Viện Kinh Tế Thế Giới là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu về kinh tế thế giới ở Việt Nam hiện nay. Viện có đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hoá đa phương hoá của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua Viện đã mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước trên thế giới. Những kết quả đạt được của Viện đã góp phần tăng cường sự hiểu biết cung cấp những luận cứ cho việc đề ra những chính sách của Đảng và Nhà nước .
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc, giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đảm bảo nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thưc tiễn. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội rèn luyện tác phong của người cán bộ quản lý, của nhà quản trị kinh doanh quốc tế va rèn luyện kỉ luật lao động. Bộ môn Kinh Tế Quốc Tế thuộc khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế đã tổ chức đợt thực tập tổng hợp cho sinh viên trong khoa (6/01/2003-16/03/2003). Em đã tiến hành thực tập tại Viện Kinh Tế Thế Giới. Qua đợt thực tập tổng hợp hai tháng em có cái nhìn tổng quát về hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giơí .
Trong khuôn khổ của bản báo cáo có ba phần chính bao gồm quá trình hình thành và phát triển, toàn bộ cơ cấu cũng như toàn bộ hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giới. Trên cơ sở đó đưa ra các phương hướng và nhiệm vụ cần thực hiện nhằm nâng cao hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giới trong thời gian tới.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Các phương hướng và nhiệm vụ cần thực hiện nhằm nâng cao hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giới trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Viện Kinh Tế Thế Giới là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu về kinh tế thế giới ở Việt Nam hiện nay. Viện có đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hoá đa phương hoá của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua Viện đã mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước trên thế giới. Những kết quả đạt được của Viện đã góp phần tăng cường sự hiểu biết cung cấp những luận cứ cho việc đề ra những chính sách của Đảng và Nhà nước .
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc, giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đảm bảo nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thưc tiễn. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội rèn luyện tác phong của người cán bộ quản lý, của nhà quản trị kinh doanh quốc tế va rèn luyện kỉ luật lao động. Bộ môn Kinh Tế Quốc Tế thuộc khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế đã tổ chức đợt thực tập tổng hợp cho sinh viên trong khoa (6/01/2003-16/03/2003). Em đã tiến hành thực tập tại Viện Kinh Tế Thế Giới. Qua đợt thực tập tổng hợp hai tháng em có cái nhìn tổng quát về hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giơí .
Trong khuôn khổ của bản báo cáo có ba phần chính bao gồm quá trình hình thành và phát triển, toàn bộ cơ cấu cũng như toàn bộ hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giới. Trên cơ sở đó đưa ra các phương hướng và nhiệm vụ cần thực hiện nhằm nâng cao hoạt động của Viện Kinh Tế Thế Giới trong thời gian tới.
phần I:
Quá trình hình thành và phát triển của
viện kinh tế thế giới.
I. Quá trình hình thành của Viện Kinh Tế Thế Giới.
Do những thay đổi về bối cảnh kinh tế, yêu cầu chung đối với các nghiên cứu quốc tế và sự thay đổi trong tổ chức ở Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia đòi hỏi thành lập Viện Kinh Tế Thế Giới với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế giới dưới giác độ chính trị học Mác - Lênin, nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm, những quy luật và cơ chế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở đóng góp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nên Viện Kinh Tế Thế Giới, thuộc trung tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã được Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) quyết định thành lập từ năm 1983 theo nghị định số 96/HĐBT ngày 9/9/1983.
Hiện nay Viện Kinh Tế Thế Giới là một cơ quan nghiên cứu hàng đầu về kinh tế thế giới của Việt Nam. Những kết quả đạt được đã góp phần vào việc tăng cường sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế thế giới và khu vực, cung cáp những luận cứ cho việc đề ra các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Viện cũng đào tạo được một đội ngũ cán bộ cốt cán ở các trung tâm nghiên cứu quốc tế.
Một trong những xu hướng nổi bật của thế giới ngày nay là quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển nhanh chóng. Quá trình này bao gồm cả nội dung kinh tế an ninh, chính trị, văn hoá toàn cầu. Những nghiên cứu có tính chất khu vực hoặc theo nước không hàm chứa hết những vấn đề chung như tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, các thể chế kinh tế toàn cầu, các quan hệ kinh tế xuyên châu lục như APEC, ASEM. Đây là đối tượng nghiên cứu riêng biệt, thuộc về chức năng của một viện nghiên cứu những vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế. Do đó chúng ta phải xác định rõ sự khác biệt của Viện và với các Viện và Trung Tâm khác mới được thành lập trong những năm gần đây, và điều quan trọng là giải quyết những vấn đề khoa học chuyên biệt mà chưa có được thực hiện bởi các Viện và Trung tâm khác.
II. Cơ cấu quản lý của Viện Kinh Tế Thế Giới.
1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của Viện Kinh Tế Thế Giới.
Viện Trưởng
Tổng biên tập tạp chí
Hội đồng khoa học
Phó viện
Phó viện
Các phòng phục vụ
Các phòng nghiêncứu
Các phòng chức năng
- Các phòng chức năng( 3 phòng): Phòng hành chính tổ chức ( 3 người ); Phòng học giả nước ngoài (3 người ); Phòng tư vấn phát hành ( 3 người )
- Các phòng nghiên cứu ( 6 phòng ) : Phòng nghiên cứu các nền kinh tế phát triển ( 6 người ); Phòng nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển ( 6 người ); Phòng quan hệ quốc tế ( 3 người ); Phòng nghiên cứu phát triển ( 8 người); Phòng nghiên cứu kinh tế SNG và Đông Âu ( 3 người
); Phòng kinh tế các nước Đông Dương ( 2 người ).
- Các phòng phục vụ ( 2 phòng ): Phòng toà soạn - trị sự (6 người); Phòng thông tin thư viện ( 13 người).
2. Chức năng của một số phòng:
+ Phòng nghiên cứu phát triển thực hiện các nghiên cứu về:
- Các lý thuyết về mô hình phát triển, quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
- Nguồn nhân lực và phát triển
- Cơ cấu và động thái phát triển của nền kinh tế thế giới
+ Phòng nghiên cứu các nền kinh tế phát triển thực hiện nghiên cứu về :
- Đặc điểm xu hướng phát triển kinh tế các nước công nghiệp phát triển
- Kinh tế các nước lớn: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và các nước khác thuộc OECD
- Những vấn đề chính trị của các nước công nghiệp phát trỉển, so sánh các mô hình kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu
+Phòng nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thực hiện nghiên cứu về:
- Đặc điểm xu hướng phát triển và vị trí của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.
- Kinh tế các nước ASEAN, Mỹ Latinh, Châu Phi
- Những vấn đề chính trị của các nước đang phát triển; so sánh các mô hình công nghiệp hóa.
+ Phòng quan hệ kinh tế quốc tế:
- Sự phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam
+ Phòng tư vấn - phát hành:
- Thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ khoa học về các vấn đề kinh tế và quan hệ quốc tế
- Thực hiện các công việc về hoạt động tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh, công tác xuất bản và phát hành
+ Phòng thông tin thư viện:
- Thực hiện công tác biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ nghiên cứu
- Thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ, bảo quản, sách báo, tư liệu, tổ chức hệ thống khai thác tư liệu, phục vụ cán bộ trong và ngoài viện đọc và tra cứu tài liệu.
+ Phòng hành chính tổ chức:
Thực hiện các công việc tài chính, văn thư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc quản trị tài sản vật tư, bảo vệ, thông tin liên lạc, và các công việc phục vụ hàng ngày.
III. Mục tiêu của Viện Kinh Tế Thế Giới.
1/ Có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi về từng lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế và quan hệ quốc tế, có khả năng nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản thuộc chức năng của Viện.
2/ Xây dựng cơ cấu tổ chức Viện hợp lý và hiệu quả, đảm bảo thực hiện các chương trình và lĩnh vực nghiên cứu được xác định cho từng thời kì.
3/ Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống thống thông tin tư liệu thư viện đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác nghiên cứu đào tạo và phổ biến khoa học về kinh tế và chính trị quốc tế.
4/ Có quan hệ quốc tế rộng và quan hệ hợp tác khoa học với các trung tâm nghiên cứu quốc tế lớn.
IV. Phương hướng cơ bản của Viện Kinh Tế Thế Giới.
1. Nghiên cứu khoa học.
+ Nghiên cứu và dự báo những xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI về kin0h tế , chính trị, an ninh, trong đó chú trọng đặc biệt đén những đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế thế giới với tư cách một chỉnh thể. Đây là hướng nghiên cứu cơ bản chi phối các hướng nghiên cứu cụ thể sau:
-Nghiên cứu và dự báo cuộc cách mạng khoa học công nghệ, những tác động về mặt kinh tế và chính trị của nó đối với các quan hệ quốc tế và sự phát triển của các quốc gia.
- Nghiên cứu các lý thuyết phát triển, các mô hình lao động quốc tế, đặc biệt là quá trình hình thành phát triển các chiến lược và chính sách phát triển của các quốc gia, làm nổi rõ những lý thuyết, mô hình chiến lược và chinh sách phát triển có ảnh hưởng trong thế kỉ mới.
- Nghiên cứu những vấn đề thương mại quốc tế, phân tích và dự báo về thị trường thế giới nói chung và thị trường khu vực và từng nước, chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thị trường các sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh về những lĩnh vực định hướng xuất khẩu của Việt Nam .
- Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng của thị trường tài chính quốc tế va những vấn đề tiền tệ quốc tế quá trình tự do hoá tài chính quốc tế, sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu và tác động của nó; những đặc điểm đã chứng khoán quốc tế; vai trò của các đồng tiền mạnh; thị trường ngoại hối; những diễn biến của thị trường tiền tệ quốc tế.
+ Nghiên cứu những đặc điểm và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài; vai trò của các công ty xuyên quốc gia; chiến lược kinh doanh của chúng ở các nước đang phát triển và khu vực Châu á- Thái Bình Dương.
+ Nghiên cứu toàn diện về tổ chức thương mại quốc tế ; các tổ chức quốc tế và khu vực như WB, EU, APEC, NAFTA, ASEAN.
+ Nghiên cứu các quan hệ xuyên châu lục như quan hệ á-Âu; quan hệ giữa các nước lớn; quan hệ giứa các nước đang phát triển cũng như các hình thức mới của quan hệ quốc tế.
+ Nghiên cứu những vấn đề chính trị và an ninh quốc tế đặc biệt những vấn đề có liên quan đến khu vực Châu á - Thái Bình Dương và Việt Nam.
+ Nghiên cứu những vấn đề toàn cầu như dân số; các nguồn lực; nợ quốc tế ; môi trường và phát triển.
+ Nghiên cứu các lý thuyết và thực tế về phát triển như tăng trửơng và tiến bộ xã hội, nguồn lực con người và phát triển; nghiên cứu sự phát triển các lĩnh vực ngành của kinh tế thế giới như nông nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp lớn…
+ Nghiên cứu những đặc điểm chung của các nước đang phát triển; động thái và chính sách của các nước lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Nghiên cứu những đặc điểm chung của các đước đang phát triển, động thái và chính sách của các nước đang phát triển lớn.
+ Nghiên cứu quát trình chuyển sang kinh tế thị trường ở các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây; vai trò và vị trí của chúng trong đời sống quốc tế.
+ Nghiên cứu quá trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế và chính trị quốc tế; đặc biệt là việc Việt Nam ra nhập WTO, APEC, ASEAN.
2. Phương hướng về đào tạo.
+Tổ chức tốt đào tạo sau đại học về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế như nhiệm vụ đã được giao.
+Mở rộng đào tạo sau đại học sang một số chuyên ngành khác như kinh tế chính trị, kinh tế phát triển, chính trị quốc tế…
+ Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh tế quốc tế do các giáo sư và giảng viên nước ngoài đảm nhận.
+ Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Phối hợp với các trường đại học và các cơ sở đào tạo khác tổ chức giảng dạy và biên soạn các giáo trình về kinh tế chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế.
3. Công tác thông tin, tạp chí và xuất bản.
+ Xây dựng hệ thống thư viện hiện đại phục vụ bạn đọc một cách thuận tiện và hiệu quả nhất. Toàn bộ thư viện chuyển sang hệ thống kho mở để người đọc có thể trực tiếp tra cứu và tìm kiếm tài liệu .
+Thực hiện tin học hoá công tác thông tin thư viện: xây dựng mạng thông tin cục bộ và nối mạng với các trung tâm thông tin trong cả nước; hoà nhập với Internet.
+ Nâng cao chất lượng và hình thức của tạp chí tiếng Việt : Những vấn đề kinh tế thế giới và tạp chí tiếng Anh :Viet Nam Economics Rewiew.
+ Xuất bản các bản tin nhanh phục vụ cán bộ lãnh đạo và nhu cầu thông tin của các loại độc giả khác nhau.
+ Xuất bản từ 2--5 đầu sách hàng năm, chú trọng một số ấn phẩm có tính chất công cụ ( từ điển, giáo trình sách tra cứu về kinh tế chính trị quốc tế).
4. Phương hướng về tổ chức và đối ngoại.
+ Kiện toàn tổ chức của Viện theo chức năng mới, lập thêm một số phòng nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên ngành.
+ Tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác khoa học với các Viện và trường đại học ở nước ngoài. Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các cơ quan nghiên cứu khoa học khác nhằm thực hiện các công việc nghiên cứu chung và trao đổi khoa học.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu quốc tế trong nước.
V. Chức năng của Viện Kinh Tế Thế Giới.
1/ Nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề kinh tế và quan hệ quốc tế làm cơ sở cho việc đề ra và thực hiện các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết các vấn đề quốc tế.
2/ Nghiên cứu các lý thuyết phát triển các mô hình phát triển, các chiến lược và chính sách phát triển các quốc gia, từ đó rút ra bài học, các kiến nghị góp phần đổi mới chiến lược và chính sách phát triển của nước ta.
3/ Nghiên cứu và đề xuất chính sách của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như quá trình hôị nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
4/ Tư vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách, lãnh đạo cấp cao, tổ chức kinh doanh về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế và quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước .
5/ Tổ chức các hoạt động trao đổi khoa học giưã các nhà khoa học Việt Nam và khoa học nước ngoài và tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế về kinh tế và quan hệ quốc tế.
6/ Đào tạo cán bộ khoa học về các chuyên ngành liên quan đến kinh tế và chính trị quốc tế tại Viện và các trường đại học.
7/ Xuất bản và phổ biến các công trình nghiên cứu, cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới, các vấn đề quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam cho độc giả trong và ngoài nước.
Phần II :
thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới.
I. Hoạt động chính của Viện Kinh Tế Thế Giới trong thời gian vừa qua/
Qua 15 năm hoạt động và trưởng thành, Viện Kinh Tế Thế Giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, là một trong những Viện hoạt động năng động và có hiệu quả của Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực kinh tế thế giới ở Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
1. Công tác nghiên cứu khoa học.
Ngay từ khi mới thành lập, công tác nghiên cứu khoa học của Viện luôn luôn gắn liền với những vấn đề lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là những vấn đề có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế Việt Nam vào nề kinh tế thế giới. Viện có 6 phòng nghiên cứu về: Những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới tập trung vào nghiên cứu phát triển; quan hệ kinh tế quốc tế ; kinh tế các nước công nghiệp phát triển; kinh tế các nước đang phát triển; kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa ; kinh tế Đông Dương ( kinh tế Việt Nam và quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam). Công tác nghiên cứu của Viện được triển khai đồng thời theo cả các vấn đề khu vực và từng nước, vừa nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu tình hình và động thái. Kết hợp nghiên cứu ngoài nước với nghiên cứu kinh tế Việt Nam nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào nước ta, góp phần xây dựng đường lối chính sách kinh tế đối ngoại, đối nội của Đảng và Nhà nước phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Công tác nghiên cứu của Viện được triển khai theo các hệ đề tài:
+ Hệ đề tài và nhiệm vụ nhà nước: Từ năm 1991 đến nay, Viện được giao chủ trì 3 đề tài cấp nhà nước trong đó có 2 đề tài đã hoàn thành, đó là :
- Đề tài KX 01- 04: Đặc điểm và nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay do PGS.TS Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. đề tài đã hoàn thành và được hội đồng cấp nhà nước nghiệm thu
Sản phẩm chính của đề tài là :
*Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 200 trang.
*10 báo cáo chuyên đề
*Bản kiến nghị về: chính sách kinh tế Việt Nam sau thời kì cấm vận của Mỹ; Sự hình thành các khối kinh tế và chính sách của Việt Nam; Thời đại ngày nay và sự lựa chọn con đường phát triển.
* Trên 50 bài nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học.
- Đề tài KX 01- 05: Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại do PGS.PTS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hoàn thành và được hội đồng cấp nhà nước nghiện thu.
Sản phẩm của đề tài là :
* Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu 532 trang, đã xuất bản thành sách gồm 3 tập.
* Những đề xuất mang tính kiến nghị
* Hai bản báo cáo đặc biệt gửi lãnh đạo cấp cao về Chủ nghĩa tư bản hiện đại và những vấn đề của nó sau sự sụp đổ của Liên Xô và những đề xuất mang tính kiến nghị của đề tài chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Đề tài KHXH 06- 02 : Về những quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa các nước tư bản lớn trên thế giới hiện nay và xu hướng phát triển quan hệ đó, chính sách của chúng ta do PGS.PTS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm thực hiện trong thời kì 1996 - 2000
Viện còn được giao nghiên cứu và trả lời các vấn đề lý luận và thực tiễn về :
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 1990 - 2000
- Đánh giá nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ hệ thống XHCN
- Tình hình thế giới và cơ sở khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng ta
- Vấn đề chống lạm phát của Việt Nam
- Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và tác động đến kinh tế Việt Nam
Những vấn đề nêu trên được tập thể cán bộ Viện nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu, báo cáo đúng kì hạn. Kết quả nghiên cứu được báo cáo trực tiếp hoặc kiến nghị bằng văn bản đến các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước đánh giá tốt.
Ngoài ra, Viện còn tích cực tham gia đóng góp vào quá trình soạn thảo các nghị quyết trung ương về các vấn đề kinh tế. Đồng chí viện trưởng trong nhiều năm làm việc với tư cách tư vấn cho tổng bí thư và là thành viên của tổ tư vấn, nay là ban nghiên cứu của Thủ Tướng Chính Phủ đã có nhiều đề xuất chính sách quan trọng. Một số đồng chí cán bộ có uy tín được mời tham dự các nhóm soạn thảo các dự án công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
+Hệ đề tài cấp bộ
Trong những năm qua, Viện được giao nghiên cứu các đề tài cấp bộ sau :
- Các nước SNG và Đông Âu chuyển sang nền kinh tế thị trương do PGS.PTS Bùi Huy Khoát chủ trì được nghiệm thu năm 1997.
- Công nghiệp hoá hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh - kinh nghiệm các nền kinh tế đang phát triển ở Châu á do PTS Đỗ Đức Định chủ trì hoàn toàn và nghiệm thu năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu á do PTS Lê Bộ Lĩnh chủ trì đã hoàn thành và nghiệm thu năm 1997.
- Vấn đề chọn sản phẩm và thị trường trong chính sách ngoại thương ở các nước Châu á do PTS Nguyễn Trần Quế chủ trì và đang được triển khai thực hiện.
- Bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam do TS Võ Đại Lược chủ nhiệm bắt đầu triển khai từ cuối năm 1998. Ba trong số 5 đề tài thuộc chương trình nay do các cán bộ trong viện chủ trì thực hiện .
Nhìn chung các đề tài cấp bộ được cán bộ của viện nghiên cứu công phu, khách quan, đúng tiến độ được giao, được đánh gia cao về giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Sản phẩm của đề tài đã được xuất bản thành sách, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học và có kiến nghị gửi các cơ quan Đảng và Nhà nước.
+ Hệ đề tài cấp viện
Hàng năm Viện tiến hành nghiên cứu từ 7- 10 đề tài cấp Viện. Đó là hệ đề tài khoa học có tính chất chuyên ngành và cơ bản theo từng lĩnh vực hoặc khu vực, từng nước cụ thể. Một số đề tài được triển khai theo phòng nghiên cứu như: Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với triển vọng kinh tế Đông á, Sông và tiểu vùng sông Mêkông, Tiềm năng và hợp tác quốc tế. Một số được triển khai theo đề tài cá nhân trong đó có hệ thống các cuốn sách giới thiệu về kinh tế các nước và các vấn đề kinh tế thế giới phục vụ bạn đọc rộng rãi. Những cán bộ của Viện là nghiên cứu theo hướng đề tài luận án.
Kết quả nghiên cứu trong vòng 20 năm qua được thể hiện qua khoảng 80 đầu sách là công trình nghiên cứu của cán bộ trong Viện, hành trăm bài báo, kiến nghị khoa học. Trong đó có những cuốn sách là kết quả của các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ hoặc hợp tác nghiên cứu với nước ngoài có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu cá nhân trên cơ sở đề tài tiềm lực như : Tìm hiểu kinh tế chính trị học phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trước độc quyền, những xu hướng đổi mới hệ thống quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, chống lạm phát và quá trình đổi mới của Việt Nam của TS Võ Đại Lược; kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kì của PGS.PTS Lê Văn Sang… Có một số công trình dịch ra tiếng Anh phát hành ra nước ngoài. Các công trình của Viện được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm.
2. Công tác hợp tác quốc tế.
Thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước. Trong những năm vừa qua Viện đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Thông qua nghiên cứu, trao đổi học giả, sách báo, tổ chức hội thảo 2 bên và nhiều bên, Viện đã tiến hành kí hợp tác và phối hợp nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức khoa học và tổ chức hội thảo quốc tế. Cụ thể là:
+ Phối hợp với Viện các nền kinh tế, đang phát triển của Nhật Bản nghiên cứu các đề tài : Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong thời kì đổi mới ; Đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam ; Định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đến năm 2000 ; Chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam ; Chính sách thương mại - đầu tư và sự phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam .
+ Phối hợp với Viện nghiên cứu chính trị kinh tế thế giới thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu so sánh sải cách doanh nghiệp ở Việt Nam và Trung Quốc.
+ Phối hợp với Datacousult của Indonexia và tâp đoàn Economist Conferences của Anh tổ chức 2 diễn đàn kinh doanh và 4 hội nghị bàn tròn cấp chính phủ và diễn đàn kinh doanh là các nhà kinh doanh của các tổ chức hàng đầu thế giới với mục đích đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Các hội nghị đã thành công tốt đẹp, đã được các bên đối tác và các thành viên tới dự hội nghị đánh giá cao đảm bảo an ninh quốc gia và có hiệu quả thiết thực.
+ Phối hơp với Peace Sakasawa tổ chức hai cuộc hội thảo về AFTA và nền kinh tế Việt Nam đông thời cũng tham gia dự án nghiên cứu do UNDP tài trợ về hỗ trợ Việt Nam gia nhập ASEAN.
+ Phối hợp với Toyota Foundation tiến hành dịch và xuất bản nhiều tài liệu về kinh tế Nhật Bản và khu vực như : thuyết Z; Kinh tế chính trị Nhật Bản; Kinh tế Nhật sau chiến tranh; Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kì; Chế tạo tại Nhật Bản; MITI và sự thần kì của Nhật Bản.
+ Ngoài ra Viện còn phối hợp với các cơ quan nghiên cứu ở các nước Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Trung Quốc… tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế. Hàng năm, Viện đón hàng chục đoàn khách quốc tế và học giả nước ngoài đến làm việc trao đổi hợp tác với Viện. Quan hệ hợp tác khoa học giữa viện với các cơ quan khoa học nước ngoài ngày càng củng cố và phát triển. Cũng trong thời gian qua hàng trăm lượt cán bộ ra nước ngoài công tác, học tập , trao đổi tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học lớn ở Nga, Mỹ , Nhật Bản, Đức, Pháp…
3. Công tác tạp chí.
Viện hiện nay có tờ tạp chí : Những vấn đề kinh tế thế giới - tiếng Việt mỗi năm có 6 số và Vietnam Economic Review- tiếng Anh mỗi năm có 12 số, đến nay Viện đã xuất bản được 53 số tạp chí tiếng Việt và 50 số tạp chí tiếng Anh. Trong những năm qua, 2 tờ tạp chí luôn luôn đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, chất lượng tạp chí ngày càng được nâng cso và có nhiều chuyên mục mới. Tờ tạp chí Vietnam Economic Review đã kịp thời phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước kịp thời cung cấp những thông tin về những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam ra nước ngoài, góp phần nâng cao sự hiểu biết của các nước đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Cả hai tạp chí đều được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh, số lượng phát hành tạp chí ngày càng tăng.
4. Công tác thông tin - Thư viện.
Song song với các hoạt động nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm sách báo, dưới các hình thức lược thuật, lược dịch, tổng thuật, hàng năm viện đã in các tài liệu dưới dạng tin nhanh, tài liệu phục vụ, tập san chuyên đề đề cập đến các vấn đề nóng bỏng quan trọng về tình hình kinh tế thế giới hoặc các bài viết nổi bật của các nhà khoa học nước ngoài về các vấn đề kinh tế , cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đọc và tham khảo.
Bằng các nguồn kinh phí được cấp của Nhà nước để mua sách báo và qua việc trao đổi sách báo khá lớn : gồm trên 10.000 đầu sách bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, gần 100 tạp chí định kì các tiếng Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của cán bộ trong và ngoài Viện. Công tác phục vụ bạn đọc ngày càng được nâng cao, bạn đọc có thể tự chọn tài liệu qua kho thư viện mở của Viện.
Viện đã từng bước thực hiện tin học hóa công tác thông tin tư liệu thư viện. Hiện nay, người đọc đã có thể tìm sách báo trên máy vi tính, khai thác thông tin kinh tế thương mại qua mạng Vitranet.
5. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo.
Cơ cấu tổ chức của Viện hiện có 6 phòng nghiên cứu và 4 phòng chức năng nghiệp vụ. Trong những năm qua, Viện đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh đào tạo về chuyên môn ở trình độ trên đại học ở trong và ngoài nước, Viện đặc biệt coi trọng bồi dưỡng chính trị đào tạo lại nhất là ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của Viện.
Hiện nay Viện có 59 cán bộ, trong đó có 1 viện sỹ, 2 tiến sỹ, 2 PGS, 17 PTS, 6 thạc sỹ, ngoài ra còn có 2 đồng chí có trình độ trung cấp, số còn lại đều có trình độ đại học( 36 cán bộ nghiên cứu, 23 cán bộ làm công tác chức năng phục vụ). Đặc biệt, năm 1995 do những thành t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 509.doc