Qua 5 năm thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý, giám sát
thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Công tác thanh tra, kiểm tra
Trong những năm qua cùng với sự phát triển
nhanh của thị trường bảo hiểm, công tác thanh tra,
kiểm tra cũng ngày càng tăng cường và chú trọng
hơn. Thanh tra, kiểm tra không chỉ giúp phát hiện,
ngăn chặn các vi phạm mà còn phát hiện ra những
bất cập trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung
từ đó môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn,
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm duy trì thị trường ổn
định, an toàn, hiệu quả.
5 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bàn về cơ chế quản lý giám sát thị trường bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016
23
thu - chi phí chưa đúng quy định, đầu tư vượt quá
tỷ lệ theo quy định của pháp luật, thực hiện đối
chiếu, theo dõi công nợ phải thu, phải trả chưa đầy
đủ, kịp thời
- Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: Một số sai phạm chủ
yếu bao gồm: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm không
thống nhất, vẫn tồn tại trường hợp từ chối chi trả
quyền lợi bảo hiểm không theo thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm, chấp hành không đúng quy định về
việc tách quỹ chia lãi, không chấp hành đúng quy
định về chia lãi cho chủ hợp đồng trong hợp đồng
có tham gia chia lãi, hạch toán doanh thu - chi phí
chưa đúng quy định
- Lĩnh vực môi giới bảo hiểm: Một số sai phạm
chủ yếu bao gồm: Cung cấp dịch vụ không đúng
chức năng; sử dụng các tổ chức khác để thực hiện
các công đoạn trong quá trình hoạt động môi giới
không phù hợp quy định của pháp luật; trích lập
không đầy quỹ dự trữ bắt buộc; ghi nhận doanh
thu, chi phí không đầy đủ chính xác
Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên
ngành bảo hiểm thuộc cơ quan quản lý, giám sát
về bảo hiểm được thành lập theo đúng quy định tại
Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các cán bộ thuộc cơ quan quản lý, giám sát về bảo
hiểm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra
chuyên ngành bảo hiểm, được hướng dẫn, cập nhật
văn bản, chính sách chế độ cũng như tình hình thị
trường; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các công
ty kiểm toán hàng đầu như: Deloitte, Ersnt and
Young từ đó đã nâng cao trình độ chuyên môn,
giúp cho cơ quan quản lý chủ động trong công tác
thanh tra chuyên ngành bảo hiểm.
Qua 5 năm thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý, giám sát
thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Công tác thanh tra, kiểm tra
Trong những năm qua cùng với sự phát triển
nhanh của thị trường bảo hiểm, công tác thanh tra,
kiểm tra cũng ngày càng tăng cường và chú trọng
hơn. Thanh tra, kiểm tra không chỉ giúp phát hiện,
ngăn chặn các vi phạm mà còn phát hiện ra những
bất cập trong cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung
từ đó môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn,
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp, giúp bảo vệ và tăng thêm quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm duy trì thị trường ổn
định, an toàn, hiệu quả.
Theo đó, giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã
tiến hành 15 cuộc thanh tra toàn diện, 03 cuộc thanh
tra chuyên đề, 48 cuộc kiểm tra toàn diện và 33 cuộc
kiểm tra chuyên đề. Các cuộc thanh tra trong lĩnh
vực bảo hiểm được thực hiện theo đúng kế hoạch,
bám sát nội dung và theo đúng trình tự, thủ tục.
Riêng trong năm 2015, qua công tác thanh tra phát
hiện những vi phạm chủ yếu:
- Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: Một số sai phạm
chủ yếu bao gồm: Chưa thực hiện đúng quy tắc,
điều khoản, biểu phí; mức trách nhiệm giữ lại vượt
quá 5% vốn chủ sở hữu, đại lý bảo hiểm hoạt động
khi chưa có chứng chỉ đào tạo đại lý, trích lập dự
phòng nghiệp vụ chưa đúng quy định, bồi thường
không đúng quy tắc, điều khoản, hạch toán doanh
BÀN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
NGUYỄN QUANG HUYỀN
Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam ước đạt 84.375 tỷ
đồng, đạt khoảng 2% GDP, hoàn thành chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
giai đoạn 2011-2015 nêu tại Quyết định 193/QĐ-TTg. Các kết quả trên đạt được là nhờ có
sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm, sự phối hợp của các đơn vị liên quan và công tác
quản lý, giám sát, điều hành thị trường của cơ quan quản lý.
24
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
hướng dẫn DNBH nhân thọ hoàn tất các thủ tục để
thực hiện theo Đạo Luật về thuế đối với tài khoản
nước ngoài (gọi tắt là FATCA) được Chính phủ Mỹ
ban hành tháng 3/2010... Những điều chỉnh về chính
sách nêu trên đã tạo điều kiện duy trì đà tăng trưởng
của lĩnh vực nhân thọ.
Thứ hai, công tác quản lý giám sát được thực hiện
chặt chẽ, sát sao và không ngừng đổi mới.
Ngày 17/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư số 195/2014/TT-BTC hướng dẫn việc xếp
loại DN. Theo đó, các DNBH nhân thọ bước đầu tự
đánh giá, xếp loại DN dựa trên kết quả hoạt động
của năm tài chính. Chỉ tính riêng trong năm 2015,
có 17/17 DNBH xếp vào nhóm 1, trong đó 9 DN xếp
loại 1A, 8 DN xếp loại 1B. Việc xếp loại các DNBH
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN
và đặt ra yêu cầu tự hoàn thiện đối với chất lượng
dịch vụ, rà soát hiệu quả quy trình chăm sóc khách
hàng trước vào sau bán hàng và kiểm soát rủi ro đối
với DN.
Bên cạnh việc giải quyết các thủ tục hành chính
thường xuyên và giám sát thông qua tổng hợp,
phân tích tình hình thị trường bảo hiểm (từ báo
cáo của DNBH và thông tin dư luận xã hội, phản
ánh của các cơ quan báo chí...) Bộ Tài chính đã chủ
động làm việc trực tiếp với DN để nắm bắt tình
hình thực tế thị trường nói chung và từng DN nói
riêng theo định kỳ hàng năm và theo các công việc
phát sinh cụ thể. Qua đó, Bộ Tài chính (Cục Quản
lý Giám sát Bảo hiểm) cũng đã giải quyết kịp thời
các khó khăn vướng mắc của DN gặp phải trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
Trước các biến động của thị trường tài chính, cơ
chế chính sách được thay đổi đã tác động hoạt động
kinh doanh của DNBH. Lãi suất trái phiếu chính
phủ giảm liên tục trong các tháng cuối năm 2014
và đầu năm 2015 (từ trên 8% xuống 6,19%), đã ảnh
hưởng trực tiếp đến lãi suất kỹ thuật sử dụng để
trích lập dự phòng nghiệp vụ của DNBH nhân thọ.
Trong các năm 2014-2015, Bộ Tài chính đã hướng
dẫn và có công văn chấp thuận DN điều chỉnh lãi
suất trích lập dự phòng phù hợp với lãi suất trái
phiếu Chính phủ và quy định pháp luật hiện hành.
Tính đến hết năm 2015, các DNBH nhân thọ đều
đã điều chỉnh lãi suất trích lập dự phòng, đáp ứng
yêu cầu về vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán.
Năm 2015, trên cơ sở đề xuất của một số DNBH, Bộ
Tài chính đã phát hành thành công 6.230 tỷ đồng
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm và 3.900 tỷ đồng
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm cho các DNBH
nhân thọ.
Bên cạnh việc ban hành kịp thời các văn bản
Cơ chế quản lý, giám sát lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
Các kết quả đạt được
Giai đoạn 2011-2015, mặc dù nền kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn nhưng thị trường bảo hiểm nhân
thọ vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng
doanh thu phí bình quân là 21,8%/năm, cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng GDP; tổng số tiền đầu tư
trở lại nền kinh tế đạt trên 126.833 tỷ đồng; năng
lực tài chính của các DN bảo hiểm (DNBH) nhân
thọ ngày càng củng cố và nâng cao. Cùng với đó là
cơ chế chính sách quản lý, giám sát thị trường ngày
càng được tăng cường, hoàn thiện.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ.
Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm trong
đó có lĩnh vực nhân thọ đã dần được kiện toàn,
phù hợp hơn với thực tế, giảm thiểu thủ tục hành
chính, tạo điều kiện chủ động tối đa cho DN như
rút ngắn thời gian phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm
và các thay đổi khác của DN; bãi bỏ quy định phê
chuẩn chương trình đào tạo và thời gian đào tạo
đại lý; điều chỉnh quy định về trích lập dự phòng
nghiệp vụ phù hợp hơn với biến động của thị
trường. Cụ thể như: Một số quy định đặc thù liên
quan lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ được Bộ Tài chính
hướng dẫn như: Thông tư số 135/2012/TT-BTC ngày
15/8/2012 hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm
liên kết đơn vị; Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày
20/8/2013 hướng dẫn triển khai bảo hiểm hưu trí
và Quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện; Thông tư số
86/2014/TTLT-BTC-NHNN ngày 2/7/2014 hướng
dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng,
chi nhánh nước ngoài cho DNBH nhân thọ; Thông
tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 hướng dẫn
đánh giá, xếp loại DNBH; Thông tư số 130/2015/
TT-BTC ngày 25/8/2015 sửa đổi bổ sung Thông tư
số 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và
quỹ hưu trí tự nguyện.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành các công văn
hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung
tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng
đồng thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam
(CFRC) triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Một số quy định chuyên ngành khác có liên quan
trực tiếp tới lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng được
hoàn thiện như: Thông tư số 199/2014/TT-BTC ngày
19/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán đối với lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ; Nghị định 12/2015/NĐ-BTC
ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế
và sửa đổi các Nghị định về Thuế; các công văn
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016
25
trả bổ sung bảo tức chia thêm cho khách hàng với
tổng số tiền hơn 1.500 tỷ đồng; Chi trả quyền lợi
bảo hiểm hỗ trợ nằm viện, chăm sóc sức khỏe, tử
kỳ, đáo hạn cho hơn 300 trường hợp với tổng số
tiền hơn 10 tỷ đồng; Các quy trình quản lý, tuyển
dụng và sử dụng đại lý, quy trình thẩm định bảo
hiểm, quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm đã được
sửa đổi và hoàn thiện.
Những vấn đề đặt ra và định hướng quản lý, giám sát
bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơ
chế quản lý, giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ hiện tại còn một vấn đề cần được cải thiện, cụ
thể là: Chưa có hệ thống công nghệ thông tin kết nối
giữa cơ quan quản lý, DNBH; Việc quản lý, giám sát
chủ yếu dựa trên các nguyên tắc, rà soát tính tuân
thủ quy định pháp luật, chưa tập trung nhiều vào
việc phát hiện sớm các rủi ro của thị trường và DN
bảo hiểm do thiếu các công cụ hỗ trợ và thông tin thị
trường còn chưa đầy đủ; Chính sách về thuế chưa
đồng bộ đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu
nhập doanh nghiệp trong việc mua hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ; Chưa có chính sách ưu đãi đối với
DN mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa
Thực hiện các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ
thể của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, định hướng cơ chế
quản lý, giám sát đối với DN bảo hiểm nhân thọ
như sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý giám
sát theo các nguyên tắc và chuẩn mực của Hiệp hội
các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế trong đó hướng
tới việc quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro; Hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng nâng cao tính
minh bạch, bình đẳng và đồng bộ; Đẩy mạnh tuyên
truyền, quảng bá về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm,
nâng cao ý thức tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính
cho cá nhân, gia đình.
Cơ chế quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ
Liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ,
trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù nền kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường vẫn duy trì
đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng doanh thu phí
bình quân là 11,7%/năm, cao hơn nhiều so với tốc
độ tăng GDP; đóng góp hơn 2.403 tỷ đồng cho ngân
sách nhà nước; năng lực tài chính của các DNBH phi
nhân thọ ngày càng củng cố và nâng cao.
Các kết quả đạt được
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực
bảo hiểm phi nhân thọ.
hướng dẫn triển khai các sản phẩm bảo hiểm phi
truyền thống, Bộ Tài chính còn làm việc chặt chẽ
với DN trong việc xây dựng quy tắc, điều khoản
mẫu, nâng cao tính thống nhất về các điều khoản
chung, minh bạch hóa thông tin của thị trường
và giảm bớt thủ tục hành chính khi phê chuẩn
sản phẩm. Từ chỗ chỉ có hơn 10 sản phẩm bảo
hiểm năm 1996 thì đến hết năm 2015, cả thị trường
bảo hiểm nhân thọ có trên 350 sản phẩm. Các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ đã và đang đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm.
Song song với việc tháo gỡ các quy định về
điều kiện kinh nghiệm hoạt động đại lý tại các
Thông tư 194/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2015/
TT-BTC, Bộ Tài chính đã tăng thêm chủ động cho
DN trong việc tuyển chọn và đào tạo đại lý bảo
hiểm. Chất lượng và tính chuyên nghiệp của đại
lý đã được các DN chú trọng thông qua việc nâng
cao chất lượng đào tạo, điều kiện tuyển dụng,
điều kiện nâng hạng đại lý. Đến hết năm 2015, số
lượng đại lý cả thị trường bảo hiểm nhân thọ là
484.915 người. Ngoài ra, các DN đã bắt đầu tập
trung phát triển thêm các kênh phân phối mới như
ngân hàng, hệ thống bán hàng trực tiếp, thành lập
hệ thống bán hàng tại điểm (tại ngân hàng, trung
tâm thương mại).
Thứ ba, nâng cao công tác thông tin thị trường, cập
nhật chính sách và quảng bá hình ảnh bảo hiểm.
Bộ Tài chính đã tạo điều kiện tối đa hỗ trợ các
DN trong việc giải quyết các vướng mắc, rút ngắn
thời gian giải quyết các công việc liên quan đến thủ
tục hành chính, góp phần thúc đẩy thị trường bảo
hiểm phát triển lành mạnh, các DN hoạt động bình
đẳng, phù hợp với đặc thù, thế mạnh của mình.
Trong giai đoạn 2011- 2015, nhiều Hội thảo đối với
lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã được cơ quan quản
lý nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ghi nhận
các ý kiến phản ánh, đóng góp quy định pháp lý
và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo
hiểm nhân thọ.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh công tác quản lý, giám sát DN thường
xuyên, công tác thanh tra, kiểm tra tại các DNBH
nhân thọ cũng đã được tiến hành định kỳ với mục
đích nhằm hỗ trợ DN trong việc tuân thủ quy định
pháp luật, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của
DN từ đó hoàn thiện những quy định pháp lý có
liên quan. Giai đoạn 2011- 2015, lĩnh vực bảo hiểm
nhân thọ đã tiến hành 6 cuộc thanh tra toàn diện và
23 đoàn kiểm tra chuyên đề.
Các DNBH nhân thọ đã rà soát và thực hiện các
kiến nghị có liên quan của đoàn kiểm tra như: Chi
26
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
trên thị trường, đảm bảo quyền lợi của người tham
gia bảo hiểm.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đã đẩy mạnh công
tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền, thường xuyên
thành lập các đoàn công tác làm việc với các tỉnh,
thành phố và kịp thời giải quyết các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chủ
động theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện triển
khai bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/
NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, bảo hiểm
nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg và
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu theo Quyết định 2011/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực
hiện thành công Nghị quyết của Chính phủ, Trung
ương, chính sách phát triển “tam nông”.
Ba là, những vấn đề đặt ra và định hướng quản lý,
giám sát trong thời gian tới.
Pháp luật hiện hành còn chưa có quy định cụ
thể điều chỉnh việc triển khai sản phẩm bảo hiểm
qua các kênh phân phối phi truyền thống (thương
mại điện tử, khai thác bảo hiểm phi nhân thọ qua
ngân hàng...); quy định hướng dẫn chi tiết về công
tác quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là các quy định
về quản lý rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ
thống công nghệ thông tin...); các quy định về mức
giữ lại trong tái bảo hiểm chưa phù hợp với đặc thù
rủi ro của từng nghiệp vụ bảo hiểm, quy mô vốn
của từng DNBH và chưa đảm bảo được mức giữ lại
hợp lý cho toàn thị trường...
Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện 6 nhóm
giải pháp phát triển thị trường, góp phần hiện thực
hóa các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của của
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
giai đoạn 2011- 2020 trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ, tập trung vào các nội dung chính: Tiếp tục
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng nâng cao
tính minh bạch, bình đẳng và đồng bộ; cắt giảm thủ
tục hành chính, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh
báo kịp thời cho các DNBH và sửa đổi, bổ sung cơ
chế chính sách cho phù hợp với với thực tế; Tăng
cường quản lý, giám sát việc triển khai các sản
phẩm bảo hiểm bắt buộc; sản phẩm có thị phần lớn
và kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian qua;
Phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm, DNBH và các cơ
quan hữu quan để tăng cường phổ biến về chính
sách, chế độ mới cũng như tuyên truyền, quảng bá
về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm đối với phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ tài chính đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh.
Trong giai đoạn 2011-2015, trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ có 18 văn bản quy phạm pháp
luật (bao gồm 3 Nghị định, 3 Quyết định của Thủ
tướng, 12 Thông tư của Bộ Tài chính) được rà soát,
sửa đổi bổ sung và ban hành mới tập trung vào
các mục tiêu: Tháo gỡ vướng mắc, giúp đỡ, hỗ trợ
DNBH tăng trưởng hiệu quả; đơn giản hóa thủ tục
hành chính; Tăng cường quản trị DN; Tăng cường
cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn tài chính
và đảm bảo quyền lợi của người tham gia các sản
phẩm bảo hiểm đang triển khai trên thị trường; thúc
đẩy, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm bảo hiểm
mới. Ngoài ra, hàng loạt văn bản điều hành cũng đã
được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn hoạt động
của thị trường bảo hiểm, bao gồm các quyết định
hướng dẫn, phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí
để DNBH triển khai các chương trình thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,
bảo hiểm thủy sản...
Hai là, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giám sát.
Về tổng thể, công tác thanh tra, kiểm tra và quản
lý, giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã
được triển khai thực hiện chủ động, tích cực và
đồng bộ: Tình trạng nợ phí bảo hiểm, nợ xấu trong
các DNBH ngày càng giảm, góp phần tăng cường
hiệu quả kinh doanh; Cạnh tranh về phí giữa các
DNBH cũng dần được cải thiện, góp phần tăng
cường khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh
của DNBH; Thủ tục hành chính đơn giản hóa tạo
nhiều thuận lợi cho các DNBH. Số lượng và chất
lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng được
tăng cường; trong giai đoạn 2011-2015, đã tiến hành
9 cuộc thanh tra, 22 cuộc kiểm tra toàn diện, 10 cuộc
kiểm tra về chuyên đề tại các DNBH phi nhân thọ.
Qua công tác này đã phát hiện và chấn chỉnh kịp
thời hoạt động kinh doanh của các DNBH.
Nhiệm vụ quản lý, giám sát được triển khai chủ
động, tích cực, sát sao, với nhiều phương pháp,
cách thức đổi mới và hiệu quả. Cơ quan quản lý
bảo hiểm đã xây dựng được hệ thống đánh giá, xếp
loại DNBH nhằm giúp DNBH tự đánh giá, xếp loại,
nhận biết sớm những dấu hiệu cần tăng cường kiểm
soát, xử lý kịp thời, hỗ trợ cơ quan quản lý phát hiện
sớm các dấu hiệu cần tăng cường kiểm soát để có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời, phù hợp với từng
DNBH (Thông tư 195/2014/TT-BTC).
Việc chuẩn hóa quy tắc, điều khoản các sản phẩm
bảo hiểm đã góp phần hạn chế tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, tình trạng trục lợi bảo hiểm và
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH đối với các
sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm có thị phần, vị trí lớn
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016
27
DN, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề nghị,
đề xuất của các DN, giúp các DN nắm bắt cơ hội và
phát triển hoạt động kinh doanh, hỗ trợ DN và thị
trường phát triển bền vững.
Công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng: Trong giai
đoạn 2011-2015, cơ quan quản lý đã thực hiện 03
cuộc thanh tra và 19 cuộc kiểm tra các DN môi giới
bảo hiểm, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm của DN trong hoạt động môi
giới bảo hiểm và công tác quản lý tài chính. Việc
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đã góp
phần nâng cao tính tuân thủ của các DN môi giới
bảo hiểm, đồng thời qua đó cũng kịp thời phát hiện
những bất cập trong cơ chế, chính sách và công tác
quản lý để hoàn thiện. Song song với việc quản
lý, giám sát DN, thời gian qua cơ quan quản lý
nhà nước cũng đã chú trọng, đẩy mạnh hoạt động
thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
của khách hàng, người dân và xã hội về bảo hiểm
và môi giới bảo hiểm.
Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới
Công tác quản lý, giám sát hiện nay vẫn còn một
số hạn chế, như: Hoạt động giám sát vẫn chủ yếu
được thực hiện một cách thủ công, việc ứng dụng
công nghệ thông tin để kết nối liên tục giữa cơ quan
quản lý và DN chưa được tăng cường. Thông tin
tuyên truyền về môi giới bảo hiểm đã được quan
tâm, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời
gian tới.
Tiếp tục bám sát Chiến lược phát triển thị
trường bảo hiểm đến 2020 và tình hình thực tiễn
của thị trường, các giải pháp đối với công tác quản
lý, giám sát lĩnh vực môi giới bảo hiểm trong giai
đoạn tiếp theo là: Tiếp tục rà soát, nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan tới
hoạt động môi giới bảo hiểm nhằm hỗ trợ, thúc
đẩy DN phát triển; Kết hợp giám sát từ xa và đối
thoại, trao đổi với DN dưới nhiều hình thức; Tiếp
tục đẩy mạnh công tác kiểm tra tại DN, chú trọng
kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ môi giới bảo
hiểm, chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm...
Bên cạnh đó, sẽ có các giải pháp nhằm hỗ trợ
các DN môi giới bảo hiểm nâng cao năng lực kinh
doanh; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động quản lý, giám sát; Tăng cường
công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết của người dân và xã hội về
bảo hiểm và môi giới bảo hiểm...
Cơ chế quản lý giám sát đối với lĩnh vực môi giới
bảo hiểm
Hoàn thiện thể chế
Một số quy định được sửa đổi, bổ sung nhằm
góp phần nâng cao đã chất lượng dịch vụ, chuyên
nghiệp hóa hoạt động môi giới bảo hiểm và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực như: Bổ sung quy
định tiêu chuẩn người trực tiếp hoạt động môi
giới bảo hiểm, yêu cầu DN môi giới bảo hiểm phải
thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực
hiện cung cấp dịch vụ và chỉ được hợp tác với
DN môi giới bảo hiểm thành lập và hoạt động tại
Việt Nam để thực hiện nội dung hoạt động môi
giới bảo hiểm (Thông tư 124/2012/TT-BTC); Sửa
đổi quy định về vốn chủ sở hữu khi thực hiện
hoạt động môi giới bảo hiểm (Thông tư 125/2012/
TT-BTC); Cụ thể hóa quy định về xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi như không mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, vi phạm các
hành vi bị cấm, vi phạm nội dung hoạt động (Nghị
định 98/2013/NĐ-CP); Bãi bỏ quy định về cơ cấu
vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông
trong DN cổ phần môi giới bảo hiểm (Thông tư
194/2014/TT-BTC).
Công tác hoàn thiện thể chế thời gian qua một
mặt đã tạo nền tảng pháp lý cho các DN môi giới
bảo hiểm hoạt động ổn định, nâng cao năng lực
kinh doanh và tăng trưởng hiệu quả, mặt khác còn
góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho công tác quản lý, giám sát của
cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương của thị trường.
Công tác quản lý, giám sát
Công tác quản lý, giám sát hoạt động DN môi
giới bảo hiểm được tăng cường một cách chủ động,
tích cực, thường xuyên với nhiều phương pháp,
cách thức linh hoạt, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa
giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ. Công
tác giám sát từ xa được thực hiện thường xuyên và
sát sao thông qua việc phân tích báo cáo, thông tin
của DN định kỳ hàng tháng, quý, năm, qua đó luôn
có được bức tranh toàn cảnh và chi tiết về tình hình
lĩnh vực môi giới bảo hiểm, nhanh chóng có biện
pháp chấn chỉnh hoạt động của các DN môi giới bảo
hiểm (như khuyến cáo, yêu cầu DN đảm bảo tuân
thủ quy định về vốn chủ sở hữu trong quá trình
hoạt động...). Bên cạnh đó, cơ quan quản lý luôn sẵn
sàng lắng nghe, đối thoại với DN thông qua các hội
nghị, hội thảo để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_co_che_quan_ly_giam_sat_thi_truong_bao_hiem.pdf