1. Đặt vấn đề
Hiệu quả hoạt động nhà nước, xã hội và
cá nhân đang là vấn đề được quan tâm đặc
biệt hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu,
đánh giá vấn đề hiệu quả các loại hình hoạt
động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc
biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó
có phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi
ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải
tính đến chất lượng, hiệu quả trên cả bình
diện cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
62 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S), vấp phải sự chống đối
từ các quốc gia đang phát triển. Nhưng, chí ít,
ta cũng đã xây dựng nên những cơ chế giúp
chia sẻ sự hiểu biết, tăng cường ý thức về sự
khác biệt cũng như về nhu cầu được hỗ trợ kỹ
thuật. WTO còn tỏ ra là nơi cung cấp thông tin
và kinh nghiệm chuyên môn cho các quốc gia
thành viên. Chương trình do Hội đồng thương
mại dịch vụ triển khai liên quan đến công tác
đánh giá lĩnh vực thương mại này là một ví dụ
điển hình cho nhận định trên. Giai đoạn một
của chương trình tập trung vào việc trao đổi
thông tin nhằm thu thập các dữ liệu liên quan
đến các rào cản trong thương mại dịch vụ trong
16 lĩnh vực; giai đoạn hai là giai đoạn đánh giá
thật sự, giúp làm rõ các khiếm khuyết về số
liệu thống kê cũng như về dữ liệu, cũng như
tình hình tuân thủ những cam kết liên quan
đến việc mở cửa thị trường của các quốc gia
thành viên WTO. Việc thu thập dữ liệu được
bổ sung bằng một nghiên cứu của UNCTAD2,
tổ chức đã giúp các quốc gia đang phát triển
xác định vị thế của mình tại những cuộc đàm
phán trong các lĩnh vực này. Thêm vào đó, vì
các quốc gia đàm phán luôn cần được cung
cấp thông tin bằng một biểu đồ về tình hình
thương mại dịch vụ, mà điều này thì đòi hỏi
một công việc mang tính liên thông về dữ liệu,
nên từ năm 1995 WTO đã tham gia vào nhóm
làm việc liên tổ chức về thống kê trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ quốc tế cùng với OECD,
IMF, UNCTAD, Cơ quan thống kê của liên
minh châu Âu EUROSTAT và Cơ quan thống
kê của Liên Hiệp Quốc UNSD. Nhờ vào công
việc của họ mà cẩm nang về thống kê trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế mới được
ấn hành và đặt nền móng cho một khung tham
chiếu chung. Như vậy, WTO là một trong
những thể chế mấu chốt trong việc thu thập và
phổ biến thông tin trong lĩnh vực này.
Vai trò hài hòa hóa
Ngoài ra, công việc của các ủy ban trong
lĩnh vực dịch vụ cũng nói lên vai trò hài hòa
hóa của các ủy ban này, vai trò ấy được thể
hiện theo hai cách chính. Một mặt, những
cuộc tranh luận về ý nghĩa của các điều khoản
chưa rõ nghĩa trong các quy định về các dịch
2 Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (ND)
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
vụ sẽ là dịp để cùng đạt được những cách diễn
giải được các bên chấp nhận. Chúng ta có thể
kể ra trường hợp của cuộc tranh luận về sự
phân biệt giữa tự do hóa thương mại các dịch
vụ tài chính và tự do hóa dòng chảy tư bản,
một trong những thách thức là phải làm rõ
xem liệu các cam kết đưa ra trong khuôn khổ
WTO, dưới hình thức hiện tại, có kéo theoviệc
mở cửa cho dòng chảy tư bản hay không. Ít
nhất thì thông qua những cuộc tranh luận đó
ta cũng thấy rằng các thành viên của ủy ban
dịch vụ tài chính đã thống nhất rằng có một
sự khác biệt và rằng đa số các quốc gia thành
viên WTO không mong muốn bị lôi cuốn vào
tự do hóa các dòng chảy tư bản vì đối với họ
việc mở cửa các dịch vụ tài chính không đồng
nghĩa với việc mở cửa thị trường vốn. Cũng
cần nói rõ rằng không phải lúc nào các Thành
viên của WTO cũng sẵn sàng tham gia vào
những cuộc tranh luận như vậy (ví dụ về các
dịch vụ cung cấp qua internet).
Một hình thức đóng góp khác vào việc
hài hòa hóa là kết quả của mối liên hệ giữa
các ủy ban với các tổ chức chuẩn hóa hoặc
điều chỉnh; chính những mối liên hệ này đã
thôi thúc các quốc gia thành viên WTO tham
gia vào công việc của các tổ chức này. Lĩnh
vực các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động
thực vật (SPS) là một minh chứng cho điều ý
trên. Trên nguyên tắc, các Thành viên WTO
tự do lựa chọn cấp độ bảo vệ về mặt y tế mà
họ muốn. Tuy vậy, họ cũng cần đưa ra lời giải
thích cho sự chọn lựa này để chứng minh rằng
họ không dùng những biện pháp hạn chế vào
mục đích bảo hộ. Họ sẽ được miễn không phải
đưa ra lời giải thích nếu họ chọn một cấp độ
bảo vệ tương ứng với cấp độ nêu trong các
chuẩn đã thống nhất trên phạm vi quốc tế,
các chuẩn tham chiếu là các chuẩn của Codex
alimentarius (Ủy ban chuyên môn của FAO/
WHO về các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc
tế thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm), Ủy ban
quốc tế về dịch động vật hoặc Công ước quốc
tế về bảo vệ thực vật. Phù hợp với quy định của
Hiệp định SPS, Ủy ban SPS đã lập ra một quy
trình theo dõi việc các Thành viên của WTO
sử dụng các chuẩn quốc tế. Sau đó, mọi người
mới nhận thấy rằng đây cũng là quy trình theo
dõi việc áp dụng các bước hài hòa hóa quốc
tế, và nó cho phép đánh giá xem có cần đưa
ra một chuẩn mới hay không hoặc đánh giá
rằng một chuẩn nào đó đã không còn phù
hợp. Do đó, Ủy ban SPS là một đối tác của
các tổ chức ban hành các tiêu chuẩn. Một lần
nữa, cần phải nhắc lại rằng các chức năng này
không phải lúc nào cũng được thực hiện với
một kết quả cao. Thật vậy, những công việc
trên đã cho thấy rằng các quốc gia đang phát
triển thiếu trình độ chuyên môn trong các lĩnh
vực trên, đồng thời cũng cho thấy họ hầu như
vắng mặt trong các quy trình hài hòa hóa. Câu
hỏi đặt ra bây giờ là những quốc gia nào là
những quốc gia thực sự tham gia và tác động
vào việc hình thành các quy trình này? Tuy
nhiên, những năm gần đây, WTO cũng đã có
một số nỗ lực để tăng cường sự tham gia của
các quốc gia đang phát triển.
Các điểm trên cho thấy ảnh hưởng của
WTO, tuy tầm ảnh hưởng này ít được nhận
thức rõ do tính bấp bênh và do tính chất đặc
thù về quản lý của WTO. Ảnh hưởng này có
thể lan tỏa đến các đàm phán đang tiến hành
và tạo điều kiện thuận lợi cho các đàm phán,
thậm chí ra ngoài phạm vi đàm phán, và làm
giảm đi các nguy cơ “đụng độ” giữa luật đa
phương với luật khu vực. Ảnh hưởng này cũng
làm dấy lên một vấn đề về các cú hích chính
trị mà nó nhận hay không nhận. Ít nhất thì
công việc của các ủy ban khác nhau cũng
có thể là những véc-tơ giúp các mô hình tạo
ảnh hưởng và tạo ra điểm gặp gỡ của các quy
chuẩn. Theo một số quan điểm, điều này cũng
không làm thay đổi hiện trạng các tương quan
lực lượng hoặc các luồng ảnh hưởng. Nhưng
cũng khó khẳng định rằng nó hoàn toàn không
có tác động.
Vì hai lý do chính, ta cũng không nên
cường điệu hóa các tác động trên. Một mặt,
mỗi ủy ban đứng ở vị trí riêng trong công việc
của mình và, dù có một nỗ lực hài hòa hóa hay
49LUẬT QUỐC TẾ
sự chuẩn bị từ phía các tổ chức thì sự tách biệt
trong công việc của họ cũng sẽ không giúp dàn
xếp được nhượng bộ đưa ra trong khuôn khổ
của các đàm phán toàn thể. Mặt khác, đây là
những ủy ban liên chính phủ và khó có thể hình
dung ra rằng các cơ quan quản lý nhà nước của
các Thành viên sẽ lơ là công tác giám sát hoạt
động của các ủy ban. Tuy vậy, ta cũng không
nên xem nhẹ tác động của việc quản lý thường
xuyên này, do những ràng buộc mà sự quản
lý này tạo ra hoặc do những mối lợi mà các
Thành viên sẽ đạt được khi họ đi theo những
xu hướng được tạo ra bởi quá trình quản lý.
Có lẽ cần nhìn nhận giả thuyết rằng việc tuân
thủ các quy định chung, hoặc khuynh hướng
của các quy định chung, sẽ mang lại lợi ích
cho tất cả các Thành viên. Theo một số quan
điểm, vẫn còn thiếu một mắt xích giúp kết nối
thành tựu của việc quản lý thường xuyên với
sự hướng tới tương lai mà hiện thân là cuộc
đàm phán đa phương. Dù sao, hoạt động của
các ủy ban được phân tích ở phía trên đây giải
thích, ít ra là một phần, cho thành công của cơ
chế giải quyết tranh chấp (Dispute settlement
mechanism, DSM).
Giải quyết tranh chấp thương mại
Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) thương
mại có thể được áp dụng cho tất cả các thỏa
thuận của WTO, là “trọng tâm của hệ thống
thương mại đa phương và là sự đóng góp cao
nhất của WTO vào việc ổn định nền kinh tế thế
giới”, nếu ta dựa trên ý tưởng rằng “không có
một công cụ giải quyết tranh chấp, toàn bộ hệ
thống dựa trên các quy định sẽ không còn giá
trị gì vì các quy định sẽ không thể được thực
thi” (website của WTO). DSM đã được lập ra
để giúp giải quyết nhanh chóng và hữu hiệu
các tranh chấp. Bất kể các chỉ trích liên quan
đến án lệ của WTO, DSM ngày nay thật sự
là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên quốc
gia thành công nhất trên phạm vi toàn thế giới.
Sở dĩ đạt được kết quả như vậy, không phải vì
trong lĩnh vực thương mại có nhiều tranh chấp
hơn trong những lĩnh vực khác mà vì WTO
đã được trang bị một cơ chế đặc biệt mạnh.
Trong những lĩnh vực khác, do không có cơ
chế tương đương với DSM, nên các quốc gia
dễ dàng né tránh cơ chế giải quyết tranh chấp.
Thực lực của DSM
Ngay từ đầu các quốc gia đã muốn có được
một DSM mạnh và trong thực tế thì DSM còn
mạnh hơn mong muốn ban đầu vì một số lý do
liên quan đến bản chất của DSM cũng như vì
tình hình hiện tại của WTO. Cơ chế DSM có
hiệu lực ở giai đoạn GATT, dù đã phát triển
nhiều qua thực tiễn, vẫn không vận hành trơn
tru, vì lúc đó các quốc gia có khả năng cản trở
hoạt động của cơ chế và khó mà cản trở toan
tính của một quốc gia “bị tuyên án” nhưng
từ chối không thực thi phán quyết của DSM.
WTO đã muốn sửa chữa thiếu sót này bằng
sự phối hợp của nhiều yếu tố nhằm đảm bảo
hoạt động hữu hiệu của cơ chế DSM. Đầu tiên
là DSM, mà phạm vi hoạt động bao phủ tất
cả luật WTO, được độc quyền xử lý các tranh
chấp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ được
qui định trong luật của WTO. Thứ hai, tất cả
các yếu tố gây cản trở đã bị loại bỏ: đưa ra
thời hạn đối với tất cả các bước của qui trình,
chỉ cần một bên đơn phương đưa vụ việc ra
trước DSM là cơ chế sẽ khởi động và các bên
liên quan đến một vụ tranh chấp sẽ không thể
ngăn cản tiến trình diễn ra. Nói cách khác, trừ
trường hợp đình chỉ quy trình (điều mà chỉ có
bên nguyên được yêu cầu hoặc là các bên đã
chọn giải pháp thương lượng, hoặc là các bên
đã giải quyết ổn thỏa vụ việc), chắc chắn sẽ
có một phán quyết mang tính bắt buộc. Thứ
ba, sự can dự của DSM chưa dừng lại khi các
quyết định được thông qua vì việc thực thi
các phán quyết này sẽ được đặt dưới sự giám
sát đa phương. Khi một Thành viên WTO áp
dụng một biện pháp bị DSM cho là không
phù hợp với luật WTO thì phải báo cáo hướng
điều chỉnh của mình cho phù hợp; nếu điều
này không được thực hiện trong thời hạn quy
định, Thành viên đó có thể bị bên nguyên áp
dụng những biện pháp trả đũa (với điều kiện là
WTO bật đèn xanh).
Do hệ thống mang tính ràng buộc rất cao
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
nên các quốc gia đã hình thành một số đảm
bảo đi kèm. Đầu tiên là cơ chế hai cấp xét xử.
Các phán quyết được đưa ra ở cấp sơ thẩm bởi
một panel gồm ba thành viên, đây là một cơ
quan ad hoc, nếu có kháng cáo thì vẫn có thể
được xét xử lại ở Cơ quan phúc thẩm, là một
cơ quan thường trực gồm có 7 thành viên, chỉ
giải quyết các tranh chấp thuần túy về pháp lý.
Chức năng chính của cơ quan này là giám sát
(và điều chỉnh) cách thức mà các nhóm đặc
biệt đã diễn giải và áp dụng các thỏa thuận cấu
thành khung pháp lý WTO. Tiếp theo, phải
kể đến cơ chế giám sát việc thực thi. Trong
trường hợp có sự bất đồng về thời hạn thực
thi thì có thể nhờ vào trọng tài. Trong trường
hợp bất đồng về sự tồn tại hoặc về tính tương
thích của các biện pháp thi hành thì cũng có
thể, một lần nữa, theo một quy trình rút gọn,
đưa vụ việc ra trước một nhóm đặc biệt, sau
đó, ra trước Cơ quan phúc thẩm. Cuối cùng,
nếu không có sự thực thi, bên nguyên xin phép
được áp dụng những biện pháp trả đũa. Giá trị
của các biện pháp này có thể được giám sát
thông qua trọng tài. Điều đó cho thấy rõ vai trò
quan trọng của những “thẩm phán”.
Số lượng lớn những vụ việc tranh chấp
Theo đúng logic, các Thành viên WTO đã
không do dự nhờ đến sự can thiệp của DSM, và
trong vòng 15 năm DSM đã thụ lý hơn 400 vụ
việc (con số rất lớn vì đây là các vụ tranh chấp
liên quốc gia). Gần ba phần tư các vụ việc này
đã không cần đi đến cùng về mặt pháp lý. Điều
này cho phép ngầm hiểu rằng chỉ cần việc nộp
đơn kiện cũng đủ để làm xuất hiện một hướng
giải quyết. Số vụ việc còn lại đã là cơ sở cho
việc hình thành một án lệ phong phú về khối
lượng (hơn 30 000 trang báo cáo) cũng như về
nội dung. Kết quả là ngày nay, để hiểu rõ luật
WTO thì không thể không hiểu rõ về án lệ.
Toàn bộ các Thành viên đều quan tâm đến các
vụ việc cho dù không phải vụ xét xử nào cũng
có tầm quan trọng như nhau. Tuy nhiên, DSM
của WTO, sản phẩm của đàm phán, cũng chứa
đựng nhiều vùng mập mờ, vốn là cái giá phải
trả cho sự thỏa hiệp. Thế mà, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của cơ chế giải quyết
tranh chấp là “làm sáng tỏ” các quy định pháp
lý của WTO, nói một cách khác là diễn giải
những nghĩa vụ của các Thành viên. Chức
năng này càng quan trọng hơn khi ta nhớ rằng
cấp xét xử thứ hai chỉ tập trung vào những vấn
đề mang tính pháp lý mà thôi. Cơ quan phúc
thẩm tập trung hoạt động của mình vào nội
dung này. Nếu ít khi cơ quan này bác bỏ kết
luận của những nhóm đặc biệt thì trong thực
tế nó điều chỉnh lối suy luận đã dẫn đến kết
luận của các nhóm này. Như vậy, vai trò làm
sáng tỏ đã hoàn thành, đôi khi cái giá phải trả
là những nghĩa vụ nặng nề ngoài mong muốn
mà một số Thành viên phải chấp nhận.
Nhìn chung, bên thua phải chấp nhận những
nghĩa vụ nặng nề mà mình không mong muốn
và do đó thường phản ứng lại bằng cách chỉ
trích. Sản phẩm được tạo ra, khi ấy, đã thoát
khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra nó. Trước
những lệch lạc khó dự báo được của các panel,
Cơ quan phúc thẩm, được thành lập chủ yếu
do mong muốn tự vệ của các nước thành viên
vốn bị ràng buôc bởi các quyết định do DSM
đưa ra, đã bị cuốn vào guồng máy, và ngay từ
những ngày đầu tiên đã áp dụng một lối tiếp
cận mang tính hệ thống về luật WTO. Đây là
kết quả của một cách tiếp cận luật WTO như
là một hệ thống, từ đó có một suy nghĩ về tính
thống nhất và tính đồng bộ, nhưng cũng là một
cách tiếp cận luật WTO trong hệ thống luật quốc
tế với tư cách là một bộ phận cấu thành nên hệ
thống luật này. Khía cạnh này càng đáng lưu
tâm khi chính thông qua kênh này mà xuất hiện
một số câu hỏi nhạy cảm về chính trị.
Chính sách pháp lý
Thật vậy, luật của WTO được xây dựng trên
cơ sở có dự trù khả năng cho phép các quốc
gia thành viên từ chối thực hiện những cam
kết thương mại của họ khi lý do của việc từ
chối này được xem là chính đáng, như các lý
do liên quan đến bảo vệ sức khỏe, môi trường,
hoặc liên quan đến đạo đức cộng đồng. Tuy
nhiên, luật chơi là không được lợi dụng lối
thoát này vào những mục đích mang tính bảo
51LUẬT QUỐC TẾ
hộ. Nhưng các cám dỗ thì nhiều, nhất là khi
thông qua kênh này, các vấn đề xã hội được
đặt ra. Cơ quan phúc thẩm đã xem xét các vụ
việc một cách thẳng thắn, theo cách mà các tòa
án tối cao thường làm, không do dự thể hiện
sự lựa chọn chính trị khi phải thụ lý những
vụ việc mà các chính quyền đã không đối đầu
trực diện. Nói một cách khác, Cơ quan phúc
thẩm đã không nghiêng về quan điểm nhất
thiết phải đặt các cam kết thương mại lên trên
các mối quan tâm khác.
Không phải mọi quốc gia thành viên đều
ủng hộ việc đi tìm sự cân bằng này của Cơ
quan phúc thẩm. Điều đó có nghĩa là quan tòa
của WTO không tự đặt mình vào thế chỉ chọn
lựa một luận điểm nào đó của một trong các
bên trong một cuộc tranh chấp mà mình xử lý,
mà sẽ tự tạo cho mình một khoảng lùi cần thiết
để có thể có một góc tiếp cận vấn đề một cách
bao quát. Điều này dẫn đến việc tăng cường
đáng kể hiệu lực của luật WTO, đến mức mà
hiện nay ta có thể xem WTO là một tổ chức
hoạt động dựa trên luật. Điều này diễn ra trong
một bối cảnh các phòng xử án đã trở thành nơi
tranh luận công cộng, nơi mà các quốc gia khi
có điều muốn nói thì sẽ có cơ hội để nói. Về
điểm này, dù các thể nhân không thể nhờ đến
WTO với tư cách là các bên trong một cuộc
tranh chấp, nhưng trong thực tế cơ chế xét xử
của WTO đã hé mở hơn qua cơ chế sử dụng
các amicus curiae (“những người bạn của tòa
án” vẫn có thể nêu quan điểm của họ với DSM
trong một vụ việc mà DSM thụ lý). Quan điểm
này không phải lúc nào cũng được chấp nhận
vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan
xét xử; nhưng dù gì thì xã hội, các NGO và các
chủ thể kinh tế cũng có được cho mình một lối
vào độc lập và điều này có một ý nghĩa quan
trọng về mặt biểu tượng. Trước diễn biến này,
các cơ quan xét xử chọn một lối hành xử thận
trọng. Bởi lẽ các “quan tòa” đã làm như họ
không hề bị tác động bởi những ý kiến đến từ
các thể nhân khi mà các quốc gia thành viên
WTO, nhất là các quốc gia đang phát triển, đã
thể hiện sự bất bình trước thực tế DSM đã hé
mở. Tuy nhiên, các quan tòa vẫn tiếp nhận các
ý kiến từ bên ngoài và, theo mạch này, thực tế
là các thủ tục tố tụng, ban đầu rất hạn chế, đã
được mở rộng hơn nhiều. Phải chăng đây là
một bước phát triển của tính minh bạch?
Dĩ nhiên ta cũng cần tương đối hóa. Không
phải bất kỳ ai cũng có khả năng hiểu các bản
báo cáo hàng trăm trang về những vấn đề
thường là rất kỹ thuật (trừ khi chúng được
dùng thay thuốc ngủ?). Nhưng điều quan trọng
là đây là dịp đề cập đến một số vấn đề cơ bản
đã làm lùi bước nhiều chính quyền. Khác với
các chính quyền, một khi nhận thụ lý một vụ
việc thì “quan tòa” không thể từ chối việc đưa
ra quyết định. Tuy nhiên, tùy theo mức độ táo
bạo của mình mà mỗi “quan tòa” có thể đưa ra
những quyết định khác nhau. Về điểm này, Cơ
quan phúc thẩ; đã tỏ ra táo bạo, thể hiện qua
thời gian một đường lối pháp lý thực sự vững
vàng. Thật đối nghịch với sự bất lực của giới
chính trị khi phải đưa ra quyết định.
Sự mất cân bằng về quyền lực
Tình huống này đưa ta đến nhiều sự suy
diễn khác nhau. Rõ ràng là DSM góp phần vào
việc phát triển luật của WTO và nó mang đến
cho WTO một làn gió mới giúp cho tổ chức
không bị lạc hậu. Một số vấn đề mà tự động ta
nghĩ rằng phải thông qua đàm phán (tính chất
liên đới giữa thương mại và môi trường, y tế
v.v) thì lại được xử lý thông qua con đường
xét xử. Đây là một sự việc đã rồi có thể khiến
cho các chính quyền phản đối nhưng cũng đôi
khi lại đi đúng với ý đồ của họ - điều không
lạ. Điều đáng ngạc nhiên hơn là chúng ta nhận
thấy rằng các chính quyền, trên nguyên tắc, lẽ ra
là bên có tiếng nói sau cùng đã không có được
tiếng nói sau cùng trong WTO (trong mọi hệ
thống luật, bên lập pháp sẽ có thể đưa ra một
biện pháp để vượt qua một quyết định của “quan
tòa” không phù hợp với mình trong tương lai).
Không phải do tự bản thân quyền lực của
quan tòa mà sở dĩ quyền lực của quan tòa càng
phát huy là vì mảng chính trị của WTO đã
không có khả năng thực thi quyền đưa ra quyết
định của mình. Sự mất cân bằng này đương
nhiên là làm phát sinh vấn đề. Về mặt thực tế,
điều này dẫn đến ba hiệu ứng chính. Thứ nhất,
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011
các quan tòa có khuynh hướng, khi thực hiện
nhiệm vụ, có một cách tiếp cận càng tinh tế
càng tốt để không phải nhận chỉ trích rằng họ
đang xây dựng một “nhà nước của các quan
tòa”. Thứ hai, một số Thành viên WTO muốn
làm giảm ảnh hưởng của DSM. Cụ thể là, do
không cải tổ được hệ thống, họ sẽ tìm cách tác
động trên thành phần của Cơ quan phúc thẩ;,
và đây đã trở thành một vấn đề mang nhiều
tính chính trị. Dù không chắc chắn rằng sẽ có
được những kết quả trông đợi, xu hướng rõ nét
nghiêng về việc chọn lựa các nhà ngoại giao
thay cho chuyên viên pháp lý hay giới giảng
dạy (những vị hay suy nghĩ quá sâu mà xa rời
thực tế). Thứ ba là, các Thành viên WTO có
xu hướng chuyển cho WTO xem xét một số
vấn đề mà họ nghĩ là cần phải có được quyết
định, điều này họ có thể đạt được nếu giao cho
“quan tòa” WTO thụ lý.
Tuy nhiên, không vì thế mà ta đánh giá quá
cao hay quá thấp DSM. Hiệu quả của DSM đã
được khẳng định. Đây là một cơ chế mà trong
đó bên nguyên thường thắng cuộc. Điều này
cũng không có gì lạ, vì thường chỉ khi chắc
thắng thì bên nguyên mới nộp đơn. Từ đó cũng
có thể nhận xét rằng có những lĩnh vực ít xảy ra
tranh chấp, không phải do những quy định trong
những lĩnh vực này được tuân thủ đầy đủ mà
vì các quốc gia thành viên WTO biết cách điều
khiển tranh chấp theo hướng mong muốn.
Ngoài ra, các quốc gia thường nghe theo
phán quyết của DSM. Ít khi xảy ra trường hợp
kháng cự lâu dài, và khi có điều này thì sự
việc thường hay bị đem ra tranh luận. Chỉ có
các cường quốc mới hay chống đối vì chỉ có
họ mới có khả năng làm được điều đó. Nhưng
có hai cách nhìn nhận về tình hình này. Nhìn
chung, sự tồn tại của DSM là một nhân tố
đem lại sự bình đẳng vì DSM mang đến cho
các quốc gia yếu nhất một khả năng buộc
các quốc gia mạnh phải nhìn nhận quyền của
mình, thậm chí khiến cho các quốc gia mạnh
bị trừng phạt. Nhưng không vì thế mà DSM
tự xem là kẻ phân phối lại quyền lực và, như
vậy, DSM không trao cho các quốc gia yếu
khả năng thực tiễn phản ứng lại một cách hữu
hiệu khi họ không có một tiềm lực thương mại
đủ mạnh. Hơn nữa, ngay cả những quốc gia
mạnh nhất cũng có thể sẽ không tìm thấy được
lợi ích trong việc đưa ra các biện pháp trừng
phạt thông qua hình thức dựng lên những rào
cản thương mại. Do vậy, không hiếm trường
hợp những biện pháp trừng phạt được phép
tiến hành nhưng chỉ được áp dụng một phần,
thậm chí không hề được áp dụng. Thêm vào
đó, rất khó duy trì lâu dài biện pháp trừng phạt
và vì thế bên bị hoàn toàn có thể trông đợi vào
đàm phán để có một thỏa hiệp, và điều này sẽ
có lợi hơn là việc tuân thủ đầy đủ án phạt đưa
ra. Cho dù mọi người có nói gì đi chăng nữa,
hệ thống WTO vẫn chịu tác động đặc thù của
một môi trường quốc tế mà nét đặc trưng là
sức mạnh không đồng đều của các quốc gia.
Cuối cùng, nhiệm vụ của DSM là phân xử
những vụ việc đã xảy ra, giống như công việc
của mọi quan tòa. Tức là đưa ra phán quyết về
một vụ việc đã qua. Dĩ nhiên ta không thể loại
trừ những tác động sẽ diễn ra trong tương lai
và đó chính là vai trò của án lệ là phác họa nên
những giải pháp cho tương lai được xây dựng
nên từ kinh nghiệm của quá khứ. Nhưng điểm
hạn chế là những khó khăn sẽ gặp phải khi
phải thụ lý những vấn đề thực sự mới. Các vấn
đề mới này xuất hiện trong khi ta vẫn phải giải
quyết chúng bằng một bộ máy pháp lý chưa
được cải cách nhiều, bất chấp những nỗ lực
để vận dụng nó theo hướng tiến bộ. Như thế,
quan tòa càng phải cân nhắc đến mức độ mà
xã hội chấp nhận những quyết định mà mình
sẽ đưa ra. Nếu từ giai đoạn thành lập, EU
và Mỹ là những ông lớn đồng thời cũng là
những bên tranh chấp thường xuyên nhất thì
nay các trường hợp đối đầu giữa các quốc
gia phát triển với nhau và/hoặc có liên lụy
đến Trung Quốc đã gia tăng nhiều. Điều này
cũng sẽ dẫn đến những tác động mới với sự
đa dạng của các nền văn hóa tư pháp trong
phòng xử và quan tòa cũng cần phải ý thức
về yếu tố mới này. Như thế, các phiên xét xử
cũng sẽ bớt phần nhàm chán.
53LUẬT QUỐC TẾ
chú ý, nhưng công việc gần như là thường
nhật được tiến hành trong những lĩnh vực này
đã tác động lên thói quen và cách thức của
nhiều nhóm nước, giúp họ nắm vững cơ chế
của WTO và trên cơ sở đó, tiếng nói của họ có
thể được lắng nghe nhiều hơn là ta vẫn nghĩ,
trong một tổ chức thường xuyên bị xem như là
sự lột xác thuần túy từ một diễn đàn của những
cường quốc truyền thống thành nơi cạnh tranh
của một vài nhóm lợi ích lớn, trong đó có
nhóm các quốc gia mới nổi chủ chốt. Đây là
một thực tế, nhưng WTO, và nhất là những gì
tổ chức này mang đến cho các quốc gia thành
viên, không chỉ có thế.
Xem xét những lợi ích do việc giải quyết
tranh chấp mang lại sẽ giúp ta khẳng định luận
điểm trên đây. Do các bên đàm phán, và nói
rộng ra, là các lực lượng chính trị trong WTO
cân bằng quyền lực lẫn nhau nên họ thường
giao cho “quan tòa” đưa ra những quyết định
liên quan đến nhiều lợi ích khác nhau, dù đó là
những lợi ích thuần túy mang tính thương mại
hay, quan trọng hơn, những quan tâm không
thuần túy thương mại. Chẳng phải WTO đang
lên tiếng về những gì sẽ xảy ra nếu có một
tranh chấp liên quan đến các biện pháp đấu
tranh chống lại sự hâm nóng khí quyển? Tác
động của điều này sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ
của chính tổ chức WTO.
Tổng thể các yếu tố trên dẫn đến sự thay
đổi một cách rõ nét cách nhìn nhận một chiều
về WTO, thường bị gán cho tính từ thất bại do
những cuộc đàm phán kéo dài lê thê của vòng
đàm phán Doha. Tình hình thực tế không phải
là bất biến. Cán cân lực lượng giữa các quốc
gia đang dịch chuyển, hình thành nên các quy
định và án lệ mới, các tiến trình tuy chưa được
làm rõ nhưng tồn tại trên thực tế cũng đang
được thực hiện. Theo hình ảnh của một nền
toàn cầu hóa ngày càng được diễn giải như là
kéo theo những tương tác của quốc gia và thị
trường, lĩnh vực công và tư. Để phân tích các
hiện tượng lai tạp với sự chuyển giao quyền lực
khó nắm bắt được trên, cần thay đổi cách phân
loại cổ điển và có một cách tiếp cận mở. WTO
chính là minh chứng cho luận điểm vừa nêu.
Kết luận
Tóm lại, WTO là một tổ chức hai mặt.
Hoạt động như là một tổ chức dạng “memb
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_hieu_qua_pho_bien_giao_duc_phap_luat_o_nuoc_ta_hien_n.pdf