Bài viết Trở thành sales giỏi: Không khó!

Nghềbán hàng thực chất phụthuộc rất nhiều vào tính cách của bạn. Sựkhác biệt

giữa một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, doanh sốlớn, được gọi bằng một từ

Giỏi với những nhân viên bán hàng loại thường thường bậc trung chính là ởkhả

năng, bản chất, cá tính tựnhiên của mỗi cá nhân.

Nếu nhưbạn có khảnăng giao tiếp tốt, trò chuyện được với nhiều loại người ở

nhiều tầng lớp, giới tính, lứa tuổi khác nhau, thì sales chính là ngành dành cho

bạn. Không có một mẫu sốchung cho tất cảnhững saler thành công, cũng không

có một kỹthuật nào có thểdạy bạn trởthành sales giỏi cả. Không một công thức

nào có thểáp dụng chung cho nhiều người làm sales. Tất cảphụthuộc vào cá tính

tựnhiên của bạn.

Một trong những cản trởlớn nhất với những người làm sales chính là tiền. Khi bán

hàng, điều duy nhất bạn nghĩthường chỉlà tiền và nó cũng là chất xúc tác hình

thành nên phong cách của bạn, cách làm việc của bạn. Nó làm cho bạn giống như

giơmột củcà rốt trước mặt một con lừa vậy.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài viết Trở thành sales giỏi: Không khó!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trở thành sales giỏi: Không khó! Nghề bán hàng thực chất phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của bạn. Sự khác biệt giữa một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, doanh số lớn, được gọi bằng một từ Giỏi với những nhân viên bán hàng loại thường thường bậc trung chính là ở khả năng, bản chất, cá tính tự nhiên của mỗi cá nhân. Nếu như bạn có khả năng giao tiếp tốt, trò chuyện được với nhiều loại người ở nhiều tầng lớp, giới tính, lứa tuổi khác nhau, thì sales chính là ngành dành cho bạn. Không có một mẫu số chung cho tất cả những saler thành công, cũng không có một kỹ thuật nào có thể dạy bạn trở thành sales giỏi cả. Không một công thức nào có thể áp dụng chung cho nhiều người làm sales. Tất cả phụ thuộc vào cá tính tự nhiên của bạn. Một trong những cản trở lớn nhất với những người làm sales chính là tiền. Khi bán hàng, điều duy nhất bạn nghĩ thường chỉ là tiền và nó cũng là chất xúc tác hình thành nên phong cách của bạn, cách làm việc của bạn. Nó làm cho bạn giống như giơ một củ cà rốt trước mặt một con lừa vậy. Vì bản chất là một công việc giống như kiểu một nhiệm vụ giao khoán, nên việc tuyển dụng công việc này diễn ra khá thoải mái. Trong hầu hết trường hợp những người sếp không biết chút nào về sales cũng có thể tuyển dụng bạn và chọn bạn vào vị trí họ cần. Tuy nhiên, công việc bán hàng (sales) lại khác, nếu như bạn không làm tốt, bạn không đạt chỉ tiêu và bạn không có tiền hoa hồng, thậm chí cả lương, rất đơn giản. Tất nhiên, đôi chỗ cũng có thể đưa ra cho bạn một mức lương tượng trưng, tuy nhiên, phần lớn mức thu nhập của các saler phụ thuộc vào khả năng làm việc thực tế của họ. Và nó cũng là chiếc cân xác đáng nhất để cân xem bạn thực sự có năng lực để làm nghề này không. Làm thế nào để bước chân vào nghề sales? Hầu hết các công ty kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đều có một đội ngũ bán hàng, chịu trách nhiệm quảng bá, tiếp thị và bán sản phẩm tới cộng đồng cũng như các đối tác khác. Chính vì thế, đội sales cũng chính là bộ mặt của công ty và có ảnh hưởng quan trọng tới hình ảnh cũng như thương hiệu của công ty. Đương nhiên, sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyện này nhưng một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp vẫn luôn phải cố gắng thể hiện hình ảnh công ty mình một cách tốt nhất, và lịch sự nhã nhặn nhất có thể. Thông thường, những công ty hay tìm kiếm nhân viên bán hàng thường là các công ty đa quốc gia, công ty kinh doanh ngành viễn thông - thông tin liên lạc, ngành bảo hiểm và tài chính. Do đó, sẽ rất tốt cho cả bạn và họ nếu như bạn gửi CV của bạn tới cho họ để họ hiểu bạn trước. Thường thì ai cũng muốn để lại một "tuyên ngôn" của mình thông qua CV. Với nhiều ngành nghề, điều này không phải bao giờ cũng tốt. Nhưng riêng lĩnh vực bán hàng này, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên. Như đã nói ở trên, rõ ràng việc liệu bạn có thể trở thành người bán hàng thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bản lĩnh bẩm sinh của bạn. Thế nên, hãy thử coi chính mình như một "món hàng" mà bạn cần thuyết phục khách hàng mua và cố gắng hết mức có thể để món hàng của bạn vừa ý khách hàng, và họ quyết định lựa chọn bạn. Một điểm quan trọng nữa là hãy chú ý lựa chọn và ứng tuyển vào một công ty mà thị trường nó nhắm đến quen thuộc với bạn. Chẳng hạn, nếu như bạn là người trung thực và am hiểu về tài chính, đương nhiên nên chọn lĩnh vực tài chính để tham gia ứng tuyển. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể thử mạo hiểm tham gia vào một số lĩnh vực mà bạn tin rằng mình có thể dễ dàng thích ứng và theo được. Một điều nữa cũng cần lưu ý là dù hầu hết các công ty tuyển dụng bạn đều có những khoá huấn luyện cho bạn trước khi bắt đầu công việc, tuy nhiên tốt hơn cả là bạn nên có những kiến thức nền trước khi bắt đầu khoá huấn luyện. Khi bạn ứng tuyển bất cứ công việc nào, thường phải trải qua khâu phỏng vấn. Và trong phỏng vấn nghề sales, nên nhớ, nhà tuyển dụng sẽ nhìn bạn với con mắt nhìn một cá nhân cá tính, chứ không phải nhìn vào hồ sơ đẹp của bạn. Vì thế, bạn cần phải biết cách thể hiện bản thân, sự tự tin, bản lĩnh, đừng chần chừ trước các câu hỏi mà bạn nhận được và hãy làm như buổi phỏng vấn mang lại cảm giác rất thoải mái cho bạn. Bạn sẽ được đào tạo thế nào? Hầu như mọi công ty tuyển dụng đều có rất nhiều khoá học huấn luyện cho các nhân viên mới. Và theo lời khuyên của các chuyên gia, trong tình huống này, bạn nên tham gia càng nhiều khoá học kiểu này càng tốt. Bởi nó sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều mẹo giúp bạn lấy được khách hàng khi ra ngoài làm việc, va chạm với thực tế. Đương nhiên, những khoá học này cũng sẽ cung cấp cho bạn rất rất nhiều thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của công ty - những thứ mà bạn sẽ chào bán với khách hàng. Có thể ở vào thời điểm này, bạn sẽ thấy nó thật vô bổ, nhưng về lâu dài, bạn sẽ thấy nó thực sự rất có ích với bạn. Vậy một sales giỏi cần có những tố chất gì? - Khả năng trình bày vấn đề chuyên nghiệp với khách hàng. - Hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của mình - Tự tin - Giao tiếp tốt, lợi khẩu - Kỹ năng lắng nghe tốt Đương nhiên, những điều này chỉ là những tố chất mang tính tương đối trong một sales giỏi. Một lần nữa cần phải khẳng định, không có một công thức chung nào trong nghề sales này cả và sự chuyên nghiệp của người này không thể bê nguyên cho người khác. Hoàn thiện những kỹ năng bán hàng cơ bản Bạn là một nhà kinh doanh hay đơn giản chỉ là người bán hàng? Chắc chắn bạn muốn thành công trong lĩnh vực mình đã chọn? Vậy bạn đã trang bị những kỹ năng nào để có thể thành công? Bài viết dưới đây muốn chia sẻ với các bạn những kỹ năng cơ bản để trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn và áp lực. Truyền đạt hiệu quả: Truyền đạt là một thuật ngữ rất rộng. Tôi không muốn nói đến kỹ năng hùng biện thuyết phục ở đây, điều tôi muốn nói đến chính là khả năng ăn nói rõ ràng, lưu loát. Bạn cũng có thể sử dụng khả năng ngôn ngữ cơ thể của mình miễn sao để những điều bạn nói là dễ hiểu nhất. Có khả năng lắng nghe Song song với việc truyền đạt, một người bán hàng chuyên nghiệp biết khi nào nên dừng lại để lắng nghe. Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ ngắt người khác khi họ đang nói, bởi lẽ làm như vậy họ sẽ không thể xác định được những nguyện vọng từ phía đối tượng họ đang cố gắng truyền đạt. Đặt ra những câu hỏi thông minh Những người bán hàng thường hay tò mò muốn biết nhu cầu hay nguyện vọng thực sự của người mua hàng là gì, vì vậy họ cần phải đặt ra những câu hỏi dẫn đến câu trả lời. Đặt câu hỏi là một kỹ năng tự nhiên của người bán hàng bởi họ luôn nóng lòng tìm ra lời giải cho bài toán của mình Người giải quyết vấn đề Một kỹ năng bán hàng khác là sự khát khao và khả năng giải quyết vấn đề. Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn muốn giải quyết vấn đề. Khả năng tập trung vào câu hỏi vấn đề của người mua là gì và đưa ra những lời khuyên hữu hiệu để giải quyết vấn đề đó dựa trên những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ bán, làm thế nào để kết qủa có lợi cho cả hai bên. Người đề xuất và người kết thúc Một người bán hàng thành công sẽ làm chủ việc bán hàng từ đầu đến cuối. Họ không bao giờ cần bất kỳ ai nói với họ lúc này hay lúc khác cần phải làm gì bởi vì hơn ai hết họ hiểu rằng nếu họ không làm họ sẽ chẳng kiếm được đồng xu nào. Họ luôn bền bỉ từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình thậm chí những mục tiêu nhỏ nhất. Hình ảnh tự tin, năng động Ý nghĩ rằng họ có thể làm được những gì mình đặt ra là ý thức thường thấy ở những người bán hàng. Họ không thu mình lại trong những cuộc gặp mặt hay nói chuyện với người khác, họ luôn cố gắng tìm kiếm điều gì mới mẻ. Họ hiếm khi cho phép những đièu tiêu cực về mình làm ảnh hưởng đến những gì họ đang nỗ lực thực hiện bởi vì họ biết rằng họ là ai và họ có thể làm gì. Sởi lởi và chu đáo Những người bán hàng chuyên nghiệp nhất thường là những người rất nhã nhặn và sởi lởi. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng nhã nhặn, sởi lởi là một cách để bạn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng với người khác. Người ta thường bị thu hút bởi những người lịch sự với mình và đây cũng chính là nền tảng để xây dựng mối quan hệ với người khác... bao gồm cả người mua. Có sức thuyết phục tự nhiên Một kỹ năng khác cũng dễ nhận thấy ở người bán hàng chuyên nghiệp đó là họ rất có sức thuyết phục hoặc họ biết làm thế nào để đạt được những gì họ muốn. Họ tập trung vào những gì họ muốn và họ trung thành với hướng đi đó cho đến khi họ đạt được mục tiêu. Họ hầu như không bao giờ từ bỏ hoặc cam chịu. Con người của sự liêm chính Sự trung thực trong bán hàng là rất quan trọng, tuy nhiên kỹ năng này không thể đào tạo được. Một người bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu sự liêm chính nếu không sứm hay muộn họ cũng sẽ mất đi những khách hàng mà họ đã phải mất nhiều công sức mới có được. Sự thật đã chứng mính rằng, có được khách hàng rất khó nhưng để mất khách hàng thì rất dễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftro_thanh_sale_gioi_9076.pdf
Tài liệu liên quan