Để có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại các trường đại học; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017. Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó có giải pháp xây dựng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học từ nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung trả lời 2 câu hỏi: (i) vì sao và (ii) làm thế nào để tạo lập, quản lý cũng như sử dụng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học
4 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN THÊM VỀ VIỆC HÌNH THÀNH QUỸ HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trần Xuân Hải*1 - Đào Thị Hương**2
TÓM TẮT: Để có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi
nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại các trường đại học; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để
hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”
và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017. Đề án cũng
đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó có giải pháp xây dựng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các
trường đại học từ nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các
cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Trong bài viết
này, tác giả chỉ tập trung trả lời 2 câu hỏi: (i) vì sao và (ii) làm thế nào để tạo lập, quản lý cũng như sử dụng
Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học.
Từ khóa: Sinh viên; Khởi nghiệp; Quỹ hỗ trợ.
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUỸ HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Một là, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên
Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro; tỷ lệ thành công của khởi nghiệp
hiện nay là dưới 10%. Khởi sự là thời kỳ gian nan nhất trong vòng đời của các dự án khởi nghiệp. Đa số các
sinh viên khi bắt tay vào một dự án khởi nghiệp đều thiếu kinh nghiệm, gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháp
lý, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư, ngân
hàng thương mại là không thực hiện được vì không chứng minh được năng lực, tài sản đảm bảo, tính khả
thi và hiệu quả của phương án vay vốn, thiếu hồ sơ chứng từ để giải ngân. Mặt khác, các nhà đầu tư hoặc
ngân hàng đều chưa có cơ sở và căn cứ để tin tưởng vào các dự án của sinh viên, dẫn đến việc tiếp cận vốn
của sinh viên khởi nghiệp là khó khăn, kết quả là các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khó thể triển khai,
khả năng hiện thực hóa thấp. Vì vậy, cần thiết phải ra đời quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong trường đại học. Đây
vừa là cầu nối giữa các dự án khởi nghiệp của sinh viên với nguồn vốn, vừa là nguồn đầu tư cho các dự án,
ý tưởng khoa học công nghệ trên thời kỳ khó khăn đầu tiên của quá trình khởi nghiệp.
Hai là, thúc đẩy tinh thần và khả năng khởi nghiệp của sinh viên
Với mục đích hỗ trợ sinh viên có kinh phí thực hiện dự án khởi nghiệp, quỹ thực sự đóng vai trò
rất lớn trong việc thúc đẩy tinh thần và khả năng khởi nghiệp của sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế
nhà trường. Điều này cũng sẽ giúp nhà trường định hướng về nghề nghiệp cho sinh viên, tận dụng và
phát huy nguồn nhân lực hiêu quả. Các hoạt động, cuộc thi ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo mà
quỹ tổ chức sẽ giúp các ý tưởng khởi nghiệp được ươm mầm, tạo ra sân chơi bổ ích cho các dự án được
* Khoa Hệ thống thông tin kinh tế,Học viện Tài chính, Việt Nam
** Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Tài chính, Việt Nam
1223 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
trình bày và đến gần hơn với các nhà đầu tư, tăng sự cọ xát và tính thực tế trong việc vận dụng các kiến
thức được học trong nhà trường. Đặc biệt, quỹ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sân chơi, các cuộc thi
mang tính phong trào mà hơn hết là nơi ươm mầm và hỗ trợ để các dự án khả thi có cơ hội được phát
triển. Từ đó, giải quyết được vấn đề lãng phí nhân lực, ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khoa học - công
nghệ; khắc phục được tình trạng nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo được hội đồng trường đại học, hội
đồng doanh nhân đánh giá, được điểm cao nhưng không có vốn để triển khai, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đóng
góp lợi ích, giá trị gia tăng cho xã hội.
Ba là, phát triển và nhân rộng phong trào khởi nghiệp cho sinh viên
Tìm kiếm và thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên đồng nghĩa với việc Quỹ có vai trò
gián tiếp trong việc phát triển và nhân rộng phong trào khởi nghiệp cho sinh viên trong nhà trường. Thực
tế cho thấy, hiện nay phong trào khởi nghiệp của sinh viên đã dần được phổ biến nhưng mới chỉ dừng lại ở
mức độ tham gia cho có phong trào, thành tích. Với quy mô tại các cuộc thi, sân chơi thì số tiền nhận được
từ giải thưởng không đủ để các sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng và đề án khởi nghiệp của mình. Mặc dù
nhà trường rất tạo điều kiện và chú trọng cho sinh viên nghiên cứu và phát huy các ý tưởng khởi nghiệp, với
kinh phí hạn chế, các dự án khởi nghiệp của sinh viên phần lớn vẫn phải tự thân vận động.
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc hình thành một nguồn vốn dành riêng cho khởi nghiệp
của sinh viên, học viên trong môi trường giáo dục đại học hiện nay. Nguồn vốn này có thể đáp ứng được nhu
cầu của sinh viên, thúc đẩy sự sáng tạo và quyết tâm của sinh viên khi nghiên cứu và triển khai dự án khởi
nghiệp của bản thân, từ đó phát triển được phong trào khởi nghiệp của sinh viên với quy mô rộng lớn hơn.
Bốn là, kết nối các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên
Vấn đề hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều cơ quan, đơn vị cả trong
và ngoài khu vực Nhà nước. Tuy nhiên, việc phối hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía lại chưa
được chú trọng, nhiều mô hình xuất hiện tự phát, tổ chức thực hiện chưa sâu và chưa đến được với các dự
án thực sự cần hỗ trợ. Trong tình hình đó, Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong nhà trường ra đời sẽ huy
động, kết nối các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài chính, chuyên gia trong cùng một
chương trình hỗ trợ theo hướng chuyên nghiệp và chuyên môn hóa hơn. Ngoài ra, Quỹ cũng là địa chỉ thu
hút các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài, các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào các
ý tưởng, dự án khởi nghiệp; trở thành kênh kết nối quan trọng, hiệu quả giữa nhà đầu tư và người có dự án
khởi nghiệp, kết nối các tấm gương khởi nghiệp đạt nhiều thành công, giàu kinh nghiệm với các sinh viên
trẻ đang ấp ủ những ý tưởng khởi nghiệp để hợp tác.
2. VIỆC HÌNH THÀNH QUỸ HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1. Về các văn bản pháp lý để hình thành Quỹ
Ở nước ta, Quỹ hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đã được chính thức hóa trong các văn
bản pháp lý sau:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện.
Về tổ chức và hoạt động của quỹ, Nghị định ghi rõ: “Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích
hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và
các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.” (Mục 5 Điều 2)
- Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tương Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ
học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Với mục tiêu đến năm 2020, 100% các đại học, học viện,
trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp.
1224 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA
2.2. Về nguồn vốn hình thành Quỹ
Nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học được hình thành từ nguồn
kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với
các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Cụ thể:
(1) Nguồn vốn trước hết và chủ yếu của Quỹ sẽ là các khoản kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của
nhà trường (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên...) để hỗ trợ các
hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên
Sau khoảng 3-4 năm, khi hoạt động của Quỹ đi vào nề nếp thì toàn bộ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa
học sinh viên sau khi dự toán kế hoạch hàng năm được phê duyệt sẽ được chuyển thẳng vào Quỹ để tổ chức
quản lý theo chế độ Quỹ. Nói cách khác, khi đó tất cả các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của
sinh viên nhà trường đều sử dụng chung nguồn vốn từ Quỹ, mà không trực tiếp nhận kế hoạch theo kênh
giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm như hiện nay.
(2) Nguồn vốn của Quỹ còn được bổ sung hàng năm từ các khoản thu hồi kinh phí đã cấp trước đó cho
các các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên theo chế độ có thu hồi toàn bộ hoặc một
phần kinh phí tài trợ theo quy định chung hoặc thỏa thuận riêng cho từng trường hợp cụ thể.
(3) Ngoài ra, Quỹ sẽ tiếp nhận các khoản tài trợ, đóng góp, ủng hộ, biếu, tặng, bằng tiền hoặc bằng
hiện vật (tài sản, máy móc, thiết bị...) từ các kênh và đối tượng khác cho các hoạt động, các ý tưởng, dự án
khởi nghiệp của sinh viên.
2.3. Về phương thức hỗ trợ tài chính của Quỹ
Do đặc thù của các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên với độ rủi ro cao, khó định
lượng thời gian hoàn thành cũng như giá trị kết quả hoạt động, nên đặc trưng cơ bản trong hoạt động tài
chính của Quỹ là không lấy mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu chủ yếu. Quỹ không phải là tổ chức tín dụng
thương mại ngân hàng và phi ngân hàng truyền thống... Trên thực tế, Quỹ là một sự thử nghiệm về cơ chế
mới trong việc huy động, cung cấp và quản lý tài chính cho các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
của sinh viên trong các trường đại học.
(1) Về đối tượng hỗ trợ tài chính của Quỹ: Trong thời gian đầu hoạt động của Quỹ, đối tượng hỗ trợ
tài chính sẽ là các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên không nằm trong diện giao kế
hoạch hàng năm của nhà trường. Cụ thể:
- Các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa
học và thực tiễn, do nhà trường giao hoặc do cá nhân, đơn vị đề xuất mới hoặc bổ sung.
- Các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có triển vọng trong thực tiễn, nhưng có độ rủi ro cao.
- Các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên
cứu đã đạt được trong các đề tài, dự án thuộc diện giao nhiệm vụ hàng năm.
- Các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nhằm tăng cường hợp tác giữa các trường đại học,
giữa nhà trường với doanh nghiệp... tạo động lực khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nghiên
cứu, triển khai.
- Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức,
kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào
tạo giáo viên hướng nghiệp; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm
quốc tế cho sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường.
1225 INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION
(2) Về phương thức hỗ trợ tài chính của Quỹ: Quỹ sẽ vận dụng linh hoạt các phương thức hỗ trợ tài chính
toàn phần và một phần; hỗ trợ không thu hồi và có thu hồi vốn đã cấp; hỗ trợ một mình hoặc đồng hỗ trợ.
2.4. Về cơ chế lựa chọn và quản lý các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Để có thể lựa chọn được các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp thích hợp và có hiệu quả trong
khả năng nguồn vốn của Quỹ còn hạn hẹp, nhà trường cần căn cứ vào:
- Các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp do các cá nhân chủ động đề xuất với bộ phận chuyên
trách và quản lý Quỹ
- Do lãnh đạo nhà trường đặt hàng, yêu cầu
- Do các doanh nghiệp, đơn vị thụ hưởng kết quả nghiên cứu chủ động đề đạt nguyện vọng, nhu cầu
các vấn đề cần xử lý của mình.
Nhà trường cần tổ chức xem xét, thẩm định các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp cụ thể cho
từng đối tượng, thời hạn, mức kinh phí và phương thức hỗ trợ tài chính thích hợp. Nhà trường có thể thành
lập các Hội đồng tư vấn thẩm định chuyên ngành đủ năng lực, đủ uy tín để tổ chức xem xét, thẩm định,
nghiệm thu nội dung và kết quả của các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên do Quỹ
hỗ trợ về tài chính.
Các cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phải được
Hội đồng tư vấn của nhà trường thẩm định kỹ về năng lực, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong
trường hợp đặc biệt, nhà trường có thể tổ chức các hình thức đấu thầu, tuyển chọn các cá nhân thực hiện
các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Đồng thời, cho phép rộng rãi tất cả các cá nhân có năng lực
tham gia, không phân biệt trong hay ngoài nhà trường, nhưng có sự ưu tiên đối tượng là cá nhân của nhà
trường nếu có sự tương đương nhau về tất cả các mặt khác.
Về quản lý kinh phí các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp do Quỹ hỗ trợ thực hiện, trên cơ sở
trao quyền chủ động cao nhất cho các chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong xác định nội dung chi, mức chi,
đối tượng chi và yêu cầu về sản phẩm cuối cùng.
Trong quá trình hoạt động của Quỹ, nhà trường cần xây dựng và hoàn thiện phương thức thích hợp
cho từng hoạt động, từng ý tưởng, từng dự án khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự triển khai và
đánh giá hiệu quả của từng loại trên thực tế.
KẾT LUẬN
Khởi nghiệp không chỉ là việc thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất - kinh doanh, mà có thể là khởi
sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng tới phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội, giải quyết bài
toán về con người và sự phát triển bền vững. Bằng việc nhận thức, tạo lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ
sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học, hy vọng sẽ tạo ra những động lực mới khơi nguồn cho các
hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện.
Chính phủ, Quyết định số 844/QĐ - TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Chính phủ, Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_them_ve_viec_hinh_thanh_quy_ho_tro_sinh_vien_khoi_nghiep.pdf