Trước thời điểm Lý thuyết triển vọng ra đời, kinh tế học cổ điển
và tân cổ điển đều cho rằng con người “lý trí” trong các hành vi
liên quan đến kinh tế. Nghĩa là khi phải chọn, họ luôn chọn
phương án nào tối đa hóa lợi ích.
Lợi ích theo ngôn ngữ kinh tế được tính là phép nhân giữa điều
mong muốn (có thể là tiền) và xác suất điều đó xảy ra. Kahneman
và Tversky, hai nhà tâm lý học nổi tiếng, không tin con người lại
máy móc như vậy.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơn
Trước thời điểm Lý thuyết triển vọng ra đời, kinh tế học cổ điển
và tân cổ điển đều cho rằng con người “lý trí” trong các hành vi
liên quan đến kinh tế. Nghĩa là khi phải chọn, họ luôn chọn
phương án nào tối đa hóa lợi ích.
Lợi ích theo ngôn ngữ kinh tế được tính là phép nhân giữa điều
mong muốn (có thể là tiền) và xác suất điều đó xảy ra. Kahneman
và Tversky, hai nhà tâm lý học nổi tiếng, không tin con người lại
máy móc như vậy.
Ngược lại, có rất nhiều tình huống cảm xúc và tâm lý có ảnh
hưởng lớn và làm cho con người hành xử không hợp lý. Hai ông,
bằng rất nhiều thí nghiệm, đã chứng minh rằng trong những tình
huống phải chọn lựa và sự chọn lựa có dính đến các yếu tố rủi ro
thì hành vi của con người bị tác động bởi những thành kiến tâm
lý. Hệ quả là phương án mà họ chọn nhiều khi không phải là
phương án tối ưu.
Có khuynh hướng sợ rủi ro, nhưng liều lĩnh hơn nếu đối mặt
với mất mát
Phát hiện quan trọng đầu tiên của Lý thuyết triển vọng là trước
viễn cảnh được một lợi ích nào đó, con người có khuynh hướng
sợ rủi ro (tạm dịch từ thuật ngữ risk-averse), nhưng sẽ có khuynh
hướng liều lĩnh (tạm dịch từ thuật ngữ risk-seeking) nếu phải đối
mặt với mất mát.
Để dễ hiểu, thử tưởng tượng bạn có hai sự lựa chọn, một là chắc
chắn sẽ lời 1 triệu đồng, hai là ném một đồng xu, nếu sấp thì lời
2,2 triệu, nếu ngửa thì không được đồng nào. Bạn sẽ chọn lựa
phương án nào? Kahneman và Tversky đã phát hiện ra rằng
phần đông số người được hỏi lựa chọn phương án một.
Kết quả này khá bất ngờ. Nếu chiếu theo kinh tế học truyền thống
thì người chơi sẽ phải “lý trí” mà chọn phương án hai vì lợi ích
của phương án hai sau khi tính toán xác suất là cao hơn phương
án một (1,1 triệu so với 1 triệu). Việc người chơi chọn phương án
“ăn chắc mặc bền” thể hiện khuynh hướng căn bản của con
người: sợ rủi ro.
Tuy nhiên không phải hoàn cảnh nào con người cũng luôn sợ rủi
ro. Kahneman và Tversky thực hiện một khảo sát khác về hành vi
của con người khi phải đối mặt với sự mất mát. Lựa chọn một
chắc chắn 100% mất 1 triệu đồng, lựa chọn hai lại ném đồng xu,
sấp thì mất 2 triệu, ngửa thì không mất đồng nào. Kết quả cho
thấy đa số người được hỏi chọn phương án hai.
Bản chất con người là rất khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm,
nhất là thừa nhận với người khác. Bán cổ phiếu lỗ coi như thừa
nhận mình đã sai. Đây chính là một trong những sai lầm của
những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, là bán cổ phiếu lúc giá
đang lên và giữ cổ phiếu đang xuống giá.
Xét về giá trị xác suất thì 50% khả năng mất 2 triệu cũng tương
đương việc chắc chắn mất 1 triệu. Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt
đối thì phương án hai rủi ro hơn vì nếu xảy ra, tổng số tiền mất
gấp đôi phương án một. Kahneman và Tversky gọi cách ứng xử
trên là khuynh hướng liều lĩnh hơn nhằm tránh đối mặt với mất
mát.
Sợ mất mát là ám ảnh lớn của con người. Đây cũng là chủ đề thứ
hai của Lý thuyết triển vọng. Bằng nhiều thí nghiệm, Kahneman
và Tversky đã chứng minh rằng việc thua lỗ sẽ gây hậu quả tâm
lý nặng nề hơn niềm vui mang lại do thành công dù là thua hoặc
được cùng một món tiền. Một nhà đầu tư mua cổ phiếu, bán đi,
có lời 10 triệu chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn một nhà đầu tư khác
cũng chơi cổ phiếu, đầu tiên được 50 triệu, sau đó thua lại 40
triệu dù khi tổng kết cả hai người đều lời một số tiền như nhau.
Điểm tham chiếu
Kahneman và Tversky đã liên hệ hai cách ứng xử trên vào lĩnh
vực tài chính hành vi. Khi đánh giá hiệu quả một hoạt động đầu
tư, nhà đầu tư thường dựa trên một điểm tham chiếu. Tính từ
điểm tham chiếu, nếu lỗ thì nhà đầu tư thất vọng nhiều hơn là
niềm vui mang lại từ món lời, dù lời lỗ cùng một số tiền. Nói cách
khác, cái đau của lỗ 10 triệu lớn hơn cái vui của lời 10 triệu.
Dù là một nhánh của kinh tế học, cơ sở lý luận của lý thuyết tài
chính hành vi là từ môn tâm lý học và được hai nhà tâm lý học nổi
tiếng là Daniel Kahneman và Amos Tversky khởi xướng với Lý
thuyết triển vọng vào năm 1979. Bằng các công trình tiên phong
ứng dụng tâm lý con người trong kinh tế học, Kahneman và
Tversky đã mở ra hướng nghiên cứu mới trong kinh tế học nhằm
lý giải những hành vi tưởng chừng phi lý của con người. Với
những đóng góp như vậy, Kahneman đã được trao giải Nobel
kinh tế năm 2002 và là nhà tâm lý học đầu tiên được giải thưởng
danh giá này (Tversky mất năm 1996 và giải Nobel không trao
cho những người quá cố).
Đối với người đầu tư cổ phiếu, điểm tham chiếu thường là giá
mua cổ phiếu và họ khá ám ảnh bởi yếu tố này. Hành động bán
hay tiếp tục giữ cổ phiếu của nhà đầu tư thường phụ thuộc vào
thực tế lời lỗ của cổ phiếu đó. Khi giá cổ phiếu lên so với điểm
tham chiếu, nhà đầu tư thường nhanh chóng bán lấy lời, chứ ít
khi chờ giá lên đến đỉnh.
Ngược lại, khi giá cổ phiếu rớt dưới điểm tham chiếu, nhà đầu tư
thường không bán, mà cứ giữ để chờ giá lên lại. Nhiều nghiên
cứu đã thống kê cho thấy khi cổ phiếu lên giá khoảng 50%, thì đa
số các nhà đầu tư đều dễ dàng quyết định bán, nhưng nếu lỗ
50% thì ít người chịu bán hơn. Khuynh hướng “sợ mất mát” của
con người giải thích tại sao nhà đầu tư, kể cả những quỹ đầu tư
tổ chức, ngại cắt lỗ vì khi cắt lỗ thì các khoản lỗ trên giấy tờ trở
thành lỗ thật.
Bản chất con người là rất khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm,
nhất là thừa nhận với người khác. Bán cổ phiếu lỗ coi như thừa
nhận mình đã sai. Đây chính là một trong những sai lầm của
những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, là bán cổ phiếu lúc giá
đang lên và giữ cổ phiếu đang xuống giá.
Trong trường hợp giá xuống so với giá mua, khuynh hướng liều
lĩnh khi đối mặt với mất mát đã giải thích tại sao nhà đầu tư,
không những không bán cắt lỗ, mà còn có xu hướng mua thêm
cổ phiếu đang xuống giá. Nhà đầu tư làm như vậy thường với
suy nghĩ là để bình quân giá, nhằm tăng khả năng hòa vốn khi cổ
phiếu phục hồi. Trong khi sự thật là họ đang tự đưa mình vào
hoàn cảnh rủi ro (lỗ) hơn: biết bao giờ giá ngừng giảm? Nếu giá
tiếp tục xuống thì liệu nhà đầu tư có đủ vốn để tiếp tục mua vào
bình quân giá đến cùng không? Có chắc là cổ phiếu đó sẽ phục
hồi trong thời hạn ngắn hơn thời hạn đầu tư dự kiến không?
Điểm tham chiếu và thế nào là cổ phiếu rẻ!
Khái niệm điểm tham chiếu thật ra đã được Tversky và
Kahneman đề cập trong một nghiên cứu sớm hơn vào năm 1974.
Hai ông đề xuất rằng con người có khuynh hướng dựa vào một
điểm tham chiếu khi phải giải quyết một vấn đề khó khăn. Hai ông
có một thí nghiệm như sau: Khi được hỏi “Có phải khoảng 45%
các quốc gia châu Phi là thành viên Liên hiệp quốc”, người được
hỏi thường cho con số phần trăm thấp hơn là nếu được hỏi “Có
phải khoảng 65% các quốc gia châu Phi là thành viên Liên hiệp
quốc?”. Như vậy người trả lời đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi số
phần trăm được đưa ra trong câu hỏi, nói cách khác họ đã có
khuynh hướng dùng con số đó làm tham chiếu. Thí nghiệm này
cho kết quả tương tự ở những lĩnh vực khác.
Liên hệ đến chứng khoán, vì việc xác định giá cổ phiếu thế nào là
hợp lý là một việc khá phức tạp, nên các nhà đầu tư thường có
khuynh hướng lấy giá gần đây của một cổ phiếu làm giá tham
chiếu. Giả sử giá gần đây của cổ phiếu A là 80.000 đồng, nếu
bây giờ là 50.000 đồng thì các nhà đầu tư thường nghĩ là rẻ. Thật
ra rẻ đây là rẻ so với giá trước kia. Còn so với giá tương lai thì rõ
ràng là không thể kết luận gì. Có người ví mua cổ phiếu dựa trên
giá quá khứ của nó thì cũng giống như khi đi mua xe hơi cũ mà
lấy năm sản xuất và kiểm tra công tơ met làm tiêu chuẩn cơ bản
để định giá, thay vì phải xem xét tình trạng thực tế của máy móc
thế nào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_rui_ro_nhung_lieu_linh_hon.pdf