Ban xuất huyết (purpura)

-Ban xuất huyết (BXH) vừa là một biểu hiện ngoài da (triệu chứng) vừa là

một bệnh hay một hội chứng khá phổ biến, liên quan với Nội khoa tổng quát.

-Là sự xuất hiện tự nhiên (không do chấn thương) ở ngoài da của các

thương tổn có màu đỏ, không biến mất dưới kính đè do hồng cầu xuyên qua thành

mạch, diễn tiến từ đỏ đến tím, xanh lá cây, vàng.

Nếu tái phát nhiều lần thì da sẽ có màu nâu đen hay sẹo trắng khi có hoại

tử. Nguyên nhân phức tạp: nhiễm trùng, ký sinh trùng, bẩm sinh, thiếu vitamin, tự

miễn, bệnh huyết học, viêm mạch, thuốc

-Nếu ban xuất huyết kết hợp với:

+Xuất huyết niêm mạc: gợi ý ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

+Sang thương nốt và hoại tử: gợi ý nguồn gốc mạch máu.

-Tùy theo vị trí của ban xuất huyết, đánh giá được mức độ nặng, nhẹ của

bệnh nhân:

+BXH chỉ ở da: tiên lượng nhẹ,

+BXH ở da-niêm mạc: tiên lượng nghiêm trọng,

+BXH ở da-niêm mạc-nội tạng: tiên lượng rất nặng.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ban xuất huyết (purpura), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAN XUẤT HUYẾT (PURPURA) (Kỳ 1) oooOOOooo -Ban xuất huyết (BXH) vừa là một biểu hiện ngoài da (triệu chứng) vừa là một bệnh hay một hội chứng khá phổ biến, liên quan với Nội khoa tổng quát. -Là sự xuất hiện tự nhiên (không do chấn thương) ở ngoài da của các thương tổn có màu đỏ, không biến mất dưới kính đè do hồng cầu xuyên qua thành mạch, diễn tiến từ đỏ đến tím, xanh lá cây, vàng. Nếu tái phát nhiều lần thì da sẽ có màu nâu đen hay sẹo trắng khi có hoại tử. Nguyên nhân phức tạp: nhiễm trùng, ký sinh trùng, bẩm sinh, thiếu vitamin, tự miễn, bệnh huyết học, viêm mạch, thuốc… -Nếu ban xuất huyết kết hợp với: +Xuất huyết niêm mạc: gợi ý ban xuất huyết giảm tiểu cầu. +Sang thương nốt và hoại tử: gợi ý nguồn gốc mạch máu. -Tùy theo vị trí của ban xuất huyết, đánh giá được mức độ nặng, nhẹ của bệnh nhân: +BXH chỉ ở da: tiên lượng nhẹ, +BXH ở da-niêm mạc: tiên lượng nghiêm trọng, +BXH ở da-niêm mạc-nội tạng: tiên lượng rất nặng. I-LÂM SÀNG-CẬN LÂM SÀNG: 1-Lâm sàng: -Đốm xuất huyết (petechiae): là các dát xuất huyết, tròn, kích thước bằng đầu đinh ghim (< 3mm), đầu tiên đỏ sau đó chuyển thành màu nâu nhạt. Thường gặp trên các vùng da phụ thuộc, xuất hiện đột ngột, mau phai, biến mất theo chu kỳ trong nhiều ngày, và hay gặp ở các rối loạn về tiểu cầu nhiều hơn là các rối loạn yếu tố đông máu. Đốm xuất huyết cũng thường là dấu hiệu của bệnh lý mạch máu như thiếu vitamin C (scurvy) hoặc amyloidosis. -Bầm máu (ecchymoses): dát lớn hơn, bờ không đều, phẵng, có màu tím (bruise) hoặc xanh-đen, nằm ở sâu và xuất huyết lan rộng, chuyển thành màu vàng rồi xanh và chấm dứt sau một thời gian. -Vết xuất huyết (vibices): là tổn thương ban xuất huyết thành đường. -Các dạng đặc biệt: BXH bóng nước, BXH hoại tử, BXH chảy máu (BXH + chảy máu niêm mạc, nội tạng) -Khảo sát tiền sử và khám thực thể cần thiết trong mọi trường hợp.Tiền sử gia đình có rối loạn chảy máu hoặc huyết khối, các triệu chứng có chu kỳ, dùng các thuốc và dược phẩm ảnh hưởng chức năng tiểu cầu và đông máu . Khám thực thể để mô tả kích thước, kiểu ban xuất huyết, tìm kiếm dãn mao mạch, khám các khớp, lượng giá mô đàn hồi ở da, các sẹo và để: +Tìm những dấu hiệu nặng cần nhập viện cấp cứu ngay (như ban xuất huyết bầm máu lan rộng và hoại tử, ban xuất huyết điểm cấp tính kết hợp với hội chứng nhiễm trùng và xuất huyết niêm mạc…) +Xác định đặc tính của ban xuất huyết và những dấu hiệu toàn thân kết hợp để phân biệt ban xuất huyết giảm tiểu cầu hay ban xuất huyết mạch. 2-Cận Lâm sàng: -Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu (nếu tiểu cầu giảm phải làm Tủy đồ) -VS, Hematocrite, Hemoglobin, TS (bình thường 3-4 phút), TC (bình thường 8-12 phút) -Dấu Lacet [nếu (+) chứng tỏ có giòn mao mạch] -Xét nghiệm đông máu: thời gian Quick, thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin từng phần (PTT), fibrinigen, co cục máu, … -Transaminases, creatinine máu, điện di protein. *Nếu viêm mạch mãn hay viêm mạch da-hệ thống, cần làm thêm: -Cryoglobulin máu, huyết thanh học viêm gan B và C. -Miễn dịch học: kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA, kháng thể antiphospholipid, RF…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_xuat_huyet_doc_1_0151.pdf
  • pdfban_xuat_huyet_doc_2_2639.pdf
  • pdfban_xuat_huyet_doc_3_746.pdf
  • pdfban_xuat_huyet_doc_4_0204.pdf
  • pdfban_xuat_huyet_doc_5_2895.pdf
  • pdfban_xuat_huyet_doc_6_6012.pdf
Tài liệu liên quan