Bài viết Vấn đề đạo đức trong đào tạo những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai

Theo ông Dean Krehmeyer, Giám đốc điều hành Bàn tròn doanh

nghiệp của Viện Đạo đức doanh nghiệp, các trường đào tạo kinh

doanh làm chưa đủ trách nhiệm để có thể nhấn mạnh đạo đức như

một môn học hay một phần quan trọng trong các môn học khác

trong hệ thống chương trình của mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Vấn đề đạo đức trong đào tạo những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề đạo đức trong đào tạo những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai Theo ông Dean Krehmeyer, Giám đốc điều hành Bàn tròn doanh nghiệp của Viện Đạo đức doanh nghiệp, các trường đào tạo kinh doanh làm chưa đủ trách nhiệm để có thể nhấn mạnh đạo đức như một môn học hay một phần quan trọng trong các môn học khác trong hệ thống chương trình của mình. Ngày nay MBA là một quá trình theo đuổi sự nghiệp tốn kém. Chi phí MBA nhiều thứ gộp lại gồm chi phí cơ hội do giảm thu nhập, tiền nhà ở, chi phí sinh hoạt, cộng thêm học phí và tiền mua tài liệu. Như thế giá của một cái bằng MBA của một trường có thứ hạng cao có thể lên đến 200.000$, có khi còn hơn. Chi phí này càng cao thì sẽ có nhiều người đặt câu hỏi liệu có đáng phải gặp nhiều rắc rối để lấy được tấm bằng MBA hay không. Một vài nỗ lực nhằm đưa ra lời giải đáp này bằng cách so sánh về các mức lương hay mức độ hợp tác của những người có bằng MBA và những người chưa có bằng MBA trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm sau khi tốt nghiệp. Trong khi không có một sai sót nào với những khuôn khổ so sánh này thì lại có một hệ đo lường khác thực sự quan trọng hơn nhiều: Đó chính là tới một mức độ nào thì các trường đào tạo kinh doanh tạo ra những người lãnh đạo có đạo đức. Đó là những người được chuẩn bị để tạo ra giá trị bền vững trong thương trường ngày càng năng động và phức tạp trên toàn thế giới? Xây dựng các chuẩn mực đạo đức của người lãnh đạo vừa là sự bắt buộc có tính chất học thuật vừa là vấn đề tối quan trọng của bất kỳ trường đào tạo kinh doanh nào muốn tồn tại trong thời gian dài. Đây không phải ý kiến chủ quan của riêng tôi, điều này đã được kiểm chứng qua thời gian trong những cuộc trò chuyện giữa tôi và CEOs và các giám đốc khác trong quá trình lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp. Hàng ngày, những người đứng đầu các tập đoàn lớn – các công ty tương tự thuê một lượng lớn chủ yếu những MBAs - phải đối mặt với những thách thức lớn do tốc độ toàn cầu hóa và những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông. Chương trình hiện đại Những thách thức này không thể chỉ giải quyết bằng những bảng số liệu đơn thuần. Đây chính là lý do cho bản báo cáo chuyên đề của tôi gần đây mang tên định hướng tương lai cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp: Các chuẩn mực và vận dụng cho chương trình đạo đức kinh doanh hiện đại, kêu gọi các trường đào tạo kinh doanh làm theo các nguyên tắc và vận dụng vào việc xây dựng đạo đức trong kinh doanh hiện đại. Bản báo cáo dựa trên những điểm lưu ý của các cán bộ giảng viên và những nhà lãnh đạo kinh doanh, đã khuyên các trường đào tạo kinh doanh làm theo các nguyên tắc trong 3 lĩnh vực có quan hệ mật thiết: các khóa học về đạo đức, toàn bộ các chương trình giảng dạy và cộng đồng trường học rộng lớn. Một nghiên cứu gần đây của McKinsey Quarterly đã chỉ ra rằng ngày nay những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc giúp giải quyết những vấn đề đang gây áp lực cho xã hội, từ việc chăm sóc sức khỏe cho tới những thay đổi của môi trường. Nhà báo Thomas Friedman của tờ New York Times đã lưu ý rằng chính công nghệ truyền thông đã cho phép một người dân bình thường - chỉ với một chiếc điện thoại có chụp hình và kết nối Internet – có thể tạo ra một ảnh hưởng lớn ngay tức khắc. Hiện nay nhận xét của Friedman càng được nhân lên bởi 100.000 người lao động đang làm việc trong 15 doanh nghiệp phân chia hoạt động ở 50 nước với nền văn hóa, luật pháp và những giá trị tinh thần khác nhau – Bạn sẽ hiểu được những thách thức của việc lãnh đạo một công ty lớn. Trong thư giới thiệu bản báo cáo của chúng tôi, Harold McGraw III, chủ tịch doanh nghiệp Roudtable kiêm chủ tịch và CEO của công ty McGraw-Hill (MHP), người khai sinh ra BusinessWeek đã nói rõ rằng những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới “tất cả các công ty, các ngành công nghiệp và tất cả các nước”. Mc Graw, người đã giành được bằng MBA của trường Wharton vào năm 1976, kết thúc bức thư của ông bằng một tuyên bố: "Giới kinh doanh đang trông đợi vào những nhà lãnh đạo giỏi và có đạo đức trong tương lai” Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp không còn tranh cãi về tính chính đáng của vai trò và sự quan trọng của đạo đức. Đúng hơn là, họ tìm ra những cách thức mới để đưa đạo đức vào vận dụng. Phần lớn trong số họ nhận ra rằng những thách thức trong tương lai của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn hơn. Rõ ràng là đạo đức là một điểm cốt lõi trong chuẩn mực kinh doanh và là một điểm chủ yếu cho thế hệ các nhà quản lý sau này. Sự đồng thuận Mặc dù, không phải tất cả các trường đào tạo kinh doanh ở Mỹ đều có nhiều thách thức. Một trong những gợi ý quan trọng nhất trong bản báo cáo của tôi là các trường đào tạo kinh doanh nên yêu cầu đạo đức như là một khóa học nền tảng trước và hợp thành nội dung đạo đức cho tất cả chuẩn mực kinh doanh khác. Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp là một trong những chuẩn mực rất quan trọng trong kinh doanh. Và do đó với các môn học như tài chính, marketing, kế toán và các môn tương tự đều cần khóa học riêng rẽ: phổ biến kiến thức cụ thể cho sinh viên về học thuyết đạo đức và khuôn khổ cho việc phân tích; giúp sinh viên phát triển một số các kỹ năng cho việc hình thành nên những khái niệm đạo đức thống nhất để vận dụng vào việc đưa ra các quyết định kinh doanh và các ứng dụng quản lý; thúc đẩy sinh viên có một sự tự nhận thức đúng đắn hơn bằng cách khuyến khích sự gạn lọc về giá trị và sự tự nhìn nhận của mỗi người đối với từng ví trí của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Trong một khoảng thời gian dài, các trường đào tạo kinh doanh sẽ phải hoặc gần như giảng dạy đạo đức kinh doanh hoặc chọn lựa một khóa học độc lập hoặc một mô hình tổng hợp. Sẽ là một lựa chọn sai lầm khi cả hai lựa chọn này có thể gửi đến sinh viên thông điệp sai – hoặc môn đạo đức này chỉ là nội dung của một khóa học đơn lẻ (nhưng không phải là trong môn marketing và môn tài chính) hay môn đạo đức này chẳng là gì hơn so với việc thêm vào những chuẩn mực khác. Định giá thị trường Nếu những trường đào tạo kinh doanh muốn bắt kịp tốc độ với các doanh nghiệp, Họ cần phải loại bỏ suy nghĩ “hoặc thế này hoặc thế kia” và tiến tới một mô hình cần tới cả một khóa học chuyên biệt và cả việc kết hợp những nguyên tắc đạo đức vào nội quy trong trường. Điều này thật không dễ dàng. Nhưng ở mức tối thiểu cần có một sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người đứng đầu các trường đào tạo kinh doanh, các cán bộ giảng dạy, và sinh viên, bao gồm cả những người đã đưa chương trình này vào và những người mới chỉ coi chương trình này mang lại nhiều lợi ích nhất cho nghề nghiệp tương lai của họ. Những định hướng của thị trường đang tạo áp lực lên những trường đào tạo kinh doanh buộc họ phải có những thay đổi như thế. Những định hướng này bắt nguồn từ những tổ chức hàng đầu, nơi mà nhu cầu được thể hiện rõ nhất, thông qua những nhà tuyển dụng đang tuyển một nguồn lớn những người vừa có bằng MBA. Có khoảng 4430 nhà tuyển dụng liên kết với nhau tham gia vào tờ nhật báo phố Wall năm 2007/ các đánh giá xếp bậc của Harris Interactive về các chương trình MBA như " Đạo đức và sự liêm chính của mỗi cá nhân" được xem là một trong năm sự đóng góp quan trọng nhất về việc săn tìm chất xám của SV - chính là biểu thị cho giá trị của thị trường. Đối với những nhà lãnh đạo, người thấy trước được tương lai của hãng họ trong những sinh viên theo học ngành kinh doanh hiện nay, thì sự rèn luyện kỹ năng kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chơi. Thước đo tốt nhất cho việc đánh giá giá trị của trường đạo tạo kinh doanh là dù trong bất kỳ trường hợp nào chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho ra đời những nhà lãnh đạo là những người sáng tạo tốt và quản lý có giá trị Jeffrey Immelt, chủ tịch và CEO của General Electric (GE) và là thành viên của lớp MBA của trường đại học Harvard năm 1982, gần đây đã đưa ra những câu hỏi sau đây cho sinh viên của trường Darden ở Virginia: “Bạn đã từng có 2 năm ở vị trí CEO mà không gây ra hậu quả xấu nào. Bạn có một nền tảng giáo dục tốt và có cơ hội thực hiện điều này. Vậy bạn có muốn học để làm được điều đấy không?” Trong một môi trường mà các quyết định kinh doanh không mang lại kết quả thực tiễn, các trường đào tạo kinh doanh đưa đến cho các nhà lãnh đạo tiềm năng một cơ hội lớn để thử sức mình trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh khó khăn. Ngày nay trừ khi bạn có được kiến thức, kỹ năng sắc bén và hiểu đạo đức, giá trị kinh doanh đồng thời làm thế nào để kết hợp được các lợi ích đan xen lẫn nhau và của các nhóm cổ đông có tiếng nói nếu không bạn sẽ cản trở khả năng trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công trong thời gian dài. Các trường đào tạo kinh doanh chuẩn bị cho những nhà lãnh đạo tương lai – và doanh nghiệp của họ - đối mặt với các thách thức về mặt đạo đức trong tương lai sẽ tạo ra giá trị lớn cho cả công ty của họ và cho cả cộng đồng nơi mà họ đang hoạt động. Điều này sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn là chi phí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_dao_duc_trong_dao_tao_nhung_nguoi_lanh_dao_doanh_nghiep_tuong_lai_3074.pdf
Tài liệu liên quan