Bàn về các chế độ sở hữu

Hiện nay trong các nước XHCN đang tiến hành cải tổ và đổi mới, đang nghiên cứu một cách sâu sắc nguyên nhân của những tích cực và tiêu cực, và đã rút ra một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: có sự sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu.

Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, vấn đề sở hữu là một trong những đề then chốt, cơ bản nhất, đồng thời cũng rất phức tạp. Do đó việc cải tổ, đổi mới và phát triển các quan hệ sở hữu (QHSH) là khâu chủ yếu trong đổi mới lĩnh vực kinh tế, cũng như các lĩnh vực xã hội khác của xã hội XHCN.

Khi phát hiện ra những sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu, việc tiến hành cải tổ và đổi mới các QHSH gặp những trở ngại, khó khăn lớn bởi những lý do sau đây:

 

doc22 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bàn về các chế độ sở hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội, của sự phát triển nền văn minh nhân loại, trong đó bao gồm cả yếu tố phủ định và yếu tố kế thừa. Tất nhiên kế thừa những yếu tố tiến bộ, phản ánh sự phát triển xã hội và sự xác lập nhứng hình thức kinh tế xã hội đặc thù của xã hội mới và phủ định những yếu tố lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội phải tìm cho mình nhưng phương thức ưu việt so với chủ nghĩa tư bản . Ưu việt ấy trước hết là ở thái độ làm chủ thực sự của người lao động đối với công việc. U'u việt ấy không ra đời từ chỗ trống không, mà từ sự kế thừa những thành tựu của lịch sử, của văn minh nhân loại. Do đó, CNXH phải có chương trình đổi mới có tính cách mạng quyền sở hữu và tổng thể các quan hệ xã hội. Hiện nay, người ta nêu bật lên tính phức tạp, đa dạng của các hình thức sở hữu và coi đó như những tính quy luật của sự tiến bộ xã hội. Quan niệm này được xác định trên cơ sở phủ định quan niệm sai lầm cho rằng xã hội tiến bộ sẽ đi đến những hình thức giản đơn hoá, thống nhất, sẽ đi từ các hình thức đa dạng đến một hình thức sở hữu duy nhất. Quá trình vận động hợp quy luật của sở hữu. XHCN là làm phong phú thêm các hình thức sở hữu, đa dạng hoá tổ chức đời sống kinh tế và mô hình hạch toán kinh tế. Sự đa dạng có tính quy luật nay là cơ sở khách quan để phát triển thực sự tính tự chủ, chủ động, dân chủ hoá đời sống xã hội, tạo điều kiện tự do để so sánh các phương án khác nhau, tìm ra những chỗ thích hợp nhất với các điều kiện cụ thể hiện có. Tất nhiên về nguyên tắc, sự đa dạng nói đây đều nằm trong một hệ thống nhất của XHCN, trong cơ cấu kinh tế - xã hội của XHCN và theo chế độ dân chủ tập trung. Bình đẳng trước pháp luật các hình thức sở hữu cũng như sự tác động lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao cũng là một nguyên tắc của hệ thống sở hữu dưới CNXH, trong đó sở hữu XHCN giữ vai trò chủ đạo. Qúa trình hình thành sở hữu XHCN luôn tương ứng với qúa trình xã hội hoá trên thực tế lao động và sản xuất - một quy luật của sự tiến bộ kinh tế, cần được sự quan tâm nghiên cứu vận dụng, chống tính tự phát vô chính phủ, phân tán, tản mạn của sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu. Sự vận động và phát triển của chế độ sở hữu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật phổ biến cần đặc biệt tôn trọng. + Nghiên cứu những hình thức và cơ chế thực hiện chế độ sở hữu XHCN đang được xem là một vấn đề cơ bản của kinh tế - chính trị học về CNXH. Nó là một hướng nghiên cứu sâu cơ cấu phức tạp bên trong các quan hệ sở hữu. Chế độ công hữu ưu việt so với chế độ tư hữu. Nhưng những ưu việt ấy không tự động hình thành sau khi tập trung tư liệu sản xuất vào các tổ chức kinh tế của nhà nước và hợp tác xã. Nó chỉ phát huy dưới những hình thức tổ chức kinh tế cụ thể, thể hiện đúng đắn bản chất của nó, thể hiện tốt nhất lợi ích của người lao động, của tập thể và toàn xã hội, phản ánh đúng những nguyên tắc cơ bản của CNXH và bảo đảm tính linh hoạt, năng động trong sản xuất, kinh doanh. Những hình thức như thế, không thể giản đơn, thống nhất dưới một hình thức duy nhất nào đó, mà cần có nhiều hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của sản xuất, kinh doanh. Nhưng dù bao nhiêu hình thức, thì chúng vẫn phải phản ánh bản chất XHCN của nó. Muốn vậy, trước hết cần xác định những hình thức cơ bản, nền tảng của sở hữu XHCN như sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể – hợp tác xã. Nhiều người còn cho sở hữu cá nhân cũng có một hình thức cơ bản của sở hữu XHCN. Từ nguồn gốc ấy, trong thực tiễn phải tìm kiếm và lựa chọn những hình thức thứ hai, phát sinh, những hình thức quá độ, hỗn hợp. Thí dụ trong cải tổ ở Liên Xô, người ta đang nghiên cứu hướng cải tổ sở hữu toàn dân là tiến hành phân cấp chiếm hữu nhiều bậc, định rõ chức năng phân phối tư liệu sản xuất và kết quả lao động giữa Nhà nước, các khu vực kinh tế , địa phương, tập thể lao động, từng người và từng vùng. Việc đó nhằm giao quyền cho các tập thể, các nhóm đến từng người có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Người ta cũng đang nghiên cứu những hình thức kết hợp sở hữu của cá nhân, của tập thể, của toàn dân. Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã có chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 cũng chỉ rõ: " Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan kết với nhau”. 1 1 NQHNBCHTƯ 6, Báo Nhân dân, số 12693. Tuy vậy, việc nghiên cứu có hệ thống các quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ nhất là sở hữu XHCN vẫn là một vấn đề cơ bản trong việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về đổi mới đây đã chỉ ra. Việc nghiên cứu này cần có sự tổng kết cơ bản những quá trình lịch sử về các loại hình sở hữu và những bài học kinh nghiệm trong cải tạo XHCN ở nước ta. Muốn vậy, cần nghiên cứu có hệ thống các loại sở hữu cần thiết trong thời kỳ quá độ. Trong đó, cần tập trung vào những vấn đề chính dưới dây. - Lựa chọn những hình thức sở hữu quá độ, hỗn hợp và những cơ chế kinh tế thích hợp với chúng. Những hình thức và cơ chế ấy vừa kế thừa, cải tạo, sáng tạo mới. Nguyên tẳc để lựa chọn, trước hết dựa vào trình độ của lực lượng sản xuất của văn minh lao động và nghiệp vụ quản lý của con người cụ thể, thứ hai là, đem lại khả năng tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của người lao động và tạo nên những quan hệ xã hội lành mạnh. Không nên đi tìm một hình thức, một cơ chế thống nhất ưu việt đối với tất cả, mà phải có nhiều hình thức, nhiều cơ chế. - Phân chia quyền sở hữu và quyền sử dụng kinh doanh trong sở hữu tòan dân và sở hữu hợp tác xã. Đây là một nhiệm vụ chính trong việc củng cố vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế XHCN hiện nay. Nghiên cứu áp dụng các hình thức: liên doanh liên kết, kinh tế hợp tác, cổ phần, khoán, cho thuê tài sản, thuê và sự phân cấp, phần quyền. Thông qua các hình thức trên tạo nên sự tác động thi đua và cạnh tranh sự đan kết giữa các loại sở hữu khác nhaư nhằm kich thích việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu toàn diện chủ trương, chính sách đối với quyền sở hữu và quyền kinh doanh của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, của tư nhân hiện nay là vô cùng quan trọng để thu hút nguồn vốn lớn, tranh thủ kỹ thuật hiện đại của nước ngoài và trong nước. - Quyền sở hữu kinh doanh đất đâ nông, lâm nghiệp là một vấn đề cấp bách hiện nay đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Điều kiện phổ biến trong nông nghiệp nước ta hiện nay là kinh tế tự cấp, tự túc, kỹ thuật thủ công lạc hậu, bình quân ruộng đất đầu người thấp. Điều kiện này phù hợp với lao động cá nhân, gia đình. Do đó nên ban hành hành quyền sở hữu ruộng đất cho hộ nông dân. Sở hữu ấy được coi là sở hữu phát sinh, nên hộ nông dân có mọi quyền tự do sử dụng, kinh doanh, cho thuê, được thừa kế cho con cháu lâu dài, trừ quyền mua bán : Việc này cần được nghiên cứu thận trọng, trên cơ sở ruộng đất đã được hợp tác xã giao khoán,v.v. . Mặt khác cần củng cố sở hữu HTX và những HTX kiểu mẫu với tỷ lệ thích hợp cùng với những cơ sở dịch vụ sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu toàn dân nắm quyền chủ đạo trong từng địa phương. Ngay trong các HTX, hộ vẫn là đơn vị lao động chính dưới hình thức khoán. Sở hữu về tiểu thủ công nghiệp cũng cần được nghiên cứu để xác định các loại hình kinh tế phù hợp như trong cá nhân, tư nhân, hộ gia đình, HTX. Nói tóm lại , trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, các quan hệ sở hữu gắn với các thành phần kinh tế tồn tại đan xen, xâm nhập với nhau, tạo ra hằng hà sa số những hình thức trung gian quá độ rất phức tạp: Tuy nhiên, nhìn trên cục nghiên cứu để việc nghiên cứu các quan hệ sở hữu, một vấn đề đặt ra cần đươc giải quyết đó là: xí nghiệp quốc doanh là xí nghiệp như thế nào? nếu không giải quyết được rõ này thì các biện pháp củng cố hiện nay sẽ không có hiệu lực. Cũng cần chú ý rằng trong cuộc cách mạng KHKT hiện đại, khi mà về mặt công nghệ đã có những khả năng kỳ diệu để tăng nhanh dung lượng chất xám trong những công trình công nghệ, thiết bị nhỏ bé (mini, micro) thì khả năng tái trang bị cho kinh tế hộ là hết sức lớn, sức sống cho kinh tế hộ, kinh tế quy mô nhỏ được nhân lên bởi sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHKT hiện đại. Đương nhiên trong nền kinh tế hàng hóa, đồng thời lại đòi hỏi những tất yếu phải liên minh, hợp tác với nhau trên những khâu, những lĩnh vực, sản phẩm mà bản thân từng hộ độc lập không thể đứng vững được. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm đúng những tất yếu kinh tế đó để thúc đẩy quá trình hợp tác, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả, giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trước hết là ở địa bàn nông thôn và nông nghiệp./. PHỤ LỤC LUẬT QUYỀN TÀI SẢN NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Khoá 10 ngày 16 tháng 3 năm 2007 thông qua) MỤC LỤC Phần thứ nhất: Những nguyên tắc chung Chương 1: Nguyên tắc cơ bản Chương 2: Xác lập, thay đổi, chuyển nhượng và huỷ bỏ quyền tài sản Mục 1: Đăng ký bất động sản Mục 2: Bàn giao động sản Mục 3: Các quy định khác Chương 3: Bảo hộ quyền tài sản Phần thứ 2: Quyền sở hữu Chương 4: Những quy định chung Chương 5: Quyền sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Chương 6: Quyền sở hữu vật kiến trúc riêng biệt của nghiệp chủ Chương 7: Quan hệ láng giềng Chương 8: Sở hữu công cộng Chương 9: Các quy định đặc biệt về quyền sở hữu Phần thứ 3: Quyền thu lợi từ vật Chương 10: Những quy định chung Chương 11: Quyền kinh doanh trên đất nhận thầu Chương 12: Quyền sử dụng đất xây dựng Chương 13: Quyền sử dụng đất ở Chương 14: Quyền thu thuế đất Phần thứ tư: Quyền đảm bảo bằng vật Chương 15: Những quy định chung Chương 16: Quyền thế chấp Mục 1: Quyền thế chấp thông thường Mục 2: Quyền thế chấp cao nhất Chương 17: Quyền cầm cố Mục 1: Quyền cầm cố động sản Mục 2: Cầm cố bằng quyền lợi Chương 18: Quyền giữ vật Phần thứ 5: Chiếm hữu Chương 19: Chiếm hữu Phụ lục Chương 5: QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, QUYỀN SỞ HỮU TẬP THỂ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÁ NHÂN Điều 45: Pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản sở hữu nhà nước do Quốc Vụ viện đại diện cho nhà nước thực hiện quyền sở hữu; trường hợp pháp luật có quy định khác, căn cứ theo các quy định pháp luật đó. Điều 46: Tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, vùng biển thuộc sở hữu nhà nước. Điều 47: Đất đai thành phố thuộc sở hữu nhà nước. Pháp luật quy định đất đai khu vực ngoại thành và nông thôn thuộc sở hữu nhà nước. Điều 48: Các tài nguyên tự nhiên: rừng, núi, đồng cỏ, đất hoang, bãi lầy... thuộc sở hữu nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thuộc sở hữu tập thể. Điều 49: Pháp luật quy định tài nguyên thiên nhiên như động thực vật hoang dã thuộc sở hữu nhà nước. Điều 50: Cáp quang, cáp ngầm vô tuyến thuộc sở hữu nhà nước. Điều 51: Pháp luật quy định những giá trị văn hoá vật thể thuộc sở hữu nhà nước. Điều 52: Những tài sản quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước. Các thiết bị cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ, điện lực, thông tin liên lạc và đường ống dẫn khí, theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu nhà nước. Điều 53: Các cơ quan nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trực tiếp đối với động sản, bất động sản theo các quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan của Quốc Vụ viện. Điều 54: Những đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt trực tiếp đối với động sản và bất động sản theo các quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan của Quốc Vụ viện. Điều 55: Doanh nghiệp do nhà nước trực tiếp góp vốn, do Quốc Vụ viện hoặc chính quyền địa phương đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý, hưởng những quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc các văn bản hành chính có liên quan. Điều 56: Tài sản thuộc sở hữu nhà nước được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm các hành vi xâm hại, cưỡng đoạt, tư lợi, che dấu, phá hoại của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều 57: Cơ quan và người có trách nhiệm được giao quyền quản lý, giám sát tài sản sở hữu nhà nước, phải quản lý, giám sát tài sản nhà nước theo pháp luật, bảo đảm, thúc đẩy làm tăng giá trị của tài sản nhà nước, ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước; các hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn, vô trách nhiệm trong quản lý tài sản, gây ra tổn thất đối với tài sản nhà nước, sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Làm trái các quy định về quản lý tài sản nhà nước, hoặc trong quá trình cải tạo, hợp nhất, chia tách hay các giao dịch có liên quan đến doanh nghiệp, nếu có các hành vi chuyển nhượng với giá thấp, tư lợi, tự tiện cầm cố thế chấp hoặc các hành vi khác gây tổn thất cho tài sản nhà nước, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 58: Động sản, bất động sản thuộc sở hữu tập thể bao gồm: (1) Pháp luật quy định đất đai, rừng, núi, đồng cỏ, đất hoang, bãi lầy... thuộc sở hữu tập thể; (2) Vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể; (3) Các thiết bị giáo dục, khoa học, văn hoá, vệ sinh, thể dục... thuộc sở hữu tập thể; (4) Các động sản và bất động sản khác thuộc sở hữu tập thể. Điều 59: Sở hữu tập thể nông dân đối với động sản, bất động sản thuộc sở hữu tập thể các thành viên trong tập thể đó. Dưới đây quy định các loại tài sản theo quy định của pháp luật lần lược do các thành viên tập thể quyết định: (1) Đất dự án nhận thầu và đất giao khoán cho các tổ chức hoặc cá nhân nhận thầu ngoài tập thể; (2) Điều chỉnh giữa đất nhận thầu với người có quyền kinh doanh đối với các loại đất nhận thầu (3) Phương pháp phân phối, sử dụng các loại phí bồi thường sử dụng đất; (4) Các dự án có sự thay đổi quyền sở hữu của doanh nghiệp cho thuê (5) Các dự án khác do pháp luật quy định Điều 60: Đất đai, rừng núi, đồng cỏ, đất hoang, bãi lầy... thuộc sở hữu tập thể, quyền sở hữu theo quy định pháp luật như sau: (1) Sở hữu tập thể nông dân, do tổ chức kinh tế tập thể nông thôn hoặc Uỷ ban thôn dân thay mặt tập thể thực hiện quyền sở hữu; (2) Hai hình thức sở hữu tập thể nông dân như đã nêu trên, do các tổ chức kinh tế tập thể hoặc tổ thôn dân trong thôn thay mặt tập thể thực hiện quyền sở hữu; (3) Hình thức sở hữu tập thể nông dân hương trấn, do tổ chức kinh tế tập thể hương trấn thay mặt tập thể thực hiện quyền sở hữu. Điều 61: Tập thể thành phố, thị xã có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt đối với động sản, bất động sản theo quy định của pháp luật và các văn bản pháp quy hành chính. Điều 62: Tổ kinh tế tập thể, Uỷ ban thôn dân hoặc tổ thôn dân, theo các quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy hành chính hoặc theo các quy định của hương ước, lệ làng công bố với các thành viên tập thể về tình trạng tài sản tập thể. Điều 63: Tài sản thuộc sở hữu tập thể được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại, cưỡng đoạt, tư lợi, phá hoại của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tổ chức kinh tế tập thể, Uỷ ban thôn dân, hoặc người có trách nhiệm ban hành các quyết định xâm hại tới quyền lợi hợp pháp của thành viên tập thể, thành viên tập thể bị xâm hại có thể đưa yêu cầu ra giải quyết tại toà án. Điều 64: Quyền sở hữu động sản, bất động sản hợp pháp của cá nhân như: thu nhập, nhà ở, đồ dùng, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất... hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Điều 65: Tiền tiết kiệm, đầu tư và các lợi tức hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Nhà nước bảo vệ quyền thừa kế và các quyền lợi hợp pháp khác của cá nhân trên cơ sở pháp luật. Điều 66: Tài sản hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại, cưỡng đoạt, phá hoại của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Điều 67: Nhà nước, tập thể và cá nhân có thể bỏ vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc loại hình doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật. Sở hữu động sản, bất động sản của nhà nước, tập thể và cá nhân khi đầu tư vào doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp bỏ vốn hoặc người có tỷ lệ vốn góp nhất định quy định được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương ứng như: Quyền hưởng lợi từ nguồn vốn góp, quyền ra các quyết định quan trọng và lựa chọn người quản lý kinh doanh. Điều 68: Pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi hoặc định đoạt theo quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy hành chính hoặc theo quy định của doanh nghiệp đối với động sản hoặc bất động sản. Ngoài đại diện của pháp nhân, quyền đối với động sản hoặc bất động sản do pháp luật, các văn bản pháp quy hành chính và các quy định khác có liên quan quy định. Điều 69: Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu đối với động sản, bất động sản của các đoàn thể xã hội theo quy định của pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban_ve_cac_che_do_so_huu.doc
Tài liệu liên quan