Bài viết Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ: Cần bao nhiêu tiền?

Niêm yết trên TTCK Mỹ cần hội tụ những điều kiện gì và cần bao

nhiêu tiền để tham gia thị trường vốn lớn nhất thế giới, có tính

thanh khoản cao nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt là câu hỏi

được rất nhiều DN quan tâm ?

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ: Cần bao nhiêu tiền?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ: Cần bao nhiêu tiền? Niêm yết trên TTCK Mỹ cần hội tụ những điều kiện gì và cần bao nhiêu tiền để tham gia thị trường vốn lớn nhất thế giới, có tính thanh khoản cao nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt là câu hỏi được rất nhiều DN quan tâm ? Niêm yết tại TTCK Mỹ là kết nối DN với thị trường vốn lớn nhất thế giới đồng thời kết nối với thị trường vốn quốc tế tạo nền tảng phát triển bền vững cho DN. Tuy nhiên, Tiến sĩ Larry L. Eastland - Chủ tịch HĐQT Cty Đầu tư và tư vấn Asean Capital, đơn vị đã tư vấn thành công cho hai DN VN niêm yết tại TTCK Mỹ là Cty cổ phần xăng dầu Tín Nghĩa và Cty cổ phần vận tải đường biển Trãi Thiên ví von: Ở Mỹ chỉ cần một chiếc bánh mỳ cũng có thể niêm yết tại TTCK. Điều đó minh chứng một điều rằng, để niêm yết cổ phiếu tại TTCK Mỹ không quá khó khăn. Bởi ở Mỹ, có sàn không yêu cầu DN báo cáo tài chính, không cần phải có lợi nhuận (Pink Sheets) nhưng để tồn tại và thu hút vốn thì lại là một bài toán không đơn giản. Sáp nhập ưu thế - con đường ngắn nhất Trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vừa qua, hầu như không có Cty VN nào phát hành cổ phiếu ra công chúng thì ở Mỹ hoạt động này vẫn diễn ra khá sôi nổi. Ngược lại mức lợi nhuận như nhiều DN VN công bố thời gian vừa qua là mơ ước của các DN Mỹ. Thực tế, Mỹ là thị trường vốn lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng trong những năm gần đây, các Cty của Trung VN, mặc dù số lượng DN niêm yết mới chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng mới chỉ ở thị trường “thứ cấp” nhưng với việc Cty cổ phần Cavico chuẩn bị “nâng cấp” chuyển lên sàn Nasdaq và phát hành thêm 20 triệu USD. (Thực tế cổ phiếu Cavico đã được chấp thuận niêm yết trên sàn Nasdaq và nếu như duy trì được mức 4 USD/CP trong vòng khoảng 30 ngày nữa theo quy định thì Cavico sẽ chính thức có mặt trên sàn Nasdaq) cùng cổ phiếu của Cty Tín Nghĩa chỉ sau một thời gian ngắn chào sàn tại Mỹ đã có tốc độ tăng đột biến trên 10 lần (từ 0,1 USD lên 1,01 USD) cho thấy DN VN hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường này. Hiện nay có hai cách để lên sàn chứng khoán Mỹ. Cách thứ nhất: Niêm yết truyền thống: Thực hiện từng bước niêm yết ra công chúng bình thường theo chương trình PublicLaunch. Cách thứ hai là Sáp nhập ưu thế, còn gọi là “niêm yết cửa sau” hay mượn “vỏ niêm yết”. Theo cách này, công ty chưa niêm yết của VN sẽ sáp nhập với một Cty đã niêm yết của Mỹ (thực chất chỉ là cái vỏ, tài sản và nguồn vốn không đáng kể). Công ty này sẽ chiếm quyền kiểm soát và đương nhiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng sự đổi tên của cổ phiếu đã niêm yết. Đây là con đường ngắn nhất và là cách mà các DN VN cũng như DN của các nước đang phát triển vào thị trường chứng khoán Mỹ. Và để làm được điều này không thể thiếu vai trò của các công ty tư vấn. Bao nhiêu tiền để niêm yết ? Một câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Cần bao nhiêu tiền để niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ ? Theo ông Nguyễn Hữu Nam - TGĐ Cty Đầu tư và tư vấn Asean Capital: Đối với các DN VN hiện nay khi xem xét cần dựa trên ba tiêu chí chính: Thứ nhất lượng vốn huy động dựa trên: Tổng doanh thu; Lợi nhuận ròng; Tốc độ phát triển. Thứ hai vốn sẽ được thu xếp cho số lượng cổ phiếu công bố giao dịch ở các đợt phát hành theo hợp đồng ký kết. Thứ ba, được hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, quản trị và phương án sử dụng vốn. Ông Nam đưa ra một mô hình DN lý tưởng để niêm yết tại TTCK Mỹ đó là: Doanh thu tối thiểu 15 triệu USD/năm. Lợi nhuận ròng 2 triệu USD/năm. Giá trị tài sản 4 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Cổ phiếu công chúng 15%. Bên cạnh đó là không có những vấn đề tồn đọng về pháp luật; Ban điều hành nắm giữ quyền biểu quyết đa số với cổ phiếu công ty (trước sáp nhập); Ban điều hành mạnh, quy trình quản trị và cơ cấu công ty tốt; Có thể chuyển đổi sang hệ thống kế toán U.S.GAAP; Kiểm toán bởi Cty kiểm toán đạt tiêu chuẩn SEC... Đây là mô hình lý tưởng, thực tế các DN VN đã niêm yết tại TTCK Mỹ chưa có DN nào hội tụ đủ các điều kiện trên. Bởi vậy, căn cứ và tình hình thực tế, khả năng phát triển của DN cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để lựa chọn. Trong số các DN VN đã niêm yết tại Mỹ, có DN mới chỉ đạt lợi nhuận trên vốn khoảng 1,5%. Thực tế, rất nhiều DN VN có khả năng niêm yết trên TTCK Mỹ. Để làm được điều này, rất cần đến vai trò của các Cty tư vấn. Bản thân ông Trần Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc đối ngoại Cavico cũng thừa nhận: Vai trò của tư vấn rất quan trọng, ban đầu do không có nhà tư vấn chuyên nghiệp nên Cavico cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua cac nhà tư vấn có thể cung cấp cho DN các dịch vụ quan trọng như: Kế hoạch 5 năm cho hoạt động SXKD; Dịch vụ bảo lãnh phát hành; Thành lập hồ sơ niêm yết; Dịch vụ PR/IR; Dịch vụ Roadshow (chào bán cổ phiếu); Giới thiệu kiểm toán, luật sư chứng khoán... Vậy tốn bao nhiêu tiền cho hoạt động này? Theo ông Nam: Tư vấn trọn gói 300.000 USD; Chi phí kiểm toán quốc tế, nếu thuê kiểm toán nước ngoài khoảng 500.000- 700.000 USD (nếu thuê kiểm toán trong nước sau đó thuê kiểm toán nước ngoài kiểm tra lại thì chi phí sẽ thấp hơn); Chi phí dự phòng 30.000-50.000 USD; Tiền mua “vỏ DN sạch” của Mỹ để sáp nhập thông thường chiếm khoảng 3-5% tổng cổ phiếu phát hành. Mức thích hợp với các DN VN là khoảng 300.000-500.000 USD. Như vậy với khoản tiền “trong túi” khoảng 1,5 triệu USD cùng với giá trị tài sản ròng 4 triệu USD là DN VN hoàn toàn có thể niêm yết trên TTCK Mỹ. Theo ông Nam cũng như kinh nghiệm của một số DN đã niêm yết tại TTCK Mỹ: Việc niêm yết trên TTCK Mỹ không phải quá khó khăn, DN chỉ cần có khoảng 1,5 triệu USD “tiền túi”, giá trị tài sản ròng khoảng 4 triệu USD và hoạt động hiệu quả. Rất nhiều DN VN hiện nay hội đủ được các điều kiện trên. Các DN đóng góp nhiều vào chỉ số CPI có lợi thế khi niêm yết tại Mỹ. Rủi ro lớn nhất đối với các DN là không chọn đúng nhà tư vấn. Bởi khi đã tham gia thị trường vốn lớn nhất thế giới này đồng nghĩa với việc cưỡi lên lưng cọp không thể quan đầu trở lại. Hiện nay có khá nhiều DN VN đang và sẽ có ý định niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ và nếu như họ kết nối thành công vào thị trường vốn lớn nhất thế giới này sẽ là một động lực rất tốt để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfniem_yet_co_phieu_tai_thi_truong_chung_khoan_my.pdf