Việc TTCK xuống dốc kéo theo sự sụt giảm giá trị vốn hóa và giá
cổ phiếu là chuyện bình thường, nhưng việc giảm EPS trong thời
gian qua rất đáng để xem xét kỹ.
Theo báo cáo Vietnam Monitor tháng 3/2009 của Ngân hàng
Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC), thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS) của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đã giảm
trung bình 29,5% trong năm 2008.
Trên HOSE, có 15 công ty có chỉ số EPS năm 2008 là âm do lợi
nhuận âm, 33 công ty có EPS chỉ vài trăm đồng, 31 công ty có
EPS trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng, trong đó có nhiều công ty
được xếp vào hàng blue-chip.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Thấy gì từ sự giảm sút EPS?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thấy gì từ sự giảm sút
EPS?
Việc TTCK xuống dốc kéo theo sự sụt giảm giá trị vốn hóa và giá
cổ phiếu là chuyện bình thường, nhưng việc giảm EPS trong thời
gian qua rất đáng để xem xét kỹ.
Theo báo cáo Vietnam Monitor tháng 3/2009 của Ngân hàng
Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC), thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS) của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đã giảm
trung bình 29,5% trong năm 2008.
Trên HOSE, có 15 công ty có chỉ số EPS năm 2008 là âm do lợi
nhuận âm, 33 công ty có EPS chỉ vài trăm đồng, 31 công ty có
EPS trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng, trong đó có nhiều công ty
được xếp vào hàng blue-chip.
Trên thực tế, nếu các công ty niêm yết không có các khoản mục
đầu tư tài chính lớn thì sự sụt giảm chỉ số EPS phụ thuộc vào kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong các công ty niêm yết, những gương mặt tiêu biểu cho các
tổ chức đầu tư tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán rất
ít, chủ yếu là các công ty sản xuất - kinh doanh, nhưng hầu hết
đều có đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
Mua bán cổ phiếu, đầu tư bất động sản và huy động vốn quá
nhiều là nguyên nhân chính gây nên sự sụt giảm chỉ số EPS của
hầu hết các công ty niêm yết. Do đó, dù TTCK Việt Nam có hệ số
P/E thấp hơn TTCK một số nước trong khu vực, nhưng HSBC
cho rằng, giá cổ phiếu chưa chắc đã là rẻ.
Mấy năm gần đây, chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư để
giảm thiểu rủi ro, tăng thêm lợi nhuận trở nên khá phổ biến đối
với các công ty. Từ chiến lược đầu tư này mà các dự án xây
dựng bất động sản, đầu tư tài chính, sở hữu chéo giữa các
doanh nghiệp ra đời và hầu hết công ty đều tiến hành huy động
vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu trên TTCK.
Thực tế, các khoản đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong
tổng vốn đầu tư của công ty, tỷ lệ này tại không ít công ty lên tới
50 - 80%. Không phải ngẫu nhiên mà những khuôn mặt sáng giá
trên sàn HOSE như REE, SAM, GMD… có kết quả kinh doanh
năm 2008 thua lỗ, nguyên nhân chính là do trích lập dự phòng
tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
Cũng theo báo cáo của HSBC thì doanh thu của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam trong năm 2008 tăng 40%, nhưng lợi
nhuận hoạt động chỉ tăng 8%. Các khoản đầu tư bất động sản và
chứng khoán thua lỗ đã khiến lợi nhuận ròng giảm 25%.
CTCP Cơ điện lạnh (REE) là một ví dụ. Lợi nhuận của REE trong
vài năm trước đây thường có đến 50% là từ hoạt động đầu tư tài
chính; lợi nhuận còn lại đến phân nửa là thu được từ hoạt động
kinh doanh bất động sản; mảng kinh doanh truyền thống cơ điện
lạnh chiếm tỷ lệ khá nhỏ và doanh thu thường chỉ đạt 70 - 80% so
với chỉ tiêu kế hoạch…
Các chuyên gia cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược
đầu tư riêng, nhưng dù gì đi nữa cũng cần đi sâu vào mảng kinh
doanh truyền thống - thế mạnh riêng của doanh nghiệp, để tạo lợi
nhuận bền vững. Nếu đầu tư dàn trải sang lĩnh vực không hiểu
biết nhiều, về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh và tính bền vững của công ty.
Việc xây dựng những dự án lớn và liên tục phát hành cổ phiếu
mới huy động vốn thông qua TTCK cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm chỉ số EPS.
HSBC cho rằng, việc huy động vốn của các công ty niêm yết đã
làm chỉ số EPS mất tới 29,5% trong năm 2008 và hệ số lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ còn 11% so với mức 18% trong
năm 2007.
Việc huy động vốn liên tục cũng dẫn đến một nghịch lý là doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ do phải trích lập dự phòng đầu tư tài
chính nhưng lượng tiền mặt từ khoản thặng dư vốn, chênh lệch
giá trong các lần huy động vốn lại rất lớn, chẳng hạn như CTCP
Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM).
Ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SAM cải
chính về tin đồn Công ty có khả năng phá sản, trong đó có nội
dung: hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty có nguồn gốc chủ
yếu từ thặng dư vốn khoảng 660 tỷ đồng, tương đương với giá trị
vốn hóa của Công ty trên thị trường.
Chi phí tài chính năm 2008 của Công ty là 293,5 tỷ đồng, trong đó
trích lập dự phòng đầu tư tài chính là 240 tỷ đồng, dẫn đến lợi
nhuận sau thuế âm 67,38 tỷ đồng. Công ty đang kiến nghị xin
mua vào cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ nhằm làm tăng EPS.
Đây cũng là một biện pháp thiết thực đối với các công ty đang
thừa tiền do phát hành cổ phiếu mới quá nhiều nhưng lợi nhuận
âm, nhằm phục hồi lại EPS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_gi_tu_su_giam_sut_eps.pdf