Những năm gần đây, ở Việt Nam, đã có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải có cơ chế
hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến
pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhu cầu này được nêu ra tại
các diễn đàn khoa học pháp lý, tại các kỳ họp Quốc hội, cũng như văn kiện Đại
hội lần thứ X của Đảng. Có thể khái quát về sự cần thiết phải thành lập cơ quan
tài phán Hiến pháp ở nước ta vì những lý do sau :
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bàn về tài phán hiến pháp và thẩm quyền của cơ quan tài phán hiến pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về tài phán hiến pháp và thẩm quyền của cơ
quan tài phán hiến pháp ở việt nam
I. NHU CẦU THÀNH LẬP CƠ QUAN TÀI PHÁN HIẾN PHÁP
Những năm gần đây, ở Việt Nam, đã có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải có cơ chế
hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến
pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhu cầu này được nêu ra tại
các diễn đàn khoa học pháp lý, tại các kỳ họp Quốc hội, cũng như văn kiện Đại
hội lần thứ X của Đảng... Có thể khái quát về sự cần thiết phải thành lập cơ quan
tài phán Hiến pháp ở nước ta vì những lý do sau :
1. Dân chủ, Nhà nước pháp quyền và Hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó Nhà nước pháp quyền là nguyên tắc và đòi hỏi chủ yếu nhất của
dân chủ, đến lượt mình Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản của Nhà nước
có hiệu lực tối cao đối với mọi thiết chế quyền lực trong xã hội là cơ sở pháp lý
nền tảng và là nguyên tắc không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Vì
Hiến pháp là hình thức pháp lý cao nhất ghi nhận và khẳng định chủ quyền của
nhân dân, quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy ("quyền
lập quyền") cho các cơ quan Nhà nước, cũng như các quyền con người, các quyền
và tự do cơ bản của công dân. Hiến pháp là một văn bản chính trị - pháp lý cao
nhất của một nhà nước do nhân dân trực tiếp thông qua hoặc do cơ quan đại diện
có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo một thủ tục đặc biệt, là nền
tảng pháp lý của một quốc gia. Đề cao vai trò của Hiến pháp tức là đề cao ý
nguyện cao nhất của nhân dân. Nhưng sự hiện diện của Hiến pháp chỉ là yếu tố
cần chứ chưa phải là đủ của một chế độ dân chủ, của một nhà nước pháp quyền,
nếu như các cơ quan công quyền thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vượt
quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban hành các
văn bản hoặc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thực sự đã
gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ chức và xã hội. Vì vậy, để chế độ Hiến pháp
được tôn trọng và bảo đảm trong thực tế, cần phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ và
khôi phục trật tự hiến định.
2. Nhà nước ta ngay từ khi ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, xét
về bản chất, là nhà nước dân chủ: "tất cả quyền bính thuộc về toàn thể nhân
dân", các quyền cơ bản của con người, các quyền và tự do cơ bản của công dân
đã được các bản Hiến pháp ghi nhận. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm
2001) cũng đã chính thức khẳng định: "Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền XHCN".
Điều 4 Hiến pháp khi ghi nhận: "Đảng Cộng sản Việt Nam... là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội" cũng đồng thời đòi hỏi: "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Còn Điều 146 Hiến pháp này xác định
rõ: "Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là đạo luật cơ bản của nhà nước, có
hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến
pháp".
3. Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, các Hiến pháp 1946, 1959 và 1980
trước đây, cũng như Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã có những quy định
chung về giám sát Hiến pháp, giao cho tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương đều có thẩm quyền bảo đảm thi hành Hiến pháp, kiểm tra, giám
sát và xử lý các văn bản pháp luật trái Hiến pháp, trong đó Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao. Nhưng cơ chế giám sát này đã bộc lộ những hạn chế, bất
cập, do "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa". Vì đây không phải là chức năng chủ
yếu của các cơ quan nhà nước này, nên từ trước đến nay, chưa có cơ quan nhà
nước nào ở trung ương cũng như ở địa phương, kể cả Quốc hội xử lý văn bản pháp
luật trái với Hiến pháp. Mặt khác, việc Hiến pháp giao cho Quốc hội tự mình xử lý
văn bản luật nếu trái với Hiến pháp cũng là không khách quan.
Thực tiễn nước ta những năm qua có những Thông tư của Bộ trưởng, Nghị định
của Chính phủ, Luật của Quốc hội... không phù hợp, thậm chí trái với các quy
định của Hiến pháp nhưng không có cơ quan nào có ý kiến gì, coi đó là chuyện
bình thường như một lẽ đương nhiên, nhất là khi các văn bản này "có lợi cho quốc
kế, dân sinh", với cách nghĩ "cái gì có lợi cho dân, cho nước thì kiên quyết làm".
Ví dụ:
- Nghị định số 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 9-3-
1988 "Về kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công
nghiệp, xây dựng, vận tải" đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, công nhận
hình thức sở hữu tư nhân, trong khi Hiến pháp năm 1980 không thừa nhận thành
phần kinh tế và hình thức sở hữu tư nhân. Vì vậy, phần mở đầu của Nghị định này
không phải căn cứ vào Hiến pháp năm 1980 mà căn cứ vào "Nghị quyết Đại hội
lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải";
- Hay Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 cho phép
tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; Luật
công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990
quy định: "Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp
tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với
các doanh nghiệp khác", "chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh"
[1], trong khi Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Nhà nước tiến hành cách
mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần:
thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp
tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động" vẫn đang có hiệu lực, chưa hề
được sửa đổi v.v.
Những văn bản pháp luật này thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, có vai trò
và tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi cơ chế, khai thác và phát huy mọi tiềm
năng để phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng và hiệu quả của những văn bản
pháp luật này là không thể phủ nhận được. Nhưng sẽ là hợp hiến và tốt hơn nếu
trước khi ban hành những văn bản pháp luật "có lợi cho dân, cho nước" này chúng
ta cần phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định lỗi thời, lạc hậu của Hiến pháp năm 1980.
Hay Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08.8.1994 "Về cấm sản
xuất, kinh doanh và đốt pháo nổ", mặc dù ý nghĩa, giá trị xã hội và hiệu quả
kinh tế - xã hội của Chỉ thị này là đặc biệt lớn lao, nhưng thời điểm ban hành chỉ
thị này (1994), sản xuất, kinh doanh pháo nổ vẫn là ngành nghề SXKD không bị
pháp luật cấm. Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 quy định thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với mặt hàng pháo với mức thuế suất là 70% và đến ngày 5/7/1993,
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990
còn nâng mức thuế suất đối với mặt hàng pháo là 100%. Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ trái với Nghị định số 221-HĐBT và Nghị định số 222-HĐBT ngày
23/7/1991 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp
tư nhân và Luật công ty liên quan đến SXKD các loại pháo, trái với Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt của Quốc hội, nhưng những người, những cơ sở SXKD pháo nổ đã
được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề SXKD pháo nổ vẫn nghiêm
chỉnh chấp hành, không khiếu kiện gì và cũng không biết khiếu kiện ở đâu, vì Tòa
án nước ta cho đến nay cũng không có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện về
VBQPPL bị cho là trái Hiến pháp, trái luật làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của
tổ chức, cá nhân v.v.
Nếu như những văn bản trên đây tuy trái với Hiến pháp, luật nhưng phù hợp với
thực tiễn, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của nhân dân thì cũng có một số văn
bản pháp luật khác vừa trái với Hiến pháp hoặc Luật, vừa hạn chế, "cắt xén" quyền
hiến định của công dân. Ví dụ điển hình nhất là Thông tư số 02/2003/TT-BCA
ngày 13/1/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký 1 môtô hoặc xe
máy là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 của Hiến
pháp năm 1992: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất ...". Phải 2 năm sau, khi người
dân ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khốn khó vì quy định vi hiến nói
trên đã kêu ca, phàn nàn và báo chí đồng loạt lên tiếng... Bộ Công an mới ban
hành Thông tư số 17/2005/TT-BCA ngày 21/11/2005 bãi bỏ quy định trái Hiến
pháp này v.v.
4. Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, xử lý các vi phạm Hiến pháp của các
cơ quan công quyền cần phải có thiết chế tài phán Hiến pháp. Đây là xu hướng
chung của các nhà nước dân chủ. Tài phán Hiến pháp có thể được thực hiện bằng
Tòa án có thẩm quyền chung, mà đại diện là Tòa án tối cao (khởi đầu từ năm 1803
theo phán quyết của TATC Mỹ do Chánh án D. Marsall đứng đầu) hoặc một Tòa
án Hiến pháp chuyên biệt (Tòa án Hiến pháp Áo năm 1920). Các cơ chế bảo hiến
bằng Tòa án thường hay Tòa án Hiến pháp trong khoa học pháp lý thường được
dùng chung một từ là sự giám sát tư pháp (Judicial Review), tức là được thực
hiện bởi một hình thức xét xử theo các nguyên tắc hoạt động tư pháp. Năm 2005,
hơn 3/4 các quốc gia trên thế giới đã có những hình thức tài phán Hiến pháp được
quy định trong Hiến pháp. Xu hướng thiết lập Tòa án Hiến pháp ngày càng được
áp dụng nhiều ở các nước, người ta coi Tòa án Hiến pháp là "vương miện của
nhà nước pháp quyền" [2]. Nếu như năm 1978, chỉ có 26% các bản Hiến pháp
trên thế giới quy định việc thành lập Tòa án Hiến pháp, thì đến năm 2005, con số
này là xấp xỉ 44%. Xét về vị trí địa lý, ở châu Mỹ Latinh thì giám sát của Tòa án
tối cao phổ biến hơn so với việc giám sát bằng Tòa án Hiến pháp, còn ở châu Âu
thì ngược lại. Tuy nhiên, trên thế giới, chỉ có 32% các bản Hiến pháp quy định tài
phán Hiến pháp bằng Tòa án tối cao hoặc Tòa án thường[3].
II. VỀ MÔ HÌNH TÀI PHÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM
Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng (ngày 10 tháng 4 năm 2006) về phương hướng "Tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN" đã xác định nhiệm vụ: "Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt
động và quyết định của các cơ quan công quyền", "Xây dựng cơ chế phán quyết về
những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp" [4].
Liên quan đến cơ chế tài phán Hiến pháp ở nước ta, hiện nay có 3 phương án khác
nhau được đưa ra:
1. Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp trực thuộc Quốc hội ;
2. Trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho Tòa án nhân dân tối cao; và
3. Thành lập Tòa án Hiến pháp độc lập [5].
Về phương án 1: Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp trực thuộc
Quốc hội.
Theo phương án này, Ủy ban giám sát Hiến pháp giúp Quốc hội thực hiện việc
bảo hiến đối với các văn bản dưới luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, chính quyền địa phương ban hành.
Ủy ban này có trách nhiệm trình kết quả giám sát để Quốc hội xem xét, quyết
định.
Ưu điểm của phương án này là không làm cồng kềnh thêm bộ máy nhà nước
hiện hành, thành lập thêm Ủy ban giám sát Hiến pháp của Quốc hội cũng tương tự
như vừa qua Quốc hội quyết định thành lập thêm Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tài
chính - Ngân sách được tách ra từ Ủy ban pháp luật và Ủy ban Kinh tế và Ngân
sách của Quốc hội. Thành lập cơ quan này không cần sửa đổi Hiến pháp, chỉ sửa
đổi Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội vẫn giữ được vai trò là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, vẫn thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước, trong đó có giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là các đạo luật, nghị quyết của Quốc
hội ban hành vẫn do chính Quốc hội tự giám sát tính hợp hiến của chúng. Trong
trường hợp Quốc hội không bãi bỏ luật, nghị quyết của Quốc hội trái với Hiến
pháp, không có biện pháp pháp lý nào xử lý được. Cơ chế Quốc hội tự kiểm tra,
giám sát chính mình là cần thiết, nhưng thực tế đã chỉ ra rằng sự kiểm tra, giám sát
này không phải bao giờ cũng khách quan, cũng đúng. "Không ai tự ban phát
công lý cho chính mình" là điều cần suy nghĩ.
Ngay như Quốc hội Mỹ, quy trình ban hành một đạo luật rất chặt chẽ (một dự luật
muốn được thông qua phải được đa số tán thành của Hạ viện trước, rồi sau đó là
đa số Thượng viện tán thành (hoặc ngược lại), tiếp theo còn phải được Tổng thống
kiểm tra, xem xét lại xem có cần phủ quyết hay không, nếu không phủ quyết dự
luật mới được Tổng thống ban bố để thi hành), vậy mà, trong khoảng 190 năm
qua, TATC của Mỹ đã ra phán quyết tuyên bố 122 đạo luật của Quốc hội Mỹ
(trong tổng số hơn 35.000 đạo luật được Quốc hội này ban hành trong thời gian
nói trên) có toàn bộ hoặc một phần nội dung quy định vi phạm Hiến pháp Mỹ.
Cũng trong thời gian nói trên có gần 950 đạo luật của Quốc hội các bang bị Tòa án
tối cao Mỹ tuyên bố vi phạm Hiến pháp của Liên bang [6].
Còn nếu trao cho Ủy ban này quyền giám sát các đạo luât, nghị quyết của Quốc
hội, thì không tương xứng và khách quan khi đây chỉ là một cơ quan giúp việc cho
Quốc hội.
Vì vậy, có thể nói đây là phương án có tính chất nửa vời, nhưng là phương án có lẽ
dễ được nhiều người chấp nhận, vì nó không có sự thay đổi gì nhiều so với hiện
tại, phù hợp với cách nghĩ của một số người là "cần phải có lộ trình từng bước".
Nhân đây cũng xin nói thêm rằng: lịch sử hoạt động của Quốc hội nước ta những
năm qua đã từng có những quyết định mang tính thỏa hiệp, nửa vời, không giải
quyết triệt để những vấn đề mới dù vấn đề đó có căn cứ và cơ sở khoa học, cơ sở
thực tiễn.
Ví dụ, vấn đề thành lập cơ quan thường trực HĐND các cấp được đặt ra từ khi
soạn thảo Hiến pháp năm 1980, nhưng Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 1980 khi
đó cho rằng: "UBND thực chất là cơ quan thường trực của HĐND, Chủ tịch
UBND thực chất là Chủ tịch cơ quan thường trực của HĐND"[7] nên đã phủ
nhận hoàn toàn sự cần thiết phải thành lập cơ quan này. Khi xây dựng Luật tổ
chức HĐND và UBND năm 1983, vấn đề thành lập cơ quan Thường trực HĐND
lại tiếp tục được đặt ra, Quốc hội khi đó không còn phủ nhận hoàn toàn sự cần
thiết phải có cơ quan chuyên chăm lo hoạt động, công tác của HĐND, điều hòa,
phối hợp hoạt động các Ban của HĐND và giữ liên hệ, tạo điều kiện cho các đại
biểu HĐND hoạt động. Nhưng để giải quyết vấn đề này, thay vì thành lập cơ quan
Thường trực HĐND các cấp, Quốc hội đã có quyết định mang tính nửa vời là
thành lập Ban Thư ký của HĐNDcác cấp để giúp Chủ tịch UBND thực hiện chức
năng thường trực HĐND vốn không phải của UBND[8]. Phải 6 năm sau, ngày
30/6/1989, vấn đề thành lập Thường trực HĐND mới được Quốc hội quyết định
bằng việc ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều của Hiến pháp năm 1980 và thông qua Luật
tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) để quy định thành lập cơ quan Thường trực
HĐND, nhưng lại chỉ từ cấp huyện trở lên, còn cấp xã vẫn giữ nguyên Ban Thư
ký.
Năm 1994, khi thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND, Quốc hội mới quyết
định bỏ Ban Thư ký HĐND cấp xã, quy định cho HĐND cấp xã cũng có Chủ tịch
và Phó Chủ tịch HĐND. Nhưng HĐND cấp huyện và HĐND cấp tỉnh cũng chỉ có
1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch HĐND thì được Luật năm 1994 gọi là Thường trực
HĐND, còn HĐND cấp xã thì không. Chỉ mãi đến năm 2003, sau 1/4 thế kỷ (25
năm!) vấn đề thành lập Thường trực HĐND các cấp mới được Quốc hội nước ta
(với 3 lần quyết định mang tính nửa vời, thỏa hiệp) mới quyết định được vấn đề
còn đơn giản, ít phức tạp hơn rất nhiều so với việc thành lập Tòa án Hiến pháp.
Hoặc, vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp ở địa bàn nông thôn
của tỉnh phải khác với tổ chức bộ máy chính quyền các cấp ở địa bàn đô thị của
thành phố trực thuộc trung ương được đặt ra từ khi soạn thảo Hiến pháp năm
1992, sau đó Hiến pháp 1992 gác lại dành cho Luật quy định. Khi soạn thảo và
thông qua Luật năm 1994, do vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nên Quốc hội vẫn
giữ nguyên cơ cấu tổ chức 3 cấp chính quyền của thành phố trực thuộc trung ương
là Thành phố - Quận - Phường như ở tỉnh là Tỉnh - Huyện - Xã đều là cấp chính
quyền hoàn chỉnh, có đủ cả HĐND và UBND ở mỗi cấp, hơn nữa lại lấy địa bàn
nông thôn làm chuẩn để "gọi chung là cấp tỉnh", "... cấp huyện" và "...cấp xã"[9].
Năm 2001, khi nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo Báo cáo của Ủy ban
thường vụ Quốc hội có 4 phương án liên quan đến đổi mới tổ chức chính quyền
địa phương [10] và vấn đề không ngã ngũ nên Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH 10
ngày 25/12/2001 sửa đổi 23 điều Hiến pháp năm 1992 nhưng không động chạm
đến tổ chức chính quyền địa phương, Hiến pháp (sửa đổi năm 2001) lại tiếp tục
dành vấn đề này cho Luật. Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông
qua năm 2003 hiện hành vấn đề này lại vẫn không được giải quyết v.v.
Về phương án 2: Trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho Tòa án tối cao.
Tòa án rõ ràng ``có nghề`` nhưng lại vướng ở chỗ, Tòa án tối cao chỉ là một nhánh
của quyền lực. Tòa án tối cao giám sát, phán xét tính hợp hiến các đạo luật của
Quốc hội không phải dường như mâu thuẫn với quy định của Hiến pháp hiện
hành: ``Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất", "Quốc hội thực
hiện quyền giám sát tối cao`` (Điều 83 và Điều 84 của Hiến pháp) như một số
người e ngại. Vì chúng ta có thể sửa đổi những quy định này của Hiến pháp hiện
hành, mà theo tôi là để "phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp" như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã
đề ra, không thể trao cho Tòa án tối cao thẩm quyền này, quá bằng "giao trứng cho
ác"!
Hơn nữa, theo tôi, chức năng, thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh
tế, lao động và hành chính của Tòa án tối cao hiện nay và trong tương lai ở nước ta
còn quá tải, nên Tòa án tối cao của nước ta không thể chuyên tâm chăm lo lĩnh
vực mới là giám sát Hiến pháp và phán quyết các vi phạm Hiến pháp được. Đấy là
chưa kể yêu cầu về: tiêu chuẩn thẩm phán, số lượng thẩm phán, cách thức bổ
nhiệm thẩm phán, nhiệm kỳ của thẩm phán, thủ tục tố tụng... của Tòa án tối cao
(Tòa án tư pháp) và Tòa án Hiến pháp nếu được thành lập ở nước ta sẽ là rất khác
nhau.
Về phương án 3: Thành lập Tòa án Hiến pháp độc lập.
Theo phương án này, Tòa án Hiến pháp sẽ là một thiết chế hoàn toàn mới trong cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước ta, được thành lập ra để chuyên thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Chánh án và các Thẩm phán Tòa án Hiến
pháp có thể sẽ do Chủ tịch nước bổ nhiệm sau khi được Quốc hội chuẩn y.
Tòa án Hiến pháp khi phán quyết về các vi phạm Hiến pháp (hay không vi phạm)
trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp là theo nguyên tắc độc lập và chỉ
tuân theo Hiến pháp (chứ không phải tuân theo pháp luật như Tòa án nhân
dân các cấp khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế v.v.). Tính độc lập
của cơ quan bảo vệ Hiến pháp đảm bảo tính cân bằng trong quan hệ quyền lực
giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Thành lập Tòa án Hiến pháp để phán quyết các vi phạm hiến pháp trong hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp là phương án được áp dụng khá phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới những năm gần đây, như trên đã nêu. Tuy nhiên, cơ quan bảo
hiến độc lập tất yếu sẽ làm thay đổi các quan hệ tổ chức quyền lực nhà nước,
trong đó vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất sẽ phải
được nhận thức lại.
Từ ba phương án nói trên, tôi ủng hộ phương án thành lập Tòa án Hiến pháp độc
lập. Vì hoạt động của Tòa án Hiến pháp nếu được thành lập sẽ bảo đảm tínhkhách
quan, độc lập, hoạt động chuyên trách, theo thủ tục tố tụng Hiến pháp. Chỉ có
cơ quan độc lập này mới có quyền phán quyết về những vi phạm Hiến pháp cả
trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [11].
Tuy nhiên, để thực hiện phương án này theo tôi cần nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp
theo hướng kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946 (Điều 21 và Điều 70),
tách chức năng lập hiến khỏi Quốc hội, Quốc hội không còn quyền vừa lập hiến,
vừa lập pháp; không phải: "Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp" như
Điều 146 Hiến pháp 1992 quy định. Việc sửa đổi Hiến pháp phải do nhân dân
quyết định bằng trưng cầu ý dân. Dự thảo Luật trưng cầu ý dân lần thứ 12 (năm
2006) của nước ta cũng quy định theo hướng này.
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội, quyền bãi bỏ các văn bản trái Hiến pháp của
Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao... mà
Điều 83 và Điều 84 của Hiến pháp hiện hành cần được xem xét, sửa đổi.
Hiến pháp cần quy định ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, không quy định quá chi tiết
(ví dụ liệt kê từng thành phần kinh tế như Điều 16 Hiến pháp hiện hành),
nhưng bỏ bớt những quy định mang tính tuyên ngôn, tuyên bố vô thưởng, vô phạt
và phiến diện (như Điều 6 và nhiều điều khác của Hiến pháp hiện hành). Các quy
định của hiến pháp phải có hiệu lực trực tiếp v.v.
III. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu các cơ quan tài phán Hiến pháp của một số nước trên thế giới cho thấy
các cơ quan này khác nhau ở nhiều khía cạnh về: Thẩm quyền xét xử; các chủ thể
có quyền khiếu kiện trước Tòa án Hiến pháp; cách thức bổ nhiệm thẩm phán;
nhiệm kỳ của thẩm phán; hiệu lực của những phán quyết về tính vi hiến; thủ tục
ban hành phán quyết của Tòa án Hiến pháp v.v.
Liên quan đến thẩm quyền của cơ quan tài phán Hiến pháp (bao gồm Tòa án
thường có chức năng giám sát Hiến pháp và Tòa án Hiến pháp chuyên biệt, - ở đây
tạm gọi chung là Tòa án Hiến pháp) cho thấy: trong khi một số Tòa án Hiến pháp
chỉ xem xét tính hợp hiến của hoạt động lập pháp, thì một số Tòa án Hiến pháp
khác được trao quyền phán quyết về những lĩnh vực có liên quan, một số thực sự
mang tính nhạy cảm về chính trị. Bên cạnh chức năng cơ bản của các Tòa án Hiến
pháp là phán quyết về các vấn đề Hiến pháp, nhiều Tòa án Hiến pháp ở Trung và
Đông Âu có thẩm quyền xét xử đối với một số trường hợp liên quan đến bầu cử,
trưng cầu ý dân, đàn hạch Tổng thống và tính hợp pháp của các chính đảng...
Thẩm quyền của cơ quan tài phán Hiến pháp ở các nước không chỉ phụ thuộc vào
cơ quan tài phán Hiến pháp đó được tổ chức theo mô hình của Mỹ hay của Châu
Âu lục địa (Áo - Đức), mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: nguyên tắc tổ
chức bộ máy nhà nước; mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp; giữa chính quyền trung ương với địa phương; nhất là đặc điểm về chính trị -
xã hội, về truyền thống lịch sử văn hoá, pháp lý v.v. của mỗi nước.
Thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp ở nước ta nếu được thành lập phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức của chúng ta có đổi mới hay không về: vị trí, vai trò của các
cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương (Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ,
TANDTC và VKSNDTC); về vị trí, vai trò và mối quan hệ của Tòa án Hiến pháp
với các thiết chế quyền lực nhà nước nói trên, cũng như tiêu chuẩn, nhiệm kỳ,
cách thức bổ nhiệm thẩm phán của Tòa án Hiến pháp v.v.
Ở đây tôi xin nêu một số thẩm quyền chủ yếu của Tòa án Hiến pháp của nước ta
nếu được thành lập:
1. Xem xét tính hợp hiến của các luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, pháp
lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ
tịch nước, của Chính phủ, của TANDTC, VKSNDTC (nếu cơ quan này không
được tổ chức lại); các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh (Nếu
tổ chức chính quyền địa phương chuyển sang nguyên tắc tự quản địa phương);
Vấn đề đặt ra ở nhóm thẩm quyền quan trọng nhất này của Tòa án Hiến pháp là:
Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của những văn bản này trước hay sau khi
ban hành? Cơ quan tài phán Hiến pháp một số nước xem xét trước để phòng ngừa
vi phạm Hiến pháp như: Hội đồng bảo hiến của Pháp, Tòa án Hiến pháp các nước
Burundi, Burkina Faso, Cape Verde, Cộng hòa Chad... ở Châu Phi, riêng Toá án
Hiến pháp Liên bang Nga chỉ xem xét trước tính hợp hiến các hiệp định quốc tế
mà Liên bang Nga đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực v.v. Ngược lại, hầu hết Tòa
án Hiến pháp của nhiều nước, trong đó có TATC Mỹ lại chỉ xem xét sau khi
văn bản pháp luật đã ban hành (có tranh cãi thực tế) mà không xem xét trước
[12]. Tuy nhiên, cơ quan tài phán Hiến pháp một số nước lại có thẩm quyền xem
xét tính hợp hiến cả trước và sau khi văn bản pháp luật ban hành, như: Tòa án
Hiến pháp của Cape Verde, Niger ... ở Châu Phi.
2. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền hiến định giữa các cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất ở trung ương, giữa chính quyền trung ương với chính quyền
cấp tỉnh, nếu cấp này áp dụng chế độ tự quản, thẩm quyền tự quản của địa phương
đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 207_9056.pdf