Hoạt động bán khống có thể đem tới lợi nhuận cao, cũng có
thể đem tới số lỗ khổng lồ cho nhà đầu tư
Ai cũng biết, quy tắc đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư chứng
khoán là mua giá thấp và bán giá cao. Nếu nhà đầu tư trên
thực tế chưa mua được mặt hàng mà họ có ý định đầu tư, họ
có thể mượn người khác mặt hàng đó để bán giá cao, rồi
mua để trả lại người đã cho mượn một khi giá giảm.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bán khống, “con dao hai lưỡi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bán khống, “con dao hai lưỡi”
Hoạt động bán khống có thể đem tới lợi nhuận cao, cũng có
thể đem tới số lỗ khổng lồ cho nhà đầu tư
Ai cũng biết, quy tắc đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư chứng
khoán là mua giá thấp và bán giá cao. Nếu nhà đầu tư trên
thực tế chưa mua được mặt hàng mà họ có ý định đầu tư, họ
có thể mượn người khác mặt hàng đó để bán giá cao, rồi
mua để trả lại người đã cho mượn một khi giá giảm.
Và đó chính là quy tắc đầu tiên của hoạt động bán khống (short-
selling): bán giá cao, mua lại với mức giá thấp, bỏ túi phần chênh
lệch. Hoạt động này là một trong những nguyên nhân dẫn tới các
giai đoạn sụp đổ thị trường trong vòng ít nhất 400 năm qua.
Bán khống cũng có cái tốt…
Trên thị trường chứng khoán, hoạt động bán khống diễn ra như
sau: các nhà đầu tư bán khống cho rằng một cổ phiếu được định
giá quá cao nào đó sẽ mất giá mạnh trong thời gian tới. Do đó, họ
mượn cổ phiếu này từ một công ty môi giới và bán ra luôn khi
mức giá còn cao.
Nếu giá sụt giảm, họ sẽ mua lại cổ phiếu này và trả lại cho công
ty môi giới và thu lời. Còn trong trường hợp giá cổ phiếu đó tăng,
họ vẫn phải mua lại cổ phiếu để trả cho công ty môi giới, nhưng
phải chịu lỗ.
Về cơ bản, đây là một kiểu giao dịch cổ điển, chỉ có điều là diễn
ra theo chiều ngược lại, bán trước, mua sau. Do các nhà đầu tư
bán khống thu lợi nhuận khi giá cả đi xuống, do đó họ thường bị
đổ lỗi là đẩy thị trường đi xuống.
Ngày 19/9 vừa qua, sau một trong những đợt chao đảo mạnh
nhất của thị trường chứng khoán Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và
Giao dịch Mỹ (SEC) đã cấm hoạt động bán khống đối với 799 loại
cổ phiếu tài chính chỉ vì lý do này.
Tuy nhiên, những người bảo vệ hình thức bán khống vẫn cho
rằng, hoạt động này không hề dẫn tới sự sụp đổ của thị trường,
mà chỉ đơn thuần khiến sự giảm giá của các cổ phiếu tăng tốc.
Ngoài ra, những người bảo vệ chiến thuật bán khống còn cho
rằng, trong hoạt động giao dịch bình thường, chỉ có toàn các nhà
đầu tư muốn giá cổ phiếu mà họ đã mua tăng thêm và tìm mọi
cách để điều đó xảy ra, hoạt động bán khống sẽ đem tới những
nhà đầu tư muốn thị trường đi xuống, và như thế, sẽ giúp tạo sự
cân bằng và trung thực cho thị trường.
Giới quan sát cho rằng, chính các nhà đầu tư bán khống chính là
những người đầu tiên đã phát hiện ra vấn đề ở các tập đoàn
Enron, WorldCom và BearStearns, trước khi những tập đoàn này
rơi vào tình trạng đổ vỡ. Giáo sư Peter Rousseau thuộc Đại học
Vanderbilt của Mỹ nhận xét: “Việc có các nhà đầu tư theo hai
trường phái khác nhau luôn là điều tốt”.
Tuy nhiên, các nhà phê bình thì cho rằng, một khi giới đầu tư bán
khống đặc biệt “yêu thích” một loại cổ phiếu nhất định nào đó,
lệnh đặt bán của họ sẽ ngập thị trường, và giá cổ phiếu đó “mất
phanh”.
“Con dao hai lưỡi”
Hoạt động bán khống được nhận thấy rõ nét nhất ở thời điểm khi
mà bất kỳ một thời kỳ bong bóng đầu cơ nào đó bắt đầu đi vào
hồi kết thúc, khi mà giá hàng hóa hoặc cổ phiếu đã ở đỉnh.
Vào năm 1637, tại Hà Lan, đã có sự tồn tại của các nhà đầu tư
bán khống. Khi đó, giá nụ hoa tulip đang leo thang bỗng nhiên rớt
thảm hại. Trên thực tế, Hà Lan chính là quốc gia đầu tiên trên thế
giới cấm hoạt động bán khống vào năm 1610, khi các nhà chức
trách nước này cho rằng, việc một ai đó bán thứ mà họ không sở
hữu có lẽ không phải là một việc tốt.
Hoạt động bán không cũng diễn ra tại Anh vào năm 1773, khi mà
các nhà đầu tư ở nước này nhận thấy một công ty có tên South
Sea Company bằng cách nào đó đã thổi phồng quá đáng giá cổ
phiếu của mình.
Tới năm 1929, bằng cách góp phần tạo ra sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư bán khống đã khiến Phố
Wall và cả nước Mỹ bừng tỉnh. Gần đây hơn nữa, các nhà đầu tư
theo chiến thuật này bị buộc tội “tiếp tay” cho cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á hồi cuối thập niên 1990. Vào năm 1992, tỷ phú
George Soros đã gây chấn động dư luận khi bỏ túi hơn 1 tỷ USD
bằng cách bán khống đồng Bảng Anh.
Tuy nhiên, bán khống cũng như “con dao hai lưỡi”, có thể đem tới
lợi nhuận cao, cũng có thể đem tới số lỗ khổng lồ cho nhà đầu tư.
Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, các nhà đầu cơ dầu
lửa kỳ hạn ở Mỹ và London vẫn tranh nhau mua vào vì không tin
rằng giá dầu sắp đạt đỉnh. Ở thời điểm đó, thậm chí có nhiều dự
báo cho rằng giá dầu sẽ đạt 200 USD/thùng trong năm nay.
Tuy nhiên, SemGroup - một công ty phân phối xăng dầu lớn có
trụ sở ở Tulsa, bang Oklahoma của Mỹ - dự báo, giá dầu sắp đạt
đỉnh. Do đó, họ đã thực hiện chiến thuật bán khống với khối
lượng lớn mượn của Sở Giao dịch Hàng hoá New York
(NYMEX). Sau khi SemGroup đặt lệnh bán khống, giá dầu vẫn
tăng. Ba ngày sau khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 USD/thùng và vẫn
có khả năng sẽ lập thêm kỷ lục mới, NYMEX yêu cầu SemGroup
phải nộp thêm tiền ký quỹ bù vào phần thua lỗ để giữ hợp đồng.
Không thể huy động được vốn, chỉ một ngày sau đó, SemGroup
phải bán lại toàn bộ hợp đồng bán khống dầu của mình cho bộ
phận ngân hàng đầu tư của Barclays. Thua lỗ 2,4 tỷ USD trong
vụ này, SemGroup rơi vào cảnh phá sản. Nếu “cầm cự” được
thêm vài ngày nữa, SemGroup có thể đã bỏ túi số lãi lên tới 5 tỷ
USD.
“Hung thần” bán khống vô căn cứ
Trong bán khống, có hành động được gọi là bán khống vô căn cứ
(naked short selling), trong đó, lệnh bán khống được đặt trước khi
nhà đầu tư thực sự mượn được cổ phiếu bán khống. Nếu sau đó,
nhà đầu tư không thể mượn được cổ phiếu này đúng thời hạn,
hành vi bán khống này sẽ bị gọi là “không thể giao hàng” (failure
to deliver) và bị coi là hành vi bất hợp pháp kể từ khi SEC được
thành lập vào năm 1934. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư bán khống
vẫn tìm ra được những “đường vòng” để tránh quy định này.
Trong một số trường hợp, thất bại trong việc mượn cổ phiếu đã
bán khống xảy ra vì những lý do khác quan, nhưng trong nhiều
trường hợp, đây là một hành động có chủ đích, nhất là khi nhà
đầu tư không có ý định theo đến cùng việc bán khống đã thực
hiện. Hành vi bán khống như vậy thực sự đẩy giá cổ phiếu xuống
mạnh hơn, vì rốt cục nhà đầu tư không mua vào cổ phiếu đó để
trả lại, vì trên thực tế, họ không mượn, hoặc không thể mượn
được, cổ phiếu của công ty môi giới.
Nếu như bán khống là việc bán ra thứ mà nhà đầu tư không sở
hữu, bán khống vô căn cứ là việc bán ra thứ thậm chí không tồn
tại. Bởi thế, bán khống vô căn cứ được xem là “hung thần” của thị
trường.
Mỗi khi thị trường sụt giảm, hoạt động bán khống lại bị lên án
mạnh mẽ, vì thậm chí cả những giao dịch bán khống hợp pháp
trong đó nhà đầu tư đặt lệnh bán khống cổ phiếu mà họ đã thực
sự mượn được cũng đẩy giá cổ phiếu giảm nhanh hơn. Sở Giao
dịch chứng khoán London đã cấm bán khống vào năm 1787 để
bảo vệ các cổ phiếu ngân hàng sau khi có một ngân hàng lớn ở
nước này sụp đổ.
Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, Tổng
thống Hoover của nước này đã công khai chỉ trích hoạt động bán
khống. Tổng chưởng lý hiện nay của bang New York là Andrew
Cuomo mới đây cũng có thái độ tương tự khi gọi các nhà đầu tư
bán khống là “những tên kẻ cướp sau cơn bão”.
Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi lệnh cấm bán khống được SEC
ban bố hôm 19/9, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn cứ trượt dài.
Các nhà đầu tư bán khống vì thế vẫn lập luận rằng, hành động
của họ đơn thuần chỉ giúp “xì hơi” một quả bong bóng sắp vỡ mà
thôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_khong.pdf