Báo cáo bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên Mầm non

- Chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà trường. Trình độ chuyên môn

của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học của trẻ. Vì thế, bồi dưỡng,

phát triển năng lực nghề của giáo viên là một yêu cầu sống còn của các nhà trường và cơ

sở giáo dục mầm non. Yêu cầu của xã hội với các cơ sở mầm non ngày càng cao, trong đó

có yêu cầu mới: sự thay đổi của các vấn đề nội tại trong chương trình, nội dung, phương

pháp giáo dục cũng như các thành tựu mới về khoa học đòi hỏi giáo viên phải liên tục học

tập để có thể đáp ứng những yêu cầu của ngành và của xã hội.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm cho trẻ: Là hoạt động diễn ra ngay sau hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc tiền hành vào một buổi khác tùy vào hình thức hoạt động. Phần mở đầu: - Giáo viên nêu lí do của buổi đàm thoại. Ví dụ: “Tuần trước, lớp mình đã được đến thăm làng gốm Bát Tràng, các con không chỉ được quan sát, gặp gỡ các nghệ nhân của làng nghề mà còn được tập làm thợ nữa. Cô thấy các con rất vui, rất phấn khởi. Hôm nay, co rất muốn các con hãy nói về những gì các con đã thấy, đã làm và cái gì làm con thích qua chuyến tham quan này nhé”. Phần trọng tâm: Bao gồm các nội dung cụ thể: - Hướng dẫn trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ: Sử dụng các câu hỏi cụ thể theo một trình tự nhất định: + Điều gì làm con thích nhất (nhớ nhất)? + Tại sao con thích (không thể quên được)? + Con đã làm gì? Với ai? Ở đâu? Đã làm được gì? + Con muốn thể hiện lại điều con thích (hay không thể quên được) bằng cách gì? (Kể về điều con thích? Thể hiện bằng vận động, vẽ, chơi đóng kịch...?) + Ai có sở thích như bạn? Bạn nào có sở thích khác? - Các phương tiện trực quan: Để kích thích sự hứng thú tham gia đàm thoại của trẻ, cần tăng cường kết hợp sử dụng tài liệu trực quan như tranh, ảnh, phim ảnh, đồ vật liên quan tới những trải nghiệm của trẻ như chụp ảnh, quay phim về quá trình tham gia hoạt động của trẻ hoặc sử dụng các dụng cụ, tài liệu có liên quan tới các tình huống trải nghiệm của trẻ, cũng như sản phẩm của quá trình hoạt động của trẻ. - Các hoạt động thực hành: Giúp trẻ thể hiện ấn tượng về trải nghiệm đã qua. Giáo viên cho trẻ lựa chọn hình thức thể hiện ý thích của trẻ bằng các hoạt động thực hành: tạo 38 hình, âm nhạc, thể chất, văn học... Cho trẻ về các góc hoạt động có các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu để thể hiện ý tưởng của trẻ. Quan sát và hỗ trợ khi cần thiết. Phần kết thúc: Giáo viên hướng dẫn trẻ trưng bày sản phẩm sau khi hoàn thành công việc và khuyến khích trẻ tham quan sản phẩm của bạn trong lớp, khẳng định lại giá trị của hoạt động mà trẻ tham gia thông qua sự chia sẻ về sản phẩm hoạt động. Giai đoạn 3: Tổ chức hoạt động đúc kết kinh nghiệm cho trẻ. Hoạt động này được tiến hành ngay sau khi chia sẻ kinh nghiệm vì cần phải dựa vào nội dung các thông tin được trẻ phản hồi để hệ thống những kiến thức, kỹ năng, thái độ với đối tượng mà trẻ đã tiếp xúc và tương tác qua trải nghiệm thực tế. - Tổ chức đàm thoại giúp trẻ hệ thống lại các kinh nghiệm: Câu hỏi định hướng vào mục đích tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. + Con đã làm gì? Làm như thế nào? Làm việc đó với ai? + Con đã làm được sản phẩm gì? Con có thích không? Vì sao con thích? + Khi làm tốt (không tốt) một việc gì đó, con cảm thấy thế nào? Tại sao lại như vậy? + Theo con, để làm tốt một việc, con cần phải chú ý điều gì? Giáo viên khằng định lại các kinh nghiệm mà trẻ đã đúc kết qua trải nghiệm và khuyến khích trẻ thể hiện hành vi tích cực trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. - Tổ chức trò chơi củng cố kinh nghiệm cho trẻ: Giáo viên thiết kế trò chơi học tập, vận động, sáng tạo giúp trẻ củng cố kinh nghiệm.  Đây là giai đoạn trẻ rút ra kinh nghiệm mới để tạo ra những hiểu biết, kĩ năng mới về cách giải quyết nhiệm vụ và xử lý các mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống dựa trên những điều trẻ trải qua và tự rút bài học, quy tắc ứng xử. Đây là giai đoạn rát quan trọng, nhờ đó mà trẻ khắc sâu và có những hành động tích cực ở giai đoạn sau. Giai đoạn 4: Hướng dẫn trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống - Việc định hướng vận dụng kinh nghiệm của trẻ được tiến hành ở phần cuối giai đoạn đúc kết kinh nghiệm.Tuy nhiên, cần luôn khơi gợi các kinh nghiệm của trẻ trước khi 39 trẻ tham gia các hoạt động, hoặc vào bất cứ thời điểm nào thích hợp như đầu tuần, đầu buổi sáng mỗi ngày. - Việc định hướng trẻ tích cực vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn cần phối hợp chặt chẽ với việc sử dụng các tài liệu trực quan. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh mô tả hành vi đúng/sai của trẻ, về các kỹ năng hoạt động, về nội quy hoạt động, sử dụng ảnh chụp về hành vi thực tế của trẻ để lôi cuốn sự chú ý của trẻ nhiều hơn. - Sử dụng các biện pháp đánh giá hành vi trẻ và giúp trẻ tự đánh giá: Đánh giá trong quá trình trẻ tham gia hoạt động, cuối hoạt động, cuối ngày, cuối tuần. II. Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các cơ sở mầm non. 2.1. Đối với lãnh đạo cơ sở giáo dục - Nắm bắt thông tin và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở cơ sở mầm non. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho giáo viên mầm non. - Dựa trên điều kiện vật chất, tài chính, khả năng, kinh nghiệm của trẻ và năng lực giáo viên... cần sáng tạo tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm sao cho có thể tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn và đa dạng của nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo hiệu quả của hoạt động giáo dục với chi phí thấp nhất. - Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ và giáo viên quá trình lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm (hoạt động học, chơi, lao động, tham quan, giao lưu, lễ hội...). - Tổ chức thi đua và khen thưởng cho giáo viên có thành tích tốt trong tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở cơ sở. - Lập kế hoạch trao đổi, giao lưu phụ huynh kết hợp với nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được tham gia học tập theo hướng trải nghiệm. 2.2. Đối với giáo viên mầm non 40 - Chủ động cập nhật thông tin, kiến thức mới về tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm và có ý thức thực hiện trong quá trình công tác. - Tham gia hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm - Lập kế hoạch và tổ chức theo quy trình học tập trải nghiệm vừa sức, ghi chép và rút kinh nghiệm; sửa đổi và thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn: hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động chơi, hoạt động tham quan, hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu... - Đánh giá chất lượng của học tập theo hướng trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, lãnh đạo và tìm hướng khắc (theo mẫu phiếu có sẵn) - Đề xuất các ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn giúp trẻ học tập theo hướng trải nghiệm chất lượng hơn. - Trao đổi với đồng nghiệp và phụ huynh hỗ trợ trong quá trình tổ chức học tập theo hướng trải nghiệm (dựa trên điều kiện, khả năng của nhà trường và phụ huynh). 2.3. Đối với phụ huynh - Nâng cao trách nhiệm của gia đình với cơ sở giáo dục mầm non, nhóm, lớp, giáo viên khi có thông tin cần hỗ trợ (trong khả năng cho phép) - Tham gia tư vẫn, trao đổi với nhà trường, giáo viên lớp, phụ huynh khác cho hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm của con em. Tóm lại, việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho nhóm lớp tại cơ sở giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên cần vận dụng mô hình trải nghiệm cho phù hợp với điều kiện của trường, lớp, không nên đặt ra mục tiêu quá cao khó thực hiện. Sử dụng phiếu khảo sát đánh giá sự tiến bọ của trẻ qua từng chủ đề trải nghiệm sẽ giúp giáo viên mầm non điều chỉnh hoạt động sát với tình hình thực tế ở các nhóm trẻ. IV. KẾT LUẬN: Hoạt động “Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non” do Cục nhà giáo và cán bộ quản lí triển khai năm học 2019 – 2020 đề cập tới các vấn đề cấp thiết mà xã hội đang dành sự quan tâm cho ngành giáo dục mầm non trong thời điểm hiện tại. 41 Các vấn đề chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng: - Chăm sóc vệ sinh cho trẻ nhà trẻ - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy - Xử trí, phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ); Các vấn đề xây dựng môi trường văn hóa tại trường mầm non: - Thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục - Phòg, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ: - Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương - Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non - Sinh hoạt chuyên môn – hình thức hiệu quả trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non Cán bộ quản lí và giáo viên mầm non phải chủ động nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực của bản thân, vận dụng hiệu quả trong quá trình công tác của mình để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của xã hội về ngành giáo dục mầm non trong năm học này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_boi_duong_thuong_xuyen_nang_cao_nang_luc_chuyen_mon.pdf
Tài liệu liên quan