Tên giao dịch (Trong nước): Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không
Tên giao dịch (Quốc tế) : APLACO (Aviation high grade plastic
Company)
Địa chỉ : Sân bay Gia Lâm - Hà Nội
Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp trực thuộc sự quản lý về mặt Nhà nước của Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam.
Tổ chức tiền thân của Công ty là xí nghiệp hoá nhựa cao sự hàng không. Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 732/QĐ - TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Tổng số vốn được giao ban đầu là 1.100.000.000 (theo thời giá 1989). Mục tiêu của giai đoạn này là xí nghiệp hoá nhựa cao sự Hàng không thực hiện các nhiệm vụ Tổng cục hàng không dân dụng giao cho đó là thực hiện sản xuất thu hút nhân lực dôi thừa đảm bảo sản xuất và tạo đà phát triển. Đồng thời không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xí nghiệp thực hiện hạch toán độc lập tự bù đắp chi phí và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Trong những năm đầu tiên (1989 - 1992) do điều kiện xuất phát thấp (cơ sở hạ tầng tồi tàn), thiết bị cũ kỹ lạc hậu, cán bộ, công nhân viên phần lớn là lao động dư thừa của Cục Xăng Dầu cũ chuyển sang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, việc làm không ổn định và điều quan trọng là chưa hội đủ các điều kiện nguồn lực cần thiết của một doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường.
Mặc dù trong điều kiện khó khăn, sau một thời gian dài hoạt động cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm mọi biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất đa dạng hoá mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện phương châm lãnh đạo đi đúng hướng, đúng chủ trương của cấp trên. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn thay đổi quy trình công nghệ sản xuất tập trung vốn để đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đã chuyên sâu vào cá thế mạnh của mình là sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn kỹ thuật cao phục vụ cho ngành Hàng không trong nước và quốc tế. Mặt khác tập trung nghiên cứu thị trường trong nước để thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, thực hiện sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế.
Cùng với sự thay đổi về chức năng chính của Công ty thì tên gọi của Công ty cũng thay đổi theo cho phù hợp với chức năng đó.
Đến tháng 4 năm 1993, xí nghiệp hoá nhựa cao su hàng không được đổi tên thành xí nghiệp nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số 747 - QĐ/TCCB - LĐ ngày 20/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cùng với sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam, Xí nghiệp nhựa cao cấp Hàng không cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Do yêu cầu về tính độc lập trong hạch toán ngày càng cao và yêu cầu về tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nhằm để phát huy tính tự lực sáng tạo trong kinh doanh, căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định số 1125 QĐ/TC - LĐ ngày 21/7/1994 về việcthành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Công ty nhựa cao cấp hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Sự hình thành, phát triển và các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch (Trong nước): Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không
Tên giao dịch (Quốc tế) : APLACO (Aviation high grade plastic
Company)
Địa chỉ : Sân bay Gia Lâm - Hà Nội
Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp trực thuộc sự quản lý về mặt Nhà nước của Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam.
Tổ chức tiền thân của Công ty là xí nghiệp hoá nhựa cao sự hàng không. Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 732/QĐ - TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Tổng số vốn được giao ban đầu là 1.100.000.000 (theo thời giá 1989). Mục tiêu của giai đoạn này là xí nghiệp hoá nhựa cao sự Hàng không thực hiện các nhiệm vụ Tổng cục hàng không dân dụng giao cho đó là thực hiện sản xuất thu hút nhân lực dôi thừa đảm bảo sản xuất và tạo đà phát triển. Đồng thời không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xí nghiệp thực hiện hạch toán độc lập tự bù đắp chi phí và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Trong những năm đầu tiên (1989 - 1992) do điều kiện xuất phát thấp (cơ sở hạ tầng tồi tàn), thiết bị cũ kỹ lạc hậu, cán bộ, công nhân viên phần lớn là lao động dư thừa của Cục Xăng Dầu cũ chuyển sang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, việc làm không ổn định và điều quan trọng là chưa hội đủ các điều kiện nguồn lực cần thiết của một doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường.
Mặc dù trong điều kiện khó khăn, sau một thời gian dài hoạt động cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm mọi biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất đa dạng hoá mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện phương châm lãnh đạo đi đúng hướng, đúng chủ trương của cấp trên. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn thay đổi quy trình công nghệ sản xuất tập trung vốn để đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đã chuyên sâu vào cá thế mạnh của mình là sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn kỹ thuật cao phục vụ cho ngành Hàng không trong nước và quốc tế. Mặt khác tập trung nghiên cứu thị trường trong nước để thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, thực hiện sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế.
Cùng với sự thay đổi về chức năng chính của Công ty thì tên gọi của Công ty cũng thay đổi theo cho phù hợp với chức năng đó.
Đến tháng 4 năm 1993, xí nghiệp hoá nhựa cao su hàng không được đổi tên thành xí nghiệp nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số 747 - QĐ/TCCB - LĐ ngày 20/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cùng với sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam, Xí nghiệp nhựa cao cấp Hàng không cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Do yêu cầu về tính độc lập trong hạch toán ngày càng cao và yêu cầu về tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nhằm để phát huy tính tự lực sáng tạo trong kinh doanh, căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định số 1125 QĐ/TC - LĐ ngày 21/7/1994 về việcthành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Đây cũng là tên giao dịch chính thức của Công ty cho đến nay. Do sự chuyển đổi cơ chế trong việc xác định thành lập các Tổng Công ty chủ lực của đất nước. Công ty nhựa cao cấp Hàng không chính thức được trở thành đơn vị hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại quyết định số 328/QĐ - TCTHK (ngày 27/5/1995) của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, theo nghị định số 04/CP ngày 27/1/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu của ngành Hàng không Việt Nam và các hãng Hàng không đi đến Việt Nam. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu của các nhóm khách hàng công nghiệp và dân dụng, bao bì đóng gói, linh kiện xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Trên đây là sự khái quát về lịch sử hình thành của Công ty còn quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
* Giai đoạn I (1989 - 1991)
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty. Với tổng số vốn được giao là 1.100.000.000 (đồng), có trụ sở chính đặt tại Sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ hành khách đi máy bay. Nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cũ kỹ, trình độ công nhân còn thấp, chủng loại sản phẩm ít, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty hầu như không có lãi. Lực lượng lao động chủ yếu sống bằng lương bao cấp của Tổng cục Hàng không. Vì vậy, doanh số giảm từ 954 - 240 đồng năm 1990 xuống còn 301.893.000 đồng năm 1991.
* Giai đoạn II (1992 - 1995).
Từ năm 1992, cùng với sự hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Vì quan hệ quốc tế mở rộng đòi hỏi ngành hàng hoá Việt Nam nói chung và Công ty nhựa cao cấp Hàng không nói riêng phải kịp thời cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Bởi vậy, Công ty đã đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Tính đến quý II năm 1993 máy móc thiết bị của Công ty gồm có:
- 02 máy phun ép nhựa
- 02 máy hút chân không
- 01 máy cắt liên hoàn túi xốp
- Hệ thống thiết bị phụ trợ khác.
Với các máy móc kỹ thuật có được, Công ty xác định là một doanh nghiệp, một ngành trực thuộc ngành Hàng không, Công ty phải tập trung mọi nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm nhựa cao cấp cho các chuyến bay.
Bên cạnh đó, tránh tình trạng phụ thuộc vào một mạng thị trường duy nhất, Công ty chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp .
Với quyết tâm đó tính đến năm 1994, các chỉ số kinh tế cho thấy doanh thu Công ty tăng 199%, lợi nhuận tăng 300% và thu nhập bình quân đầu người tăng 81% (so với năm 1993).
* Giai đoạn III (từ 1996 đến nay).
Có thể khẳng định, đây cũng là giai đoạn phát triển so với các giai đoạn trước.
Sau khi chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Nghị định 04/CP ngày 27/1/1996) thì quy mô, cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối ổn định.
Hiện nay, Công ty nhựa cao cấp Hàng không có diện tích mặt hàng hoạt động là 11.000m2, có 07 phòng chức năng; 03 phân xưởng sản xuất chính, 01 phân xưởng sản xuất phụ và 01 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001, tổng số công nhân viên của toàn Công ty là 200 người.
2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
(Đại diện lãnh đạo về chất lượng)
Phân xưởng bao bì PVC (hút chân không)
Phân xưởng phun ép nhựa
Phòng chất lượng
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng Marketing - tiêu thụ
Phòng Hành chính
Pòng TCCB - LĐTL
Phòng kế toán tài chính
Phân xưởng in màng mỏng
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Phân xưởng Mộc
Ghi chú: Quan hệ chức năng
Quan hệ trong hệ thống chất lượng
Từ năm 1996 đến nay, sau khi được chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thì quy mô, cơ cấu tổ chức của Công ty hoạt động tương đối ổn định.
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tổ chức sản xuất của đơn vị, Công ty nhựa cao cấp Hàng không tổ chức quản lý theo kiểu một cấp.
Trên đây là cơ cấu tổ chức của Công ty tại thời điểm hiện tại.
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
- Giám đốc (GĐ).
Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng. Hệ thống các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc. Tại các phân xưởng cũng có các quản đốc điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản phẩm làm ra. Đồng thời, giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng... và các báo cáo tài chính (Bằng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyền tiền tệ).
Giám đốc là đại diện cho Công ty và có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc thay mặt cho Công ty nhận nguồn vốn đất đai, nhà xưởng do Nhà nước cấp và chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn vốn đó. Giám đốc đồng thời cũng là người cuối cùng phê duyệt các chiến lược và kế hoạch Marketing về tiêu thụ và phân phối sản phẩm.
- Phó giám đốc (PGĐ).
Phó giám đốc tham mưu, giúp việc cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của Công ty, thay mặt giám đốc ký các phiếu xuất, nhập...
Đồng thời phó giám đốc còn là người thay mặt giám đốc đôn đốc việc th các kế hoạch sản xuất kinh doanh, nắm bắt các thông tin về thị trường giá cả và tổng hợp toàn bộ tình hình Công ty báo cáo cho giám đốc.
- Phòng kế toán - tài chính (KT - TC)
Phòng kế toán - tài chính gồm 06 nhân viên có chức năng tham mưu giúp việc cho cơ quan giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty nhằm sử dụng tiền và vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra phòng kế toán - tài chính còn tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán - tài chính cho giám đốc kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ những hoạt động của Công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp (chịu trách nhiệm trong việc tạo nguồn).
Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng lập các định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương theo kế hoạch. Vì vậy phòng kế toán - tài chính không tham gia vào việc thanh toán tiền lương.
Phòng kế toán - tài chính phải căn cứ vào các số liệu báo cáo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch định mức giá bán sao cho có lợi nhất cho Công ty.
Phòng còn thực hiện quá trình bảo quản sổ sách, các số liệu tài chính kế toán của Công ty, có trách nhiệm huy động các nguồn tài chính cho Công ty. Định kỳ hàng quý các báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo yêu cầu của các đối tượng quan tâm.
- Phòng tổ chức cán bộ -lao động tiền lương.
Phòng tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương gồm có 06 nhân viên có nhiệm vụ là quản lý chung về công tác nhân lực: sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác tuyển dụng, sa thải cán bộ công nhân viên và sử dụng lao động phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước.
Phòng còn xây dựng chiến lược nhân sự và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện các chế độ chính sách xã hội đối với người lao động và công tác nội chính, kiểm tra việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước của cán bộ - công nhân viên để kịp thời khen thưởng hay kỷ luật.
Phòng còn kết hợp với phòng kế toán - tài chính trong việc xác định mức lương phải chi trả cho cán bộ - công nhân viên dựa trên các số liệu theo dõi của phòng kế toán - tài chính thì phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương sẽ thanh toán cho cán bộ - công nhân viên và tính các định mức tiền lương cho từng thời kỳ.
- Phòng hành chính (HC).
Phòng hành chính bao gồm 15 nhân viên, phòng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho cơ quan giám đốc về công tác hành chính quản trị, chấp bút các dự án đầu tư và quy hạch phát triển. Phòng phải đảm bảo các điều kiện làm việc cho Công ty như hệ thống kho tàng, nhà xưởng, bến bãi, điện, nước,... quản lý điều hành công tác văn thư, bảo vệ, công tác nhà kho và các loại phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời đây cũng hình thành các chứng từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp... và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động và các chứng từ đó.
-Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng bao gồm 06 nhân viên, là bộ phận tham mưu của cơ quan giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản xuất công tác điều hành sản xuất kinh doanh, xây dựng các chiến lược dài và ngắn hạn. Đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu vào, đầu ra của sản phẩm, ký xác nhận vào các chứng từ như: Hoá đơn kiêm hiếu xuất kho, hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá... soạn thảo và thanh toán các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, phòng còn đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty.
Tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không, phòng kế hoạch có quan hệ mật thiết với phòng kế toán - tài chính trong việc xác định chi phí sản xuất cũng như xác định kết quả tiêu thụ của Công ty. Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng tương tự việc nhập nguyên liệu đầu vào. Tất cả các hoá đơn xuất bán thành phẩm trực tiếp hay giữ bán đều phải thông qua phòng kế hoạch và phải có chữ ký của phòng kế hoạch, sau đó các hoá đơn này được chuyền qua phòng kế toán - tài chính để thanh toán và xác định kết quả kinh doanh.
Chính vì có quan hệ mật thiết trên mà phòng kế hoạch và phòng kế toán thường phối hợp với nhau để xây dựng và điều chỉnh chính sách giá thành hợp lý, phân bố và điều động kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng.
- Phòng Marketing và tiêu thụ.
Phòng bao gồm 06 người được tách ra từ phòng kế hoạch. Nhiệm vụ của phòng là giới thiệu sản phẩm, triển khai việc tiêu thụ hàng hoá vào thị trường tự do. Phòng có chức năng tham mưu cho cơ quan giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước.
Đồng thời phòng phải nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng và đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch.
Phòng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra phòng còn thường xuyên nghiên cứu thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Lập kế hoạch và phân bố nỗ lực Marketing để đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Tổ chức qk Marketing của phòng bao gồm đảm bảo kế hoạch quảng cáo dịch vụ, kích thích tiêu thụ, tư vấn bán hàng và huấn luyện nhân viên, tổ chức tham ia các kỳ hội chợ, triển lãm..
- Phòng kỹ thuật
Phòng có 04 nhân viên, phòng chịu trách nhiệm, tham mưu và giúp việc cho cơ quan giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tá tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới.
Phòng tham mưu cho Công ty trong việc nghiên cứu, đàu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ nhằm đáp ứng sự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng còn lập các định mức tiêu hao và hao hụt vật tư, ký xác nhận vào phiếu xin lĩnh vật tư, thiết kế mẫu mã sản phẩm, tổ chức triển khai thực hiện về công nghệ, về kỹ thuật mẫu mã, sản phẩm mới và về quản lý chất lượng sản phẩm.
- Phòng chất lượng
phòng chất lượng mới được tổ chức từ năm 2000 bao gồm 02 nhân viên có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất.
Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thóng chất lượng hoạt động và có hiệu quả.
Phòng còn kiểm tra và kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
- Phân xưởng phun ép nhựa
Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng nhựa bằng công nghệ phun ép.
- Phân xưởng in màng mỏng.
Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng bằng công nghệ thồi màng mỏng và in trên màng mỏng.
- Phân xưởng bao bì hút chân không
Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng bằng nhựa bằng công nghệ hút chân không.
Ba phân xưởng này là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm nhựa (polyme) từ khâu nhận nguyên liệu phụ liệu đến nhập kho thành phẩm theo yêu cầu của lệnh sản xuất.
Sơ đồ quy trình triển khai sản xuất ở phân xưởng
Lệnh sản xuất
Phòng kế hoạch
Xem xét khả năng thực hiện
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng nhận lệnh
Ký ban hành
Giám đốc
Người được uỷ quyền
Lập kế hoạch sản xuất và lựa chọn thiết bị
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng nhận lệnh
Kiểm tra và đóng gói
Sản xuất hàng loạt
Chuẩn bị sản xuất
Phòng kế hoạch + kỹ thuật
Phân xưởng nhận lệnh
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng nhận lệnh
KCS
Công nhân đóng gói
Nhập kho
Trên đây là sơ đồ quy trình triển khai sản xuất ở phân xưởng. Ta thấy các phân xưởng đây là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, là nơi thực hiện các mệnh lệnh của giám đốc và các phòng ban chức năng. Tổng số công nhân sản xuất cả trực tiếp và gián tiếp (quản đốc phân xưởng) của các phân xưởng hiện nay là 138 người chiếm 77% tổng số công nhân viên toàn Công ty.
Phân xưởng Mộc.
Là đơn vị hoạt động theo phương thức nhận khoán cung cấp cho Công ty các loại bao bì gỗ và đồ dùng nội thất theo kế hoạch. Phân xưởng còn sản xuất và cung ứng hàng hoá cho thị trường trên cơ sở tự đảm bảo các nguồn lực và chủ động khâu tiêu thụ theo đúng quy định của Nhà nước.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực, khai thác thị trường phía Nam, sản xuất kinh doanh của sản phẩm nhựa và giới thiệu sản phẩm Công ty.
Ngoài ra Công ty còn có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội với chức năng giới thiệu, trưng bày, bán buôn bán lẻ cho khách hàng của thị trường tự do.
3. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty nhựa cao cấp Hàng không là đơn vị thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập.
- Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: sản xuất kinh doanh các mặt hàng bằng nhựa, kinh doanh các thiết bị vật tư ngành nhựa, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài những theo quy định của pháp luật. Mặc khác, Công ty còn đầu tư tạo nguồn vốn thuê và cho thiết bị ngành nhựa, tự tuyển chọn và đào tạo có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ của Công ty. Đồng thời Công ty cũng phải sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ chuyến bay trong nước và quốc tế của Việt Nam Airlines.
* Đặc điểm về sản phẩm sản xuất ra của Công ty.
Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa cho ngành Hàng không bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm nhựa thông thường cho thị trường dân dụng và công nghiệp . Nên sản phẩm nhựa của Công ty nhựa cao cấp Hàng không ra đa dạng về mẫu mã và phong phí về chủng loại.
Sản phẩm sản xuất ra của Công ty bao gồm các mẫu mã hàng như:
- Các sản phẩm từ hạt nhựa cao cấp: các loại cốc, ly, khay đựng thức ăn bộ dao dĩa phục vụ cho hãng Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, còn có các loại sản phẩm đồ gia dụng khác như phích đá, rổ, chậu...
- Sản phẩm từ màng PVC: các laọi bao bì bánh kẹo, khay đựng thực phẩm.
-Sản phẩn túi màng mỏng, các loại túi đựng thực phẩm sản xuất bằng công nghệ thổi, cắt, dán.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty phục vụ trong ngành chiếm 50% tổng doanh số bao gồm các loại sản phẩm chủ yếi như cốc, ly, bộ dao thìa dĩa, các laọi khay đựng thức ăn chuyên dùng trên máy bay.
Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất theo hợp đồng đối với các doanh nghiệp sản xuất khác như: Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty Muối, Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Hải hà KOTOBUKI... Còn lại là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do như ghế nhựa, mâm nhựa, các linh kiện cho công nghiệp và xây dựng như thiết bị vệ sinh 707, 706, bộ thiết bị gương và phụ trợ cho trang trí nội thất...
* Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Do mỗi laọi chi tiết sản phẩm đều có đặc thù kỹ thuật khác nhau và đều được sản xuất từ một quy trình công nghệ riiêng nên những đặc điểm của quy trình sản xuất này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý Công ty. Mặt khác, sản phẩm sản xuất ra lại vừa đơn giản và vừa đưa ra sản phẩm lắp ráp liên hoàn khép kín nên việc tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty khá đơn giản . Hạch toán cpó sản xuất và tình giá thành sản phẩm được tiến hành tổng hợp tại phòng kế toán. Theo phương thức hạch toán tính giá thành sản phẩm không phân bước, không tính giá thành bán thành phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp về phòng kế toán đến cuối kỳ căn cứ vào số thành phẩm nhập kho sẽ tính giá thành riêng cho từng loại sản phẩm.
Sơ đồ quy trình chế tạo các loại sản phẩm của Công ty
Nhập kho phân xưởng bao bì
Gia công nhỏ
Nhập kho phân xưởng màng
Đóng gói thành phẩm
Phân xưởng bao bì PVC (PX hút chân không)
Bao bì đóng gói
Đóng gói thành phẩm
Hút chân không
Cắt dán đột
Gia công nhỏ
Nắp khay
Dùn thổi màng
Phun ép khuôn
Cắt màng
Hoá nhựa
Hoá nhựa
Đặt khuôn
Hạt nhựa
Hạt nhựa
Màng PVC - PE
Phân xưởng màng
Phân xưởng nhựa
Nhập kho phân xưởng nhựa
Nhập kho Công ty hoặc xuất kho phân xưởng đi tiêu thụ
Nhập kho Công ty hoặc xuất kho phân xưởng đi tiêu thụ
Nhập kho Công ty
Nhìn chung các quy trình chế tạo sản phẩm của Công ty đều mang tính chất quy trình công nghệ hiện đại nhưng việc thao thác lại đơn giản, chế biến kiểu liên tục khép kén không phân bước. Sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trình sản xuất liên từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhận được sản phẩm hoàn thành nhập kho. Trong quá trình sản xuất đều sử dụng một nguyên liệu chính đó là hạt nhựa, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và tương đương với thời gian chế tạo sản phẩm của máy.
Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là ngành công nghiệp sản xuất từ chất dẻo vừa đưa ra sản phẩm đơn lẻ mang tính chất đơn giản, không có những bộ phận và chi tiết lẻ lắp ráp thành sản phẩm mà sản xuất xong phải qua khâu gia công, cắt gọt, cạo via và bao bì đóng gói để nhập kho thành phẩm.
* Đặc điểm về trang thiết bị chủ yếu.
Ta thấy so với các doanh nghiệp cùng ngành nhựa ở Việt Nam thì Công ty nhựa cao cấp Hàng không có cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất. ở trình độ khá cao. Các máy móc thiết bị đang hoạt động đều là máy mới, hiện đại như máy phun ép nhựa nhập từ Đài Loan, Nhật Bản và máy hút chân không nhập từ Đài Loan... và các thiết bị đó có đủ sức để tạo ra các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu của các nhóm hàng mục tiêu trong và ngoài nước đặc biệt đối với các sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng không thì luôn luôn được đảm bảo tiêu chuẩn của thế giới.
* Đặc điểm về nguyên vật liệu đang sử dụng
Hầu hết các nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cua Công ty là nhập khẩu như là các hạt nhựa (hạt nhựa trắng, hạt nhựa màu, màng nhựa) đều từ nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan... ngoài ra còn có một số chất phụ gia khác. Những năm gần đây để giảm chi phí cho giá thành thì Công ty còn nhập nguyên liệu đầu vào từ một số Công ty liên doanh ở trong nước.
Điều đó cho thấy cán bộ Công ty luôn luôn tìm cách để giảm chi phí về giá thành mà không làm giảm về chất lượng sản phẩm.
Đây cũng là một bài toán hết sức hóc búa đối với giám đốc Công ty mà không phải bất cứ người lãnh đạo nào cũng giải được nó.
Qua nghiên cứu đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm sản xuất ra và đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng ta thấy tính chất sản xuất của Công ty là sản xuất đơn giản theo kiểu liên tục. Cùng với hai loại hình sản xuất và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm ngắn và sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
* Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động của Công ty.
Phần II: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng về hoạt động quản trị kinh doanh của Công ty
1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty đã căn cứ vào tình chất và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm để chia hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thành ba phân xưởng. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm toàn bộ một quy trình công nghệ sản xuất chu trình sản xuất tại phân xưởng là một chu trình khép kín bắt đầu tf nguyên vật liệu đầu vào và kết thúc là các sản phẩm khác nhau theo yêu cầu của thị trường. C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44.DOC