Trong 10 năm trở lại đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến văn hoá
doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, đạo đức kinh doanh Tên gọi
có thể khác nhau, nhưng chung quy lại là các giá trị vô hình làm nên
sự thành - bại của một doanh nghiệp. Văn hoá, cũng như văn hoá
doanh nghiệp vốn là một khái niệm rộng, nhưng suy cho cùng nó
được quyết định bởi sự tài ba của nhà lãnh đạo cũng như ý chí của
các thành viên trong doanh nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Văn hóa doanh nghiệp- Trách nhiệm không của riêng nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VHDN - Trách nhiệm
không của riêng nhà
lãnh đạo
Trong 10 năm trở lại đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến văn hoá
doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, đạo đức kinh doanh… Tên gọi
có thể khác nhau, nhưng chung quy lại là các giá trị vô hình làm nên
sự thành - bại của một doanh nghiệp. Văn hoá, cũng như văn hoá
doanh nghiệp vốn là một khái niệm rộng, nhưng suy cho cùng nó
được quyết định bởi sự tài ba của nhà lãnh đạo cũng như ý chí của
các thành viên trong doanh nghiệp.
Đời sống xã hội không thể thiếu yếu tố văn hoá
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tưởng như kết thúc thành công và trọn vẹn thì
tại buổi lễ mừng tân Hoa hậu lại diễn ra một sự cố đáng tiếc: người nhà
của một thành viên Ban tổ chức cuộc thi đã đánh một phóng viên ảnh
đến chảy máu mũi khi anh đang tác nghiệp. Chưa hết, người đàn ông
còn văng tục và đáp trả lời giải thích của anh phóng viên ảnh bằng
những lời lẽ cực kỳ khiếm nhã trước sự chứng kiến của rất nhiều quan
khách và bạn bè quốc tế có mặt tại buổi lễ. Đáng tiếc là hành vi vô văn
hoá này lại xảy ra ở một sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế diễn ra ở
Việt Nam. Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều hệ quả đau lòng khi mà
đời sống xã hội thiếu đi yếu tố văn hoá.
Trong một không gian hẹp hơn, ở lĩnh vực kinh tế, khi đi tìm câu hỏi vì
sao doanh nghiệp này thành công, tạo được chỗ đứng và thương hiệu
trên thương trường thì lại có doanh nghiệp kia thất bại, phá sản, người ta
nhận ra rằng văn hoá là yếu tố quan trọng chi phối sự thành - bại này,
chứ không đơn thuần là vấn đề nguồn vốn. Nói cách khác, để thành
công, một doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng văn hoá doanh
nghiệp của riêng mình. Văn hoá doanh nghiệp nên được hiểu rộng ra
thành yếu tố đạo lý trong kinh doanh, định hướng giá trị kinh doanh,
nhân cách văn hoá trong kinh doanh (GS.TS Hoàng Vinh). Hay khái
quát hơn, có thể định nghĩa như TS Phan Quốc Việt (Trung tâm Phát
triển Kỹ năng Con người Tâm Việt), "văn hoá doanh nghiệp là bất kể cái
gì liên quan đến người lao động miễn sao doanh nghiệp liên tục tạo ra
được nhiều lợi nhuận hơn mà chi phí ít hơn"… chứ không đơn thuần là
văn hoá ứng xử như cách hiểu của đại bộ phận chúng ta bấy lâu nay.
Nhà lãnh đạo – vị nhạc trưởng tài ba
Định hình và phát triển những chuẩn mực cho một doanh nghiệp, trách
nhiệm trước hết thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo
doanh nghiệp là vị nhạc trưởng in đậm dấu ấn cá nhân và dấu ấn tập thể
lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp lên toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định rõ chiến lược hoạt
động của doanh nghiệp trên thương trường, xác lập quy tắc ứng xử trong
đối nội và đối ngoại. Về đối nội, người lãnh đạo phải tập trung xây dựng
được kế hoạch chiến lược, tuyển chọn nhân viên và sử dụng nhân viên
hợp lý; xây dựng được quy trình hoạt động và tổ chức điều hành, tổ chức
kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp. Trong đối ngoại, người lãnh
đạo phải tạo dựng được uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
Rõ ràng sự tài ba của vị nhạc trưởng - nhà lãnh đạo - là yếu tố hàng đầu
quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy văn hoá doanh
nghiệp trước hết là dấu ấn cá nhân của nhà lãnh đạo.
Mỗi nhân viên là một cá thể có văn hoá
Nhưng những giá trị, chuẩn mực do nhà lãnh đạo tạo nên không được
gọi là văn hoá doanh nghiệp khi không được phổ biến đến mọi thành
viên của doanh nghiệp hoặc được phổ biến nhưng không được số đông
đồng thuận. Vậy thì văn hoá doanh nghiệp phải được xây dựng nên từ
nền tảng ý kiến của số đông và phải phục vụ được lợi ích của số đông
này.
Thêm nữa, một doanh nghiệp có văn hoá trước hết mỗi thành viên phải
là một cá thể có văn hoá. Các thành viên có nghĩa vụ cùng với người
lãnh đạo xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp mình. Cũng trong quá
trình đó, anh ta sẽ thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn mà công
ty đang gặp phải trong một giai đoạn nhất định. Khi đó, các thành viên
sẽ nhận thức khó khăn như một trở lực tạm thời và chắc chắn sẽ có giải
pháp, chứ không phải là sự bế tắc của doanh nghiệp khiến anh ta phải
tìm lối thoát cho mình ở một doanh nghiệp đối thủ.
Mỗi thành viên cần xem mình là một yếu tố cấu thành của doanh nghiệp.
Chỉ như vậy, thành viên đó mới sống chết với doanh nghiệp, bởi sự tồn
vong của doanh nghiệp quyết định sự sống còn của bản thân mình.
Văn hoá con người cần được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, chứ không đơn
thuần chỉ trong môi trường cơ quan, công sở. Một người không thể gọi
là một công dân có văn hoá khi anh ta sẵn sàng văng tục khi bị một ai đó
vô tình quệt xe khi qua đường, hay sẵn sàng chen lấn để lao lên phía
trước trong một đám tắc đường, cho dù anh ta là một công chức mẫu
mực.
Như vậy, để tạo ra nét văn hoá đặc trưng cho doanh nghiệp, trách nhiệm
thuộc về cả cá nhân nhà lãnh đạo và tập thể thành viên của doanh
nghiệp. Trong đó, nhà lãnh đạo đóng vai trò xác lập nên bản sắc văn
hoá, các thành viên có nghĩa vụ vun đắp và quảng bá để đặc trưng văn
hoá của doanh nghiệp mình có sức sống bền vững trong cộng đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhdn_trach_nhiem_khong_cua_rieng_nha_lanh_dao_1954.pdf