Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào
thương trường.
Ý tưởng này xuất phát từ suy nghĩ nếu lịch sử Việt Nam là
lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng
mạnh thì tại sao người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu
cho quê hương, mà làm kinh tế lại có nhiều điều không ổn?
Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng quân
đội và sau này tự tổng kết trong bài “chiến tranh nhân dân
ứng dụng vào quản trị kinh doanh”.
Ông cho rằng sứcmạnh đó là riêng có của người Việt Nam,
quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết 'Sếp' FPT và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
'Sếp' FPT và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời
Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào
thương trường.
Ý tưởng này xuất phát từ suy nghĩ nếu lịch sử Việt Nam là
lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng
mạnh thì tại sao người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu
cho quê hương, mà làm kinh tế lại có nhiều điều không ổn?
Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng quân
đội và sau này tự tổng kết trong bài “chiến tranh nhân dân
ứng dụng vào quản trị kinh doanh”.
Ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam,
quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được.
Ý tưởng thứ hai: Genetic - hệ thống gen.
Khi nhìn ra thế giới để xem xét về lịch sử của các công ty,
ông phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có
một cấu trúc hết sức đặc biệt và có thể đặt tên nó là genetic.
Để thiết kế được một hệ thống gen trong công ty, ông Bình
không biết phải bắt đầu như thế nào, cho dù hết sức ước
mong và dù đã xem xét cả mã gien của người lẫn ruồi
giấm.
Khi FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với
một dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có 350 người. Một dân
tộc đã tồn tại độc lập qua cả ngàn năm đến tận bây giờ, vì
sao họ làm được điều đó?
Ông đã mơ hồ đoán được cấu trúc genetic nhưng vẫn không
thiết kế nổi. Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn
Độ, ông Bình bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO và
nhận thấy sự minh bạch của bộ lệnh này, đồng thời nó là
quy trình chung cho toàn bộ tập đoàn.
Như là lá, bạn sẽ quang hợp, là hoa bạn sẽ di truyền vậy.
Đồng thời tiêu chuẩn ISO có cả biến dị, bởi có cả giai đoạn
check, tức là sau một vòng tuần hoàn phải kiểm tra xem có
cải tiến được nó không? Thế là bản thiết kế bộ gien của ông
Bình đã hoàn tất và xuất hiện tại FPT năm 2003.
Rất nhiều người trong FPT phản đối mạnh mẽ, làm gì có
cái khái niệm đó tồn tại trên đời, nhưng sau khi ông Bình
bắt đầu triển khai làm thì điều này bắt đầu xuất hiện trong
một số cuốn sách. Thật may có một người bạn thân của ông
Bình hiểu. Để ép mọi người sử dụng, ông Bình gần như
phải dùng tới “bạo lực, cưỡng chế”, bởi có thể cách ông
Bình giải thích khó hiểu, hoặc cũng có thể mọi người
không thích thay đổi.
Genetic không chỉ là nhận thức sâu sắc về một tập đoàn,
mà muốn vận hành nó sẽ phải chấp nhận trả giá bằng 30%
thời gian của toàn bộ bộ máy nhân sự trong khoảng từ 1 - 2
năm. Vừa đúng dịp có cuộc xuất khẩu phần mềm, ông Bình
đặt ra khẩu hiệu “Xuất khẩu hay là chết” đồng thời cho vận
hành genetic.
Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ lệnh
khác biệt so với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi
cách viết một bộ lệnh đầy đủ để duy trì sự trường tồn của
lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Đó là tìm cách bắt chước thiên nhiên.
Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại được bao lâu, nhưng
theo đúng như thiết kế thì cần phải liên tục hoàn thiện, khi
đạt đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ
được chấp nhận.
Gen đòi hỏi mỗi tế bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào
tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo hành xử giống nhau, 10 người
cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau dù quy
mô khác nhau, đều theo quân sự lệnh.
Ý tưởng thứ ba: Thác số.
Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật
đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này
về sau người ta viết thành những cuốn sách rất nổi tiếng
như “Thế giới phẳng” còn ông Bình gọi nó là thác số.
Khi chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy làm,
nhưng khi internet ra đời sẽ có một dòng thông tin chảy từ
chỗ có nhiều tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít
tri thức, đồng thời sẽ có dòng công việc chảy theo dòng
thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao, ngăn đập
để làm thủy điện.
Trong thác số, nước là kỹ năng. Ông Bình đẩy tiếp một
bước nữa là “tạo nước” bằng việc mở trường Đại học. Hiện
nay FPT có khoảng 10.000 sinh viên và đào tạo khoảng
50.000 sinh viên trong các hệ thống khác.
Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem
các tổ máy phát điện vận hành. Các nước phát triển không
ai đi viết lập trình cả do quá trình học hành cực khổ mà đi
làm lương lại không cao, họ thường làm các việc khác. Vì
thế ông Bình cho rằng, trong tương lai các nước phát triển
sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến một ngưỡng
nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ.
Thác số chính là cơ hội của đất nước, trong cái nghèo lại ẩn
chứa một sức mạnh riêng.
Đôi nét về cuộc đời ông Trương Gia Bình:
Ông Bình vốn là một nhà khoa học được đào tạo trong môi
trường Xô Viết. Nhưng ông đã không chọn con đường trở
thành kĩ sư mà muốn biến ước mơ thành hiện thực theo con
đường kinh doanh.
Năm 1974, ông sang Liên Xô, học khoa Cơ học
trường Tổng hợp Matxcơva và được chọn làm chuyển tiếp
nghiên cứu sinh.
Năm 1985, ông Bình về nước lập nhóm “Nhiệt và
chất” ở Viện Cơ và bắt đầu làm kinh tế.
Năm 1988, ông và TS Bùi Quang Ngọc - cựu giảng
viên Toán trường đại học Bách khoa Hà Nội cùng hợp tác
thành lập FPT.
Chia sẻ về quyết tâm làm giàu, ông Bình cho biết, những
năm 1980, khi đang là cộng tác viên Viện Hàn lâm Xô
Viết, hôm ra sân bay tiễn một bạn về nước ông thấy cảnh
sát đã cầm cái hộ chiếu của cô gái này vứt toẹt xuống đất.
Lúc đó ông mới thấm thía nghèo là hèn, hèn là nhục, cũng
tóc đen da vàng nhưng cầm giấy tờ Nhật Bản thì người ta
được kính trọng.
Thứ nữa là khi về nước, một người bạn than thở, Bình ơi
đói quá không nuôi nổi vợ con, mình phải làm cái gì đi
chứ? Vượt lên nghèo khó vốn là một suy nghĩ chất chứa
trong đầu từ lâu, và lần này thì nhóm những nhà khoa học
này nhất quyết làm kinh tế.
Đúc kết kinh nghiệm cuộc đời, ông Bình nói: Có hai loại
kiến thức, một loại có thể viết ra được thành lời, người ta
gọi là kiến thức tường minh; một loại kiến thức không viết
ra được mà chỉ có thể ngộ được. Đó là kiến thức ẩn, nó
không thể tổng kết được mà là hệ quả của một quá trình
quan sát, bắt chước và giác ngộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_3659.pdf