Khởi đầu với số vốn 50.000 mỹ kim vay ngân hàng, hiện
nay, giá trị thương vụ của ông đã lên đến 250 triệu mỹ kim
mỗi năm. Michael Roach được biết đến là một doanh nhân
-nhà sư độc đáo, trí tuệ và đầy lòng từ bi.
Lần thứ 2 trở lại Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm,
nhà sư doanh nhân -Michael Roach đã nhận được sự mến
mộ của đông đảo giới doanh nhân, chủ doanh nghiệp.
Michael Roach đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm
để điều hành Tập đoàn Kinh doanh Kim cương Andin
International có mức tăng trưởng nhanh nhất trong ngành
kim hoàn New York. Một điều kỳ lạ là trong suốt 17 năm,
tiến sĩ Michael Roach đã sống mà không một ai biết ông là
tu sĩ.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Nhà sư doanh nhân mê kim cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà sư doanh nhân mê kim cương.
Câu chuyện nổi tiếng về nhà sư làm kinh doanh, và ông
ta rất giỏi. Sau đây là bài viết về nhà sư đó của tác giả
Hồng Anh
Khởi đầu với số vốn 50.000 mỹ kim vay ngân hàng, hiện
nay, giá trị thương vụ của ông đã lên đến 250 triệu mỹ kim
mỗi năm. Michael Roach được biết đến là một doanh nhân
- nhà sư độc đáo, trí tuệ và đầy lòng từ bi.
Lần thứ 2 trở lại Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm,
nhà sư doanh nhân - Michael Roach đã nhận được sự mến
mộ của đông đảo giới doanh nhân, chủ doanh nghiệp.
Michael Roach đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm
để điều hành Tập đoàn Kinh doanh Kim cương Andin
International có mức tăng trưởng nhanh nhất trong ngành
kim hoàn New York. Một điều kỳ lạ là trong suốt 17 năm,
tiến sĩ Michael Roach đã sống mà không một ai biết ông là
tu sĩ.
Lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 4/2009, Michael
Roach đã để lại ấn tượng khá sâu sắc với những ai từng
tham gia buổi hội thảo của ông với chủ đề "Áp dụng triết lý
cổ xưa vào quản trị kinh doanh và cuộc sống" do Công ty
cổ phần sách Thái Hà tổ chức. Người đàn ông cao lớn, đôi
mắt xanh thẳm, nước da hơi nhợt nhạt say sưa nói về tâm
linh và những trải nghiệm của mình trong nhiều năm ứng
dụng đặc tính của kim cương trong điều hành doanh
nghiệp.
Vị tu sĩ Phật giáo với mái tóc khá dài mở đầu buổi nói
chuyện bằng chất giọng trầm ấm với tiếng Việt lơ lớ: "Xin
chào các bạn Việt Nam". Michael Roach bày tỏ sự cảm tình
đặc biệt đối với Việt Nam - nơi ông không chỉ cảm nhận
sức trẻ của doanh nhân mà còn nhận thấy sức mạnh tâm
linh trong mỗi nhà lãnh đạo.
Và khi nghe Michael Roach thuyết giảng, khi tiếp xúc với
ông bằng xương bằng thịt, người ta mới hiểu rằng tại sao
một tu sĩ vốn quay lưng với cuộc sống thế tục lại có thể
lãnh đạo một tập đoàn kim cương lớn và bằng cách nào
Michael có thể hòa giải những đòi hỏi tâm linh với những
ràng buộc vật chất.
Quả thật, đời sống tinh thần của Michael Roach được thử
thách qua từng giờ, từng phút. Ấy là khi ông đến thăm hội
chợ kim cương, tại mỗi khu trưng bày lại có hàng trăm phụ
nữ xinh đẹp, kiều diễm đứng giới thiệu sản phẩm. Ông bị
cánh chị em theo đuổi một cách trắng trợn mà không cần
biết ông đã là một nhà tu hành. "Phật giáo có những
phương thức mà các tu sĩ có thể sử dụng để ứng phó với
những hoàn cảnh như vậy. Và trong những trường hợp này,
tôi phải nói thẳng với họ là tôi đã xuất gia", ông nói.
Nước Mỹ vốn được coi là xứ sở mà mối quan hệ nam nữ
được phát triển tự do và khá thoáng. Do vậy, với một người
bình thường không dễ gì gạt bỏ nhu cầu cá nhân ra khỏi
cuộc sống. Tuy nhiên, Michael cho rằng nếu đã sống trong
tu viện nhiều năm qua, đã quyết tâm rời xa thế tục thì tâm
trí bạn sẽ bận rộn với những điều cao siêu nghĩa lý hơn.
Tuổi thơ của Michael đã trải qua những tháng ngày không
vui vẻ. Cha mẹ chia tay sau một vụ ly dị không mấy thân
thiện. Ông đã chứng kiến sự thay đổi tận gốc rễ các trạng
thái cảm xúc của cha mẹ, từ yêu nhau tha thiết đến ghét
nhau thậm tệ. Rồi lúc ở trung học, ông cũng trải qua một
hoàn cảnh tương tự với một cô bạn gái. Và ông nhận ra
rằng từ yêu đến ghét không mấy xa xôi, không mấy khó
khăn.
Những hình ảnh đầu đời này đã in đậm trong ông và thôi
thúc ông đi tìm câu hỏi tại sao con người lại hành động như
vậy. Đây cũng chính là lý do khiến ông dấn thân vào con
đường Phật pháp. Phật giáo giải thích cho ông hiểu rằng sự
bất hòa hợp trong mối liên hệ là do ý tưởng tiêu cực của
những người trong cuộc đối với nhau và khi những ý tưởng
này thay đổi thì tình cảm của chúng ta đối với người bạn
tình cũng thay đổi. Tiêu cực ở đây có nghĩa là cái nhìn của
chúng ta đối với người kia bị ảnh hưởng quá nặng bởi tình
cảm cá nhân nên không chính xác, không thực và lãng mạn
hóa..
Kim cương có mối quan hệ khá ràng buộc với các triết lý
của Phật giáo. Michael Roach đến với kim cương cũng như
một định mệnh và dường như, ông chẳng để tâm đến bất cứ
thứ gì khác. Thậm chí, có người còn ví von rằng, ông bị
kim cương ám ảnh đến mức độ khủng khiếp. Ông dùng kim
cương thay thế vàng để trám răng. Và ông cũng khiến
nhiều người hoảng khi tuyên bố rằng nếu được, ông sẽ gắn
một viên kim cương thật lớn vào ngay giữa tam tinh tức là
chỗ mà theo kinh điển nhà Phật, là địa điểm của huệ nhãn
(con mắt thứ 3).
Một dự tính khác làm người nghe dựng tóc gáy là Michael
tính xăm toàn bộ cuốn "Bát Nhã Tâm Kinh" (cũng lấy kim
cương làm biểu tượng) lên khắp thân mình. Ông mê kim
cương đến độ suốt ngày làm việc với loại đá quý này trong
công ty cũng không đủ làm ông ta thỏa mãn và kết quả là
Michael còn mua thêm máy móc để trang bị tại nhà riêng
và cắt rũa kim cương trong những lúc rảnh rỗi.
Michael Roach tâm niệm kim cương có những đặc tính
riêng mà bất kể các loại vật chất khác không có được, đó là
độ rắn chắc mà bất cứ vật nào trong vũ trụ cũng không so
sánh được. Đặc tính thứ hai của kim cương là trong suốt và
hoàn hảo đến độ không có bụi bẩn hay tì vết... Xét về
những đặc tính của kim cương, ông liên hệ với những đặc
điểm của một con người. Doanh nhân cũng cần phải có cái
tâm trong sáng, mạnh mẽ, quyết đoán và không dễ gì lay
chuyển được.
Gia đình Michael Roach xuất thân từ Ireland và ông như
một thằng khờ khi bước chân vào lãnh vực này... Kỹ nghệ
kim cương thường nằm trong tay những người Do Thái
Hasidic (một tông phái của Do Thái giáo chủ trương khổ
hạnh và tin tưởng vào sự mặc khải của Thượng đế) và giữ
gìn rất cẩn mật. Sở dĩ người ta giữ bí mật nghề nghiệp và
tìm mọi cách không cho người ngoài tham gia là vì một
kim cương giá trị hàng triệu đôla có thể bị đánh cắp và dấu
kín trong người một cách dễ dàng. Vì vậy dân buôn bán
kim cương chỉ nhận những người thân thuộc vào làm việc
hay cộng tác.
Ông xin việc tại 30 công ty và bị cả 30 công ty từ chối cho
đến khi ông gặp một người Do Thái mới lập nghiệp ở Mỹ.
Anh ta không quen biết một ai ở xứ này và vì vậy, phải
đánh liều cộng tác với ông. Khi ấy, Michael nói với người
này rằng ông bằng lòng làm bất cứ việc gì, từ đưa thơ cho
đến lau cửa kính... và sau cùng, anh ta bằng lòng. “Anh ta
dạy nghề cho tôi từ con số không", ông nói.
Lúc đầu, Michael phải làm công tác đưa thư liên lạc, sau đó
ông được vào phòng chứa kim cương, rồi ông học cách
phân loại chúng. Trong năm đầu tiên, ông làm việc 18 giờ
mỗi ngày và thiếu ngủ triền miên. May sao, ông độc thân,
không bị những ràng buộc gia đình nên có nhiều thì giờ cho
công việc. Từ nhà đến chỗ làm mỗi ngày ông mất 3 giờ
rưỡi đi về bằng các phương tiện chuyên chở công cộng.
Michael dùng thì giờ này để học thêm về Phật pháp cũng
như đọc kinh nhật tụng.
Không bao lâu sau ngày thành lập công ty, ông được bầu
làm trưởng một phân xưởng (lúc đó chỉ có 2 người). Ông
nhận vị trí này với điều kiện là phân xưởng điều hành theo
nguyên tắc riêng của ông và mọi việc diễn ra khá êm đẹp.
"Trong 5 năm dài, không ai biết tôi là tu sĩ vì tôi để tóc,
mặc đồ lớn. Tôi khuyến khích mọi người làm điều lành,
thực tập điều thiện mà không nói đó là Phật pháp. Còn sếp
tôi? Ông ta biết phân xưởng của tôi làm lời hàng triệu mỹ
kim nhưng không biết tại sao”, Michael Roach tiết lộ.
Theo ông, một trong những lý do quan trọng khiến các
công ty không thành công là sự thiếu hòa thuận nội bộ chứ
không phải thiếu thị trường. Nhân viên của Michael làm
việc dựa trên tinh thần Phật giáo nên không xảy ra những
ghen tỵ, tranh chấp. Nếu một nhân viên nào đó bị vây bủa
với cảm giác giận dữ hay ganh ghét, ông sẽ đưa người ấy đi
ăn trưa và giải thích cho họ biết rằng những cảm xúc này đã
ảnh hưởng tai hại thế nào đến việc làm cũng như cuộc sống
của họ. Và ông cũng tốn khá bộn tiền cho những buổi ăn
trưa như vậy.
Khi ấy, ông giải thích để họ nhận ra rằng cảm xúc tiêu cực
lưu lại trong tâm thức chúng ta khá lâu và khi bị những cảm
xúc này tác động thì chúng ta không thể nào tập trung tư
tưởng được. Hơn nữa, sau khi đối tượng của sự giận dữ đã
mất đi, sau khi cuộc cãi vã đã kết thúc, chúng ta vẫn tưởng
nghĩ về chúng. Nếu nhân viên được huấn luyện để không bị
giận dữ và ganh tỵ chi phối thì tâm trí của họ rất thảnh thơi
để chú trọng vào sản xuất. Tâm trạng ham muốn cũng
không khác gì mấy.
Nếu trí óc không bị sự thèm muốn về tiền bạc, ăn uống,
danh vọng, nhục ... ám ảnh thì người ta có nhiều thời giờ để
làm những chuyện khác ích lợi hơn nhiều. Người ta thường
hỏi ông rằng làm sao một tu sĩ lại có thể sống và làm việc
trong một môi trường thuần túy vật chất và đầy cám dỗ như
thế. Ông trả lời rằng lý do khiến ông hoạt động trong ngành
kim cương không dính dáng gì đến tiền bạc cả, thuần túy là
mơ ước tinh thần của ông. Chưa kể, ông được trả lương để
thực hiện ước mơ và vì lẽ, nếu không được trả lương thì
ông vẫn phải làm những công việc như vậy.
Và ông hoạt động trong ngành kim cương cũng vì một lý
do khác đó là rất nhiều tăng sĩ cần được trợ giúp tài chính.
Riêng tu viện Sera có 8.000 tu sĩ và chỉ hơn trăm người
vượt thoát được đến Ấn Độ. Số còn lại lưu vong tản mạn
trong rừng núi, sống trong những mái lều thô sơ với tất cả
sự nghèo nàn thiếu thốn.
“Hiện nay tôi đang bảo trợ cho khoảng 2.000 tu sĩ. Tôi làm
ra tiền nhưng không giữ tiền. Tôi tặng luôn cả tiền lương
giám đốc vào những tu viện và các trại tỵ nạn Tây Tạng, tôi
chỉ giữ lại một ít để chi dùng. Cùng với sự góp sức của
nhiều người khác, chúng tôi xây cất trường học, lập hệ
thống cung cấp nước, cư xá đền chùa, thư viện kể cả một
công ty biến chế kim cương. Chúng tôi dạy các sư, các ni,
các tín hữu cách sử dụng máy vi tính trong 20 trại tỵ nạn",
ông chia sẻ.
Geshe Michael Roach là một trong những người sáng lập ra
tập đoàn kim cương Andin International, doanh nghiệp đã
phát triển từ con số không lên tới tổng doanh thu hằng năm
lên tới trên 250 triệu USD. Michael đã tốt nghiệp xuất sắc
đại học Princeton và nhận được học bổng danh dự từ Tổng
thống Mỹ. Ông cũng là người giành được học bổng cao
nhất mang tên McConnell từ học viện Quan hệ Quốc tế của
trường Princeton có tên Woodrow Wilson. Ông từng phục
vụ như là một tư vấn và thành viên của các tổ chức của
chính phủ như Thư Viện Quốc Hội Mỹ đến Hiệp Hội
Nghiên Cứu Nga. Michael thông thạo nhiều ngôn ngữ châu
Á và là người phương Tây đầu tiên giành được học vị Tiến
sĩ từ Tự viên Sera Mey, Tây tạng và là một trong những tự
viện lâu đời nhất thế giới. Tên hiệu "Geshe" là biểu thị của
học vị tiến sĩ trong Phật giáo.
Michael sẽ có buổi chia sẻ với giới doanh nhân những bí
mật của Phật pháp trong quản trị doanh nghiệp vào tối thứ
ngày 23/12 tại khách sạn Palace, 56, Nguyễn Huệ, quận 1,
TP HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_4664.pdf