45 phút cuối cùng trong phiên giao dịch trên sàn TP.HCM là
dành cho các giao dịch thỏa thuận với khối lượng từ 20.000
cổ phiếu (CP) hoặc chứng chỉ quỹ trở lên. Thời gian dù ngắn
cũng đủ để cho một số nhà đầu tư (NĐT) "làm xiếc" với giá
CP nếu họ muốn.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Thận trọng trước kiểu giao dịch “lạ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thận trọng trước kiểu giao
dịch “lạ”!
45 phút cuối cùng trong phiên giao dịch trên sàn TP.HCM là
dành cho các giao dịch thỏa thuận với khối lượng từ 20.000
cổ phiếu (CP) hoặc chứng chỉ quỹ trở lên. Thời gian dù ngắn
cũng đủ để cho một số nhà đầu tư (NĐT) "làm xiếc" với giá
CP nếu họ muốn...
Chỉ mua giá trần
Cuối phiên giao dịch ngày 29.1, có 83.000 CP của Tổng CTCP
phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) được giao dịch thỏa thuận với
giá trần 59.500 đồng/CP. Trong khi trước đó, đợt khớp lệnh định
kỳ xác định giá đóng cửa KBC chỉ chốt ở giá 58.000 đồng. Trên
bảng điện tử, còn dư bán gần 70.000 CP này ở mức giá 58.000
đồng, dư bán hơn 85.000 CP ở giá 58.500 đồng và dư bán gần
193.000 CP ở giá 59.000 đồng/CP. Như vậy, tổng cộng số lượng
KBC còn dư bán dưới giá trần lên đến khoảng 348.000 CP trong
khi giao dịch thỏa thuận lại ở mức giá trần là 59.500 đồng.
Tương tự, có 74.000 CP của CTCP đại lý liên hiệp vận chuyển
(GMD) được giao dịch thỏa thuận ở giá trần 78.000 đồng/CP
trong khi giá đóng cửa cuối phiên của CP này là 74.500 đồng/CP.
Trên bảng điện tử, cuối phiên lượng dư bán GMD ở 3 mức giá tốt
nhất từ 75.000 - 76.000 đồng cũng đã lên đến khoảng 60.000 CP
(chưa tính đến khối lượng dư bán ở giá 76.500 - 77.000 đồng).
Một số CP khác cũng có hiện tượng giá thỏa thuận thực hiện cao
hơn rất nhiều so với giá đóng cửa như LCG giao dịch ở giá
75.000 đồng/CP trong khi giá đóng cửa là 72.000 đồng/CP, SSI
giao dịch thỏa thuận ở giá 85.000 đồng/CP trong khi giá đóng
cửa là 82.500 đồng/CP...
Những kiểu giao dịch thỏa thuận "lạ" nói trên diễn ra khá thường
xuyên trên sàn TP.HCM và không ít NĐT đã tỏ ra thắc mắc về
điều này. Tại sàn SSI chi nhánh TP.HCM sáng 29.1 sau khi nhìn
bảng giao dịch thỏa thuận, chị Tuyết - một NĐT quay sang hỏi với
một NĐT bên cạnh: "Có ai lại điên đi mua giá thỏa thuận cao hơn
vậy? Hay có thông tin gì về CP đó?". Những NĐT bên cạnh cũng
lắc đầu không hiểu và "chào thua" với cách giao dịch này. Nhiều
NĐT bán tín bán nghi và cũng thường bàn tán xôn xao từ sàn
đến các diễn đàn mạng về các giao dịch thỏa thuận theo kiểu
trên.
Coi chừng bẫy giá
Giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn kèm với giá trần vì nhu
cầu đầu tư chỉ xảy ra đối với những CP "hot" khi giá trên thị
trường tăng mạnh mà bên bán găm giữ hàng. Trên thực tế khi thị
trường vẫn đang giao dịch đi ngang như hiện nay và muốn mua
trong phiên khớp lệnh bao nhiêu cũng có thì nhu cầu này khó xảy
ra.
Một môi giới chứng khoán tại TP.HCM tỏ ra am hiểu thị trường
cho biết, những người tham gia giao dịch thỏa thuận có nhiều
mục đích khác nhau. Trường hợp NĐT muốn mua CP đó với khối
lượng lớn từ 100.000 CP trở lên thì tất nhiên họ chỉ muốn giao
dịch thỏa thuận để được hưởng thời gian thanh toán ưu tiên T+1.
Riêng đối với những khối lượng giao dịch thỏa thuận nhỏ hơn
nhưng được thực hiện ở giá cao để tránh được trường hợp giá
CP xuống thấp "chạm" tỷ lệ quy định của công ty chứng khoán
NĐT sẽ bị giải chấp CP đang cầm cố.
Thỏa thuận ở mức giá cao để được hưởng tỷ lệ margin cao (NĐT
mua chứng khoán nhưng chỉ có một phần tiền và số còn lại do
công ty chứng khoán cho vay)? Một giả thiết khác nữa là NĐT
đang sử dụng tiền vay để đầu tư chứng khoán theo kiểu T+2
(mua và sau 2 ngày mới phải nộp tiền). Đến ngày phải trả nhưng
chưa có tiền mà vẫn muốn giữ lại số CP đó thì họ có thể thỏa
thuận bán số CP này sang một tài khoản khác (thực chất là tài
khoản của chính họ do người thân đứng tên...) để tiếp tục
"hưởng" ưu đãi 2 ngày sau mới nộp tiền. Vòng quay mua bán cứ
thế sẽ được tiếp tục theo kiểu "tay trái bán tay phải mua"? Ngoài
ra, có một giả thiết nữa là trường hợp thỏa thuận giá trần thông
qua sự hỗ trợ hạn mức giữa các NĐT đi kèm với những giao kết
giữa hai bên?...
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC,
nhận định các giao dịch thỏa thuận trong từng phiên vẫn đảm bảo
giá nằm trong biên độ cho phép nên không có gì sai quy định.
"Tùy mục tiêu giao dịch như thế nào và họ sẵn sàng chấp nhận
đóng phí giao dịch nhiều hơn khi mua bán ở giá cao nhưng các
giả thuyết trên cũng chỉ là suy đoán. Quan trọng là NĐT cá nhân
đừng nhìn vào giao dịch thỏa thuận để chạy theo mua bán trong
phiên sau vì có thể đó chỉ là một cái bẫy giá nên rất dễ bị hớ",
ông Tuấn nói. Tóm lại, NĐT trước khi hiểu tường tận nó là gì thì
cần thận trọng !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- than_trong_truoc_kieu_giao_dich.pdf