Giáo dục hiện nay không chỉ là một công cụ hữu hiệu và không
thể thiếu đối với mọi chính thể trong quá trình triển khai thực hiện và
theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình, mà trong không ít trường
hợp còn là một thách thức không hề nhỏ đối với các bên tham gia. Cho
dù là một lợi thế hay bất lợi đối với bất cứ bên nào, nhưng bản chất của
một nền giáo dục chân chính lúc nào cũng mở bằng nhiều hình thức và
mức độ khác nhau. Xét một cách tổng quát, hệ thống giáo dục của tất
cả các quốc gia trên thế giới ngày càng có xu hướng mở trong thời đại
của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là một hiện tượng không
còn mới lạ đối với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên,
cách hiểu khái niệm này và phương thức vận hành nó trong thực tế là
tương đối khác nhau đối với từng hệ thống giáo dục. Việc xây dựng một
hệ thống giáo dục mở phụ thuộc có tính chất quyết định vào bối cảnh
lịch sử cụ thể và chiến lược phát triển của từng quốc gia cũng như tình
hình quốc tế và các xu hướng phát triển của giáo dục thời đại. Vậy bản
chất của hệ thống giáo dục mở là gì và khả năng ứng dụng của nó vào
Việt Nam như thế nào? Đây là một vấn đề đã được các học giả cả trong
lẫn ngoài nước ít nhiều quan tâm bằng nhiều hình thức và mức độ khác
nhau. Mặc dù vậy, từ lý thuyết đến thực tiễn cuộc sống là một vấn đề
và trong thực tế riêng trên địa hạt lý thuyết vẫn còn rất nhiều câu hỏi
vẫn chưa thể tìm được lời giải thỏa đáng.
15 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bản chất của hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia các khóa học khác nhau
114 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
của người học được tăng lên rõ rệt, nhưng mức độ chuyên môn hóa
của các hoạt động đào tạo cũng ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi người
học không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về mặt chuyên môn mà trong
không ít trường hợp còn là khả năng tài chính và nhiều điều kiện đi kèm
khác nữa. Cơ hội giáo dục của người học trong bối cảnh của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 chính vì thế là rộng mở và bình đẳng về quyền
con người trên phương diện xã hội, nhưng rất khắt khe và giới hạn về
mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đó là một vấn đề có tính hai mặt
rất hiển nhiên mà nền giáo dục cũng như người học nào không thể thích
ứng được, nguy cơ bị đào thải sẽ ngày càng lớn hơn.
Trong bối cảnh đó, phương thức tiếp cận sẽ giúp hạn chế được
phần nào vấn đề này đối với các nước đang gặp nhiều khó khăn về bình
đẳng giáo dục cũng như tăng cường cơ hội được hưởng thụ giáo dục của
người dân. Quá trình giáo dục ở đây không còn bị bó hẹp trong khuôn
khổ các bức tường của nhà trường mà là một hoạt động mang tính phổ
quát của con người diễn ra mọi lúc, mọi nơi, và trong mọi hoàn cảnh.
Thực tế cho thấy quá trình tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu vào
bộ nhớ, rút ra bài học, và đưa ra quyết định có tính chất phản ứng đối
với thông tin vừa tiếp nhận được chính là một hoạt động học tập diễn
ra hàng ngày. Về mặt bản chất, quá trình này không khác với việc tiếp
nhận thông tin trên ghế nhà trường. Điều khác biệt là tất cả mọi thứ
không còn chỉ gói gọn và bó hẹp trong phạm vi không gian bốn bức
tường nhà trường, mà tất cả đều diễn ra ngoài đời thực của cuộc sống.
Trường đời, chính vì vậy, là một trường học vĩ đại của tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con người lại ngày càng thiếu cơ
hội tiếp cận các chương trình giáo dục bài bản và hệ thống trong nhà
trường [7]. Cùng với con đường chính thống, ngày càng có nhiều cơ
sở giáo dục muốn mở rộng đối tượng phục vụ và sứ mệnh cộng đồng
của mình đúng như bản chất tự thân vốn có của chính họ. Hệ thống các
nguồn học liệu mở của các trường đại học danh tiếng trên thế giới, đặc
biệt ở châu Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản, không chỉ cho phép người học
có thể tiếp cận các chương trình đào tạo và dịch vụ giáo dục mà trong
rất nhiều trường hợp chẳng thua kém gì việc tham dự trực tiếp các khóa
học chính thống trong các cơ sở đào tạo đó, nếu không muốn nói trong
115PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
một số trường hợp còn linh động hơn nhiều. Cùng lúc đó, sự phát triển
của khoa học công nghệ và trình độ kỹ thuật của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đã làm cho cơ hội tiếp cận các nguồn lực thông tin và thành
tựu khoa học của nhân loại trở nên một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khả năng cập nhật thông tin, tự nghiên cứu, tự học, tự đào tạo, và tự tạo
công ăn việc làm đối với người học giờ đây rộng mở hơn bao giờ hết.
Điều đó có nghĩa là chính phương thức tiếp cận các dịch vụ giáo dục
trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ làm thay
đổi hẳn bản chất của hệ thống giáo dục mở, mà còn mang đến nhiều cơ
hội học tập suốt đời cho mọi người cũng như chiến lược xây dựng xã
hội học tập của nhiều nước trên thế giới hiện nay.
Tóm lại, mặc dù trong thời đại toàn cầu hóa và khu vực hóa, cơ hội
học tập của con người trong các xã hội hiện đại không chỉ được pháp
luật bảo hộ và xã hội thừa nhận, mà còn rộng mở và bình đẳng đối với
tất cả các đối tượng người học về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế
nguyên tắc này đang phải đối mặt với không ít thách thức không hề đơn
giản. Một mặt là tình trạng được giải phóng về mặt xã hội, nhưng lại yêu
cầu và đòi hỏi ngày càng cao về mặt chuyên môn và khắt khe về trình
độ kỹ năng của các chương trình đào tạo đối với người học, nhưng mặt
khác là điều kiện thực tế của một bộ phận không nhỏ dân cư trong việc
tham gia và theo đuổi các mục tiêu học tập trong các chương trình đào
tạo có tính chuyên sâu cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ và đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các giới
hạn trên đang bị thách thức dữ dội và người học đang đứng trước các
cơ hội tiếp cận cũng như tiệm cận nhiều chương trình đào tạo, dịch vụ
giáo dục, và phát minh khoa học công nghệ trong rất nhiều trường hợp
không những không hề thua kém gì việc tham dự trực tiếp các khóa học,
mà còn tiện lợi hơn trên một số phương diện nhất định. Điều đó trong
thực tế mới là bản chất thực tế của hệ thống giáo dục mở hay nói cách
khác chính các phát minh khoa học và công nghệ cũng như các thành
tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mới thực sự là các
nhân tố có tính chất quyết định đến bản chất của hệ thống giáo dục mở
của tất cả nước trên thế giới cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo
dục và thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của người học.
116 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
3. KẾT LUẬN
Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mở là một xu thế phát triển
tất yếu của thời đại, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học. Đây thực chất
không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới đối với các nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới, vì suy cho cùng tất cả các nền giáo dục cũng như
cơ sở đào tạo bình thường cho dù được tổ chức và vận hành bằng bất cứ
phương thức nào đều có những mức độ mở nhất định. Mặc dù vậy, khái
niệm mở trong hệ thống giáo dục cũng như thực tiễn vận hành của hệ
thống này là rất khác nhau đối với từng quốc gia cũng như giai đoạn phát
triển nhất định của nhân loại. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay, độ mở của hệ thống giáo dục nên được hiểu trên tất
cả các phương diện từ mục tiêu và đối tượng giáo dục cho đến nội dung
giáo dục, chương trình đào tạo, phương pháp giáo dục, phương thức tiếp
cận, và cơ hội giáo dục. Mặc dù vậy, độ mở của hệ thống giáo dục nói
chung cũng như các cơ sở giáo dục đại học nói riêng lệ thuộc có tính chất
quyết định vào ba yếu tố cơ bản. Một là hình thức sở hữu, phương thức
vận hành, và năng lực tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Một khi khả
năng tự chủ của các cơ sở giáo dục càng cao, thì mức độ mở trong các
hoạt động giáo dục của họ cũng càng được mở rộng. Hai là điều kiện cơ
sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học cũng như năng lực
nghiên cứu và mức độ tự do học thuật của môi trường giáo dục. Chỉ có
điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, năng lực nghiên cứu mạnh, và khả năng
tự chủ học thuật cao mới có thể đảm bảo rằng các cơ sở giáo dục đại học
có khả năng triển khai các chương trình đào tạo cũng như hoạt động giáo
dục của mình mở đến mức tối đa nhất có thể. Thứ ba là chính sự phát triển
của khoa học công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay
đổi hẳn bản chất của hệ thống giáo dục mở. Không chỉ người học có cơ
hội được tiếp cận với các chương trình đào tạo và dịch vụ giáo dục mở
trên phạm vi toàn thế giới một cách hết sức dễ dàng, mà thậm chí các cơ
sở giáo dục cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng
của mình ra những đối tượng người học cũng như không gian giáo dục
rộng lớn hơn. Trong một chừng mực nhất định nào đó có thể nói rằng bản
chất mở của các hệ thống giáo dục ngày càng được phát huy đến mức tối
đa có thể nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
117PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
BẢNG CHÚ GIẢI
[1] Xem thêm: Geser, G. & Schön, S. (2008). Open Educational Resources
and Practices. eLearning Papers, Nº. 7, 1-10.
[2] Xem thêm: Ritzhaupt. A. D. (2010). Learning Object Systems
and Strategy: A Description and Discussion. Interdisciplinary Journal of
E-Learning and Learning Objects. 6, 217-238.
[3] Xem thêm: Barik, N. & Bhue, S. (2015). Open Educational Resources:
A Pathway to Open Movement. VSRD International Journal of Technical &
Non-Technical Research. 6. 231-234.
[4] Xem thêm: Richter, Th. & McPherson, M. (2012). Open Educational
Resources: Education for the World?. Distance Education. 33, 201-219.
[5] Xem thêm: Barik, N. & Bhue, S. (2015). OPEN EDUCATIONAL
RESOURCES: A PATHWAY TO OPEN MOVEMENT. VSRD International
Journal of Technical & Non-Technical Research. VI (Special Issue), 231-234.
[6] Xem thêm: Downes, S. (2007). Models for Sustainable Open
Educational Resources. Interdisciplinary Journal of Knowledge and Learning
Objects. 3, 29-44.
[7] Xem thêm: Downes, S. (2001). Learning Objects: Resources For
Distance Education Worldwide. International Review of Research in Open
and Distance Learning. 2 (1), 1-35.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barik, N. & Bhue, S. (2015). Open Educational Resources: A Pathway
to Open Movement. VSRD International Journal of Technical & Non-
Technical Research. 6 (Special Issue). 231-234.
2. Downes, S. (2001). Learning Objects: Resources For Distance Education
Worldwide. International Review of Research in Open and Distance
Learning. 2 (1), 1-35.
3. Downes, S. (2007). Models for Sustainable Open Educational Resources.
Interdisciplinary Journal of Knowledge and Learning Objects. 3, 29-44.
4. Geser, G. & Schön, S. (2008). Open Educational Resources and Practices.
eLearning Papers, 7, 1-10.
118 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
5. Natarajan, M. (2005). Innovative Teaching Techniques for Distance
Education, Communications of the IIMA, 5 (4), 73-80.
6. Richter, Th. & McPherson, M. (2012). Open Educational Resources:
Education for the World? Distance Education. 33, 201-219.
7. Ritzhaupt. A. D. (2010). Learning Object Systems and Strategy: A
Description and Discussion. Interdisciplinary Journal of E-Learning and
Learning Objects. 6, 217-238.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_chat_cua_he_thong_giao_duc_mo_trong_boi_canh_cua_cuoc_ca.pdf