Trong quá trình các nhânvật thực thi trách nhiệm và phậnsự,mối quanhệ“thứ bậc” giữa họ đã
cósự chuyển hoá. Tính chất nghiêm ngặt ban đầucủamối quanhệ này đã dần giảm bớt, nhường
chỗ cho những mối quan hệ mới nảy sinh, phù hợpvới lôgic phát triểncủa các nhânvật và tình
tiết.Từ chỗ là nhữngkẻtử thù, giữa Pilát và Iesua hình thành quanhệ đối thoại bình đẳng;sự
tương đồng trách nhiệm giữa Pilát và Kaifabị phávỡ, thay vào đó là sự đối địch;mối quanhệ
chủ -tớcủa Pilat và Afrani chuyển hoá thành quanhệ “người thiết kế -kẻ thực hiện”, trong đó
Pilat là chủ mưu và Afrani là đồng loã; Vôlanđ và đoàn tuỳ tùng liên kết chặt chẽ với nhau bằng
mối quan hệ người đứng đầu - các cộng sự, v.v.Sự sáng tạo này không chỉ làm phong phú thêm
các mối quan hệ vốn hết sức đặcsắc giữa các nhân vật trong tiểu thuyết, mà còn tạo ra những
bước ngoặt bất ngờ, làm chuyển hướng, thay đổi mạch truyện.
10 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bàn thêm về motiv và cấu trúc motiv trong tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita"của M.Bulgakov, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn đồ trung thành. Bản thân
Iesua - kẻ không nhà cửa, không người thân thích - cũng chưa bao giờ nhận anh ta là học trò hay
môn đồ, chỉ coi anh ta là “người bạn đường” không nỡ từ chối hay xua đuổi. Tuy nhiên, Lêvi
Matvêi cũng không “thần thánh hoá” Iesua, với anh ta, Iesua không phải là Chúa Trời có nhiều
phép thuật màu nhiệm, là Đấng Tối cao sáng láng, cũng không phải là kẻ có quyền uy khiến
người khác bị khuất phục, mà đơn giản chỉ là một người thầy, người anh, người truyền giảng
những triết lí, đạo nghĩa tốt đẹp đáng khâm phục. Cho nên, con đường trở thành “học trò tự
nguyện” của Lêvi Matvêi có thể coi là quá trình “tầm sư học đạo”, “giác ngộ” chân lý tự nhiên
của con người. Đáng tiếc, cái “sở học” của kẻ mê muội khao khát ánh sáng này lại không mấy
xuất sắc, bởi thế, anh ta xứng đáng nhận những lời nhận xét, giễu cợt của Pilat và Vôlanđ. Sự
phản bác yếu ớt của Lêvi Matvêi trước sự khinh bỉ và thái độ châm chọc của Pilat và Vôlanđ đã
bộc lộ tư cách “sứ giả”, “người đưa tin” tầm thường, thuần tuý của anh ta.
So với Lêvi Matvêi, mối quan hệ “thầy - trò” của Ivan Bedơđômnưi với Mikhail Berliôt và sau
này với Nghệ nhân được lí giải hợp lí hơn. Trước một ông thầy đáng kính, đương kim chủ tịch
MAXXOLIT, có vốn kiến thức uyên bác, giáo điều và kinh viện như Berliôt, nhà thơ trẻ Ivan, dù
đã có ít nhiều bài thơ được mọi người biết đến, vẫn chỉ là một anh học trò non nớt. Ivan từng viết
một trường ca về đề tài tôn giáo, nhưng cũng như người thầy vô thần của mình, anh hoàn toàn
không tin tưởng vào sự tồn tại của Thánh thần và Ma quỷ. Đây có lẽ cũng là lí do khiến Nghệ
nhân coi Ivan là một con người “trinh bạch”, “trong trắng” về tâm hồn. Trên thực tế, chính cái tên
họ “bedơđômnưi - kẻ không nhà” đã hé mở “lỗ hổng” lớn về nhận thức và nhân cách của Ivan,
bởi điều đó đồng nghĩa với sự lang thang, vô gia cư, không được giáo dục đầy đủ. Nôn nóng truy
tìm “gã giáo sư ngoại quốc” đã gây ra cái chết cho Berliôt, Ivan dấn chân vào “mê lộ” của một
hành trình nhận thức mới, và cuộc “tương ngộ” tình cờ với Nghệ nhân trong nhà thương điên
thực sự là một sự giải thoát đối với nhà thơ trẻ. Có thể nói, Quỷ sứ đã “nhào nặn” lại phần “hồn”
của Ivan trong một cuộc thử thách đớn đau và Nghệ nhân đã không chỉ bắc cầu cho nhà thơ trẻ
thâm nhập vào cái thế giới tri thức mới mẻ đó, mà còn “dạy” anh bản lĩnh đấu tranh với cuộc đời
và với chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Ivan ý thức rõ sự bất tài, thiếu hụt trong nhận thức của
mình, “- tôi sẽ không làm thơ nữa (…) Những bài thơ tôi đã viết là thơ tồi, bây giờ thì tôi đã hiểu
ra điều đó”, “Trong khi tôi nằm ở đây, anh biết không, tôi đã hiểu ra rất nhiều điều”…
Cũng như Lêvi Matvêi với Iesua, Ivan Bedơđômnưi là hình tượng bổ sung quan trọng, góp phần
soi sáng cuộc đời và nhân cách Nghệ nhân. Trước khi cùng Margarita “bay đi vĩnh viễn” Nghệ
nhân còn quay trở lại “chia tay” với Ivan trong giấc mơ. Dường như con người bất hạnh này
muốn truyền lại cho người học trò của mình tất cả những bài học nhân sinh đắng cay chua chát,
muốn gửi gắm kí thác những việc làm còn dang dở. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi cuối
tác phẩm, Ivan - nhà thơ đã trở thành Ivan - nhà sử học, để lại dũng cảm “viết tiếp về ông ta”, lại
đi tiếp con đường đau khổ Nghệ nhân đã đi.
Cùng với các motiv “thứ bậc” và “thầy - trò”, motiv “điên” đã trở nên khá phổ biến trong các
sáng tác của Bulgakov nói chung và Nghệ nhân và Margarita nói riêng. Trước đó, trong Những
quả trứng định mệnh, phát hiện thiên tài về “tia sáng đỏ”, “tia sáng sự sống” của giáo sư Vlađimir
Ipatievits Persicôv đã biến thành điên rồ, vì nó, ông phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Tình cảnh của giáo sư phẫu thuật Philip Prêôbragienxki trong Trái tim chó cũng tương tự. Bao
phức tạp, phiền toái trong một thời gian ngắn đã làm bạc mái đầu ông, sau ca cấy ghép thành
công não người với thể xác chó để tạo ra gã “công dân” - sinh vật đốn mạt Sarikôv. Ở Nghệ nhân
và Margarita cũng vậy, chính cuốn tiểu thuyết về lịch sử cổ đại - kết quả của tài năng và tâm
huyết sáng tạo - lại là nguyên nhân khiến Nghệ nhân phải gánh chịu hàng loạt tai hoạ, trước hết là
bị “điên”.
Khác trường hợp Giooc Benganxki và Nikanôr Bôxôi, chính áp lực trực tiếp của xã hội, của bầu
không khí vô thần và sự ác ý của các nhà phê bình giáo điều đã dồn đuổi những kẻ tỉnh táo như
Ivan, như Nghệ nhân vào cảnh ngộ bi đát, bị mang tiếng là điên, hơn thế, còn làm tiêu tán ý thức
phản kháng, chống đối những lời gán ghép buộc tội vô căn cứ của họ. Bởi thế, motiv điên được
sử dụng trong tác phẩm vừa là cơ sở để cắt nghĩa những hành động, sự kiện kì quái có nguyên
nhân xã hội, vừa là sự nhấn mạnh cái ý thức về bản ngã của các nhân vật. Berliôt khẳng định gã
“giáo sư ngoại quốc” bí hiểm là “kẻ điên”; Xtơravinxki kết luận Bedơđômnưi mắc chứng “tâm
thần phân lập”; Nghệ nhân cay đắng thừa nhận “Chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật (…) - Cả
tôi, cả anh đều là những người điên cả, chối cãi làm gì?...”; dưới mắt những vị hàng xóm thóc
mách, các nhân vật trong căn hộ số 50, nhà 302-bis, phố Xađôvaia, đúng là điên khùng; sự nháo
nhác, dơ dáng của đám người trần truồng hổ thẹn trên phố sau đêm diễn của thầy trò Vôlanđ
cũng… điên. Có thể nói, motiv “điên” đã diễn tả được toàn bộ khung cảnh nhốn nháo, xáo trộn,
đầy khôi hài của Moskva dưới tác động của thế lực bóng tối.
Tuy nhiên, motiv “điên” mà Bulgakov và trước đó, văn học thế giới thường sử dụng với ý nghĩa
tích cực, là một ẩn ý nghệ thuật về con người. ý nghĩa và giá trị của các hình tượng “điên”,
“khùng”, “ngốc”, “dở hơi” của M. Cervantez, của L. Tolstoi, F. Dostoevski hoàn toàn trái ngược
với những gì các nhà văn cố tình miêu tả. Đôn Kihôtê không “khùng”, Mưskin không “ngốc”, Pie
Bêdukhôv không “khù khờ”, “đần độn”… như người ta lầm tưởng nếu theo dõi, đánh giá một
cách vội vã và sai lệch. Họ “điên” mà “tỉnh”, bởi họ ý thức được tấn bi kịch tinh thần của thời đại
và của chính mình. Sự ý thức về thân phận, về tình trạng bất lực của bản thân trước sự bất công
phi lí của cuộc sống mới là “sự thật” tàn nhẫn và cay đắng nhất đối với Nghệ nhân. Thái độ “đặc
biệt căm ghét tiếng kêu của con người, dù đó là tiếng đau khổ, giận dữ hay một tiếng kêu nào
khác” (trước đó, một nhân vật khác trong truyện ngắn Vòng hoa đỏ (1922) đã thổ lộ “Tôi căm
ghét nhất Mặt Trời, những giọng người nói to và những tiếng gõ”), và nỗi “sợ bóng tối” của Nghệ
nhân có thể được coi là một biểu hiện khác thường, một thứ “dấu hiệu bệnh lí”, nhưng hoàn toàn
không phải là lí do xui khiến anh tìm đến bệnh viện tâm thần. Càng tỉnh táo, càng phẫn nộ, bất
bình trước sự tráo trở, đen bạc của lòng người, Nghệ nhân (và cả Ivan cũng vậy) càng ý thức rõ
hơn về tình thế tuyệt vọng của bản thân và câu chuyện của họ trong nhà thương điên càng trở nên
đắng cay chua chát.
Như vậy, sử dụng motiv “điên” và các hình tượng “người điên”, Bulgakov một mặt đã thể hiện sự
tiếp nối ý tưởng sáng tạo của các bậc tiền bối; mặt khác, xét trong lôgich nội tại của tác phẩm,
nhà văn đã tạo ra các cơ sở hợp lí để vừa gia tăng yếu tố huyền bí trong mỗi nhân vật, vừa mở
rộng và gắn kết các nhân vật vào những mối quan hệ chồng chéo, hết sức phức tạp trong tiểu
thuyết. Trong tư cách “người điên”, Nghệ nhân mới có thể có những mối liên kết vô hình, khó
giải thích với “thế giới bên kia” và Ivan Bedơđômnưi mới bị ám ảnh, mới có những giấc mơ kì lạ
để tiếp tục phần mạch dở dang của các tuyến truyện.
Hệ quả trực tiếp của motiv “điên” là motiv “cô độc” và sau đó là motiv “bị săn đuổi”. Nỗi cô độc
trong cuộc đời nhiều đắng cay thăng trầm của Nghệ nhân cũng giống như nỗi cô độc bất tận của
nhân vật anh đã sáng tạo, như Hamlet, như Jean Valjean và nhiều hình tượng bất tử khác trong
văn học thế giới. Tiền bạc, tình yêu của Margarita, thậm chí cả những lời cổ vũ, khích lệ của
Vôlanđ cũng không thể giúp Nghệ nhân lấy lại được lý tưởng, niềm tin, cảm hứng và mơ ước
sáng tạo đã mất. Không ao ước tiếp tục viết, không còn muốn tác phẩm của mình sẽ còn “mang
đến nhiều điều bất ngờ”, Nghệ nhân chỉ muốn về lại căn nhà hầm bé nhỏ ở phố Arbat mong tìm
một chốn nương thân bình yên, nhưng ngay cả nơi trú ngụ cuối cùng đó cũng bị người ta chiếm
đoạt. Không còn đất sống, bị tước đoạt tất cả, Nghệ nhân buộc phải tìm “sự giải cứu ở thế giới
bên kia”. May mắn thay, Nghệ nhân còn có Margarita, nàng là niềm hạnh phúc, an ủi duy nhất
trong cuộc đời cô độc, bất hạnh của chàng. Ai yêu cũng phải chia sẻ số phận của người mình yêu,
Vôlanđ uy quyền và thông tuệ đã nói như vậy. Sẵn sàng chấp nhận “thông đồng với Quỷ sứ” vì
người yêu, cùng Nghệ nhân đi đến tận cùng số phận đắng cay, Margarita đã trở thành một trong
những hình tượng nhân vật nữ được yêu thích nhất trong văn học thế giới thế kỉ XX.
Nếu Nghệ nhân còn có Margarita để chia sẻ, thì Ivan, ngoài Nghệ nhân, chẳng có ai là bạn bè, tri
âm. Đơn thương độc mã truy tìm Vôlanđ trong bộ dạng thảm hại, nhà thơ trẻ giàu nhiệt tình đã tự
tách mình ra khỏi cái tập thể thừa thãi mọi thứ, chỉ thiếu tài năng và tình người là MAXXOLIT,
bị tưởng lầm mắc bệnh “cơn sốt trắng”, bị áp giải vào nhà thương điên, và rốt cuộc, bị “thay đổi
hoàn toàn”.
Sự cô độc thường dẫn đến những bi kịch tâm trạng, bởi thế, motiv “đau khổ” đã trở thành mẫu số
chung, hợp nhất tất cả các số phận hẩm hiu, thiếu may mắn trong tiểu thuyết. Iesua HaNôtxri đã
“tha thứ” cho Pilat, nhưng Pilat không tự tha thứ cho mình. Thực hiện những việc nhân từ không
do bị sai khiến hay tự nguyện, Vôlanđ đã khiến mình phải đau khổ, và sự đau khổ tự nhiên này
phản ánh những rắc rối phức tạp, đầy mâu thuẫn giữa khát vọng và thực tế, giữa cái nhất thời và
muôn đời của con người và của chính ông ta. Cúi gằm mặt nghĩ ngợi trên đĩa cá chép, Riukhin
đau khổ vì “tự mình hiểu ra và tự mình thú nhận rằng không thể còn sửa chữa được gì trong cuộc
đời của mình nữa, mà chỉ có thể quên đi…”.
Với Margarita, lý do trở thành phù thuỷ “vì những đau khổ và tai hoạ” đâu phải là sự nguỵ biện,
dối trá của một người đàn bà ngoại tình hư hỏng, ngược lại, nó chứa đựng toàn bộ bi kịch của một
cuộc hôn nhân không hạnh phúc, đầy đủ vẫn cô đơn và một khát vọng mãnh liệt được yêu, được
giải thoát. Không đủ sức đấu tranh để bảo vệ sự thật và thành quả sáng tạo của mình, Nghệ nhân
đau khổ, cô đơn ngay cả khi đã có Margarita. Việc Nghệ nhân và Margarita giã từ cuộc đời, đi
tìm cuộc sống ở một thế giới khác, dẫu cay đắng chua chát, song không làm chúng ta mất lòng tin
vào bản chất tốt đẹp của cuộc sống, ngược lại, nó nuôi dưỡng kích thích con người vươn tới sự
hoàn thiện từ bản thân những sự thật tàn nhẫn, phũ phàng nhất.
Tóm lại, được coi là “di chúc nghệ thuật” của nhà văn, Nghệ nhân và Margarita không chỉ kết
tinh tư tưởng, tài năng và kinh nghiệm sáng tạo của riêng Bulgakov mà còn đúc kết những tinh
hoa khám phá nghệ thuật của cả nhân loại. Nghiên cứu tiểu thuyết từ phương diện motiv, một
mặt, giúp chúng ta thấy được sự tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực tổ chức cốt truyện của tác giả
trong tiểu thuyết; mặt khác, nắm bắt được những nét đặc sắc, độc đáo trong thế giới nhân vật khác
thường của ông. Bằng việc sáng tạo những tác phẩm “khả dĩ làm thay đổi ý thức thẩm mỹ của
một thời”, Bulgakov, theo thống kê của UNESCO, đã trở thành một trong những nhà văn có
nhiều độc giả nhất thế kỉ XX./.
Tháng 11-
2006
_____________________
(1) Xem O.M. Freidenberg: Thi pháp cốt truyện và thể loại, M., 1997, tr.223.
(2) Piot Nikolaev: Mikhail Bulgakov và cuốn sách chính của ông. Lời giới thiệu Nghệ nhân và
Margarita. Nxb. Văn học nghệ thuật, M., 1988, tr.7
(3) Các đoạn trích dẫn trong tác phẩm được in nghiêng chúng tôi đều lấy từ bản dịch của Đoàn
Tử Huyến: Mikhail Bulgakov. Nghệ nhân và Margarita. Nxb. Tác phẩm mới, H, 1989.
(4) M. Bakhtin: Sử thi và tiểu thuyết. Xant Pêterburg, 2000, tr.27.
Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- htduifjopiadgjiadugoierugihadpgo (16).pdf