Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên
chuyên ngành kế toán, kiểm toán nói riêng thì môn học nguyên lý kế toán được coi
như là nền tảng, là cơ sở căn bản (gốc rễ) trước khi đi sâu vào học chuyên ngành kế
toán, kiểm toán và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Trước hết nói về môn học Nguyên lý kế toán, Ngay từ tên gọi "Nguyên lý kế
toán" chúng ta đã hiểu rằng Nguyên lý (là khởi nguồn hay khởi đầu) và Nguyên lý kế
toán là môn học khởi nguồn cho một chuyên ngành học hay môn học kế toán mang
tính khoa học (Bời vì nó khác với phương thức kế toán cổ điển là tự ghi chép và tự
hiểu của mỗi người không theo một trình tự nhất định nào cả).
Khái niệm về kế toán có nhiều cách thức theo trình độ phát triển của mỗi quốc
gia và mức độ hội nhập quốc tế. Cho nên khái niệm đó cũng mang tính tương đối. Tuy
nhiên về bản chất của kế toán thì đều giống nhau, bởi nó là một trong những công cụ
quản lý kinh tế - tài chính đắc lực nhất. Thông qua số liệu kế toán, báo cáo tài chính để
phản ánh và giám đốc về tài sản và tình hình biến động của tài sản trong quá trình hoạt
động của các tổ chức, đơn vị.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bàn về mối quan hệ giữa môn học Nguyên lý kế toán, Kế toán và Kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
65
BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Lê Thị Quỳnh Trang
CQ53/21.10
Như chúng ta đã biết, đối với sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên
chuyên ngành kế toán, kiểm toán nói riêng thì môn học nguyên lý kế toán được coi
như là nền tảng, là cơ sở căn bản (gốc rễ) trước khi đi sâu vào học chuyên ngành kế
toán, kiểm toán và mang tính chất bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Trước hết nói về môn học Nguyên lý kế toán, Ngay từ tên gọi "Nguyên lý kế
toán" chúng ta đã hiểu rằng Nguyên lý (là khởi nguồn hay khởi đầu) và Nguyên lý kế
toán là môn học khởi nguồn cho một chuyên ngành học hay môn học kế toán mang
tính khoa học (Bời vì nó khác với phương thức kế toán cổ điển là tự ghi chép và tự
hiểu của mỗi người không theo một trình tự nhất định nào cả).
Khái niệm về kế toán có nhiều cách thức theo trình độ phát triển của mỗi quốc
gia và mức độ hội nhập quốc tế. Cho nên khái niệm đó cũng mang tính tương đối. Tuy
nhiên về bản chất của kế toán thì đều giống nhau, bởi nó là một trong những công cụ
quản lý kinh tế - tài chính đắc lực nhất. Thông qua số liệu kế toán, báo cáo tài chính để
phản ánh và giám đốc về tài sản và tình hình biến động của tài sản trong quá trình hoạt
động của các tổ chức, đơn vị.
Theo Điều 4 của Luật Kế toán Việt Nam thì khái niệm Kế toán như sau: “Kế
toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Đồng thời chúng ta cũng biết rằng kế toán là một môn khoa học độc lập trong
hệ thống các môn khoa học kinh tế, do đó kế toán cần có một hệ thống các nguyên tắc
vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan nhằm chỉ huy hoạt
động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người”.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
66
Đối tượng của kế toán là tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính (tức làsự vận
động của tài sản). Kế toán cần phản ánh được các đối tượng đó bằng hệ thống các
nguyên tắc nhất định. Đó chính là các cách thức được sử dụng để thu thập thông tin
(phương pháp chứng từ kế toán), xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin (phương pháp tài
khoản kế toán, phương pháp tính giá) và cung cấp thông tin (phương pháp tổng hợp -
cân đối kế toán).
Bởi vậy, trang bị kiến thức căn bản ngay từ môn này là sự bắt buộc, là tất yếu
để mỗi chúng ta bước vào học những môn tiếp theo của chuyên ngành kế toán, kiểm
toán. Để học tốt môn này và làm cơ sở nền tảng tiền đề cho môn học kế toán kiểm toán
thì người học cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, phải nắm chắc các khái niệm, chức năng, đối tượng, nguyên tắc,
phương pháp kế toán: Kế toán, hạch toán; phân biệt hạch toán kế toán với các loại
hạch toán khác, phân biệt kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán thống kê và kế
toán khác. Hiểu về chức năng nhiệm vụ của kế toán, đối tượng kế toán nghiên cứu là
gì? mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nội dung các nguyên tắc kế toán chung.
Thứ hai, phải hiểu được ý nghĩa của chứng từ kế toán, vì đây là một phương
pháp kế toán cơ bản, nội dung các yếu tố cở bản trong một chứng từ kế toán, trình tự
xử lý luân chuyển chứng từ kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến
chứng từ kế toán.
Thứ ba, phải nắm được nội dung của phương pháp tính giá, các yêu cầu của quá
trình tính giá, các nguyên tắc tính giá và trình tự tính giá từ đó biết vận dụng nguyên
tắc và trình tự tính giá cho đối tượng cụ thể và kết hợp tính giá cho nhiều đối tượng.
Thứ tư, phải nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài khoản kế toán,
các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản. Nắm bắt được quy
trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản tổng hợp, tài khoản chi
tiết (Tổng số liệu trên tài khoản chi tiết phải bằng số liệu trên tài khoản tổng hợp).
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
67
Thứ năm, phải nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó. Biết vận dụng cơ
sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản)
Thứ sáu, phải nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong mỗi quá trình như:
mua hàng, sản xuất hàng hoá, bán hàng. Vận dụng sơ đồ kế toán thực hành các nghiệp
vụ kinh tế cụ thể.
Thứ bảy, phải nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh
nghiệp (Tức là việc tổ chức sắp xếp, phân công nhiệm vụ, công việc từ Kế toán trưởng
cho đến các bộ phận kế toán, đến các kế toán viên), các mô hình tổ chức bộ máy kế
toán, các hình thức sổ kế toán (Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ,
Nhật ký số cái).
Trên đây là những nội dung cần phải hiểu được để làm tiền đề cho việc học,
tiếp cận với các môn học kế toán, kiểm toán cũng như một số môn học kinh tế khác.
Chúng ta biết rằng Nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc trong chương trình
khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho khối ngàng kinh tế. Các phương pháp kế toán
là một nội dung quan trọng trong chương trình môn học Nguyên lý kế toán. Xác định
đúng các phương pháp kế toán là cơ sở, tiền đề giúp sinh viên khối ngành kinh tế có
thể tiếp cận, hiểu và vận dụng cũng như thực hiện được công tác kế toán.
Vậy phương pháp chứng từ kế toán cần được hiểu là phương pháp phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh
vào chứng từ kế toán và tổ chức quản lý, luân chuyển chứng từ phục vụ công tác quản
lý và ghi sổ kế toán.
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh
và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của
từng đối tượng kế toán.
Phương pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo giá trị tổng hợp và phân
phối chi phí để xác định giá trị tài sản trong các đơn vị kế toán theo những nguyên tắc
nhất định.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
68
Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp thông tin
theo các mối quan hệ cân đối vốn có cúa kế hoạch và cung cấp các thông tin theo các
chủ tiêu kinh tế-tài chính về tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý.
Các cách thức thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán vừa thể hiện
tính khách quan của khoa học kế toán lại vừa thể hiện tính chủ quan của người sử
dụng. Đồng thời những phương pháp này có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau,
thể hiện sự liên hệ xâu chuỗi trong chu kỳ kế toán và phù hợp với cơ sở biện chứng
của quá trình nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ chi tiết đến tổng hợp.
Đối với Kế toán: Sau khi tiếp cận và nghiên cứu về môn học Nguyên lý kế toán
là những kiến thức cội nguồn gốc rễ của kế toán chuyên ngành thì kế toán chuyên
ngành đã đưa ra những vấn đề cụ thể hơn trên nên tảng của Nguyên lý kế toán để phục
vụ công tác hạch toán và quản lý kinh tế tài chính cụ thể sát thực. Những vấn đề cụ thể
cũng tập trung chủ yếu vào bốn phương pháp kế toán.
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh vào chứng từ kế
toán và tổ chức quản lý, luân chuyển chứng từ phục vụ công tác quản lý và ghi sổ kế
toán. Các loại chứng từ như là phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
hoá đơn mua bán hàng hoá, bảng tính lương v.v...Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi,
hoạt động tài chính đều được phản ảnh thể hiện, chứng minh trên chứng từ kế toán.
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phận loại để phản ánh
và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của
từng đối tượng kế toán. Các tài khoản kế toán được gắn với các số hiệu và phân thành
từng loại, từng cấp; có các tài khoản loại 1 đến loại 9, tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp
3...Thực hiện ghi chép theo phương pháp ghi kép, mỗi nghiệp vụ kinh tế đều được
phản ánh ít nhất trên 2 tài khoản vào bên Nợ và bên Có.
Phương pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo giá trị tổng hợp và phân
phối chi phí để xác định giá trị tài sản trong các đơn vị kế toán theo những nguyên tắc
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
69
nhất định. Những nguyên tắc này tuỳ vào tình hình thực tế của các đơn vị để áp dụng
thống nhất trong suốt quá trình hoặc niên độ kế toán tài chính.
Phương pháp tổng hợp- cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp thông tin theo
các mối quan hệ cân đối vốn có của kế hoạch và cung cấp các thông tin theo các chủ
tiêu kinh tế-tài chính về tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị nhằm phục vụ công tác quản lý và đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài sản, hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Đối với Kiểm toán: Không có sự tách biệt độc lập hoàn toàn giữa hai chuyên
ngành kế toán và kế toán - kiểm toán, hai chuyên ngành này có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau, đều xuất phát từ chuyên ngành Kế toán.
Điểm giống của hai chuyên ngành là sinh viên được đào tạo để phục vụ cho
công tác kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước.
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và
sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài
chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các
quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh
nghiệp. Còn Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung
thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ
quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện
hành.
Điểm khác nhau là chuyên ngành kế toán đi sâu vào chuyên môn kế toán tài
chính, kế toán quản trị, chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm trang bị cho sinh viên kiến
thức để có thể thực hiện công tác kế toán tốt ở các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Trong khi chuyên ngành kiểm toán đi sâu đào tạo các kiến thức thuộc phạm vi
kiểm toán giúp sinh viên có thể nhanh chóng tiếp cận môi trường làm việc tại các công
ty kiểm toán độc lập (doanh nghiệp kiểm toán), cơ quan kiểm toán nhà nước, vị trí
kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
70
Để có thể làm tốt trong lĩnh vực kiểm toán, sinh viên phải học tốt các kiến thức
về kế toán và cần có thêm thời gian làm việc thực tế. Mặt khác cần học và nghiên cứu
thêm, nắm chắc về các chính sách, chế độ quy định pháp luật của Nhà nước liên quan
phục vụ cho công việc kiểm toán để thực hiện như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ.v.v...Nắm chắc các chính sách pháp luật liên quan như Luật Ngân sách
Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán, các sắc Luật về Thuế như Thuế Thu
nhập, Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khấu cũng như các Nghị định của Chính
phủ, Thông tư, quyết định của các Bộ ngành liên quan.....Nội dung kiểm toán thực
hiện theo các yêu cầu cụ thể như:
- Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn,
trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ
pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
- Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và
hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán là cả hai đều thuộc lĩnh vực về kế toán
kiểm toán; đều làm việc trên những con số và dữ liệu từ nhiều đối tượng cung cấp để
cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo. Có kế toán thı̀ mới có kiểm toán, kiểm
toán cũng là từ cái gốc kế toán mà ra. Kiểm toán viên làm việc trên các số liệu do kế
toán cung cấp và mục tiêu cuối cùng là đưa ra ý kiến đánh giá các thông tin mà kế toán
đã lập ra. Kết quả kiểm toán được phản ánh song song với số liệu kế toán và đưa ra ý
kiến xác nhận về mức độ phù hợp của các số liệu kế toán với các chuẩn mực đã được
thiết lập.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành kế toán (chuyên ngành kế toán, kế toán
- kiểm toán) có thể công tác ở vị trí kế toán viên, trợ lý kiểm toán tại các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể làm việc tại
các công ty chứng khoán, sở tài chính, ngân hàng vì trong quá trình học đã được đào
tạo các kiến thức liên quan đến những lĩnh vực này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_moi_quan_he_giua_mon_hoc_nguyen_ly_ke_toan_ke_toan_va.pdf