Tìm hiểu xuất phát điểm cũng như việc áp dụng triết lý lãnh đạo
phục vụ trong các tổ chức ngày nay, tác giả Larry C. Spears đã đưa
ra cái nhìn khá toàn diện về khái niệm này trong bài viết trên tạp
chí Leader to Leader.
Ý tưởng của Robert K Greenleaf về việc lãnh đạo phục vụ (servantleadership) đã ra đời được bốn thập kỷ và đang tiếp tục tạo ra cuộc cách
mạng thầm lặng ở nhiều môi trường làm việc trên thế giới.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, các nhà quản lý có xu hướng xem
con người như những công cụ, trong khi các tổ chức chỉ xem nhân viên
của họ như những bánh răng trong một cỗ máy.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Triết lý lãnh đạo phục vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triết lý lãnh đạo phục
vụ (phần 1)
Tìm hiểu xuất phát điểm cũng như việc áp dụng triết lý lãnh đạo
phục vụ trong các tổ chức ngày nay, tác giả Larry C. Spears đã đưa
ra cái nhìn khá toàn diện về khái niệm này trong bài viết trên tạp
chí Leader to Leader.
Ý tưởng của Robert K Greenleaf về việc lãnh đạo phục vụ (servant-
leadership) đã ra đời được bốn thập kỷ và đang tiếp tục tạo ra cuộc cách
mạng thầm lặng ở nhiều môi trường làm việc trên thế giới.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, các nhà quản lý có xu hướng xem
con người như những công cụ, trong khi các tổ chức chỉ xem nhân viên
của họ như những bánh răng trong một cỗ máy.
Một vài thập kỷ trước, chúng ta đã chứng kiến một sự tiến bộ trong quan
điểm về lãnh đạo. Ngày nay, trong các tổ chức phi lợi nhuận và lợi
nhuận, chúng ta thấy các mô hình lãnh đạo truyền thống, chuyên quyền
và thứ bậc đã chịu nhường cho một cách làm việc khác - dựa trên nhóm
và cộng đồng, tìm kiếm sự liên quan của nhiều người trong quyết định,
dựa trên hành vi có tính đạo đức và sự quan tâm, và cố gắng để hoàn
thiện cá nhân trong khi vẫn cải thiện sự quan tâm và chất lượng của
nhiều tổ chức.
Cách tiếp cận với việc lãnh đạo và sự phục vụ bắt đầu từ Greenleaf.
Khái niệm lãnh đạo phục vụ lần đầu tiên được Greenleaf (1904–1990)
sử dụng trong một bài báo có nhan đề: "Nhà lãnh đạo là người phục vụ".
Từ đó, hơn một nửa triệu bản sao cuốn sách và bài báo của ông đã được
bán trên toàn thế giới.
Greenleaf dành hầu hết thời gian công việc trong cuộc đời của mình
trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và giáo dục quản lý ở AT&T. Với
nghề nghiệp hơn 40 năm ở AT&T, Greenleaf thích thú nghề nghiệp thứ
hai - kéo dài trong 25 năm, trong suốt thời gian ông làm việc như một
nhà tư vấn có ảnh hưởng với nhiều tổ chức lớn như Đại học Ohio, tổ
chức Ford, tổ chức R. K. Mellon, Mead, Tổ chức nghiên cứu Quản lý
Hoa Kỳ, Quỹ Lilly...
Năm 1964, Greenleaf cũng thành lập Trung tâm Nguyên tắc ứng dụng,
mà năm 1985 được đổi tên thành trung tâm Robert K. Greenleaf và hiện
giờ đặt trụ sở ở Indianapolis.
Chậm mà chắc, các bài viết về lãnh đạo phục vụ của Greenleaf có ấn
tượng sâu sắc, lâu dài với các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, và nhiều
người quan tâm đến vấn đề lãnh đạo, quản lý, phục vụ và sự phát triển
cá nhân.
Các tiêu chuẩn ứng dụng nhanh chóng được nâng lên thành ý tưởng,
được chứng thực bởi các tác phẩm củaStephen Covey, Peter Senge, Max
DePree, Margaret Wheatley, Ken Blanchard và nhiều người khác, những
người gợi ý rằng có cách tốt hơn để lãnh đạo và quản lý các tổ chức của
chúng ta.
Các bài viết của Greenleaf về chủ để lãnh đạo phục vụ giúp cho phong
trào này bắt đầu, và quan điểm của ông đã có tác động sâu sắc và ngày
càng tăng lên nhiều người.
Lãnh đạo phục vụ là gì?
Ý tưởng nhà lãnh đạo như một người phục vụ xuất phát một phần từ
kinh nghiệm hơn nửa thập kỷ của Greenleaf trong công việc định hình
cho các tổ chức. Tuy nhiên, suy nghĩ rõ ràng của Greenleaf bắt đầu từ
những năm 1960, khi ông đọc tiểu thuyết của Hermann Hesse có tên gọi
"Hành trình tới phương Đông" - cuộc hành trình thần thoại của một
nhóm người dựa trên một đòi hỏi tinh thần.
Sau khi đọc câu chuyện này, Greenleaf kết luận rằng ý nghĩa trọng tâm
của nó là các nhà lãnh đạo vĩ đại trải qua kinh nghiệm đầu tiên như một
người phục vụ những người khác, và thực tế đơn giản này là trọng tâm
của sự vĩ đại của nhà lãnh đạo. Sự lãnh đạo đích thực đến từ nhũng
người mà động cơ cơ bản là khao khát giúp đỡ những người khác.
Trong các tác phẩm của mình, Greenleaf bàn về nhu cầu cho cách tiếp
cận tốt hơn với việc lãnh đạo, một trong số đó là phục vụ những người
khác - bao gồm nhân viên, khách hàng, và cộng đồng - như là ưu tiên số
1. Lãnh đạo phục vụ nhấn mạnh vào việc phục vụ những người khác
ngày một tăng, cách tiếp cận toàn diện với công việc, thúc đẩy nhận thức
của công đồng và chia sẻ quyền lực trong việc ra quyết định.
Từ servant (người phục vụ, người đầy tớ) và leader (người lãnh đạo)
thường được nghĩ là các từ đối lập. Khi hai sự đối lập này ghép lại với
nhau trong một cách có ý nghĩa, sẽ sinh ra nghịch lý. Vì thế từ "người
phục vụ" và "người lãnh đạo" được ghép lại với nhau để mang lại ý
tưởng có tính nghịch lý: lãnh đạo phục vụ.
Ai là nhà lãnh đạo phục vụ?
Greenleaf nói rằng nhà lãnh đạo trước tiên phải là người phục vụ. Trong
cuốn: "Nhà lãnh đạo là người phục vụ", ông viết: "Bắt đầu với cảm xúc
tự nhiên rằng một người muốn được phục vụ, trước tiên phải phục vụ.
Sau đó lựa chọn có nhận thức sẽ mang người đó đến với khát khao lãnh
đạo. Sự khác biệt tự bộc lộ trong sự quan tâm của người phục vụ - trước
tiên là đảm bảo rằng những nhu cầu được ưu tiên cao nhất của mọi
người đang được phục vụ".
Bài kiểm tra tốt nhất là: Có phải những người này phục vụ sự phát triển
của những cá nhân, có phải họ, trong lúc được phục vụ, trở nên mạnh
khoẻ hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, tự trị hơn so, chắc chắn để trở
thành những người phục vụ hơn? Và ảnh hưởng tới những đặc quyền
trong xã hội là gì? Liệu họ sẽ có lợi hay ít nhất họ sẽ không bị túng
quẫn?.
Về cốt lõi, lãnh đạo phục vụ là một cách tiếp cận lâu dài, biến đổi với
cuộc sống và công việc - trong sự hiện diện, trong cách tồn tại - mà có
tiềm năng tạo ra sự thay đổi tích cực trong toàn xã hội.
Larry C. Spears
Leader to leader
Nguyệt Ánh (dịch)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triet_ly_lanh_dao_phuc_vu_phan_1__8916.pdf
- triet_ly_lanh_dao_phuc_vu_phan_2__8279.pdf