Cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay được thể hiện cụ thể qua bản Hiến pháp 1992
hiện hành. Đó là cơ chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo
hiến theo việc giám sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn
bộ họat động của Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội. bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật
khác để nó không trái với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ
chế giám sát đó được thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến
pháp:
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay –
Phần 2
2.2.2. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua Híên pháp 1992[7] - cơ chế bảo hiến
hiện nay
Cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay được thể hiện cụ thể qua bản Hiến pháp 1992
hiện hành. Đó là cơ chế giám sát tương đối tòan diện. Người ta gọi cơ chế bảo
hiến theo việc giám sát như thế này là mô hình Quốc hội vì Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối vơi toàn
bộ họat động của Nhà nước và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội. bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và giám sát các văn bản quy phạm pháp luật
khác để nó không trái với nội dung cũng như tinh thần của Hiến pháp. Cụ thể, cơ
chế giám sát đó được thể hiện chi tiết qua những quy định sau đây trong Hiến
pháp:
- Điều 83: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
...
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước".
- Điều 84: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết
của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
...
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
...
13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước
quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;"
- Điều 91: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
...
5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành
các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và
trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị
quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải
tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp
Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân"
- Điều 94, 95 quy định Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội giám sát việc
thi hành pháp luật trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Trong các chế định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân, hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân,
viện kiểm sát nhân dân bảo vệ Hiến pháp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
Không những vậy, pháp luật hiện hành có quy định cơ chế giám sát và bảo vệ
Hiến pháp thông qua việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy
phạm pháp luật - một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế bảo hiến.
Theo đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chủ
tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có quyền bãi bỏ căn bản của
các cơ quan này nếu văn bản đó được ban hành trái với với Hiến pháp, Luật, Nghị
quyết của quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của chính phủ, thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát
nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có quyền đình chỉ
văn bản của những cơ quan này nếu trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc
hội. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp
Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với cá dự án luật,
pháp lệnh khi trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Thủ tướng có
việc đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp,
đình chỉ thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nếu nó trái Hiến
pháp. Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân
dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và có quyền
bãi bỏ nếu trái Hiến pháp. Chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ
văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình
và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
dưới trực tiếp, đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân
dân cấp dưới trực tiếp[8].
Như vậy, cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay chính là giám sát theo mô hình
Quốc hội vì Quốc hội giữ vai trò giám sát tối cao việc tuân thủ Hiến pháp. Đó
cũng là cơ chế bảo hiến với nhiều chủ thể cùng với những họat động, nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Quá
nhiều chủ thể, nhiều tầng nấc làm hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao
của Quốc hội đồng thời làm hạn chế, giảm đi tính tối cao, tính hiệu lực của các
họat động đó. Việc giám sat quá nhiều chủ thể dẫn đến tình trạng “lắm sãi không
ai đóng cửa chùa”, “cha chung không ai khóc”. Hơn nữa, Quốc hội vừa là cơ
quan lập pháp, vừa là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ Hiến
pháp. Theo đó, Quốc hội vừa làm luật, vừa giám sát, quyết định về việc một đạo
luật do chính Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp! Điều này là không khách quan.
Bên cạnh đó, Quốc hội còn có trách nhiệm giải quyết việc tuân thủ hiến pháp
trong họat động xét xử của Tòa án (quyền tư pháp). Như vậy “còn có sự lẫn lộn
giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp trong họat động của Quốc hội”[9]. Trong
khi đó các đại biểu Quốc hội là chuyên gia pháp luật không nhiều, đa số đại biểu
họat động theo chế độ kiêm nhiệm, Quốc hội làm việc theo chế độ Hội nghị và
quyết định theo đa số. Cơ cấu như vậy không đảm bảo đươc hiệu quả của cơ chế
bảo hiến và thực tiễn cho thấy cơ chế này chưa hiệu quả. Trên thực tế, đã có các
trường hợp văn bản Luật trái hiến pháp và các văn bản luật cũng trái nhau nhưng
không có cơ quan nào đứng ra “phán quyết”, hay hủy bỏ văn bản pháp luật không
hợp hiến, hợp pháp. Đó là minh chứng cho sự không hiệu quả của cơ chế bảo hiến
hiện nay. Sau đây là những bằng chứng cụ thể cho tình trạng vi Hiến, vi pháp:
Nghị định số 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 9-3-
1988 “Về kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công
nghiệp, xây dựng, vận tải” đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, công nhận
hình thức sở hữu tư nhân, trong khi Hiến pháp năm 1980 không thừa nhận thành
phần kinh tế và hình thức sở hữu tư nhân. Vì vậy, phần mở đầu của Nghị định này
không phải căn cứ vào Hiến pháp năm 1980 mà căn cứ vào “Nghị quyết Đại hội
lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất
công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải”;
Hay Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 cho
phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài;
Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội thông qua ngày
21/12/1990 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của
doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp
tư nhân với các doanh nghiệp khác", "chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do
kinh doanh” , trong khi Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước tiến
hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu
có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và
thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động”
vẫn đang có hiệu lực, chưa hề được sửa đổi v.v.
Những văn bản pháp luật này thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, có vai trò
và tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi cơ chế, khai thác và phát huy mọi tiềm
năng để phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng và hiệu quả của những văn bản
pháp luật này là không thể phủ nhận được. Nhưng sẽ là hợp hiến và tốt hơn nếu
trước khi ban hành những văn bản pháp luật “có lợi cho dân, cho nước” này
chúng ta cần phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định lỗi thời, lạc hậu của Hiến pháp năm
1980.
Hay Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08.8.1994 “Về cấm sản
xuất, kinh doanh và đốt pháo nổ”, mặc dù ý nghĩa, giá trị xã hội và hiệu quả kinh
tế - xã hội của Chỉ thị này là đặc biệt lớn lao, nhưng thời điểm ban hành chỉ thị này
(1994), sản xuất, kinh doanh (“SXKD”) pháo nổ vẫn là ngành nghề SXKD không
bị pháp luật cấm . Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 quy định thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với mặt hàng pháo với mức thuế suất là 70% và đến ngày
5/7/1993, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 1990 còn nâng mức thuế suất đối với mặt hàng pháo là 100%. Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ trái với Nghị định số 221-HĐBT và Nghị định số 222-
HĐBT ngày 23/7/1991 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty liên quan đến SXKD các loại pháo và trái
với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Quốc hội, nhưng những người, những cơ sở
SXKD pháo nổ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề SXKD
pháo nổ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành, không khiếu kiện gì và cũng không biết
khiếu kiện ở đâu, vì Tòa án nước ta cho đến nay cũng không có thẩm quyền xét xử
các khiếu kiện về VBQPPL bị cho là trái Hiến pháp, trái luật làm thiệt hại đến
quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân v.v.
Nếu như những văn bản trên đây tuy trái với Hiến pháp, luật nhưng phù hợp với
thực tiễn, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của nhân dân thì cũng có một số văn
bản pháp luật khác vừa trái với Hiến pháp hoặc Luật, vừa hạn chế, “cắt xén”
quyền hiến định của công dân. Ví dụ điển hình nhất là Thông tư số 02/2003/TT-
BCA ngày 13/1/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký 1 môtô
hoặc xe máy là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 của
Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của
cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt (tác giả nhấn mạnh – T.Đ.L.), tư liệu sản
xuất ...”. Phải 2 năm sau, khi người dân ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh khốn khó vì quy định vi hiến nói trên đã kêu ca, phàn nàn và báo chí đồng
loạt lên tiếng… Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 17/2005/TT-BCA ngày
21/11/2005 bãi bỏ quy định trái Hiến pháp này v.v.[10]
Gần đây, xáy ra tình trạng Toà án và trọng tài kinh tế “giành nhau” xử kiện do
chưa có sự thống nhất về luật, do có sự chênh nhau giữa pháp lệnh và Nghị quyết.
Cụ thể là Điều 5 pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định trong trường hợp
các bên có thỏa thuận trọng tài thì tòa án phải từ chối thụ lý tranh chấp, trừ
trường hợp thỏa thuận đó vô hiệu. Tuy nhiên, Điểm b Tiểu mục 1.2 Mục 1 Nghị
quyết 05 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại đưa ra một tình
huống mới không có trong pháp lệnh: Nếu nguyên đơn thông báo cho bị đơn biết
về việc kiện ra tòa mà bị đơn không phản đối trong bảy ngày thì coi như hai bên
đã có sự lựa chọn mới là để tòa giải quyết tranh chấp thay cho trọng tài. Vụ này
hiện nay vẫn đang trong quá trình tranh luận để chọn cơ quan thẩm quyền xử
án![11]
- Hay như tình trạng thông tư “đá” nghị định về thẩm quyền công chứng như sau:
Theo điểm c khoản 1 Điều 119 Nghị định 181 ngày 29-10-2004 của Chính phủ,
đối với những hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tổ chức với cá
nhân, các bên có quyền chọn lựa hoặc đến phòng công chứng để chứng nhận hoặc
đến UBND cấp xã (nơi có đất) để chứng thực. Quy định này vẫn được giữ nguyên
khi Chính phủ ban hành Nghị định 17 năm 2006 để sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 181. Cho đến ngày 13-6-2006, khi Bộ Tư pháp cùng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 04 hướng dẫn thẩm quyền công
chứng, chứng thực các giao dịch đất thì mọi sự đã thay đổi. Cụ thể, nếu bên có bất
động sản là tổ chức trong nước thì hợp đồng phải được công chứng tại phòng
công chứng, không được đến UBND cấp xã[12]. Thông tư này rõ ràng và dễ áp
dụng nhưng ngặt nỗi lại “đá” nghị định lại trở thành làm khổ dân. Dân đang đứng
“giữa hai con đường” không biết theo ai. Hồ sơ nộp đến cơ quan chức năng thì vẫn
nằm đấy do cơ quan không bíêt áp dụng văn bản nào và không dám chứng vì sợ
mình không có thẩm quyền! Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa có cơ quan chức năng
nào lên tiếng!
Đó là một thực tế bất cập về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: trái
Hiến pháp, “đá” nhau…Đó là những minh chứng cho thấy cơ chế giám sát hiện
nay chưa hiệu quả! Đó là một cơ chế bảo hiến chưa hữu hiệu. Vấn đề đặt ra lúc
này là tìm một mô hình bảo hiến hữu hiệu cho Việt Nam. Chúng ta phải xây dựng
một mô hình bảo hiến như thế nào, có thể áp dụng mô hình bảo hiến của thế giới
vào Việt Nam hay không? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần thiết
phải tìm hiểu các mô hình bảo hiến của thế giới để học tập kinh nghiệm và xây
dựng mô hình, xây dựng cơ chế bảo hiến phù hợp với mình. Phần tiếp theo dưới
đây, chứng tôi sẽ luận bàn về vấn đề này.
3. Tòa án Hiến pháp – cơ chế bảo hiến cần được lựa chọn ở Việt Nam hiện
nay
3.1. Các cơ chế bảo hiến trên thế giới[13]
Các cơ chế bảo hiến trên thế giới hiện nay được thể hiện qua các mô hình sau đây:
mô hình Mỹ, mô hình Châu Âu và mô hình hỗn hợp Âu-Mỹ.
Mô hình Mỹ (mô hình phi tập trung):Đây là mô hình giám sát Hiến pháp với Tài
phán Hiến pháp không tách rời mà nằm trong hệ thống Tòa án. Mô hình này thông
qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự
kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình này có ưu điểm là bảo hiến
không trừu tượng vì nó liên quan đến những vụ việc cụ thể nên bảo vệ Hiến
pháp một cách cụ thể. Nhược điểm của mô hình này: phán quyết của Tòa án về
tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi
một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá
trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới, nếu là phán
quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như
vậy, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và
về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế sẽ không được Tòa
án áp dụng vì truyền thống án lệ. Ở Mỹ không có phân biệt án cho các loại toà và
đều do một thẩm phán xét xử.,đặc trưng của cơ chế tài phán hệ thống Toà án Mỹ:
sự kiểm tra mang tính phổ biến (đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các
quy định hành chính), mỗi toà án đều có chức năng kiểm tra, giám sát, phán quyết
về tính hợp hiến khi xem xét các vụ việc cụ thể, phán quyết của Toà án trong
những trường hợp đó khôg mang tính phổ biến đối với mọi trường hợp trước đó
mà chỉ có giá trị đối với các bên đương sự. Tức là quy phạm pháp luật trong
trường hợp này không bị bãi bỏ. Tuy nhiên, với truyền thống án lệ thì nó gần như
mất hiệu lực trên thực tế.
Mô hình Châu Âu (mô hình tập trung): Theo mô hình này các nước châu Âu
quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa
án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến…) có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ
nhiệm hay bầu theo một chế độ đặc biệt.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiến pháp theo thỉnh cầu trực tiếp của
các tổ chức chính trị, các Toà án thậm chí là của cá nhân. Quyết định của Tòa án
Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc.
Giám sát Hiến pháp ở châu Âu kết hợp việc giải quyết các vụ việc cụ thể đồng
thời giải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị
của các cơ quan có thẩm quyền.
Ở đây, rõ ràng là có sự khác biệt giữa hai mô hình trên. Nguyên nhân của sự khác
biệt đó là gì? Có rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là những nguyên nhân sau
đây[14]:
Một là, nhận thức về đạo lụât: đối với các nước châu Âu lục địa, luật thành văn
có giá trị to lớn, được coi là quy tắc thực định bắt buộc phổ biến. Nếu như ở Anh,
Mỹ, Hiến pháp và sau đó là thực tiễn xét xử của các Toà án thì ở châu âu lục địa,
thì Hiến pháp rồi sau đó là đạo luật dựa trên Hiến pháp. Các đạo luật chỉ phải phù
hợp với Hiến pháp. Do đó, các Toà án và các thủ tục không thể được coi là nguồn
phn xét về tính hợp pháp của các đạo luật. Chức năng đó phải di những người có
thẩm quyền cao hơn, có tầm nhìn và uy tín thực hiện.
Hai là, Châu Âu lục địa quan niệm các Thẩm phán như các quan chức hành
chính, hưởng lương và các danh lợi. Cho nên, không thể cưỡng được sức mạnh
của các cơ quan lập pháp và hành pháp.
Ba là, Châu Âu thường có sự chuyên môn hoá các Thẩm phán theo loại vụ án
và do đó tầm nhìn của các Thẩm phán bị hạn chế bởi lĩnh vực chuyên môn
hẹp, không rộng như Tài phán Anh-Mỹ. Mô hình tài phán Hiến pháp kiểu Mỹ
chỉ phù hợp khi không có sự chuyên môn hoá kiểu châu Âu.
Bốn là, về cơ cấu thẩm quyền nếu như ở Mỹ, Quốc Hội không thể một mình thay
đổi luật mà cần phải có cácchế định về quyền phủ quyết của Tổng thống và cả của
Toà án tối cao thì ở các nước châu Âu, việc sửa một đạo luật đối với Quốc hội là
điều đơn giản khi chỉ cần một đa số bình thường của các nghị sĩ và với đa số đó,
đạo luật có thể phủ quyết luôn cả phán quyết của toà án nếu Toà án tuyên bố đạo
luật không hợp Hiến.
Ngoài hai mô hình bảo hiến nói trên, còn có mô hình bảo hiến kiểu hỗn hợp
Âu-Mỹ: Đây là mô hình kết hợp những yếu tố của cả hai mô hình kiểu châu Âu và
kiểu Mỹ. Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo
hiến chuyên trách (tòa án Hiến pháp) và cà các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp,
trong đó thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao đối với những vụ
việc cụ thể được quy định ngay trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết
một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền
không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp.
Nói tóm lại, các mô hình bảo hiến chủ yếu trên thế giới dù có khác nhau nhưng
đều có chung mục đích là bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.
Các mô hình đều có những ưu khuyết điểm riêng. Nhưng đó đều là mô hình bảo
hiến theo cơ chế phán quyết của Toà án (cơ chế phán quyết). Còn mô hình bảo
hiến của chúng ta hiện nay là cơ chế giám sát, không phải là phán quyết. Chúng ta
cũng chưa có một cơ quan tài phán Hiến pháp, gọi là toà án Hiến pháp. Thiết nghĩ
đây là một nhu cầu mang tính thực tiễn hiện nay và chúng ta cần phải học hỏi kinh
nghiệm của các mô hình nói trên để xây dựng mô hình Việt Nam.
3.2. Toà án Hiến pháp – cơ chế bảo hiến cần dược lựa chọn ở Việt nam hiện
nay
Nhận thấy được yêu cầu của thực tiễn cũng như tầm quan trọng của cơ chế bảo
hiến hữu hiệu, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (ngày
10/04/2006) đặt ra yêu cầu: “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám xác tính
hợp hiến, hợp pháp của các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền;
“xây dựng cơ chế phán quyết về những hành vi vi phạm hiến pháp trong hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Quan điểm của Đảng ta đã khẳng định chúng ta
phải có một cơ chế phán quyết. Đó là một định hướng tiến bộ và đúng đắn, phù
hợp yêu cầu thực tế. Đó là định hướng tài phán Hiến pháp. Đây là một định hướng
để xây dựng Nhà nước pháp quyền vì tài phán Hiến pháp được xem là “vương
miện của Nhà nước ph p quyền”.
Hiện nay, có 3 phương án khác nhau về cơ chế tài phán hiến pháp ở nước
ta[15]:
Phương án 1: Quốc hội thành lập ủy ban giám sát hiến pháp trực thuộc Quốc
hội để giúp Quốc hội thực hiện việc bảo hiến đối với các văn bản pháp luật do Chủ
tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, chính quyền địa phương ban hành. Thành viên của ủy ban
giám sát hiến pháp phải là các đại biểu Quốc hội được bầu theo thủ tục thông
thường. Ủy ban giám sát hiến pháp có trách nhiệm trình báo cáo kết quả giám sát
của mình để Quốc hội xem xét và quyết định.Với mô hình ủy ban giám sát hiến
pháp này, Quốc hội tiếp tục được khẳng định là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất. Về thực chất ủy ban giám sát hiến pháp chỉ là một cơ quan thuộc Quốc
hội, một cơ cấu mang tính giúp việc chứ không thể trở thành một cơ cấu có
quyền quyết định về tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được giám sát.
Đối tượng giám sát của ủy ban giám sát hiến pháp cũng chỉ là các văn bản pháp
luật từ pháp lệnh trở xuống. Như vậy các đạo luật vẫn nằm ngoài sự giám sát tính
hợp hiến của chúng. Do vậy hoạt động thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội về
cơ bản vẫn không phải là đối tượng giám sát nhìn từ yêu cầu đòi hỏi của nguyên
tắc về tính tối cao và bất khả xâm phạm của hiến pháp.
Phương án 2:Cơ cấu lại tổ chức và thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối
cao, theo đó Tòa án nhân dân tối cao được trao quyền bảo vệ hiến pháp. Để
thực hiện được thẩm quyền bảo vệ hiến pháp, Tòa án nhân dân tối cao cần được
quy định lại về vị trí, chức năng trong bộ máy nhà nước, bỏ bớt một số chức năng
hiện hành để tập trung vào chức năng bảo vệ hiến pháp; cơ cấu lại số lượng, chất
lượng, thành phần và phương thức bổ nhiệm đặc biệt đối với các thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao, để đảm bảo năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị và đạo đức
nghề nghiệp của mỗi một thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện
nhiệm vụ, trách nhiệm thiêng liêng là bảo vệ hiến pháp trước mọi sự xâm hại có
thể xảy ra.Dù cơ quan bảo hiến sẽ được thiết lập theo mô hình nào chăng nữa, thì
việc xuất hiện một cơ quan bảo hiến sẽ làm thay đổi nội dung và phương thức thực
hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta.
Phương án 3:Thành lập cơ quan bảo hiến độc lập không thuộc Quốc hội, thực
hiện độc lập các hoạt động giám sát tính hợp hiến của các hoạt động nhà nước, cả
hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đây là một phương án khá phổ biến trong nhiều
mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan bảo vệ hiến
pháp (có thể là hội đồng bảo hiến, tòa án hiến pháp...) được đảm bảo bởi tính cân
bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, mô hình cơ quan
bảo hiến độc lập này còn phải gắn liền với vai trò giám sát việc thực hiện quyền
lực nhà nước từ phía Đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản VN. Nếu phương án này
được xây dựng thì khả năng độc lập và sức mạnh tài phán của cơ quan bảo hiến
này được đảm bảo trước hết bởi Đảng Cộng sản VN.Với mô hình này, người đứng
đầu cơ quan bảo hiến (có thể là tòa án hiến pháp) sẽ do Quốc hội bầu ra trong số
các đại biểu Quốc hội, các thành viên của các cơ quan này có thể do Quốc hội
hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước.Cơ
chế bảo hiến với mô hình cơ quan bảo hiến độc lập tất yếu sẽ làm thay đổi các
quan hệ tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó vai trò của Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất sẽ phải được nhận thức lại.
Cơ chế đã có, nhưng để lựa chọn một mô hình thích hợp thì cần phải căn nhắc. Để
có thể lựa chọn mô hình, cần thiết phải học tập kinh nghiệm thế giới vì họ đi trước
ta đồng thời phải nhận thấy ưu khuyết điểm của từng mô hình để lựa chọn mô hình
phù hợp nhất.
Tuy nhiên, dù theo mô hình nào thì cũng phải triệt để quan điểm : Triệt để đảm
bảo bản chất Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối tránh chệch hướng xã hội chủ
nghĩa; Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo (thực tế cơ chế này do Đảng ta
khởi xướng); bảo đảm nguyên tắc độc lập, cơ quan thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_2311.pdf
- 8_7324.pdf