Báo cáo Công tác kế toán tại Công ty Xe lửa Gia Lâm

Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong môi trường như vậy, việc duy trì và thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư trở nên bức thiết đối với các doanh nghiệp trong nước. Muốn vậy thì việc minh bạch tài chính tạo niềm tin cho các nhà đầu tư là điều kiên tiên quyết đối với các doanh nghiệp trong nước. Điều này lại trở thành áp lực cho các công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên. Để có thể phát hành ra những báo cáo kiểm toán đáng tin cậy và đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì ngoài việc nắm vững các kĩ thuật kiểm toán các kiểm toán viên cần phải nắm vững nghiệp vụ kế toán tại các doanh nghiệp. Điều này lại càng quan trọng đối với các sinh viên chuyên ngành kiểm toán. Chính vì vậy. chương trình kiến tập tìm hiểu về công tác kế toán tại các doanh nghiệp là một cơ hội tốt cho các sinh viên tiếp cận thực tế. Tiếp cận thực tế, sinh viên có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt công việc kế toán thực tế đang diễn ra tại từng doanh nghiệp cụ thể. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc học chuyên ngành kiểm toán cũng như thực tập kiểm toán sau này của sinh viên.

Để có được cái nhìn bao quát nhất về các phần hành kế toán được học trong trường, em đã lựa chọn doanh nghiệp sản xuất là nơi kiến tập – Công ty Xe lửa Gia Lâm, doanh nghiệp có hơn 100 năm lịch sử.

Cấu trúc báo cáo kiến tập tại Công ty gồm:

- Chương 1: Tổng quan về Công ty Xe lửa Gia Lâm

- Chương 2: Công tác kế toán tại Công ty Xe lửa Gia Lâm

- Chương 3: Đánh giá, nhận xét hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại công ty

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại Công ty Xe lửa Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong môi trường như vậy, việc duy trì và thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư trở nên bức thiết đối với các doanh nghiệp trong nước. Muốn vậy thì việc minh bạch tài chính tạo niềm tin cho các nhà đầu tư là điều kiên tiên quyết đối với các doanh nghiệp trong nước. Điều này lại trở thành áp lực cho các công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên. Để có thể phát hành ra những báo cáo kiểm toán đáng tin cậy và đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì ngoài việc nắm vững các kĩ thuật kiểm toán các kiểm toán viên cần phải nắm vững nghiệp vụ kế toán tại các doanh nghiệp. Điều này lại càng quan trọng đối với các sinh viên chuyên ngành kiểm toán. Chính vì vậy. chương trình kiến tập tìm hiểu về công tác kế toán tại các doanh nghiệp là một cơ hội tốt cho các sinh viên tiếp cận thực tế. Tiếp cận thực tế, sinh viên có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt công việc kế toán thực tế đang diễn ra tại từng doanh nghiệp cụ thể. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc học chuyên ngành kiểm toán cũng như thực tập kiểm toán sau này của sinh viên. Để có được cái nhìn bao quát nhất về các phần hành kế toán được học trong trường, em đã lựa chọn doanh nghiệp sản xuất là nơi kiến tập – Công ty Xe lửa Gia Lâm, doanh nghiệp có hơn 100 năm lịch sử. Cấu trúc báo cáo kiến tập tại Công ty gồm: Chương 1: Tổng quan về Công ty Xe lửa Gia Lâm Chương 2: Công tác kế toán tại Công ty Xe lửa Gia Lâm Chương 3: Đánh giá, nhận xét hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại công ty CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Xe lửa Gia Lâm: Năm 1905, thực dân Pháp tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Nhà máy được thành lập với ý đồ xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường sắt nhằm mục đích phục vụ cho việc cướp bóc, khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Đến tháng 10- 1954, nhà máy trở về tay giai cấp công nhân Việt Nam, với đội ngũ 400 cán bộ công nhân viên nhà máy. Nhà máy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành, Nhà nước giao cho. Đầu những năm 60, với sự giúp đỡ của Nhà nước Ba Lan, nhà máy được xây dựng cải tạo, mở rộng với công suất 120 đầu máy và 1099 toa xe một năm. Tháng 10 – 1993, nhà máy được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại theo nghị định 388-CP. Nhà máy trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp Đường sắt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng ký kết với khách hàng. Từ đó đến nay, cùng với sự đi lên phát triển của đất nước ngành giao thông vận tải nhà máy cũng không ngừng lớn mạnh và làm ăn có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 630 người với 580 công nhân tham gia sản xuất trực tiếp. Từ tháng 8 năm 2003, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã chính thức đổi tên thành Công ty Xe lửa Gia Lâm. Trụ sở hiện tại của công ty là 551 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một xí nghiệp công nghiệp đường sắt, Nhà máy chủ yếu sản xuất chủ yếu theo chỉ tiêu cấp trên giao: Sửa chữa đóng mới đầu máy, toa xe, máy công cụ Gia công kết cấu thép, chế tạo sửa chữa nồi hơi các loại. Sản xuất phụ tùng đầu máy, toa xe, kiểm định đồng hồ áp lực, kim loại và các dịch vụ khác. Ngoài ra, Công ty còn ký kết các hợp đồng sản xuất ngoài chỉ tiêu cấp trên giao như kiểm định lò xo, mẫu kim loại làm vành xe, chế tạo, bảo dưỡng nồi hơi. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ toa xe. Quy mô sản xuất tương đối lớn, chu kỳ sản xuất dài (1 tháng đến 1 tháng rưỡi với sửa chữa đầu máy toa xe, 2 tháng đến 3 tháng với đóng mới toa xe). 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Công ty Xe lửa Gia Lâm được tổ chức theo kiểu tổ chức dạng Trực tuyến – chức năng (Sơ đồ bên dưới). Bộ phận quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty. Dưới giám đốc công ty có các phó giám đốc, chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc quản lý các phân xưởng được giao. Bên cạnh đó, giúp việc cho Giám đốc còn có các phòng ban chức năng với 6 phòng chuyên trách. Ngoài ra, còn có các phân xưởng và các ban chuyên trách: Trạm y tế. Tổ thực nghiệm Ban giám đốc công ty Trường mầm non. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống tổng thể công ty xe lửa Gia Lâm Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phòng tài chính kế toán Phân xưởng đầu máy Phòng tổ chức nhân chính Phân xưởng toa xe 1 Phòng kế hoạch điều độ Phân xưởng toa xe 1 Phòng Vật tư – Vận tải Phân xưởng giá chuyển Phòng kĩ thuật cơ điện Phân xưởng Điện cơ Phòng bảo vệ quân sự Phân xưởng gia công nóng Nét liền: Sơ đồ quản lý hành hính Trường Mầm non Nét đoạn: Sơ đồ quản lý theo ISO 9000 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 1.3.2.1. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc: Với vai trò là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của công ty, ban lãnh đạo gồm 1 đồng chí Giám đốc và 3 đồng chí Phó giám đốc hỗ trợ Giám đốc ở 3 khối cơ bản Giám đốc công ty: Chức năng: Là người có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về mọi hoạt động của công ty theo luật hiện hành. Trực tiếp giao công việc cho các phó giám đốc, các phòng ban và các phân xưởng; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao, những chủ trương chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ban hành. Chịu trách nhiệm về các văn bản báo cáo định kì, báo cáo thường xuyên, báo cáo đột xuất với các cơ quan hữu quan. Nhiệm vụ cụ thể: trực tiếp phụ trách các công việc, chỉ đạo các mặt công tác sau: Công tác xây dựng cơ chế, quy chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác đối ngoại, liên doanh, liên kết trong và ngoài ngành của công ty. Tổ chức thực hiện các nguồn lực cần thiết để xây dựng duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức các cuộc họp xem xét của ban lãnh đạo để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng đạt hiêu quả cao nhất. Thiết lập các chính sách mục tiêu chất lượng theo định hướng chung của công ty. Là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của công ty. Là Chủ tịch Hội đồng lương của công ty. Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo: Phòng tài chính kế toán Bộ phận kế hoạch, phòng kế hoạch điều độ Bộ phận cán bộ, tiền lương, phòng Tổ chức Nhân chính Phòng Vật tư – vận tải Trường Mầm non Trường hợp vắng mặt, Giám đốc phải ủy quyền cho người thay mặt là Phó giám đốc có trách nhiệm điều hành công việc, Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trong quá trình điều hành công việc của mình. Phó giám đốc 1: Chức năng: Giúp việc cho Giám đốc công ty: Phụ trách công tác sản xuất kĩ thuật của công ty. Phụ trách các phân xưởng Toa xe 1, phân xưởng Toa xe 2, phân xưởng Giá chuyển. Phụ trách bộ phận điều độ của phòng kế hoạch điều độ Phụ trách bộ phận kĩ thuật toa xe, giá chuyển của phòng Vật tư – vận tải. Ký các hợp đồng, theo dõi giám sát, đôn đốc thực hiện các hợp đồng, khai thác tiềm năng do các phân xưởng mình phụ trách đề xuất. Được ký duyệt thanh toán đến 500.000đ. Trường hợp đột xuất duyệt thanh toán trên 500.000đ phải thông qua Giám đốc hoặc báo cáo cụ thể lại bằng văn bản. Được ủy quyền thay Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc vắng mặt. Nhiệm vụ cụ thể: Chỉ đạo sản xuất và mọi hoạt động lao động tiền lương, bảo hộ lao động ở đơn vị mình phụ trách. Theo sát kế hoạch sản xuất của các đơn vị mình phụ trách, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong sản xuất theo quy định quyền hạn được giao. Tổng hợp đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất ở tất cả các đơn vị trong công ty. Chủ trì các cuộc họp giao ban sản xuất ngày, tháng. Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về thưởng tiến độ, chất lượng sản phẩm cho các đơn vị cá nhân mình phụ trách. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết các công việc của Phó giám đốc 2, Phó giám đốc 3 khi Phó giám đốc 2, Phó giám đốc 3 đi vắng. Phó giám đốc 2: Chức năng: Giúp việc cho Giám đốc công ty Phụ trách phân xưởng đầu máy, bộ phận sáng kiến, khoa học công nghệ, đăng kí sản phẩm mới, điện, thiết bị của phòng kĩ thuật cơ điện. Phụ trách bộ phận bảo hộ lao đông của phòng Tổ chức nhân chính. Là đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Được ký duyệt thanh toán trên 500.000đ. Nhiệm vụ cụ thể: Chỉ đạo sản xuất và mọi hoạt động tiền lương, lao động, bảo hộ lao động, sản xuất khai thác tiềm năng và các hoạt động khác của Phân xưởng đầu máy. Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về thưởng tiến độ, chất lượng sản phẩm cho các đơn vị, cá nhân trong phạm vi mình phụ trách. Làm Chủ tịch Hội đồng sáng kiến của công ty. Làm Chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động của công ty. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết các công việc được phân công của Phó giám đốc 1 khi Phó giám đốc 1 đi vắng. Thực hiện các công việc đột xuất khi Giám đốc phân công. Phó giám đốc 3: Chức năng: giúp việc cho Giám đốc. Phụ trách các phân xưởng Điện cơ, Gia công nóng. Phụ trách phòng bảo vệ quân sự. Phụ trách bộ phận hành chính, kỷ luật, y tế và tổ kinh doanh dịch vụ của phòng Tổ chức nhân chính. Được duyệt thanh toán đến 500.000đ. Nhiệm vụ cụ thể: Chỉ đạo cụ sản xuất, hoạt động lao động tiền lương, bảo hộ lao động và các hoạt động khác của các phân xưởng mình phụ trách. Thực hiện các công việc đột xuất khi Giám đốc phân công. 1.3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân chính: Nhiệm vụ: Phụ trách công tác Tổ chức cán bộ. Phụ trách các mặt công tác: bảo vệ chính trị nội bộ, hồ sơ cán bộ công nhân viên, hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội. Đề xuất và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ Tổ chưc – cán bộ – lao động – tiền lương trên cơ sở các quy định của Nhà nước và của ngành. Phụ trách công tác hành chính quản trị, văn thư, đánh máy, phục vụ. Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật trên cơ sở những quy định, những cơ chế đã có của Nhà nước, của Ngành, của công ty. Phụ trách công tác y tế. Phân công công tác cho các thành viên trong phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 2: Sơ đồ nhiệm vụ chức năng của phòng Tổ chức nhân chính Trường phòng Phó trưởng phòng Chuyên viên Chuyên viên Tiền lương – BHLĐ HCQT – thi đua Chuyên viên Cán sự hành chính tiền lương - thống kê quản trị Chuyên viên Nhân viên Bảo hiểm xã hội đánh máy Bác sĩ Nhân viên phục vụ Y tá 1.3.2.3 .Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán: Nhiệm vụ: Phụ trách và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các công việc liên quan đến lĩnh vực Tài chính kế toán. 1.3.2.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật cơ điện: Nhiệm vụ: Hướng dẫn kỹ thuật các công việc liên quan đến sản xuất của công ty. Kiểm tra toàn bộ vật tư đầu vào. Quản lý hồ sơ kỹ thuật sửa chữa đóng mới sản phẩm. Đề xuất việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp với phòng tổ chức nhân chính thực hiện công tác đào tạo bổ túc nghê tổ chức thi nâng cấp hàng năm cho công nhân. Phối hợp với phòng khế hoạch điều độ phân công tác nghiệp hợp lý, hiệu quả trong chế tạo, sửa chữa các sản phẩm của công ty. Quản lý máy móc thiết bị trong công ty. Quản lý mặt bằng trong công ty. Quản lý các thiết bị sản xuất, các thiết bị đo lường và kiểm định vật liệu. Phụ trách hoạt động sáng kiến của công ty. Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức phòng kỹ thuật cơ điện Trường phòng Phó phòng Phó phòng PT thiết bị – mặt bằng PT đầu máy – toa xe Kỹ sư PT máy móc – thiết bị Kỹ sư PTKT PX toa xe 1 Kỹ sư Kỹ thuật điện ĐM – TX Kỹ sư PTKT PX toa xe 2 Kỹ sư Kỹ thuật điện TB – MM Kỹ sư PTKT PX giá chuyển Kỹ sư PTKT PXGCN - ĐC Kỹ sư Nhân viên quản lý PTKT PX đầu máy bản vẽ + hồ sơ kỹ thuật 1.3.2.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng Vật tư – vận tải: Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực vật tư: mua sắm, xuất nhập, bảo quản, cấp phát, thu hồi, thanh lý vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, phương tiện, trang thiết bị dụng cụ sản xuất và các tài sản khác. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực vật tư được giao. Soạn thảo các văn bản về quy chế quản lý vật tư, quy trình nghiệp vụ để thực hiện công việc được giao. Phân tích tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nghiệp vụ quản lý vật tư, tình hình thực hiện định mức vật tư, báo cáo cấp trên theo quy định. Chỉ đạo tổ lái xe phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất công tác của công ty. Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức của phòng Vật tư – vận tải Trưởng phòng Chuyên viên cấp phát phụ trách vệ sinh công nghiệp, Thủ kho an toàn kho kim loại Chuyên viên mua sắm gỗ Thủ kho dán, PT điện, PT trang trí phụ tùng Công nhân đầu máy toa xe kho Thủ kho Chuyên viên mua sắm hóa chất kim loại, gỗ xẻ, que hàn, sơn, dầu, mỡ… Tổ lái xe 1.3.2.6. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế hoạch điều độ: Nhiệm vụ: Phụ trách công tác: Kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm. Lập hồ sơ dự thầu. Tham mưu để giám đốc ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng sản xuất khai thác tiềm năng, các văn bản kế hoạch, dự toán, quyết toán giá các sản phẩm. Tổ chức thực hiện các công tác: Điều độ sản xuất trong toàn công ty theo kế hoạch Đưa đầu máy, toa xe vào sửa chữa, giao tiếp và trả vận dụng đầu máy, toa xe đã sửa chữa xong. Bảo hành sản phẩm. Duy tu, sửa chữa bảo dưỡng nhà xưởng, kho tàng, đường giao thông trong công ty. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức của phòng kế hoạch điều độ Trưởng phòng Phó trưởng phòng PT giá thành sản phẩm, thanh toán Chuyên viên kế Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên hoạch điều hành kế hoạch điều phối toa xe phụ trách xây sản xuất đầu máy dựng cơ bản 1.3.2.6. Chức năng nhiệm vụ của phòng bảo vệ quân sự: Nhiệm vụ: Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty. Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản. Làm công tác chuyên trách quân sự, phòng cháy và chữa cháy. Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức của phòng bảo vệ quân sự Trưởng phòng Phó phòng Tổ bảo Tổ bảo Tổ bảo Tổ bảo Tổ bảo vệ cổng vệ cổng vệ tuần vệ tuần vệ trường Bắc Nam tra 1 tra 2 Mầm non 1.3.2.7. Trường mầm non: Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trông nom chăm sóc con của cán bộ công nhân viên trong Công ty và khu vực 1.4. Quy trình quản lý công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song. Công ty có dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện đến lắp ráp hoàn chỉnh đầu máy, toa xe theo yêu cầu kĩ thuật của ngành đường sắt. Công nghệ sản xuất của Công ty là bán cơ khí kết hợp thủ công. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty: - Hợp đồng sản xuất với khách hàng sau khi được kí kết, phòng kỹ thuật sẽ lập thiết kế đối với toa xe đóng mới, và lập bản giải thể để xác định mức độ sửa chữa đối với đầu máy, toa xe vào sửa chữa đại tu. - Dựa vào thiết kế được duyệt và các bản giải thể, các bộ phận, chi tiết, phụ tùng đầu máy toa xe cần thiết được tiến hành sản xuất. - Cuối cùng là việc lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm đầu máy, toa xe. Sơ đồ 7: Quy trình công nghệ Đơn đặt hàng (HĐKT) P. Kỹ thuật P. Kế hoạch Sản xuất 6 phân xưởng sản xuất Dựa vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức 6 phân xưởng: a.Phân xưởng đầu máy: - Phân xưởng đầu máy có nhiệm vụ nhận kế hoạch và sản xuất hàng tháng do công ty giao: Chế tạo, lắp ráp mới, sửa chữa đầu máy Dieden. Chế tạo, sửa chữa, lắp đặt nồi hơi và các thiết bị áp lực. Đóng mới, sữa chữa toa xe hàng, giá chuyển hướng toa xe hàng các loại theo tác nghiệp được phân. Chế tạo mới một số bộ phận, phụ tùng toa xe khách hàng đóng mới, sữa chữa toa xe khách, giá chuyển hướng toa xe các loại. Quản lý khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. Tìm kiếm việc làm và khai thác tiềm năng của phân xưởng. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao. b. Phân xưởng toa xe 1: - Nhận kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất tháng do công ty giao: Sửa chữa các loại toa xe khách, toa xe hàng, các loại giá chuyển toa xe khách, toa xe hàng. Đóng mới các loại toa xe hàng, toa xe khách, giá chuyển. Quản lý, khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. c. Phân xưởng toa xe 2: - Nhận kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất tháng do công ty giao: Sửa chữa các loại toa xe khách, toa xe hàng, các loại giá chuyển toa xe khách, toa xe hàng. Đóng mới các loại toa xe hàng, toa xe khách, giá chuyển. Quản lý, khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. d. Phân xưởng giá chuyển: - Nhận kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất hàng tháng do công ty giao: Sửa chữa giá chuyển hướng toa xe khách, toa xe hàng, đầu máy. Đóng mới các loại giá chuyển toa xe khách, toa xe hàng. Gia công trục bánh đầu máy, toa xe. Quản lý, khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. e. Phân xưởng điện cơ: - Nhận kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất hàng tháng do công ty giao: Chế tạo mới, sửa chữa các phụ tùng hãm gió, hãm tay phục vụ đóng mới, sửa chữa toa xe. Chế tạo mới, sửa chữa các loại phụ tùng hệ thống nước, súp lê, đầu đấm… và ê cu, bu lông từ M12 trở lên. Chế tạo, sửa chữa, chỉnh bị các loại van hãm. Chế tạo phụ tùng giá chuyển đóng mới. Chế tạo mới, sửa chữa các loại phụ tùng phục vụ đóng mới, sửa chữa đầu máy. Mạ, a nốt hoá các loại phụ tùng: vô lăng hãm tay, bản lề cửa hông … theo kế hoạch giao. Chế tạo cửa sổ (kính + chớp) toa xe, đầu máy. Sửa chữa, khám nghiệm đồng hồ áp lực… Sửa chữa, lắp đặt, di chuyển máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong công ty. Trực trạm điện 33B, sửa chữa các sự cố cao và hạ áp, đảm bảo lưới điện trong công ty. Vận hành trạm ép gió 6,6 KV, vận hành trạm bơm nước phục vụ sản xuất cho công ty, trạm xử lý nước thải. Chế tạo phụ tùng đầu máy, toa xe, giá chuyển theo nhiệm vụ được giao. Nề: xây buồng vệ sinh, buồng rửa mặt, đổ nền bitum, bê tông xốp toa xe khách đóng mới và sửa chữa. Vệ sinh mặt bằng công ty: đường đi và các khu vực công cộng theo quy định. Quản lý, khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. f. Phân xưởng gia công nóng: - Nhận kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất hàng thàng do công ty giao: Rèn, dập, đúc các phụ tùng phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị. Chế tạo, sửa chữa các loại lò xo toa xe, đầu máy. Rèn, dập, đúc các phụ tùng phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị. Chế tạo các loại phụ tùng khác phục vụ đóng mới, sửa chữa đầu máy toa xe. Quản lý, khai thác thiết bị, vật tư, mặt bằng hiện có của phân xưởng. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM 2.1. Bộ máy kế tóan của Công ty Xe lửa Gia Lâm: Do yêu cầu của quản lý, Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác thuộc lĩnh vực Tài chính – kế toán được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán: từ việc ghi chép đến tổng hợp lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với tình hình của công ty. Phòng Tài chính – kế toán gồm 6 người đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc. Các nhân viên kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức của phòng Tài chính kế toán Trưởng phòng (Kế toán trưởng) Phó phòng Chuyên viên kế toán tiền mặt Thanhh toán nội bộ – vật liệu Chuyên viên kế toán TSCĐ - tiêu thụ – vật liệu Chuyên viên kế toán ngân hàng thanh toán công nợ phải trả phải thu Thủ quỹ Chuyên viên kế toán vật liệu 2.1.1. Kế toán trưởng: - Kế toán trưởng phụ trách chung công tác của phòng. Phân công giao nhiệm vụ và quản lý mọi công việc của phòng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của Phòng Tài chính kế toán/ - Nhiệm vụ cụ thể: Quản lý và tổ chức thực hiện các lĩnh vực nghiệp vụ Tài chính – kế toán. Chỉ đạo việc tổng hợp và lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá việc bảo quản, sử dụng vật tư, tài sản, nguồn và kinh phí…, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn tài chính và nguồn lực khác của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác bảo toàn vốn và tài sản của Công ty. Phụ trách bộ phận kho của phòng Vật tư – vận tải và kho của các phân xưởng. Phân công công tác đối với các thành viên trong phòng. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công. 2.1.2. Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng chỉ đạo, quản lý, thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ tài chính – kế toán của công ty. Nhiệm vụ cụ thể: Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên cấp dưới. Chịu sự hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán của cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, phụ trách công tác kế toán. Tính toán tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho công tác hạch toán kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, giá bán sản phẩm, phân bổ tiền lương, chi phí vật tư, nhiên liệu, điện lực, chi phí khác, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách và các công tác khác liên quan. Lập kế hoạch tài chính – phân tích tình hình sử dụng vốn – xin bổ sung vốn cho SXKD. Tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thống kê theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá việc bảo quản, sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và kinh phí… đề xuất các biện pháp quản lý sử dụng các nguồn vốn và kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán cho cấp trên và các bộ phận liên quan. Lưu trữ các chứng từ thuộc công tác kế toán tổng hợp, quyết toán tài chính hàng năm. Thực hiên các công việc do Trưởng phòng giao. Điều hành các công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng. 2.1.3. Chuyên viên kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ, vật liệu Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện một số phần thuộc nghiệp vụ Tài chính – kế toán: kế toán tiền mặt, tạm ứng, thanh toán nội bộ, vật liệu. Nhiệm vụ cụ thể: Kiểm tra, lập chứng từ ban đầu thuộc nghiệp vụ kế toán được phân công: kế toán tiền mặt, kế toán tạm ứng, kế toán thanh toán nội bộ, kế toán vật liệu theo đúng quy định và đảm bảo kịp thời, chính xác. Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: thu – chi tiền mặt, kiểm quỹ xác nhận tồn quỹ tiền mặt, thanh quyết toán công nợ, tạm ứng, quản lý theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá của kho hoá chất. Mở sổ và ghi chép, cập nhật các sổ kế toán chi tiết thuộc phần hành kế toán được phân công. Lập báo cáo nghiệp vụ phần việc kế toán mình thực hiện. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo. Quản lý, lưu trữ toàn bộ các chứng từ gốc về tiền mặt, tạm ứng, thanh toán nội bộ, phiếu nhập xuất vật tư thuộc nghiệp vụ kế toán đựơc giao. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc của mình cho cấp trên và cho các bộ phận liên quan. Chuẩn bị số liệu phục vụ kiểm kê tài sản, khoá sổ kế toán, tham gia kiểm kê tài sản, thực hiện việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phần mình phụ trách. Phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần việc được phân công phụ trách. Chịu sự hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên. Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng phân công. 2.1.4. Chuyên viên Kế toán Tài sản cố định – tiêu thụ – vật liệu: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện một số phần việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ Tài chính – kế toán: kế toán tài sản cố định, kế toán tiêu thụ, kế toán vật liệu. Nhiệm vụ cụ thể: Kiểm tra, lập chứng từ ban đầu thuộc nghiệp vụ kế toán được phân công: kế toán tài sản cố định, kế toán tiêu thụ, kế toán vật liệu theo quy định đảm bảo kịp thời, chính xác. Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: phân bổ chi phí tài sản cố định, nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại, quản lý theo dõi việc nhập xuất nguyên liệu, vật tư, hàng hoá kho kim khí, xuất hoá đơn bán hàng, theo dõi công nợ phải thu, quản lý, báo cáo sử dụng hoá đơn tài chính. Mở sổ ghi chép, cập nhật các sổ kế toán chi tiết thuộc phần hành kế toán được phân công. Lập báo cáo nghiệp vụ phần việc kế toán mình thực hiện. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự chính xác, trung thực của các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdsfdgfd.doc
Tài liệu liên quan