm
khác nhau (theo từng
loài/xuất xứ khác
nhau)
Những lập địa thích hợp được
xác định và chuẩn bị để trồng
rừng.
Số lượng cây giống dủ cho
mỗi công thức thí nghiệm và
mỗi lập địa được cung cấp
đúng thời gian trồng rừng.
Công nhân kỹ thuật luôn sẵn
sàng để trồng rừng ở mỗi lập
địa và điều kiện thời tiết thuận
lợi
Cán bộ của FPQ luôn sẵn sàng
hỗ trợ kinh nghiệm, đào tạo,
chuẩn bị viết báo cáo.
Đầu ra của dự án đã hoàn thành vượt mức
8 khảo nghiệm di truyền đã được xây dựng (tham
khảo báo cáo mốc 4 của dự án đã được đệ trình vào
tháng 3 năm 2007)
Chú ý: Vì có 2 khảo nghiệm được trồng vào năm
2007, 2 khảo nghiệm này được trồng để cập nhật
cho báo cáo mốc 4 .
Ảnh hưởng lâu dài của các khảo nghiệm này phụ
thuộc vào khả năng duy trì của đối tác dự án như:
làm cỏ, phòng cháy, ngăn ngừa gia súc, và các tác
nhân xấu khác) và tiếp tục thu thập số liệu từ các
khảo nghiệm này.
Việc đề xuất trách nhiệm này đã được đưa ra trong
điểm mốc 4.
.
Hoạt động
1.2.1 Xác định các đối tác xây dựng khảo nghiệm, lập địa trồng, thiết kế khảo
nghiệm, kể cả các công thức thí
nghiệm di truyền và kế hoạch cho
mỗi lập địa.
T 1 – T2 năm 2006:
(DPI Forestry, UQ,
RCFTI & các đối tác
liên quan khác ở VN)
Đã hoàn thành.
Hoạt động
1.2.2 Tạo đủ cây con cho các khảo nghiệm, gồm cả cây hom nhập từ Queensland,
cây từ hạt, cây hom để cung cấp
đúng thời vụ trồng rừng cho từng
khảo nghiệm.
5 -6 tháng trước khi
trồng rừng, ASAP cho
vật liệu giống nhập
khẩu từ Queensland.
Đã hoàn thành
Hoạt động
1.2.3 Chuẩn bị hiện trường cho trồng rừng 6-8 tuần trước khi trồng
Đã hoàn thành
12
rừng
Hoạt động
1.2.4 Trồng khảo nghiệm và hoàn thành việc kiểm tra để đảm bảo chất lượng
rừng trồng.
Miền Bắc T5 –T8/06
Miền Trung: T11 –
T12/06
Tây nguyên: T6-T8/06
Đã hoàn thành
Hoạt động
1.2.5 Đánh giá giai đoạn đầu các khảo nghiệm
T1 – T3/07 Đã hoàn thành. Đánh giá và báo cáo định kỳ cần được tiếp tục trong suốt thời gian của dự án.
Hoạt động
1.2.6 Báo cáo tiến độ và trình bày trước những đối tượng được hưởng lợi
T9 – T10/07 Đã hoàn thành. (T11.07)
Sản phẩm
1.3 Đánh giá lại các nguồn giống thông và chiến lược chọn giống có liên
quan và năng lực/nguồn giống ở Việt
Nam, đặc biệt là PCH và các giống
thông lai khác.
Báo cáo tổng quát bao
gồm cả những khuyến
nghị cho hướng phát
triển cho tương lai.
Đào tạo cải thiện giống
cây rừng được tổ chức
cho các cán bộ Việt
nam
Đã hoàn thành (tham khảo báo cáo mốc 8 của dự án)
Khoá đào tạo về cải thiện trong hội thảo T11/07, bao
gồm các bài trình bày và các poster về kỹ thuật ghép
và lai giống ở Queensland.
Như 1 phần kết quả của dự án CARD, Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng và FPD đã xây dựng
chiến lược cải thiện giống Thông ở Việt Nam.
Hoạt động
1.3.1 Bàn bạc với các nhà nghiên cứu của VN có liên quan đến các khảo
nghiệm thông, chọn lọc giống thông,
khả năng của cán bộ, cơ quan nghiên
cứu và các số liệu liên quan.
T1-T2/06 (UQ, bao
gồm cả chuyến đi thực
địa)
Đã hoàn thành
Hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_nong_nghiep_6__8389.pdf