Sau khi lựa chọn được một cổ phiếu tốt, nhà đầu tư phải tính
toán thời điểm mua vào để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi có ý định đầu tư vào cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư cần
theo dõi khối lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu và
quy mô lệnh của cổ phiếu đó
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Thời điểm mua cổ phiếu hiệu quả?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời điểm mua cổ phiếu hiệu quả?
Sau khi lựa chọn được một cổ phiếu tốt, nhà đầu tư phải tính
toán thời điểm mua vào để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi có ý định đầu tư vào cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư cần
theo dõi khối lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu và
quy mô lệnh của cổ phiếu đó - Ảnh: Việt Tuấn.
Bài viết này đưa ra một số dấu hiệu để nhận biết trước thời điểm
thích hợp.
Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư lựa chọn mua một loại cổ
phiếu. Tuy nhiên, khi lựa chọn được một cổ phiếu có các chỉ số
cơ bản chấp nhận được mà không biết cách chọn thời điểm mua
thích hợp thì vẫn tồn tại những rủi ro.
Khi giá cổ phiếu giảm, hoặc đi ngang trong một khoảng thời gian
dài có thể làm cho vốn của nhà đầu tư bị đọng lại tại cổ phiếu đó
và mất nhiều chi phí cơ hội khác. Điều này dễ gây nên ức chế
tâm lý cho nhà đầu tư và khiến họ có thể bán đi ngay trước khi cổ
phiếu bước vào chu kỳ tăng giá.
Biểu đồ kỹ thuật của DPC.
Khi có ý định đầu tư vào cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư cần theo
dõi khối lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu và quy mô lệnh
của cổ phiếu đó.
Khi xuất hiện khối lượng giao dịch tăng so với mức bình thường
kèm theo giá tăng thì đó chính là thời điểm thích hợp để mua.
Khối lượng giao dịch mua bán bình thường của một cổ phiếu là
lượng giao dịch bình quân ngày của cổ phiếu đó trong khoảng
30-50 ngày.
Khi khối lượng giao dịch tăng thường kéo theo giá tăng, đây là
quy luật cung - cầu. Khối lượng giao dịch tăng có thể do cổ phiếu
được nhà đầu tư quan tâm hơn, hay do các thông tin nội gián lọt
ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi các công ty chuẩn bị báo
cáo tài chính hay trước các cuộc họp cổ đông.
Ngoài ra, việc khối lượng giao dịch tăng cũng có thể là dấu hiệu
của sự tham gia của một nhà đầu tư lớn (tổ chức, quỹ đầu tư...).
Đây là những đối tượng có ảnh hưởng khoảng 70% đến tình hình
giao dịch. Khối lượng giao dịch cùng quy mô lệnh tăng là dấu
hiệu nhận biết sự tham gia của đối tượng này.
Biểu đồ kỹ thuật của PNC.
Có thể xem xét hai ví dụ cụ thể với cổ phiếu DPC của Công ty Cổ
phần Nhựa Đà Nẵng và cổ phiếu PNC của Công ty Cổ phần Văn
hoá Phương Nam.
Nhìn vào đồ thị, có thể thấy rằng trong mốc thời gian từ trước
tháng 11.2006 đến giữa tháng 12/2006, giá DPC trong xu hướng
đi ngang và khối lượng giao dịch rất ít, khoảng vài nghìn.
Đến giữa tháng 12/2006, giá DPC tăng với khối lượng giao dịch
lớn hơn rất nhiều, và cổ phiếu bắt đầu chu kỳ tăng giá. Vậy nếu
nhà đầu tư mua cổ phiếu khi bắt đầu giai đoạn này sẽ đạt được
hiệu quả cao. Đây cũng chính là giai đoạn Công ty Cổ phần Nhựa
Bình Minh mua cổ phiếu chi phối của Nhựa Đà Nẵng.
Với PNC, trong suốt giai đoạn đầu theo đồ thị, cổ phiếu này có xu
hướng đi ngang. Đến đầu tháng 2/2007, PNC có khối lượng tăng
cao kèm theo giá tăng và bắt đầu chu kỳ tăng giá đến nay.
Đây chỉ là hai ví dụ người viết đưa ra, còn nhiều cổ phiếu ít được
chú ý của các công ty khác cũng có hiện tượng tương tự. Nếu
nhà đầu tư theo dõi sát sao thị trường thì vẫn có thể kiếm được
lợi nhuận ở mức cao kể cả ở các cổ phiếu không được đánh giá
cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thoi_diem_mua_co_phieu_hieu_qua.pdf