Bank of America, chiến lược kinh doanh mạo hiểm?

Xu hướng của các doanh nghiệp trên thếgiới hiện nay đang là tìm đến

những nơi nào nhân công rẻ, chi phí thấp. Nhiều tập đoàn lớn trên thếgiới đã

chuyển công việc sang Đông Âu, Ấn Độhay Trung Quốc và đã có những thành

công nhất định.

Tuy nhiên, đó là đối với các tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh, nhưng đối

với các ngân hàng thì chuyện này không phải dễdàng bởi đặc thù tiền tệvốn có của

mình.

Các ngân hàng thường kinh doanh tại những đô thịlớn và phát triển.

Việc chuyển hoạt động kinh doanh đến những nơi chi phí nhân công thấp thì

quảthật là rất mạo hiểm mà bất cứngân hàng nào cũng phải chấp nhận.

Và bài học từBank of America (BOA), một trong những tập đoàn ngân hàng

lớn nhất thếgiới, là minh chứng rõ nhất cho việc chấp nhận mạo hiểm đểchuyển một

phần hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài

Đểthực hiện mục tiêu trên, bước đầu, Bank of America thuê một công ty Ấn

Độ đảm trách các công việc hành chính-văn thư.

Ngân hàng Bank of America cho biết hệthống này sẽsửdụng cảmột công ty

do người Ấn Độlàm chủ, đểthực hiện các công việc giấy tờ- hồsơcho hệthống ngân

hàng này và sẽsửdụng đến khoảng 1000 nhân viên vào giữa năm 2005 tới đây.

BOA từng bịchỉtrích vì đã sửdụng nhiều nhân viên ngoại quốc đểthực hiện

các công việc hỗtrợ. Tuy vậy, BOA vẫn kiên quyết và tiếp tục mục tiêu của mình

bằng việc quyết định nhờCông ty Continum Solutions ởHyderabad, miền Nam Ấn

Độ đảm trách các công việc giấy tờ-hồsơkểtừquý II năm 2004.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bank of America, chiến lược kinh doanh mạo hiểm?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bank of America, chiến lược kinh doanh mạo hiểm? Xu hướng của các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đang là tìm đến những nơi nào nhân công rẻ, chi phí thấp. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã chuyển công việc sang Đông Âu, Ấn Độ hay Trung Quốc và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, đó là đối với các tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh, nhưng đối với các ngân hàng thì chuyện này không phải dễ dàng bởi đặc thù tiền tệ vốn có của mình. Các ngân hàng thường kinh doanh tại những đô thị lớn và phát triển. Việc chuyển hoạt động kinh doanh đến những nơi chi phí nhân công thấp thì quả thật là rất mạo hiểm mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận. Và bài học từ Bank of America (BOA), một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới, là minh chứng rõ nhất cho việc chấp nhận mạo hiểm để chuyển một phần hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài Để thực hiện mục tiêu trên, bước đầu, Bank of America thuê một công ty Ấn Độ đảm trách các công việc hành chính-văn thư. Ngân hàng Bank of America cho biết hệ thống này sẽ sử dụng cả một công ty do người Ấn Độ làm chủ, để thực hiện các công việc giấy tờ - hồ sơ cho hệ thống ngân hàng này và sẽ sử dụng đến khoảng 1000 nhân viên vào giữa năm 2005 tới đây. BOA từng bị chỉ trích vì đã sử dụng nhiều nhân viên ngoại quốc để thực hiện các công việc hỗ trợ. Tuy vậy, BOA vẫn kiên quyết và tiếp tục mục tiêu của mình bằng việc quyết định nhờ Công ty Continum Solutions ở Hyderabad, miền Nam Ấn Độ đảm trách các công việc giấy tờ-hồ sơ kể từ quý II năm 2004. Theo BOA thì các công việc của Ngân hàng được tiến hành ở nước ngoài sẽ giảm đáng kể chi phí của ngân hàng bởi những tại những quốc gia này giá nhân công thường rẻ mà trình độ nhân công thì không thua kém là bao so với nhân công tại Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với BOA vẫn là bảo mật, hàng triệu tại khoản khách hàng của BOA sẽ có thể bị tiết lộ nếu không cẩn thận. Nhưng BOA tin rằng họ đã chọn được những đối tác tin cậy nhất đối với vấn đề trên và rủi ro sẽ không xảy ra. Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng kế hoạch của BOA sẽ tạo ra một “làn sóng” mới của các ngân hàng về việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài có giá thành thấp hơn. Ngoài Bank of America, nhiều ngân hàng Mỹ khác cũng đã bắt đầu kế hoạch chuyển một số công việc ra ngoại quốc. Có lẽ kế hoạch này của các ngân hàng chỉ là nhất thời theo xu hướng chung mà chưa nghĩ đến tương lai lâu dài. Đối với các tập đoàn sản xuất kinh doanh thì việc chuyển sản xuất ra nước ngoài là điều hợp lý bởi như thế sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào trong sản xuất. Nhưng đối với các ngân hàng khi mà các hoạt động kinh doanh chỉ xoay quanh việc cấp và nhận tín dụng thì có lẽ sẽ là không cần thiết để chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, bởi đôi khi nó có thể làm phân tán, giảm sự tập trung của các hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhất là có thể dẫn đến việc nhiều thông tin tài chính quan trọng sẽ bị tiết lộ. Theo đánh giá cả giới phân tích thì việc này có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của toàn quốc gia, sự kiểm soát các hoạt động tài chính sẽ khó khăn hơn nhiều. Không những thế độ rủi ro tài chính của các ngân hàng tăng cao và quản lý nhà nước đối với các ngân hàng sẽ không thể thực hiện được, đơn giản bởi các cơ quan chức năng của Mỹ không thể nào can thiệp vào công việc làm ăn của các công ty Ấn Độ hay của các quốc gia khác. Trong khi đó, một quan chức của BOA đã “loan báo” sẽ chuyển phần lớn trong 15,000 công việc về các hoạt động cho vay vốn và huy động vốn từ các chi nhánh BOA ở Mỹ và Tây Âu sang Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Âu, là các nơi có các mức chi phí, lương bổng thấp hơn hẳn so với Mỹ và Tây Âu. Anil R.Laud, giám đốc công ty Ân Độ sẽ hợp tác với BOA cho biết: “BOA nhìn nhận và quyết định chuyển một phần quan trọng, các hoạt động hành chính từ các nước có các chi phí cao và tốn kém sang các nước có mức chi phí thấp hơn”. Ban lãnh đạo BOA từ chối cho biết có bao nhiêu công việc từ BOA ở Hoa Kỳ sẽ được chuyển sang Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Âu cũng như tiến trình di chuyển công việc trên, sẽ kéo dài trong bao lâu. Từ BOA nhiều ngân hàng khác cần thấy rằng sẽ là rất mạo hiểm nếu chỉ vì những lợi ích trước mắt như nhân công rẻ, chi phí thấp để chuyển bớt hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Điều này tuy nhiều doanh nghiệp đã thực hiện rất thành công nhưng đối với các ngân hàng thì cần phải xem xét kỹ lưỡng bởi xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, ngân hàng cần có những chiến lược cẩn trọng để hạn chế tối đa mọi rủi ro trong kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbank_of_america_8273.pdf
Tài liệu liên quan