Để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn phải tự soi mình trong
gương. Hãy bắt đầu quá trình tự nhìn nhận bản thân mình bằng
việc xem xét các phong cách lãnh đạo khác nhau và xem mình thuộc
phong cách nào. Có phải một nhà lãnh đạo không nên thay đổi định
hướng lãnh đạo của mình? Đôi khi những thay đổi này là cần thiết.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Những định hướng lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những định hướng
lãnh đạo (phần 1)
Để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn phải tự soi mình trong
gương. Hãy bắt đầu quá trình tự nhìn nhận bản thân mình bằng
việc xem xét các phong cách lãnh đạo khác nhau và xem mình thuộc
phong cách nào. Có phải một nhà lãnh đạo không nên thay đổi định
hướng lãnh đạo của mình? Đôi khi những thay đổi này là cần thiết.
Các thuyết lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có thể lựa chọn và tự tìm hiểu những lý thuyết, mô hình và
nghiên cứu về phong cách lãnh đạo sẵn có từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Mặc dù khái niệm lãnh đạo được các học giả phát triển lần đầu tiên
trong thế kỷ 20, nhưng những ý kiến về lãnh đạo đã tồn tại từ rất lâu, ít
nhất là từ năm 100 sau Công nguyên. Những học giả này phân tích
phong cách nhà lãnh đạo dựa trên đặc điểm cá nhân, tình huống, sự tác
động qua lại với những người khác, tâm lý, chính trị, con người và nhận
thức.
Cùng với những lý thuyết này, có rất nhiều cuộc điều tra, thí nghiệm
được tiến hành nhằm xác định phong cách và những mối quan tâm của
một nhà lãnh đạo. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều không nghiên cứu chi
tiết những học thuyết lãnh đạo này. Tuy vậy, có một số những kiến thức
chung khá hữu ích, giúp các nhà lãnh đạo hiểu được những vấn đề chính
có liên quan tới công tác lãnh đạo, qua đó có thể sử dụng những kiến
thức này vào tình huống cụ thể của bản thân.
Những định hướng lãnh đạo
Đa số các nhà lãnh đạo có xu hướng sử dụng những phong cách lãnh đạo
khác nhau khi gặp phải những tình huống khác nhau. Mỗi định hướng
thể hiện hai thái cực khác nhau, giữa hai thái cực này dựa trên những
đặc điểm cá nhân và những thách thức lãnh đạo cụ thể, các nhà lãnh đạo
phải xác định được sự cân bằng hợp lý cho chính bản thân họ.
Ví dụ như, có những nhà lãnh đạo làm việc rất hiệu hiệu quả có định
hướng là tập trung vào cả mối quan hệ và nhiệm vụ cần phải thực hiện;
một số những nhà lãnh đạo khác lại tập trung chủ yếu vào mối quan hệ
và coi nhẹ nhiệm vụ. Qua việc hiểu được 5 định hướng lãnh đạo sau đây,
bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu được “khuôn khổ” hầu hết các nhà lãnh đạo
đang hoạt động quanh trong đó. Đó là:
- Dân chủ hay chuyên quyền
- Cùng tham gia hay chỉ thị
- Mối quan hệ hay nhiệm vụ
- Thận trọng hay khởi sướng
- Chủ động hay thụ động
Định hướng dân chủ hay chuyên quyền
Đây là hai định hướng được xếp vào vị trí đầu tiên trong bảng phân loại
các định hướng bởi vì chúng chứa đựng những thuộc tính của cả bốn
định hướng còn lại. Điều đó có nghĩa là một cách tự nhiên nhà lãnh đạo
có khuynh hướng đi theo một trong hai định hướng: Hoặc là dân chủ,
hoặc là chuyên quyền. Nguyên nhân dẫn tới định hướng lãnh đạo này lại
chính là do phong cách làm việc của cấp dưới. Nếu nhân viên làm thứ họ
được yêu cầu làm, thì yêu cầu đặt ra cho người lãnh đạo phải là họ phải
là người lãnh đạo dân chủ. Nếu nhân viên làm những việc họ được sắp
đặt từ trước, thì nhà lãnh đạo phải là người chuyên quyền.
Không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh định hướng lãnh đạo
nào hiệu quả hơn. Đối với các tổ chức khác nhau hoặc trong các tình
huống khác nhau, định hướng lãnh đạo này có thể phát huy hiệu quả hơn
định hướng kia. Tuy vậy, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo chắc
chắn có ảnh hưởng tới sự thỏa mãn công việc của cấp dưới. Trong một
tổ chức, nếu mức đô thỏa mãn công việc cao chắc chắn sẽ khuyến khích
lòng trung thành, tinh thần làm việc nhóm và cùng nhau chia sẻ mục tiêu
của người lãnh đạo ở các nhân viên; một trong hai định hướng này có
thể dẫn tới những mức độ hiệu quả cá nhân và tổ chức cao hơn.
Các nhà lãnh đạo dân chủ tập trung vào nhân viên bởi vì họ cảm thấy
rằng lợi ích mà làm việc theo nhóm mang lại là cực kỳ quan trọng. Họ
có khuynh hướng có thể tiếp cận dễ dàng, hướng tới mối quan hệ và
luôn xem xét tới cảm xúc của người khác. Họ thích lãnh đạo những
người trong nhóm bằng cách cùng cộng tác và phân quyền với nhau. Họ
tin tưởng rằng nhiệm vụ sẽ được hoàn thành tốt hơn nếu họ quan tâm tới
nhu cầu của các đồng nghiệp khác. Nhân viên nào có người lãnh đạo
theo định hướng này có khuynh hướng có sự thỏa mãn công việc cao.
Nhà lãnh đạo chuyên quyền thường chỉ quan tâm tới những nhiệm vụ họ
phải chịu trách nhiệm. Họ tin rằng chìa khóa của thành công là bỏ qua
cộng sự và những nhu cầu của đồng nghiệp và chủ yếu tập trung hơn vào
những vấn đề liên quan tới công việc. Để làm được điều này, họ sử dụng
vị thế của họ để đưa ra giải pháp và chỉ đạo người khác tuân theo giải
pháp đó. Kiểu lãnh đạo này thường có những nhân viên cấp dưới với
mức độ thỏa mãn công việc thấp hơn nhân viên của nhà lãnh đạo dân
chủ.
Mai Hương