Báo cáo Cơ cấu tổ chức, những đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật và các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10

Năm 2007, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, bằng sự chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức đáng mừng ở hầu hết các lĩnh vực. Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu là một trong hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nổi bật nhất. Kim ngạch xuất khẩu khẩu hàng hóa năm qua đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, chiếm 68% GDP của cả nước. Một mặt, góp phần làm tăng thu ngoại tệ, đóng góp vào sự tăng trưởng, mặt khác, điều đó cho thấy Việt Nam đã hội nhập và đang dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới với tư cách là một nhà xuất khẩu lớn nhiều mặt hàng.

Đóng góp vào thành công chung đó của xuất khẩu, bên cạnh những mặt hàng như dầu thô, giày dép, đồ gỗ, thủy sản không thể không kể đến ngành dệt may. Với tốc độ tăng trưởng 34,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD, dệt may Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, đồng thời tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước cùng với dầu thô.

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy, một mặt là do hàng dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ giá nhân công rẻ, đội ngũ lao động có tay nghề, chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm, mặt khác, hàng dệt may Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử như trước đây, không còn rào cản, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ không phải chịu hạn ngạch, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức như: sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế giám sát hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ, sự cạnh tranh gay gắt của hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ Đây chính là những vấn đề đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may đối với xuất khẩu nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung, và để có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành này, em đã chọn Công ty cổ phần May 10, một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may cả nước trong lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc, đạt nhiều danh hiệu, huân huy chương, giải vàng chất lượng Việt Nam nhiều năm liên tục nhờ những thành tựu xuất sắc của mình, làm nơi thực tập tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu thực tập là nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức, những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10.

Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập dữ liệu và số liệu trực tiếp từ các cán bộ, công nhân viên của các phòng ban, xí nghiệp trong công ty.

- Quan sát, xem xét hệ thống và dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phân tích, đánh giá các dữ liệu.

Báo cáo thực tập được chia thành 3 chương:

Chương I – Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần May 10.

Chương II – Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10.

Chương III – Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May 10.

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Cơ cấu tổ chức, những đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật và các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Năm 2007, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, bằng sự chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức đáng mừng ở hầu hết các lĩnh vực. Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu là một trong hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nổi bật nhất. Kim ngạch xuất khẩu khẩu hàng hóa năm qua đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, chiếm 68% GDP của cả nước. Một mặt, góp phần làm tăng thu ngoại tệ, đóng góp vào sự tăng trưởng, mặt khác, điều đó cho thấy Việt Nam đã hội nhập và đang dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới với tư cách là một nhà xuất khẩu lớn nhiều mặt hàng. Đóng góp vào thành công chung đó của xuất khẩu, bên cạnh những mặt hàng như dầu thô, giày dép, đồ gỗ, thủy sản…không thể không kể đến ngành dệt may. Với tốc độ tăng trưởng 34,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD, dệt may Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, đồng thời tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước cùng với dầu thô. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy, một mặt là do hàng dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ giá nhân công rẻ, đội ngũ lao động có tay nghề, chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm, mặt khác, hàng dệt may Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử như trước đây, không còn rào cản, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ không phải chịu hạn ngạch, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức như: sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế giám sát hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ, sự cạnh tranh gay gắt của hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ… Đây chính là những vấn đề đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may đối với xuất khẩu nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung, và để có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành này, em đã chọn Công ty cổ phần May 10, một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may cả nước trong lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc, đạt nhiều danh hiệu, huân huy chương, giải vàng chất lượng Việt Nam nhiều năm liên tục nhờ những thành tựu xuất sắc của mình, làm nơi thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu thực tập là nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức, những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập dữ liệu và số liệu trực tiếp từ các cán bộ, công nhân viên của các phòng ban, xí nghiệp trong công ty. - Quan sát, xem xét hệ thống và dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty. - Phân tích, đánh giá các dữ liệu. Báo cáo thực tập được chia thành 3 chương: Chương I – Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần May 10. Chương II – Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần May 10. Chương III – Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần May 10. CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Quá trình hình thành và phát triển. Quá trình hình thành của công ty. Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ Tổ quốc. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Pháp trở lại xâm lược nước ta, việc may quân trang cho bộ đội trở thành công tác quan trọng, nhiều cơ sở may được hình thành. Sau ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số công xưởng, nhà máy của ta ở Hà Nội dời lên núi rừng Việt Bắc tổ chức thành hai hệ thống sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Từ năm 1947 đến 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở nhiều nơi khác như Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Đông… Để giữ bí mật, các cơ sở sản xuất này được đặt tên theo bí số của quân đội như: X1, X30, hay AM1… đây chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 sau này. Đến năm 1952, xưởng May 1 (X1) ở Việt Bắc được đổi tên thành xưởng May 10 với bí số là X10 và đóng ở Tây Cốc (Phú Thọ). Quá trình phát triển của công ty. Sau hơn 60 năm thành lập công ty cổ phần May 10, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với tiến trình của lịch sử, đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Giai đoạn từ 1953 đến 1960: Đến năm 1953, xưởng May 10, với quy mô lớn hơn, chuyển về Bộc Nhiêu (Định Hóa – Thái Nguyên). Tại đây, May 10 đã ngày đêm miệt mài sản xuất trên 10 triệu sản phẩm quân trang, quân dụng các loại phục vụ kháng chiến. Năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội. Cùng thời gian đó, xưởng May X40 ở Thanh Hóa cũng được chuyển về Hà Nội, sáp nhập với xưởng May 10, lấy Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội để làm địa điểm sản xuất chính. Đến tháng 10 năm 1955, Tổng cục Hậu cần tiến hành biên chế cho xưởng May 10.564 cán bộ, công nhân viên. Cuối năm 1956 đầu năm 1957, xưởng May 10 đã được mở rộng thêm, máy móc cũng được trang bị thêm, và có tất cả là 253 chiếc máy may, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện. Nhiệm vụ của xưởng May 10 lúc này vẫn là may quân trang cho quân đội là chủ yếu. Giai đoạn làm quen với hạch toán kinh tế (từ năm 1961 đến 1964): Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên CNXH, tháng 2 năm 1961, xưởng May 10 được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp May 10, từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng. Khi bàn giao, xưởng May 10 bao gồm toàn bộ máy móc, thiết bị, và 1.092 cán bộ, nhân viên. Tuy chuyển đổi việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang phục vụ cho quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếm 90% – 95%, còn sản xuất thêm một số mặt hành phục vụ xuất khẩu và dân dụng, phần này chỉ chiếm 5% – 10%. Sau 4 năm, xí nghiệp May 10 từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp may quân trang phục vụ cho quân đội lâu năm chuyển sang tự hạch toán phải thích ứng với thị trường nên xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn về tổ chức và tư tưởng. Tuy nhiên, bằng cách chấn chỉnh và tăng cường bộ máy chỉ đạo quản lý, giáo dục tư tưởng, xí nghiệp đã dần vượt qua những khó khăn đó và luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ (từ năm 1965 đến 1975): Năm 1965, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, xí nghiệp May 10 đứng trước nguy cơ bị bắn phá. Trước tình hình mới, xí nghiệp đã tổ chức, đôn đốc việc sơ tán, mặt khác tiến hành giáo dục tư tưởng không ngại khó, ngại khổ, phát huy tinh thần trách nhiệm của Đảng viên và quần chúng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Đến cuối năm 1968, chiến tranh phá hoại lần 1 kết thúc, các phân xưởng lần lượt trở về. Trong 2 năm 1968 – 1969, xí nghiệp May 10 tuyển thêm công nhân và mở thêm phân xưởng 4 và phân xưởng 5. Đến đầu năm 1972, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần 2, xí nghiệp lại một lần nữa phải tiến hành sơ tán. Mặc dầu phải sơ tán hai đợt và bị địch tàn phá nặng nề nhưng xí nghiệp May 10 đã thực hiện tốt công tác phòng tránh địch tàn phá, không có người chết, người bị thương và bảo vệ được toàn bộ máy móc thiết bị. Từ năm 1973 đến 1975, để phục vụ cho giai đoạn nước rút trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ, công nhân viên xí nghiệp May 10 đã được cấp trên giao nhiệm vụ sản xuất thật nhiều quân trang và đều hoàn thành xuất sắc. Giai đoạn chuyển hướng may gia công xuất khẩu (từ năm 1975 đến 1985): Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu thường qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam ký với các nước này. Trong giai đoạn này, hàng năm xí nghiệp May 10 xuất sang thị trường các quốc gia trên từ 4 đến 5 triệu áo sơ-mi. Giai đoạn đi lên theo con đường lối Đổi mới của Đảng từ 1986 đến nay: Kể từ Đại hội VI năm 1986, Đảng đã đề ra đường lối Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nắm bắt được tinh thần của đường lối đổi mới, xí nghiệp May 10 đã từng bước có những đổi mới trong tư duy kinh tế và đường hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ 1986 đến 1990, thị trường chính của xí nghiệp May 10 vẫn là thị trường khu vực I (Liên Xô, Đông Âu), và hàng năm xuất khẩu vào các thị trường này từ 4 đến 5 triệu sản phẩm áo sơ-mi theo nội dung các Nghị định thư hàng hóa ký kết giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đến những năm 1990 – 1991, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp bị mất thị trường. Trước tình hình đó, xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn chuyển sang thị trường Khu vực II như Đức, Bỉ, Nhật…. Cùng với sự nỗ lực trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, xí nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập những thị trường đó. Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO10”. Kể từ đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư, trang bị thêm kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước … Tháng 1 năm 2005, theo Quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, công ty May 10 được chuyển thành Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng. Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần May 10. Tên giao dịch quốc tế : GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : GARCO 10 Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Công ty cổ phần May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau: - Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc. - Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác. - Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. - Đào tạo nghề. - Xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng dệt may. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Công ty cổ phần May 10 có các đơn vị sản xuất chính bao gồm 11 xí nghiệp thành viên, trong đó có 5 xí nghiệp tại May 10, 6 xí nghiệp tại các địa phương, và 2 công ty liên doanh, cùng 3 phân xưởng phụ trợ. Bảng 1 - Các đơn vị sản xuất chính của công ty cổ phần May 10. Đơn vị Diện tích (m2) Địa điểm Lao động Năng lực sản xuất Sản phẩm chính Thị trường May 1 2.000 Hà Nội 750 2.200.000 Sơmi các loại Nhật, Mỹ, EU May 2 2.000 Hà Nội 750 2.300.000 Sơmi các loại Hung, Mỹ, EU May 5 2.000 Hà Nội 750 2.000.000 Sơmi các loại Mỹ, EU Veston 1 2.000 Hà Nội 600 500.000 Veston Mỹ, EU Veston 2 2.000 Hà Nội 500 200.000 Veston Nhật Bản. Vị Hoàng 1.560 Nam Định 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, EU Đông Hưng 800 Thái Bình 350 700.000 Quần, Jacket Mỹ, EU Hưng Hà 9.500 Thái Bình 1.200 2.000.000 Quần, Jacket Mỹ, EU Thái Hà 1.800 Thái Bình 800 2.000.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EU Bỉm Sơm 2.300 Thanh Hóa 800 1.000.000 Quần, Jacket Mỹ, EU Hà Quảng 4.500 Quảng Bình 600 1.600.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EU Liên doanh Phù Đổng 850 Hà Nội 300 1.000.000 Sơmi, Jacket Mỹ, EU Liên doanh Thiên Nam 6.500 Hải Phòng 600 500.000 Veston Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật (Nguồn: Trang web của công ty cổ phần May 10 www.garco10.vn) Qua bảng trên ta thấy, các đơn vị sản xuất của công ty được phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền Bắc là Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và miền Trung là Thanh Hóa, Quảng Bình, mà không phải là tập trung ở một địa điểm nhất định, cho phép công ty có thể khai thác được lợi thế ở các địa phương đó về nguyên phụ liệu, mặt bằng sản xuất và đặc biệt là lao động. Tổng diện tích mặt bằng sản xuất của công ty là gần 30.500 m2, với năng lực sản xuất 15.200.000 sản phẩm/năm (không bao gồm Thiên Nam và Phù Đổng). Các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm 3 phân xưởng: - Phân xưởng thêu in giặt: Có trách nhiệm thêu in các họa tiết vào các chi tiết sản phẩm theo đúng hình dáng, vị trí, nội dung quy định. Đồng thời tiến hành giặt sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói nếu được quy định trong hợp đồng. - Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm phụ trợ, duy trì nguồn điện cho sản xuất, đồng thời bảo dướng và sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra. - Phân xưởng bao bì: Có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton và một phần phụ liệu (bìa lưng, khoang cổ giấy) phục vụ cho đóng gói sản phẩm. Cơ cấu bộ máy quản trị: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty cổ phần May 10: TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ ĐIỀU HÀNH ĐDLĐ VỀ MT GĐ ĐIỀU HÀNH ĐDLĐ VỀ AT PHÓ TỔNG GĐ ĐDLĐ VỀ CL GĐ ĐIỀU HÀNH XN may 1, 2 ,5 P.Kế hoạch P.TCKT Ban đầu tư Trường ĐT Văn phòng P.Kinh doanh P.QA P.Kỹ thuật XN veston 1, 2 Các PX phụ trợ XN địa phương P.Kho vận Trưởng ca B Tổ kiểm hóa Tổ quản trị Tổ hòm hộp Trưởng ca A Các tổ may Tổ cắt A Tổ là A Các tổ may Tổ cắt B Tổ là B Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần May 10. (Nguồn: Văn phòng công ty cổ phần May 10) Qua sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản trị của công ty cổ phần May 10 là mô hình theo kiểu trực tuyến – chức năng. Các phòng ban trong công ty không trực tiếp ra các quyết định quản lý, mà chỉ thực hiện các công việc chuyên môn của mình, tiến hành nghiên cứu, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị, xí nghiệp sản xuất, nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và các giám đốc điều hành. Đồng thời các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh và bộ phận trong bộ máy quản trị: Tồng giám đốc: - Là người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề của công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Dệt may Việt Nam và Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh, đời sống của các cán bộ công nhân viên của công ty. - Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư và hợp tác của công ty. - Tổ chức bộ máy quản lý để điều hành công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, khen thưởng, kỷ luật tùy theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng kỷ luật công ty xem xét thông qua. Phó tổng giám đốc: - Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Được ủy quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước. - Trực tiếp phụ trách 3 xí nghiệp may 1, 2, 5, và các phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng QA (phòng chất lượng). Các giám đốc điều hành: - Là người giúp việc Tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Trực tiếp phụ trách 2 xí nghiệp veston 1, 2, các xí nghiệp may thành viên địa phương, các phân xưởng phụ trợ, các phòng Kỹ thuật, phòng Kho vận và Văn phòng. Các phòng, ban chức năng: Phòng kế hoạch: - Quản lý công tác kế hoạch và hoạt động xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng. - Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Phòng kinh doanh: - Tổ chức kinh doanh sản phẩm may mặc phục vụ thị trường trong nước, đồng thời thực hiện công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ sản xuất kịp thời. - Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm. - Đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hóa khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kỹ thuật: - Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất. - Nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính – kế toán: Quản lý công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng QA (phòng chất lượng): - Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. - Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Văn phòng công ty: - Đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. - Quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và luật pháp hiện hành. Ban đầu tư phát triển: Quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển công ty: lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của công ty. Trường công nhân kỹ thuật may và thời trang: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh. Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty: Đặc điểm về sản phẩm: Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc, được tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Đó là các sản phẩm: sơ-mi nam, nữ, jacket, comple, veston, váy, đồng phục học sinh, công nhân viên chức… Sản phẩm mũi nhọn của công ty từ nhiều năm nay là mặt hàng áo sơ-mi. Có thể nói, ở Việt Nam, nhắc đến May 10 là nhắc đến áo sơ-mi, đặc biệt là sơ-mi nam với kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt và chất lượng tuyệt hảo. Bảng 2 – Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường trong nước. (Đơn vị tính: chiếc) Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Áo sơ-mi 410.646 65,4 450.700 63,1 435.949 66,9 Quần 50.998 8,1 35.610 5,0 37.647 5,8 Áo Jacket 12.337 2,0 9.180 1,3 12.512 1,9 Veston 1.907 0,3 3.299 0,5 3.949 0,6 Đồng phục HS 631 0,1 723 0,1 1.209 0,2 Caravat 2.056 0,3 5.050 0,7 3.525 0,5 Tất 217 0,03 779 0,1 0 0 Hàng đặt, gia công 33.335 5,37 12.539 1,8 11.258 1,7 Bảo hộ lao động 0 0 14.662 2,1 22.551 3,5 Đồng phục NV 0 0 68.040 9,5 0 0 Khác 115.587 18,4 112.379 15,8 123.122 18,9 Cộng 627.714 100 712.961 100 651.722 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần May 10) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước còn khá nhỏ, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ-mi, luôn chiếm trên 60% tổng số lượng sản phẩm bán ra và có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng khác như quần âu, áo Jacket, veston, đồng phục học sinh, hàng đặt và gia công chiếm một tỷ lệ nhỏ, lại lên xuống không đều qua các năm. Một số sản phẩm lại mang tính phập phù, có năm sản xuất, có năm không sản xuất như: tất, bảo hộ lao động, đồng phục, bởi đây là những sản phẩm phụ thuộc vào những đơn đặt hàng nhỏ lẻ của các đối tác trong nước, do đó nó không mang tính thường xuyên. Bảng 3 – Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường nước ngoài. (Đơn vị tính: chiếc) Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Sơ-mi 8.439.568 86,13 9.562.208 79,19 9.637.696 74,81 Quần 1.036.962 10,58 2.085.104 17,27 1.714.723 13,31 Jacket 61.065 0,62 128.898 1,07 1.298.881 10,08 Comple 180.821 1,85 119.632 0,99 149.949 1,16 Veston 54.729 0,56 147.408 1,22 61.604 0,48 Váy 25.374 0,26 26.859 0,22 14.400 0,12 Jile 0 0 4.782 0,04 0 0 Khác 0 0 200 0 5.147 0,04 Cộng 9.798.519 100 12.075.091 100 12.882.400 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10) Qua bảng trên ta thấy, lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ở thị trường nước ngoài là rất lớn, khoảng trên dưới 10 triệu chiếc. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo sơ-mi, quần, áo Jacket, comple, veston, và váy. Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ-mi, luôn chiếm trên 70% và hiện có xu hướng giảm nhẹ. Thay vào đó là sự tăng lên của những mặt hàng khác như quần và áo Jacket. Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao, mà không có sự xuất hiện của những sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, tất hay caravat…vốn không phải là thế mạnh của công ty trên thị trường quốc tế. Đặc điểm về lao động: Do đặc thù của ngành dệt may là việc sản xuất sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên lực lượng lao động chủ yếu là những công nhân có trình độ tốt nghiệp PTTH, sau khi được đào tạo tại Trường đào tạo của công ty sẽ trở thành công nhân công ty. Mặt khác, do tính chất công việc đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi, dẫn đến lực lượng lao động chủ yếu là lao động nữ, trong khi lao động nam chiếm số ít. Bảng 4 – Cơ cấu lao động của công ty. Tiêu thức Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) Tổng số LĐ 5.775 100 6.900 100 7.480 100 Phân theo trình độ Trên ĐH 2 0,03 3 0,04 4 0,05 ĐH và CĐ 350 6,06 371 5,38 379 5,07 Trung cấp 315 5,46 333 4,83 346 4,63 CN bậc cao 1.270 21,99 1.544 22,37 1.675 22,39 CN khác 3.838 66,46 4.649 67,38 5.076 67,86 Phân theo đối tượng LĐ trực tiếp 5.122 88,69 6.205 89,93 6.769 90,49 LĐ gián tiếp 653 11,31 695 10,07 711 9,51 Phân theo giới tính LĐ nam 1.415 24,50 1.659 24,04 1.773 23,71 LĐ nữ 4.360 75,50 5.241 75,96 5.707 76,29 (Nguồn: Văn phòng công ty cổ phần May 10) Bảng trên cho thấy lực lượng lao động của công ty trong 3 năm qua đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng lao động năm 2006 tăng 1.075 người, tức là 29,5% sơ với năm 2004. Số lượng người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học tuy tăng về số lượng song lại giảm về tỷ trọng, điều này có thể xem là hợp lý với việc giảm tỷ trọng lao động gián tiếp trong công ty, điều đó cho thấy bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn. Tỷ trọng công nhân bậc cao cũng tăng lên cho thấy trình độ tay nghề của người công nhân ngày càng được nâng cao. Xét về giới tính, số lượng, tỷ lệ lao động nữ ngày càng lớn và có xu hướng tăng lên. Do đó, công ty cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đối tượng lao động này. Đặc điểm về công nghệ: Công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng may mặc trên các dây chuyền sản xuất khác nhau, số lượng lao động, chủng loại thiết bị khác nhau, song cùng tuân theo một quy trình cơ bản đại diện cho phương pháp công nghệ của công ty. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần May 10. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CẮT MAY LÀ GẤP GIẶT THÊU / IN ĐÓNG GÓI KHO THÀNH PHẨM LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Hình 2 – Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc của công ty. Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ: - Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong. - Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất, tiến hành chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuẩn bị máy móc thiết bị mẫu dưỡng, các tài liệu liên quan, và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. - Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu của bộ phận chuẩn bị sản xuất. Ép mếc vào các chi tiết theo quy định. - Công đoạn thêu, in: Chịu trách nhiệm thêu, in các họa tiết vào chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các họa tiết theo quy định. - Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, phụ liệu trang trí theo quy định cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn giặt (chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt): Chịu trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành theo yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng. - Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, ép và gấp các loại sản phẩm cùng với các loại phụ liệu là gấp theo quy định. - Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói và đóng gói sản p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111129.doc
Tài liệu liên quan