Chìa khóa để khắc phục hiện trạng này là bồi dưỡng và phát triển
“tố chất lãnh đạo” trong mỗi con người Việt Nam và đây cần được
coi là một nội dung trọng yếu của Cải cách Gia ĐÌnh(CCGD) nói
chung và Cải cách Giáo dục Đại học (CCGDĐH) nói riêng.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Phát triển và nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển và nuôi
dưỡng tố chất
lãnh đạo
Chìa khóa để khắc phục hiện trạng này là bồi dưỡng và phát triển
“tố chất lãnh đạo” trong mỗi con người Việt Nam và đây cần được
coi là một nội dung trọng yếu của Cải cách Gia ĐÌnh(CCGD) nói
chung và Cải cách Giáo dục Đại học (CCGDĐH) nói riêng.
Tố chất lãnh đạo là gì?
Mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng, và dân tộc tại mỗi thời điểm
có những tiềm năng nhất định cho phát triển của mình. Tiềm năng này
được đặc trưng bởi các định tố về thể chất, trí tuệ, văn hóa, trải nghiệm,
nguồn lực vật chất, quan hệ xã hội, và các cơ may hay vận hội.
Tố chất lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ lực
tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và phát triển tiềm
năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo. Tố chất
lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân
khác thông qua các quan hệ tương tác.
Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết
tiềm năng của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó
thui chột theo thời gian. Một con người, một gia đình, một tổ chức, hay
một quốc gia, qua thời gian sẽ chỉ có tiến lên hoặc đi xuống. Các đối
tượng này sẽ đi lên hay đi xuống?; nếu đi lên thì đi lên được bao xa?
Nếu đi xuống, thì đi xuống đến mức nào? Tất cả những điều này tùy
thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh đạo trong từng cá nhân, từng
gia đình, từng tổ chức, và cả xã hội.
Tố chất lãnh đạo có thể coi là sự tổng hòa của ba yếu tố nền tảng
Lòng khát khao học hỏi, Tư duy, và Tầm vóc.
+ Lòng khát khao học hỏi hàm chứa khả năng và tính cầu thị trong học
hỏi cái mới của tri thức khoa học, cái tinh hoa của nhân loại. Phẩm chất
này thể hiện khả năng và nỗ lực vươn lên của cá nhân. Người Việt Nam
ta có thế mạnh tiềm tang về yếu tố này.
+ Tư duy bao hàm khả năng nhận thức thấu đáo cơ hội, thách thức, và
qui luật phát triển; ý thức học hỏi và kiểm nghiệm chân lý từ thực tiễn
cuộc sống; và khả năng nhận ra cái hay, cái tốt đẹp của đồng đội và đối
tác. Người Việt Nam ta còn nhiều hạn chế về yếu tố này. Dân tộc Việt
Nam ta với lịch sử lâu dài bị chà đạp và áp bức để rồi phải vùng lên
giành độc lập với sự hy sinh vô bờ bến nên có tính xúc cảm rất cao; do
đó ảnh hưởng đến tính sáng suốt của nhận thức, và tính chiến lược trong
quyết định, và tính thực tiễn trong hành động. Có khi chúng ta bước ra
thế giới thấy được một điều gì hay quá là nước mắt tuôn trào vì xúc
động và mê mẩn mang về áp dụng mà không biết đến hậu họa khôn
lường của nó.
3 chức năng chủ yếu của giáo
dục đại học (GDĐH)
1- Tạo giá trị gia tăng: GDĐH
phải tạo nên giá trị gia tăng cho
sinh viên trên cả bốn lĩnh vực,
tư duy chiến lược, phẩm chất
làm việc đặc biệt là tính chuyên
nghiệp, kiến thức, và kỹ năng.
Tránh tình trạng là chỉ chú trọng
vào một mớ kiến thức và kỹ
năng hiện đại, trong khi để não
trạng bị trây lỳ trong lối tư duy
cũ và nhân cách bị sa sút do tình
trạng quay cóp, chạy chọt lan
tràn.
2- Sáng tạo và phản biện:
GDĐH, chủ yếu là đội ngũ
giảng viên, thông qua các
nghiên cứu của mình, đưa ra ý
tưởng và công trình sáng tạo;
đồng thời làm chức năng phân
tích, định hướng, và phản biện
các vấn đề quan trọng của xã
hội. GDĐH tiếp nhận thông tin
toàn cầu và đơn đặt hàng nghiên
cứu từ mọi nguồn, đặc biệt từ
Chính phủ và các doanh nghiệp
trong nước, để tạo ra sản phẩm
và công trình có giá trị sáng tạo
mới; đồng thời đưa ra các đề
xuất, phân tích, và phản biện các
vấn đề quan trọng của xã hội.
Việc xuất bản bài viết trên các
tạp chí quốc tế là rất quan trọng.
Thế nhưng, việc đánh giá các
nghiên cứu đóng góp nên chú
trọng đặc biệt về tác động
(outcome) và ảnh hưởng
(impact) hơn là chỉ đơn thuần
đếm số lượng (output).
3- Giúp xã hội phát hiện, đoán
nhận, và phân bổ nguồn lực lao
động có tri thức: GDĐH giúp
các xã hội phân loại, đánh giá,
và tiếp thị lực lượng lao động có
trình độ, trên cơ sở đó tăng hiệu
quả xã hội trong phân bổ nguồn
nhân lực có tri thức. GDĐH cần
hết sức chú trọng công tác tuyển
dụng đầu vào, lựa chọn và
hướng dẫn sinh viên cho phù
+ Tầm vóc thể hiện ở khả năng học
hỏi và lớn lên từ mỗi thất bại hay
thách thức mà chính mình gặp phải.
Người ta chỉ có thể lớn lên nếu thấy
mình còn quá nhiều khiếm khuyết và
trăn trở vì sinh ra trên đời mà chưa
đóng góp gì được cho cộng đồng.
Người Việt Nam ta còn rất yếu về
điểm này. Bị đọa đày nhiều bởi ách
ngoại xâm, chúng ta thường thiên về
đổ lỗi cho khách quan, hơn là xem lại
lỗi của chính mình một cách sâu sắc khi gặp phải một thất bại hay thách
thức. Đã từng làm nên nhiều chiến thắng oanh liệt nhờ khát vọng độc lập
vô song của cả dân tộc, chúng ta vô hình trung ngộ nhận về mình và có
nguy cơ trở thành những người hiếu thắng, sợ thất bại. Vì đã chịu nhiều
đau thương trong chiến tranh, cộng với vị trí địa lý lý tưởng, nên chúng
ta đang được ưu ái rất nhiều bởi cộng đồng thế giới, từ viện trợ ODA
đến đầu tư FDI. Vì vậy chúng ta hiện đang thiên về “nhận” và “trách
móc” nhiều hơn là “đóng góp” và “trăn trở” cho sự phát triển của nhân
loại.
hợp nhất với ngành nghề mà họ
có thế mạnh nhất, đánh giá
chính xác chất lượng học sinh
và giúp tiếp thị họ đến các nhà
tuyển dụng.
Một công cuộc cải cách GDĐH
thành công phải đặt được nền
móng vững bền và tiến bộ vượt
bậc cho cả ba chức năng chủ
yếu nói trên của GDĐH như nêu
ở trên.
Bởi những lẽ trên, khơi dậy và phát triển yếu tố lãnh đạo cần được coi là
định hướng chiến lược, là nội dung trọng tâm, và là khâu đột phá cho
toàn bộ nỗ lực cải cách của CCGD, đặc biệt là CCGDĐH ở Việt Nam.
Cơ chế nội sinh để nuôi dưỡng và rèn luyện tố chất lãnh đạo
Trong một sự khái quát có tính tương đối, mô hình Maslow về nhu cầu
của con người cho thấy rằng, nhu cầu của mỗi con người ta phát triển
theo năm thứ bậc chính. Thang bậc thấp nhất là Nhu cầu Vật chất để
sinh tồn (như ăn, ở); thang bậc thứ hai là Nhu cầu An sinh (an ninh, lo
lúc ốm đau, già yếu); thang bậc thứ ba là Nhu cầu Thấu cảm (tình bè
bạn, cộng đồng); thang bậc thứ tư là Nhu cầu Huân dự (được sự trân
trọng, ghi nhận bởi cộng đồng, Nhà nước, và xã hội), và thang bậc thứ
năm, cao nhất, đó là Nhu cầu Lý tưởng, thường chỉ đạt được khi làm
được một sứ mệnh cao cả (theo đuổi khát vọng, sáng tạo, chân lý, hay
hiến dâng cho cộng đồng).
Theo mô hình này, với đại đa số, trong điều kiện thông thường, con
người ta sẽ bước lên nhu cầu ở thang bậc cao hơn khi và chỉ khi các nhu
cầu ở bậc thấp hơn đã được thỏa mãn. Vì thế thỏa mãn nhu cầu ở mỗi
mức tạo động lực đẩy nhu cầu của con người cao lên.
Một mặt khác, nếu con người ta được dung dưỡng trong một môi trường
phát triển lành mạnh, có khát vọng lớn lao, khích lệ lòng cao thượng và
trân trọng phẩm chất hiến dâng, nhu cầu của con người sẽ chuyển từ bậc
thấp đến bậc cao hơn hanh thông hơn vì họ có cơ hội được thỏa mãn
nhiều hơn ở nhu cầu cao hơn; đặc biệt là các nhu cầu thấu cảm, huân dự,
và sứ mệnh cao cả. Vĩ vậy, tạo ra một môi trường phát triển phấn khích
trong khát vọng chung tạo nên động lực kéo rất mạnh mẽ để cả xã hội
phấn chấn và ngày càng hạnh phúc trên con đường đi đến phồn vinh.
Thế nhưng, trong thực trạng nước ta hiện nay, tính quan liêu và vô cảm
của bộ máy Nhà nước làm nhu cầu thấu cảm của người dân bị tổn
thương. Tình trạng mua bán huân dự phổ biến làm nhu cầu huân dự bị
bôi nhọ. Đất nước thiếu tầm nhìn và khát vọng phát triển làm nhu cầu
hiến dâng bị tê liệt. Vì vậy, cả xã hội bị luẩn quẩn trong xoay sở thỏa
mãn các nhu cầu vật chất và an sinh, với sự biến dạng ngày càng phức
tạp. Trong bối cảnh nay, tố chất lãnh đạo trong người Việt Nam đang bị
bào mòn và có nguy cơ bị thui chột. Buôn lậu, dối trá, vi phạm luật
pháp, thiếu lòng vị tha và phẩm chất hiến dâng đang ngày càng trở lên
phổ biến trong xã hội.
CCGD, đặc biệt là CCGD ĐH cần hình thành và gia cường cơ chế nội
sinh để phát triển và rèn luyện tố chất lãnh đạo theo mô hình 5-R sau
đây:
1.Respect: Đó là sự trân trọng mọi người dù họ có trái ý kiến với mình
hoặc thua kém mình rất nhiều. Tố chất lãnh đạo giúp mọi người thấu
hiểu sâu sắc rằng họ cần phải và có thể học được rất nhiều điều giá trị từ
người phản đối mình và từ người thua kém mình.
2.Research: Đó là sự nghiên cứu thấu đáo mỗi vấn đề mà mình bàn luận,
đánh giá, hoặc đưa ra quyết định. Rèn luyện phẩm chất này giúp mỗi
người sâu sắc trong suy xét, thông tuệ hơn trong khai thác túi khôn tri
thức của nhân loại, và quyết định tối ưu hơn về cả tính hiệu quả và tầm
chiến lược cho bản thân và tổ chức mà mình lãnh đạo
3. Review: Đó là phẩm chất tự xem lại mình, đặc biệt trước mỗi khó
khăn hay thất bại. Phẩm chất này loại bỏ tính đổ cho khách quan, kiêu
căng tự mãn, thích nghe phỉnh nịnh.
4. Resiliance: Đây là tính kiên cường và quyết chí theo đuổi mục tiêu, dù
phải vượt qua những thách thức và thất bại ghê gớm.
5. Reform: Đây là khả năng tạo nên những đổi thay căn bản trong cục
diện phát triển của cá nhân và tổ chức mình lãnh đạo trên cơ sở dũng
cảm nhận thức lại căn bản tính đúng đắn của chặng đường đã qua, những
thách thức và cơ hội đang và sẽ đến, với tầm nhìn và trách nhiệm sâu sắc
với tương lai.
Thay lời kết
CCGDĐH ở Việt Nam không thể thành công bằng một số nỗ lực đầu tư
cơ sở vật chất hay cải tiến giáo trình mà nó chỉ có thể thành công khi cả
nước bước vào một cao trào cải cách duy tân mạnh mẽ. Khát vọng vươn
lên của cả dân tộc giúp giáo viên và học sinh làm nỗ lực hết sức mình
trong điều kiện vật chất còn hạn hẹp; tầm nhìn và sự giải phóng về tư
tưởng giúp việc nghiên cứu và giảng dạy đạt mức cao nhất về sáng tạo
và hiệu quả chiến lược trong điều kiện kiến thức và trình độ khởi đầu
còn thấp; sự sống động và minh bạch của thiết chế xã hội trên nền tảng
của dân chủ và tôn trọng tự do cá nhân giúp con người thấy phấn chấn
và hạnh phúc được đóng góp cho dù mức đãi ngộ còn khiêm tốn.
Trong các nỗ lực CCGD, đặc biệt là CCGDĐH, phát triển, nuôi dưỡng,
và rèn luyện tố chất lãnh đạo cần là một nội dung trọng tâm, có vai trong
nền tảng cho sự thành công của công cuộc cải cách. Tố chất lãnh đạo
cần trở thành một lợi thế ưu tú của người Việt Nam trong tương lai, giúp
họ phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình không chỉ trong công cuộc
xây dựng đất nước mà cả trong nỗ lực đóng góp vào tiến trình phát triển
chung của nhân loại.
5 điều kiện cần để GDĐH thành công
1. Cả xã hội phải bước vào một thời kỳ cải
cách sống động, với tầm nhìn sáng rõ về
tương lai và công cuộc phát triển được thực
hiện trên nền tảng của tri thức khoa học và
lòng nhân bản. Nếu xã hội còn mơ hồ về tầm
nhìn, hạn hẹp về tư duy, và nhầy nhụa trong
tham nhũng và tệ nạn thì cải cách giáo dục
GDĐH chắc chắn sẽ gặp phải những trở ngại
khó vượt qua.
2. Cải cách giáo dục cần được tiến hành đồng
bộ và mạnh mẽ ở cấp phổ thông để đảm bảo
cho GDĐH nguồn đầu vào phong phú, chất
lượng, và được đánh giá chính xác.
3. Các cơ quan tuyển dụng, đặc biệt là khu
vực Nhà nước, thực sự phải cạnh tranh trong
tìm kiếm, sử dụng hiệu quả, và nuôi dưỡng
phát triển nguồn nhân lực có giá trị cao trên
cả bốn mặt, phẩm chất, tư duy, kiến thức, và
kỹ năng. Nếu bộ máy công quyền, thông qua
thực tế tuyển dụng, truyền đi những thông
điệp rằng tài năng không thể thay thế cho
chạy chọt, phẩm chất là thứ yếu so với quyền
lực và vị thế gia đình thì cải cách GDĐH sẽ bị
yếu đi rất nhiều vì về lâu dài, sự tinh tế và
lành mạnh của nhu cầu luôn là yếu tố quyết
định đến chất lượng cung.
4.Nhà nước và các doanh nghiệp có nhu cầu
gia tăng thực sự hàm lượng trí tuệ trong các
quyết định quan trọng của mình.
5.Môi trường tự do sáng tạo và dân chủ chân
chính được kiến tạo, dung dưỡng, và trân
trọng, trước hết ở các trường đại học, và từng
bước mở rộng ra toàn xã hội. Thông tin cung
cấp cho xa hội và các nhà nghiên cứu minh
bạch, khách quan, và ngày càng phong phú.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_va_nuoi_duong_to_chat_lanh_dao_9652.pdf