Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đầu ra và từng bước hội nhập với giáo dục khu
vực và thế giới, giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một triết lý giáo dục của riêng mình
từ kinh nghiệm thực tiễn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như bài học
lịch sử từ quá khứ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên, giáo dục Việt
Nam lại chưa chú ý đúng mức đến việc nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của
chính người đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Đó chính là
triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không
chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, và danh nhân văn hóa
thế giới, mà còn là một người đã kinh qua gần như tất cả các cương vị có thể có trong
các hoạt động giáo dục trong vai trò của cả người học lẫn người dạy. Qua cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình với một nền tảng tri thức uyên bác cả Đông Tây kim cổ lẫn
kinh nghiệm thực tiễn bôn ba khắp năm châu bốn bể, Hồ Chí Minh đã để lại cho Việt
Nam nói riêng và nhân loại nói chung không chỉ một kho tàng kinh nghiệm dạy và học
quý giá, mà còn cả một hệ thống triết lý giáo dục sâu sắc, toàn diện, và mang tính thực
tiễn cao đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Trên cơ
sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết
phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm
góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bàn thêm về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Huế
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Bác Hồ với giáo dục”
Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
31
BÀN THÊM VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Mậu Hùng *
1. Mở đầu
Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đầu ra và từng bước hội nhập với giáo dục khu
vực và thế giới, giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một triết lý giáo dục của riêng mình
từ kinh nghiệm thực tiễn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như bài học
lịch sử từ quá khứ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên, giáo dục Việt
Nam lại chưa chú ý đúng mức đến việc nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của
chính người đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Đó chính là
triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không
chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, và danh nhân văn hóa
thế giới, mà còn là một người đã kinh qua gần như tất cả các cương vị có thể có trong
các hoạt động giáo dục trong vai trò của cả người học lẫn người dạy. Qua cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình với một nền tảng tri thức uyên bác cả Đông Tây kim cổ lẫn
kinh nghiệm thực tiễn bôn ba khắp năm châu bốn bể, Hồ Chí Minh đã để lại cho Việt
Nam nói riêng và nhân loại nói chung không chỉ một kho tàng kinh nghiệm dạy và học
quý giá, mà còn cả một hệ thống triết lý giáo dục sâu sắc, toàn diện, và mang tính thực
tiễn cao đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Trên cơ
sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết
phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm
góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới.
2. Triết lý giáo dục toàn diện
Về mục tiêu giáo dục, mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, và dân tộc đều có
các mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ đề ra mục tiêu là xóa bỏ tình trạng nhà tù
nhiều hơn trường học và cực lực lên án chính sách ngu dân của chính quyền thực dân
thuộc địa1. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thất học là một quốc nạn
và một trong ba thứ giặc nguy hiểm nhất của đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ phải ra
* ThS, NCS Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
1 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
32
sức xóa mù chữ cho toàn thể quốc dân đồng bào, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu.”2 Ngày 08-9-1945, Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ quy định tất cả các
làng phải có các lớp học bình dân và tất cả mọi người đều được học chữ Quốc ngữ miễn
phí để thực hiện mục tiêu xóa mù trong vòng 12 tháng3. Đến năm 1954, Hồ Chí Minh
nhắc lại học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh
tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”4. Việc học như vậy không còn
đơn giản chỉ vì để vinh thân phì gia, mà còn là để phụng sự Tổ quốc. Ngày 13-9-1958,
Hồ Chí Minh khẳng định “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người”5. Việc học như vậy không còn là việc riêng của mỗi người nữa,
mà đã là việc chung của quốc gia dân tộc. Tuy mục tiêu giáo dục mỗi lúc một khác,
nhưng bản chất của việc học để hành. Quá trình học tập đối với Hồ Chí Minh chính vì
thế không dừng lại trên ghế nhà trường mà phải đưa những gì mình hiểu biết được ra
ứng dụng trực tiếp vào trong thực tiễn cuộc sống. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng
đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ mục đích “Học để làm gì?... Học
để tin tưởng... Học để hành...”6. Điều đó có nghĩa là mặc dù việc học của người dân là
một nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhưng mỗi đối tượng cụ thể có một mục tiêu học
tập khác nhau và cả dân tộc cũng có những mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào hoàn
cảnh cụ thể của từng thời kỳ lịch sử.
Về đối tượng giáo dục, mặc dù mục tiêu giáo dục tương đối khác nhau tùy vào
từng thời điểm lịch sử cụ thể, nhưng đối tượng được hưởng phúc lợi của nền giáo dục
quốc dân thì tương đối thống nhất. Ví dụ, trong phong trào Bình dân học vụ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 thì đối tượng giáo dục là tất cả mọi người chưa biết chữ.
Ngày 04-10-1945, Hồ Chí Minh khẳng định muốn bảo vệ độc lập và xây dựng đất nước
“mọi người Việt Nam phải” thông thạo chữ Quốc ngữ như tiếng mẹ đẻ của mình. Đầu
năm 1946 trong cuộc phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã trả lời ngắn
gọn và dứt khoát rằng trong suốt cuộc đời mình “tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr.7.
3 Xem thêm: Nguyễn Hồng Nhung (2015), Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người ký sắc lệnh về bình dân học vụ,
trong: https://www.moha.gov.vn/70-nam/tu-lieu-nganh/dai-tuong-vo-nguyen-giap-la-nguoi-ky-sac-lenh-ve-binh-
dan-hoc-vu-18051.html (truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019).
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9 (1954-1955), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr.179.
5 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9 (1958-1959), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.228.
6 Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1997), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.76.
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
33
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”7. Điều này một mặt là
vì “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”8. Mặt khác, đó chỉ là một câu trả lời ngắn gọn và súc tích, nhưng đã thể
hiện được triết lý giáo dục của giáo dục là tất cả mọi người đến mức ai cũng được học
hành. Ai cũng được học hành là một khái niệm thậm chí còn rộng hơn cả giáo dục cho
mọi người thời hiện đại. Ai cũng được học hành có nghĩa là tất cả mọi người đều có
quyền được học một cách cơ bản và toàn diện đến một mức độ nhất định nào đó. Trong
khi đó, giáo dục cho mọi người chỉ là sự sẵn sàng của nhà cung cấp giáo dục, còn người
học có điều kiện và cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục hay không là một câu
chuyện khác. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cùng với việc ai cũng được học, thì thực
tiễn cho thấy “khi đã xác định việc học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học”9.
Điều đó có nghĩa là không ai sinh ra đã là hoàn mỹ mà tất cả mọi người đều phải trải
qua một quá trình phần nhiều do giáo dục mà nên10.
Về nội dung giáo dục, theo quan niệm truyền thống của văn hóa Á Đông, một con
người toàn diện phải biết cầm, kỳ, thi, họa, văn võ song toàn về mặt chuyên môn, còn
về phẩm chất thì nam phải nhân, lễ, nghĩa, trí tín, nhưng nữ thì phải tam tòng tứ đức.
Trong khi đó, người phương Tây lại đề cao khoa học kỹ thuật và các yếu tố thực dụng.
Tất cả đã được Hồ Chí Minh gói gọn lại trong hai chữ tài và đức. Theo đó, người có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức là kẻ vô
dụng. Vấn đề này vô cùng hệ trọng, nên được Hồ Chí Minh lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Ngày 12-6-1956, trong bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I,
Hồ Chí Minh khẳng định “Có tài phải có đức”11. Đến ngày 07-5-1958, trong bài nói
chuyện tại Đại hội sinh viên lần thứ nhất, Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh thêm “thanh niên
phải có đức, có tài”12. Cuối cùng, tất cả được khái quát lại trong bản Di chúc năm 1969
khi nói về giới trẻ. Thanh niên cần phải được giáo dục và rèn luyện để trở thành những
người vừa hồng vừa chuyên để có thể kế thừa sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi
trước, vì đây là một công “việc rất quan trọng và rất cần thiết”13 không chỉ đối với
tương lai và số mệnh của toàn thể dân tộc ta lúc bấy giờ, mà còn đối với cả hôm nay và
7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
tr. 187.
8 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 64.
9 Đoàn Nam Đàn (2018), Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần học và tự học, trong:
tich-ho-chi-minh-voi-tinh-than-hoc-va-tu-hoc.htm (truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019).
10 Ý của Hồ Chí Minh trong bài thơ Nửa đêm trong tập thơ Nhật ký trong tù.
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10 (1955-1957), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr. 345-346.
12 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9 (1958-1959), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.178.
13 Văn kiện Đảng Toàn tập I (2004), Tập 30 (1969), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 317.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
34
thậm chí mai sau. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đổi mới nội dung, chương trình,
sách giáo khoa, thiết kế, nhập khẩu, và nghiên cứu các chương trình đào tạo mới của hệ
thống giáo dục Việt Nam hiện nay đều xoay quanh các vấn đề đã được Hồ Chí Minh
nêu ra trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đây là những chân lý không
chỉ đúng trong bối cảnh lúc bấy giờ, mà vẫn còn vô cùng giá trị trong chiến lược giáo
dục con người có năng lực toàn diện hiện nay.
Về phương pháp giáo dục, mặc dù Hồ Chí Minh làm thầy chính thức chỉ có hai
lần trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ở trường Dục Thanh (Phan
Thiết) từ tháng 8-1910 đến tháng 2-1911 trên đường vào Nam và các lớp đào tạo cán bộ
trẻ ở Quảng Châu năm 1924, nhưng Người là một bậc thầy trên rất nhiều phương diện.
Ví dụ đầu tiên cho chân lý này là triết lý Hồ Chí Minh về con đường tự học trong
quá trình giáo dục. Tháng 8-1935, trong lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế
Cộng sản ở Liên Xô, Hồ Chí Minh đã ghi rõ là “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự
học”14. Điều đó không chỉ đúng đối với bản thân cá nhân Hồ Chí Minh, mà còn trở
thành một chân lý của thời đại, vì xã hội càng văn minh thì con người càng phải biết tự
học để nâng cao trình độ chuyên môn và theo kịp với nhịp độ phát triển chung của cộng
đồng. Trong quá trình học tập, “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư
tưởng”15 theo phương châm “còn sống thì còn phải học”16 và theo nguyên tắc học phải
đi đôi với hành. Tuy nhiên, triết lý cốt lõi nhất của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo
dục được thể hiện trong bài Nghe tiếng giã gạo được viết năm 1942. Đây là triết lý giáo
dục có thể nói làm nên bản sắc suốt cuộc đời tự học qua thực tiễn và học đi đôi với hành
của Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, điểm đặc biệt nhất trong triết lý Hồ Chí Minh về phương
pháp giáo dục là việc học qua nêu gương từ trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, vì
“một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”17. Không có
một phương pháp dạy học nào khó hơn phương pháp dạy học nêu gương bằng chính
thực tiễn hoạt động của cả cuộc đời mình trên gần như tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống. Muốn làm được như vậy, người thầy giáo “phải có chí khí cao thượng”18 mới có
14 Đoàn Nam Đàn (2018), Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần học và tự học, trong:
tich-ho-chi-minh-voi-tinh-than-hoc-va-tu-hoc.htm (truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019).
15 Đoàn Nam Đàn (2018), Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần học và tự học, trong:
tich-ho-chi-minh-voi-tinh-than-hoc-va-tu-hoc.htm (truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019).
16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15 (1966-1969), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.113.
17Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, trách nhiệm của người thầy trong sự nghiệp trồng người (2018), trong:
trong-nguoi-114947 (truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019).
18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14 (1963-1965), Xuất bản lần thứ ba, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.403.
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
35
thể trở thành “người thầy giáo tốt”19. Tất cả các ví dụ đó đều cho thấy rằng Hồ Chí
Minh không chỉ là một bậc thầy trong lĩnh vực phương pháp giáo dục, mà còn là một
chuyên gia về phương pháp tự học từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
3. Kết luận
Tóm lại, triết lý giáo dục Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm và tư tưởng
của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trên tất cả các phương diện. Cũng giống như tư
tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực khác, triết lý giáo dục Hồ Chí Minh được hình
thành từ thực tiễn các hoạt động giáo dục và đào tạo suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của chính Người. Tuy nhiên, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới cùng với hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn qua một cuộc đời tìm đường
cứu nước của mình, Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống triết lý giáo dục hết sức sâu
sắc, toàn diện, và có tính ứng dụng trực tiếp trong thực tiễn rất cao. Tất cả các quan
điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, đối tượng, nội dung, và phương pháp giáo dục đều
không chỉ vô cùng chính xác và khoa học, mà còn hết sức phù hợp với thực tiễn Việt
Nam cũng như giữ nguyên giá trị cho đến hiện nay và mãi mãi về sau. Quá trình đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện nay chính vì thế không nhất
thiết lúc nào cũng cần phải đi tìm những mô hình và kinh nghiệm từ quá khứ xa xôi của
lịch sử dân tộc hoặc các nước ít có sự tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội. Thay vào
đó, điều tối quan trọng là phải nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của vị cha già
dân tộc đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX mà chính mình
đang thừa hưởng chứ không cần phải đi đâu xa xôi và khác biệt. Trên phương diện này,
triết lý giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ là kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho các thành
tựu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX, mà còn là nền tảng tư tưởng cốt
lõi và các nhân tố cơ bản cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, và xây dựng một hệ thống triết
lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới.
19 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11 (1963-1965), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.303.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_them_ve_triet_ly_giao_duc_ho_chi_minh.pdf