Bảng câu hỏi Nhận Định lý luận nhà nước

Bài 1: Nhập môn

 Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng chỉ được nghiên cứu bởi Khoa

học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật

 Lý luận nhà nước và pháp luật đảm bảo sự thống nhất giữa cáckhoa học

pháp lý khác

 Lý luận về Nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và

pháp luật một cách toàn diện, cụ thể

 Các khoa học pháp lý khác là cơ sở kiểm nghiệm, chứng minh các kết luận

của Lý luận về nhà nước và Pháp luật

 Lý luận nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học

pháp lý khác

pdf12 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bảng câu hỏi Nhận Định lý luận nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng câu hỏi Nhận Định LLNN Bài 1: Nhập môn  Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng chỉ được nghiên cứu bởi Khoa học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật  Lý luận nhà nước và pháp luật đảm bảo sự thống nhất giữa cáckhoa học pháp lý khác  Lý luận về Nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện, cụ thể  Các khoa học pháp lý khác là cơ sở kiểm nghiệm, chứng minh các kết luận của Lý luận về nhà nước và Pháp luật  Lý luận nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học pháp lý khác Bài 2: Nguồn gốc của nhà nước  Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.  Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin,Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được  Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị.  Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.  Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.  Học thuyết thần quyền về nguồn gốc của Nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua  Những học thuyết phi Mác xít lý giải một cách chân thực và có cơ sở khoa học về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.  Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện  Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý thực hiện quyền lực  Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín muồi” và sự hình thành Nhà nước  Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm là yếu tố quyết định sự hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông  Nhà nước ra đời vì nhu cầu quản lý xã hội  Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được. Bài 3: Bản chất của nhà nước  Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.  Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp thống trị, do giai cấp thống trị và vì giai cấp thống trị  Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị  Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà nước  Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước.  Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bản chất nhà nước  Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt  Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể hiện trong vai trò bảo vệ lợi ích chung của xã hội  Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng  Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vì lợi ích của ai  Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xã hội.  Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực nhà nước của ai, do ai và vì ai  Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.  Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất  Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo vệ lợi ích của xã hội nói chung  Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi ích của giai cấp thống trị.  Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế  Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất Bài 5: Hình thức nhà nước  Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện  Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ  Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp  Bộ máy nhà nước thay đổi do sự thay đổi của điều kiện xã hội  Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.  Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.  Tòa án phải độc lập khi xét xử.  Trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Tư sản chỉ áp dụng một nguyên tắc là: Tam quyền phân lập  Hầu hết tòa án trong bộ máy nhà nước phải độc lập khi xét xử  Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế  Bộ máy nhà nước thực chất là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.  Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩm quyền của nó Chức năng nhà nước  Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước  Vì nhiệm vụ quyết định chức năng của nhà nước nên chức năng nhà nước không tác động đến nhiệm vụ  Nhiệm vụ của Nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận động khách quan của xã hội.  Chức năng của nhà nước và của cơ quan nhà nước hình thành là kết quả của quá trình thiết lập bộ máy nhà nước.  Cơ quan nhà nước xuất hiện, sau đó chức năng được xác định cho cơ quan này và cuối cùng, nhiệm vụ được giao để nó thực hiện.  Chức năng nhà nước không thể thay đổi. Bài 6: Hình thức nhà nước  Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực : quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp  Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập  Đặc điểm cơ bản nhất trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan được bầu trong thời gian nhất định ?  Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kìm chế đối trọng trong chế độ đại nghị.  Trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ, thủ tướng là người nắm giữ quyền hành pháp  Chính phủ luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện.  Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất không thể tồn tại khu tự trị  Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập cơ quan hành pháp  Trong cấu trúc nhà nước liên bang, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền riêng trên cơ sở phân chia quyền lực giữa trung ương liên bang với nhà nước thành viên  Trong hình thức chính thể quân chủ không thể tồn tại dân chủ.  Chế độ chính trị là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước  Nguyên thủ quốc gia là một bộ phận có trong tất cả các nhà nước.  Quyền lực của các cơ quan nhà nước không thể cao hơn Hiến pháp.  Nguồn gốc quyền lực nhà nước của các nhà nước đều xuất phát từ nhân dân.  Tổng thống luôn do nhân dân trực tiếp bầu ra.  Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử  Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kìm chế đối trọng trong chế độ Cộng hòa tổng thống.  Một nhà nước dân chủ thì không thể mang hình thức chính thể quân chủ  Sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là căn cứ duy nhất để đánh giá tính chất dân chủ của nhà nước.  Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện thành lập và giải tán chính phủ  Sự phân quyền và cơ chế kiểm tra đối trọng giữa các cơ quan nhà nước là biểu hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.  Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực không bị hạn chế của tổng thống.  Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản  Mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại trong những nước áp dụng nguyên tắc phân quyền  Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương cho dù đó là Nhà nước liên bang hay đơn nhất.  Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ phải là nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang  Nhà nước với chính thể cộng hòa thì luôn có chế độ chính trị dân chủ  Chế độ chính trị của Nhà nước luôn phụ thuộc vào hình thức chính thể của Nhà nước  Hình thức chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà ở đó toàn bộ quyền lực tối cao thuộc về một người  Hình thức chính thể cộng hòa không tồn tại ở các kiểu Nhà nước chủ nô và phong kiến  Hình thức nhà nước là những hoạt động của Nhà nước  Không thể có chế độ chính trị dân chủ trong một nhà nước chính thể quân chủ tuyệt đối Bài 7: Kiểu nhà nước  Cơ sở để xác định các kiểu nhà nước là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng  Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử theo quan điềm Mác xít là quy luật khách quan.  Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự khác biệt về cơ sở kinh tế.  Các nhà nước đều phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử.  Cơ sở tư tưởng trong nhà nước chiềm hữu nô lệ là đa thần giáo  Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.  Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước tư sản  Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế là công hữu nhưng nhà nước vẫn còn tồn tại ?  Sự bóc lột trong quan hệ chiếm hữu nô lệ mang tính chất dã man nhất trong các kiểu nhà nước ? Bài 8: Nhà nước xã hội chủ nghĩa  Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nửa nhà nước.  Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước quy định  Chức năng duy nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý kinh tế - xã hội.  Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.  Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không mang tính cưỡng chế.  Tính nửa nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện qua chức năng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước  Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa  Quốc hội là cơ quan duy nhất mang tính quyền lực trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.  Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf48_6.PDF