Trải qua những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc vẻ vang, Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước anh dũng kiên cường. Hơn 30 năm sau khi giành độc lập chúng ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Có được thành công đó là do chúng ta đã biết sửa chữa sai lầm trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với chính sách bình đẳng trong việc phát triển các thành phần kinh tế, cùng các chính sách thúc đẩy kinh tế, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Hòa Phát là một thương hiệu khá nổi tiếng ở Việt Nam và ngày càng có uy tín trên thương trường quốc tế. Sự phát triển của tập đoàn đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước và nâng cao vị thế kinh tế của nước ta trên thế giới.
Công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát là một công ty con thuộc tập đoàn Hòa Phát được xây dựng từ năm 1992. Sự lớn mạnh không ngừng trong những năm qua của công ty đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển chung của đất nước.
gồm có 3 phần:
Phần I: Khái quát về công ty Thiết Bị Phụ Tùng
Phần II: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phần III: Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thiết Bị Phụ Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc vẻ vang, Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước anh dũng kiên cường. Hơn 30 năm sau khi giành độc lập chúng ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Có được thành công đó là do chúng ta đã biết sửa chữa sai lầm trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với chính sách bình đẳng trong việc phát triển các thành phần kinh tế, cùng các chính sách thúc đẩy kinh tế, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Hòa Phát là một thương hiệu khá nổi tiếng ở Việt Nam và ngày càng có uy tín trên thương trường quốc tế. Sự phát triển của tập đoàn đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước và nâng cao vị thế kinh tế của nước ta trên thế giới.
Công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát là một công ty con thuộc tập đoàn Hòa Phát được xây dựng từ năm 1992. Sự lớn mạnh không ngừng trong những năm qua của công ty đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển chung của đất nước.
gồm có 3 phần:
Phần I: Khái quát về công ty Thiết Bị Phụ Tùng
Phần II: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phần III: Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát.
Hình thức pháp lý:
Địa chỉ: 243 Đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
Điện thoại:(84-43) 869 3983.
Website:
Fax: (84-43) 869 1874
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và kinh doanh thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành xây dựng, khai thác mỏ.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Là thành viên đầu tiên của tập đoàn Hòa Phát công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát được thành lập ngày 20/8/1992, là đơn vị chuyên kinh doanh máy xây dựng, máy khai thác đá phục vụ cho các công trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: khu chung cư, khách sạn, văn phòng, nhà cao tầng, các công trình làm và sửa chữa cầu, đường giao thông, các khu mỏ khai thác đá, các nhà máy cơ khí...Trụ sở của công ty hiện nay đặt tại 243 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Công ty đã có sự phát triển không ngừng từ nhập khẩu sang sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Với số vốn điều lệ ban đầu 500 triệu đồng và đội ngũ 20 cán bộ công nhân viên - 20 con người đã cùng chung lưng đấu cật, nỗ lực và cống hiến hết mình với quyết tâm xây dựng một công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị xây dựng và khai thác mỏ tại Việt Nam.
Trong những ngày đầu thành lập, công ty đơn thuần hoạt động với quy mô là một công ty nhập khẩu đồng thời có một xưởng cơ khí nhỏ chuyên sửa chữa và bảo hành các thiết bị xây dựng. Từ những bước đi chập chững ban đầu, Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát đã có những bước chuyển biến vô cùng quan trọng và trở thành công ty vững mạnh hàng đầu trên thị trường hiện nay. Đó là việc thay đổi mô hình từ một Công ty thương mại thuần túy nhập khẩu và làm đại lý cho một số nhà sản xuất máy móc thiết bị xây dựng nước ngoài như Mikasa (Nhật Bản), Fiac (Italy), Vito (Pháp), Jeonil (Hàn Quốc)... chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm máy móc thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như khối lượng đầu tư nhà xưởng thiết bị sản xuất lớn.
Năm 1997 đánh dấu bước chuyển biến đầu tiên, khi Công ty chuyển sang tự sản xuất một số sản phẩm giàn giáo, cột chống xây dựng, máy trộn bê tông đồng thời tiến hành triển khai sản xuất thêm các sản phẩm đầm dùi bê tông, vận thăng nâng hàng. Đến năm 2002, quy mô và sức mạnh của Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát được nâng lên một tầm cao mới với sự ra đời của Nhà máy Đúc thép tại Bình Dương, Nhà máy Chế tạo Máy xây dựng và Khai thác mỏ tại Hưng Yên chuyên đúc các chi tiết, phụ tùng máy nghiền đá, hàm nghiền đá, sản xuất cốp pha Panel theo tiêu chuẩn Hàn Quốc và hệ thống thiết bị nghiền sàng. Cũng trong năm 2002, công ty sản xuất thành công vận thăng lồng, cẩu tháp và là nhà sản xuất cẩu tháp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đồng thời, công ty tự hào là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất sản phẩm máy nghiền sàng đá trên dây chuyền công nghệ cao, khép kín, chiếm ưu thế lớn trên thị trường, thay thế toàn bộ hàng nhập khẩu.
Ngày 22/05/2007 tập đoàn Hòa Phát và Deloitte- một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới đã ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính tất cả các công ty con và công ty tập đoàn. Theo đó, báo cáo tài chính của công ty Thiết Bị Phụ Tùng sẽ được minh bạch và chuẩn hóa số liệu tài chính, định hướng tham gia thị trường vốn nước ngoài. Năm 2007, công ty Thiết Bị Phụ Tùng đã lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao
Sau 18 năm hoạt động, đến năm 2008 vốn điều lệ của Công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát đã tăng lên 191 tỷ đồng (tăng 382 lần so với vốn điều lệ ban đầu). Từ 20 thành viên đầu tiên, đến nay, số CBCNV của công ty đã lên tới trên 800 người. Trong thời điểm thị trường có những biến động khó lường như hiện nay, Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát vẫn ổn định và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hiện tại Công ty có các chi nhánh tại Hưng Yên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương cùng rất nhiều các đại lý tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ
Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát là nhà cung cấp thiết bị xây dựng cho nhiều công trình lớn trong thời gian qua. Trong hoàn cảnh khó khăn chung của thị trường năm 2008, Công ty vẫn duy trì được nhiều hợp đồng cung cấp giá trị cao, các sản phẩm của Công ty hầu như có mặt tại mọi công trình lớn và các công trình trọng điểm. Trong năm 2008 Công ty tham gia vào hàng chục dự án lớn như: dự án cải tạo cơ sở hạ tầng Bắc Thăng Long-Vân Trì, dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, dự án cải tạo nút giao thông Kim Liên, Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, Khu CN Dung Quất, Nhà máy xi măng Thăng Long, dự án tổ hợp khách sạn thương mại, văn phòng, căn hộ công viên thiên niên kỷ Kangnam…
Hiện nay, công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát vẫn nỗ lực không ngừng để giữ vững vị trí số một của Công ty trên thị trường, xứng đáng là người anh cả trong đại gia đình Hòa Phát, cải tiến chất lượng sản phẩm để duy trì và tăng thị phần trên toàn quốc và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
phòng kế toán
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH MIỀN NAM
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY HƯNG YÊN
Phòng kế toán
phòng vật tư XNK
phòng thiết kế kỹ thuật
phòng kinh doanh
phòng tổ chức
Trung tâm bảo hành kho Yên Sở
phòng kế hoạch điều độ
phòng kỹ thuật
phòng tổ chức
PX gia công
PX G.giao Côppha
PX nhiệt luyện
PX kết cấu
PX cơ điện
Tổ lắp ráp, tổ sơn
Bộ phận kho
Các phòng ban , phân xưởng trong công ty có cùng nhiệm vụ được xếp vào 1 bộ phận. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trước bộ phận quản lý trực tiếp. Như vậy công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng
1.4 Một số đặc điểm của công ty
Sản phẩm
Công ty thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát là nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam các sản phẩm :
Thiết bị xây dựng: đầm đất, đầm bàn, đầm dùi, máy cắt, máy xoa bê tông hiệu Mikasa sản xuất tại Nhật Bản
Máy trộn bê tông VITO sản xuất tại Cộng hòa Pháp
Máy nén khí và máy phát điện AIRMAN sản xuất tại Nhật Bản
Máy nén khí FIAC sản xuất tại Italy
Máy làm khô, phin lọc khí OMI sản xuất tại Italy
Máy bơm nước KOSHIN sản xuất tại Nhật Bản
Các loại thiết bị cắt bê tông hiệu DIMAS sản xuất tại Mỹ, úc
Công ty là nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam các thiết bị:
Máy vận thang lồng (chở người, chở hàng)
Cẩu tháp
Máy nghiền sàng đá, cát, quặng
Khách hàng
Khách hàng chính của công ty là các đơn vị xây dựng, thi công xây lắp công trình, các đơn vị khai thác tài nguyên… Sản phẩm của Công ty luôn được đánh giá là có chất lượng vượt trội, độ bền cao, trong khi đó giá thành tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Vì vậy ngày càng thu hút được
khách hàng trong và ngoài nước như Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Công ty CP Khai khoáng luyện kim Thanh Hà, Công ty xây dựng tổng hợp Tràng An, Công ty Đường bộ 230, Công ty CP Xây dựng & Phát triển Long Giang…
Thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty gồm cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Hiện nay sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước. Hầu hết các công ty xây dựng, khai thác công trình lớn đều đặt quan hệ bạn hàng với công ty. Sản phẩm của công ty có mặt trong nhiều công trình lớn của đất nước. Năm 2006, công ty TBPT Hòa Phát đã ký hợp đồng cung cấp cẩu tháp Model 6018 để xây dựng tòa nhà trung tâm Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội do công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư xây lắp và Thương mại 36 làm đơn vị thi công. Đây là công trình xây dựng lớn của ĐH KTQD gồm 3 tòa nhà chính 19 tầng, 13 tầng và khối thư viện 4 tầng, diện tích sử dụng gần 10000 m2 với tổng kinh phí đầu tư gần 800 tỷ đồng…
Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài đang được công ty chú ý đầu tư. Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát luôn coi việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu dài hạn cho sự phát triển của công ty. Các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Ukraina, Lào, Campuchia, Philippines, Nga…
PHẦN II:ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Một số chỉ tiêu kết quả
2.1.1 Doanh thu thuần
Doanh thu thuần của công ty TBPT trong các năm 2004-2009
(đơn vị: tỷ đồng)
Tuy diễn biến nền kinh tế có nhiều biến động nhưng công ty vẫn đảm bảo doanh thu liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu luôn đạt mức khá cao. Đặc biệt tỷ lệ tăng doanh thu năm 2007 so với 2006 tăng 51,77%. Đây là một thành công rất lớn của công ty. Năm 2007 là năm tái cơ cấu từ các Công ty thành tập đoàn Hòa Phát, công ty Thiết Bị Phụ Tùng là một công ty con. Đây cũng là năm minh bạch hóa thông tin trong công ty và hướng tới tiêu chuẩn quản trị chuyên nghiệp. Thương hiệu Hòa Phát nói chung và sản phẩm của công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát nói riêng đã được khẳng định trên thị trường.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu(tỷ đồng)
212
240
282
428
453
495
Tỷ lệ tăng doanh thu (%)
-
13,2
17,5
51,77
5,84
9,3
Năm 2008 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động bất thường trong đó có lãi suất. Có lúc lãi suất cơ bản lên đến đỉnh điểm 14% và trần lãi suất cho vay lên đến 21%. Tuy nhiên công ty vẫn vượt qua khó khăn, đạt được tăng trưởng trong doanh thu gần 6%.
Trong 7 tháng đầu năm 2009 doanh số tiêu thụ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệu quả của gói kích cầu Chính phủ cho các dự án lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông, công trình xây dựng… là một trong những nguyên nhân khách quan của sự gia tăng này. Hơn thế, chất lượng các thiết bị xây dựng và khai khoáng Hòa Phát ngày càng chiếm được lòng tin từ khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới và bước đầu khai phá thị trường nước ngoài. Điều đó giúp công ty vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế, đạt kết quả khả quan trong năm qua. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng doanh thu của công ty năm 2009 vẫn đạt mức tăng trưởng khá 9,3. Đây là một thành công đáng khích lệ của công ty
2.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã mang lại hiệu quả cao thể hiện ở lợi nhuận hàng năm liên tục tăng. Đặc biệt lợi nhuận năm 2007 đạt được ở mức cao là 65 tỷ đồng, so với năm 2006 là 25 tỷ đồng. Đây là một thành công lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Nhờ xúc tiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh, sản phẩm của công ty có mặt tại nhiều công trình lớn như: các loại cẩu tháp do Hòa Phát sản xuất được lắp đặt tại các công trình xây dựng bao gồm: công trình Thủy điện Nậm Công 3 (Sơn La), tòa nhà CT1 Tam Trinh (Hà Nội), Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, chung cư cao cấp cao tầng Thạc Gián - Hoàng Anh Gia Lai (Đà Nẵng), Trung tâm hành chính (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nhà máy gia công da giầy Long Thành (Đồng Nai), trường đại học Y dược (Thành phố Hồ Chí Minh), trung tâm thương mại Cửu Long (Cà Mau). Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng đã làm tăng doanh thu của công ty một cách đáng kể. Đồng thời công ty còn tổ chức các hoạt động giao lưu, tạo điều kiện cho các đại lý phân phối nên tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi góp phần đem lại thành công cho công ty.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2004- 2009 ( đơn vị : tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng lợi nhuận của công ty luôn đạt mức cao trên 10 % . Tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động trong mấy năm qua là một thành công lớn của công ty. Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ tăng lợi nhuận của công ty đạt 160 %. Kết quả đó đã làm hài lòng các nhà đầu tư và các thành viên trong công ty.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Lợi nhuận (tỷ đồng)
18
20
25
65
75
87
Tỷ lệ tăng lợi nhuận (%)
-
11,11
25
160
15,38
16
Một số chỉ tiêu hiệu quả
2.2.1 Các tỷ số về khả năng sinh lãi
2.2.1.1 Doanh lợi vốn chủ sở hữu
ROE = TNST/ VCSH
Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
ROE của công ty trong 5 năm 2004-2009 (%)
ROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Công ty đạt được tỷ lệ ROE khá cao trong 2 năm 2007, 2008. Mức tăng trưởng lợi nhuận cao đảm bảo cho ROE của công ty ở mức cao. Từ năm 2006 trở về trước, tỷ lệ ROE luôn ở mức trên 5%. Từ năm 2007 do hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh,
công ty có mức lợi nhuận tăng cao đã làm tỷ lệ ROE năm 2007 tăng lên 28%. Đặc biệt năm 2008 là năm có nhiều diễn biến trái chiều trong nền kinh tế, đầu năm cuộc chạy đua lãi suất, biến động lớn về tỷ giá và lạm phát tăng cao đã đẩy chi phí giá vốn của doanh nghiệp lên cao. Gần cuối năm giá cả của hầu hết các nguyên liệu thô đều giảm mạnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu thụ trong nước giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng bán hàng và hầu hết các doanh nghiệp. Vượt qua khó khăn công ty vẫn đạt tỷ lệ ROE là 32%, nghĩa là 1 đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận. Kết quả này đã làm hài lòng các cổ đông. Trong năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 30% do nền kinh tế biến động nên công ty giảm lượng vốn huy động bên ngoài, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
2.2.1.2 Doanh lợi tài sản
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của toàn bộ danh mục tài sản doanh nghiệp- khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp.
ROA = THST/ TS
ROA của công ty trong 5 năm 2004- 2009 (%)
ROA của công ty trong các năm 2004,2005 chỉ đạt mức 6% và 7% . Đây là thời kỳ công ty chưa phát triển mạnh được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2006, ROA chỉ đạt 3%. Nguyên nhân là do công ty đầu tư nhiều mua tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên hiệu quả của việc đầu tư này chưa thể hiện hết ngay trong năm, điều đó làm cho ROA giảm mạnh. Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, khi việc đầu tư mang lại kết quả đã làm tỷ lệ ROA tăng mạnh, đạt 17% vào năm 2007 , 21% vào năm 2008 và đạt 23% vào năm 2009. Đây là một kết quả rất đáng mừng, thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả rất cao, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh đồng thời hiệu suất sử dụng tài sản được nâng cao.
2.2.1.3 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM
ROE = TNST/ VCSH = TNST/ TS *TS/ VCSH = ROA * EM ( số nhân vốn)
EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh tốc độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
ROE
5
8
9
28
32
30
ROA
6
7
3
17
21
23
EM
0,83
1,14
3,00
1,65
1,52
1,30
Sự tăng lên của EM trong các năm 2004 đến 2006 từ 0.83 lên 3 chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng mạnh vốn huy động từ bên ngoài.trong các năm 2007, 2008, 2009 trước những biến động trái chiều của nền kinh tế thì lượng vốn từ bên ngoài có xu hướng giảm xuống nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn hơn.
Chỉ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành = tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động bao gồm tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác.
Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty trong các năm 2005-2009
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Khả năng thanh toán hiện hành
1,2
1,35
1,60
1,89
1,7
Tỷ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp từ năm 2005 đến 2008 có xu hướng tăng lên. Tỷ số này đủ để đảm bảo an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống do công ty có nhiều đơn đặt hàng cần đáp ứng ngay từ đầu năm làm cho lượng dự trữ giảm. Tuy nhiên tỷ số này vẫn đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản dễ chuyển thành tiền tương đương với thời gian của khoản nợ đó.
Khả năng thanh toán nhanh
Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
Khả năng thanh toán nhanh = (tài sản lưu động – Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Khả năng thanh toán nhanh
0,3
0,37
0,41
0,62
0,68
Khả năng thanh toán nhanh của công ty không ngừng được cải thiện qua các năm, cho thấy sự đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Điều này giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Trong năm 2008 nền kinh tế trải qua nhiều biến động bất thường, trong đó có lãi suất. trước tình hình lãi suất biến động lớn, công ty đã duy trì một tỷ lệ nợ vay thấp trên tổng tài sản nhằm giảm chi phí lãi vay bằng cách giảm nợ đồng thời tăng vốn chủ sở hữu. Do công ty duy trì chính sách hệ số nợ ở mức thấp nên chỉ số thanh toán của công ty trong năm 2008 được cải thiện đáng kể .
Năm 2009, lượng dự trữ của công ty giảm do có nhiều dơn đặt hàng cần đáp ứng. Hàng sản xuất được tiêu thụ ngay làm giảm lượng dự trữ là nguyên nhân chính làm tăng chỉ số thanh toán nhanh.
Cơ hội và thách thức chủ yếu với công ty hiện nay
Cơ hội
Với việc nước ta tham gia vào WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Thiết Bị Phụ Tùng nói riêng cơ hội phát triển lớn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng sang các nước khác trên thế giới. Công ty có định hướng phát triển bằng việc củng cố thị phần trong nước và phát triển thị trường tiêu thụ ở nước ngoài nên đây cũng là cơ hội rất tốt.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi sản phẩm của công ty đã có uy tín, được khách hàng ưa chuộng, việc phát triển thị trường sang các nước khác sẽ thuận lợi hơn. Cùng với kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có được trong thời gian dài từ khi thành lập đến nay sẽ đem lại khả năng cạnh tranh tốt hơn cho công ty.
Thách thức
Việc mở rộng phạm vi kinh doanh không chỉ đem lại cơ hội mà còn mang lại cho công ty nhiều thách thức lớn. Rào cản kinh doanh giữa các nước được xóa bỏ cũng có nghĩa là công ty phải cạnh tranh quyết liệt hơn với tất cả các công ty trong cùng lĩnh vực trên khắp thế giới. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi công ty phải xác định được các chiến lược đúng đắn, nâng cao khả năng quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng cho sự phát triển của công ty. Đồng thời việc nâng cao hình ảnh của công ty trong khách hàng, cộng đồng cũng là việc hết sức quan trọng, theo đúng triết lý của công ty: “ hòa hợp để cùng phát triển”.
PHẦN III: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA
CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HOÀ PHÁT
3.1 Quản trị nguồn nhân lực
Hoạt động tuyển dụng
“ Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất” luôn là triết lý kinh doanh của công ty. Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển, công ty thường xuyên có các hoạt động tuyển dụng nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển.
Với bộ phận quản lý, nhân viên văn phòng, công ty có hai hình thức tuyển dụng. Thứ nhất, công ty thông báo vị trí cần tuyển cho mọi nhân viên trong công ty, sau đó sẽ đề cử hoặc tự ứng cử mình vào vị trí đó. Việc đó đảm bảo cơ hội phát triển trong sự nghiệp cho nhân viên trong công ty đồng thời sẽ giảm chi phí đào tạo nhân viên mới. Thứ hai, khi muốn bổ sung nguồn lực từ bên ngoài, công ty sẽ tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng: nộp hồ sơ, sàng lọc hồ sơ, thi luận , phỏng vấn trực tiếp, thử việc và ký kết hợp đồng. Quy trình tuyển dụng chặt chẽ giúp công ty tìm được người có năng lực phù hợp với vị trí cần tuyển và định hướng phát triển của công ty.
Với công nhân sản xuất, trong quy trình tuyển dụng không có bước thi luận nhưng điều kiện sức khỏe lại là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Những năm gần đây, công ty tạo điều kiện cho sinh viên các trường dạy nghề đến thực tập tại nhà máy, được các công nhân bậc cao kèm cặp.Sinh viên được học nội quy, quy chế và an toàn lao động, được thực hành các kỹ năng đã được học tại trường. Cuối đợt thực tập, công ty sẽ tuyển dụng những sinh viên đáp ứng nhu cầu vào làm việc tại công ty. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa tập nhằm đa dạng hóa nguồn nhân lực đầu vào, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của các nhà máy.
Hoạt động sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công ty tuân thủ quy chế lao động tiền lương chung của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chú trọng các chế độ đặc biệt thỏa đáng nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực. thời gian và điều kiện làm việc của người lao động cũng được tuân thủ theo quy định . Thiết bị máy móc cũng được đăng ký theo đúng tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn. Với nhân viên khối văn phòng, công ty trả lương theo khung bảng lương quy định theo trình độ. Với công nhân sản xuất được trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Việc xem xét điều chỉnh lương được thực hiện hàng năm. Công ty có chế độ phụ cấp với cán bộ công nhân viên trong khu vực độc hại và phụ cấp khác theo quy định.
Về chính sách thưởng, ngoài lương tháng 13. công ty có các hình thức thưởng dựa trên vượt sản lượng bán hàng, sản xuất, theo thành tích công nhân viên tiên tiến xuất sắc, thưởng theo sáng kiến kỹ thuật. Ngoài ra công ty còn tổ chức cho nhân viên đi tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ…
Trong quá trình phát triển, Công ty TBPT Hòa Phát luôn chú trọng đến các công tác đào tạo, nâng cao tri thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho CBCNV, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo chiều sâu, đáp ứng quy mô sản xuất ngày càng tăng. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn, đảm bảo an toàn các thiết bị liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất. Ngoài ra, hàng năm công ty còn định kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức về an toàn lao động tới toàn bộ các CBCNV làm việc tại nhà máy.
Phát triển nguồn nhân lực theo cả chiều rộng và chiều sâu luôn là hoạt động ưu tiên hàng đầu trong công ty. Với sự phát triển nhanh chóng của công ty như hiện nay, cần có một nguồn nhân lực lớn mạnh, có kiến thức chuyên môn vững vàng, hết lòng vì mục tiêu chung của công ty. Ngoài việc đào tạo trực tiếp cho người lao động, công ty còn khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ cho mình. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công ty như hiện nay cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của người lao động trong công ty là rất lớn.
3.2 Quản trị chất lượng sản phẩm
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định do 4 yếu tố sau:
Cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu của thị trường hay không
Chất lượng sản phẩm dịch vụ như thế nào
Giá cả sản phẩm dịch vụ cao hay thấp
Thời gian giao hàng nhanh hay chậm
Khi đời sống của người dân được nâng lên và sức mua của họ đựơc nâng cao, tiến bộ khoa học công nghệ được tăng cường thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề chất lượng với sự sống còn của doanh nghiệp, công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hoà Phát đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 dựa trên triết lý " Nếu hệ thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó sản xuất ra sẽ tốt". Hệ thống này nhấn mạnh vào việc phòng ngừa, mục tiêu là nhằm ngăn ngừa những khuyết tật về chất lượng.
Tháng 4/ 2009, công ty đã họp đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 lần 1 để đánh giá, soạn thảo, thay đổi quy trình lập, theo dõi và triển khai kế hoạch sản xuất. Các lỗi mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất đều được đưa ra bàn bạc và tìm hướng khắc phục. Các biểu mẫu giao kế hoạch và tổng hợp kế hoạch sản xuất đều được thay đổi, hợp nhất. Quản đốc phân xưởng sẽ sử dụng các biểu mẫu giao việc từ phòng kế hoạch điều độ và theo dõi kế hoạch sản xuất định kỳ chi tiết trong nhật ký sản xuất.
Trong quý IV năm 2009, công ty đã tổ chức đánh giá nội bộ lần 2 hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 nhằm đánh giá việc kiểm soát quá trình sản xuất và các biện pháp khắc phục phòng ngừa tại phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phân xưởng sản xuất và các phòng ban khác. Việc đánh giá cũng chỉ ra một số hạn chế của các bộ phận cần phải khắc phục như một số bộ phận chưa ghi đầy đủ các thông số trong các biểu mẫu phát hành, việc báo cáo tiến độ sản xuất chưa thực hiện đầy đủ bằng văn bản giữa bộ phận quản đốc - phòng kế ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 716.doc