Trong cuộc sống vợ chồng, những câu chyện xoay quanh việc quản lý
tiền bạc luôn là chủ đề “nóng”. Để kiểm soát tài chính gia đình, người
vợ cần hết sức khéo léo trong vấn đề tế nhị này. Việc quản lý tài chính
của chồng là cả một nghệ thuật không phải ai cũng biết.
Có nên “nới lỏng” quỹ đen của chồng?
Không hẹn mà gặp, tiền bạc rất ít khi xuất hiện trong các câu chuyện của
những cặp vợ chồng mới cưới. Phần lớn kinh tế của họ còn eo hẹp
nhưng ít khi nào “đụng độ” nhau về tiền bạc.
Chị Mai Anh, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, TP. HCM, nhớ
lại: “Lúc mới lấy nhau, chồng tôi chỉ là một thầy giáo mới ra trường,
lương tuy ba cọc ba đồng nhưng mỗi tháng, anh rất hào hứng “nộp” trọn
cho vợ. Với anh, đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm tự hào”.
“Lúc đó chuyện tài chính nhà chúng tôi tương đối đơn giản. Chồng cứ
giao hết tiền, tôi yên tâm làm tròn vai trò một bà nội trợ”.
Năm năm sau ngày cưới, chị Mai Anh quyết định đi làm để cải thiện
kinh tế gia đình. Chồng chị chuyển sang dạy cho một trung tâm Anh ngữ
có tiếng tại TP.HCM. Giờ đây, anh chị đều có thu nhập khá cao. Khoản
góp gạo thổi cơm chung cũng trở nên phức tạp hơn.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Nghệ thuật quản lí tiền lương của chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật quản lí
tiền lương của chồng
Trong cuộc sống vợ chồng, những câu chyện xoay quanh việc quản lý
tiền bạc luôn là chủ đề “nóng”. Để kiểm soát tài chính gia đình, người
vợ cần hết sức khéo léo trong vấn đề tế nhị này. Việc quản lý tài chính
của chồng là cả một nghệ thuật không phải ai cũng biết.
Có nên “nới lỏng” quỹ đen của chồng?
Không hẹn mà gặp, tiền bạc rất ít khi xuất hiện trong các câu chuyện của
những cặp vợ chồng mới cưới. Phần lớn kinh tế của họ còn eo hẹp
nhưng ít khi nào “đụng độ” nhau về tiền bạc.
Chị Mai Anh, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, TP. HCM, nhớ
lại: “Lúc mới lấy nhau, chồng tôi chỉ là một thầy giáo mới ra trường,
lương tuy ba cọc ba đồng nhưng mỗi tháng, anh rất hào hứng “nộp” trọn
cho vợ. Với anh, đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm tự hào”.
“Lúc đó chuyện tài chính nhà chúng tôi tương đối đơn giản. Chồng cứ
giao hết tiền, tôi yên tâm làm tròn vai trò một bà nội trợ”.
Năm năm sau ngày cưới, chị Mai Anh quyết định đi làm để cải thiện
kinh tế gia đình. Chồng chị chuyển sang dạy cho một trung tâm Anh ngữ
có tiếng tại TP.HCM. Giờ đây, anh chị đều có thu nhập khá cao. Khoản
góp gạo thổi cơm chung cũng trở nên phức tạp hơn.
Mỗi tháng, anh vẫn nộp hết lương cho chị nhưng thu nhập từ các buổi
tăng ca, thính giảng… lại chẳng thấy đâu. Thời gian đầu, chị Mai Anh
cũng không mấy quan tâm vì lương của anh và thu nhập của chị cũng đủ
để trang trải chi phí trong nhà.
“Tôi nghĩ bây giờ khấm khá hơn xưa nên cũng “nới lỏng” để anh rủng
rỉnh tiền tiêu pha. Thế nhưng, cách đây mấy tháng, ngồi xem lại sổ tiết
kiệm, tôi mới giật mình. Khoản tiền anh đưa cho tôi không thay đổi từ
nửa năm nay, trong khi đó anh đã lên chức và nhận thỉnh giảng nhiều
hơn”, chị Mai Anh cho biết.
Nhiều lần gặng hỏi, chị chỉ nhận được câu trả lời muôn thuở: “Có đồng
lương nào là tôi vét sạch đưa cho bà hết”. Nhằm “cạy miệng” chồng, chị
than thở mình bị giảm lương để anh tăng khoản đóng góp. Thế nhưng,
anh cứ ậm ừ và đưa y như cũ.
Chị Mai Anh bắt đầu lo lắng chồng “nuôi mèo” nên quyết tâm tự thân đi
tìm “sự thật”. Lần này, chị không thông qua chồng mà vào thẳng trung
tâm anh đang làm việc để “điều tra” nhân lúc anh đi công tác.
Vì lý do con ở nhà bệnh nằng đột ngột, chị đến lĩnh lương thay chồng.
Thấy hoàn cảnh cấp bách, cô kế toán vốn quen biết đồng ý chi ngay.
Nhìn bảng lương của chồng, chị Mai Anh không tin nổi vào mắt mình.
Thu nhập của anh gấp gần sáu lần số tiền “cống nạp” hàng tháng. Tá hỏa
vì chồng có quỹ đen quá lớn, chị gạn hỏi cho ra lẽ. Anh trả lời qua loa:
“Thì anh là sếp, cũng phải có tiền dẫn lính đi đây đi đó chứ. Số còn lại
anh dẫn em và bé Na đi ăn cuối tuần, chứ có mất đi đâu mà em lo”.
Thế nhưng, chị Mai Anh ngồi cộng nhẩm tất cả những con số ấy cũng
không đủ bù cho số tiền thất thoát. Không nhận được lời giải thích hợp
lý từ chồng, chị quyết định “siết” anh. Đã quen thoải mái, anh lập tức
phản ứng lại. Vợ chồng chị chiến tranh lạnh cả mấy tháng trời.
Siết chặt cũng không xong với các ông
Cũng rơi vào hoàn cảnh như chị Mai Anh nhưng chuyện của chị Ngọc
Thu, nhân viên kế toán của một công ty dịch vụ ở Q.5, TP.HCM, càng
“bi kịch” hơn.
Chị Thu quan niệm đàn ông giữ tiền sẽ phát sinh nhiều hệ lụy không tốt.
Thế nên ngay từ những ngày mới cưới, chị đã quản lý tiền chặt chẽ tài
chính của chồng.
Không một lời càu nhàu, chồng chị Thu “phục tùng” không điều kiện.
Anh nộp hết lương cho vợ và chỉ lấy lại khi cần chi tiêu. Vợ chồng họ
sống êm ấm với tình hình tài chính như thế đã hơn mười năm.
Đùng một cái, tình cờ, chị Thu phát hiện ra một khoản tiền kha khá được
cất cẩn thận trong cuốn sổ tay của chồng. Số tiền trong quỹ đen lớn đến
mức chị suýt ngã ngửa. Âm thầm điều tra, chị mới phát hiện ngoài công
việc của một nhân viên kỹ thuật máy tính, anh còn làm rất nhiều mối
ngoài. Thu nhập cao gấp hai, gấp ba lần tiền lương.
Quỹ đen dùng làm gì?
Khi phát hiện chồng không trung thực trong việc khai báo và “nộp
lương”, hầu hết các bà vợ đều rất sốc. Phụ nữ thường quan niệm vợ
chồng phải chia sẻ với nhau mọi thứ, kể cả thu nhập riêng.
Đa số phụ nữ đều phản ứng gay gắt khi phát hiện khoản tiền thất thoát
nhưng ông xã không giải thích được. Tuy nhiên, các chị nên hiểu vấn đề
không phải là nằm ở quỹ đen mà nên cân nhắc đến việc chồng mình làm
gì với khoản tiền riêng đó.
Không phải người chồng nào lập quỹ đen cũng nhằm mục đích “đen”,
chẳng hạn như trường hợp của chị Mai Anh. Thấy gia đình có nguy cơ
tan vỡ, chồng chị đành tiết lộ sớm kế hoạch của mình.
Số là muốn tạo bất ngờ cho vợ và sợ “nói trước bước không qua” nên
anh quyết định “lén” vợ để dành một khoản tiền lớn. Khoản này anh
dùng để lập một trung tâm ngoại ngữ riêng, như ước mơ từ lâu của hai
vợ chồng.
Sợ vợ lo lắng và bàn ra nên anh cứ âm thầm tạo vốn một mình. Quỹ đen
của anh không chỉ có mục đích trong sáng, lành mạnh mà còn có chứng
từ rõ ràng, khớp với số tiền thất thoát. Sau khi chị Mai Anh hiểu ra, gia
đình lại hạnh phúc như xưa.
Không may mắn như chị Mai Anh, khi chị Thu phát hiện quỹ đen của
chồng, hạnh phúc gia đình chị cũng đang bên bờ vực thẳm. Lâu nay, anh
chỉ đưa cho vợ 2/3 số tiền kiếm được. Ngoài ra, nếu là người yếu lòng,
nếu có nhiều tiền trong tay các chàng sẽ dễ sa vào những thú vui không
lành mạnh.
Tuy nhiên, quản lý chặt cũng không phải là một biện pháp hoàn hảo. Khi
đã muốn “bung cương”, quý ông thường có trăm phương nghìn kế để
“trốn thoát” gọng kiềm của vợ.
Nên quản lý tiền của chồng thế nào?
Theo chuyên viên tâm lý: "Việc đàn ông có lập quỹ đen hay không còn
tùy thuộc vào việc anh ta có người vợ như thế nào. Nếu vợ là “ngân
hàng” gửi vào hoặc rút ra không được hoặc rút ra khó khăn, hầu hết các
anh chồng đều phát sinh ý định lập quỹ đen. Ngược lại, khi người vợ
biết xử sự khéo léo, thông minh trong vấn đề chi tiêu của chồng, chẳng
anh nào muốn lập quỹ đen cho mệt. Nếu có, họ cũng chỉ dằn túi khoản
tiền nho nhỏ, không đáng kể".
“Ngay từ đầu, vợ chồng cần thống nhất việc chi tiêu trong gia đình. Cụ
thể là quản lý tiền hiệu quả, người vợ nên kiểm soát những khoản lớn và
“cho qua” những khoản nhỏ”.
“Phải nhớ rằng quản lý tiền phải vừa chặt vừa thoáng. Vợ nên yêu cầu
chồng ghi lại khi chi những khoản lớn. Để làm được điều đó trước đó,
vợ chồng hãy quy định với nhau mức độ nào thì gọi là “số tiền lớn”.
Nếu chồng chi tiêu tiền mà không giải thích, người vợ phải “khuyến
cáo”. Khi chồng vi phạm nhiều lần, người vợ nên áp dụng mực “kỷ luật”
cụ thể. Bạn nên chọn những lúc vui vẻ để trò chuyện và gạn hỏi chồng,
tránh gây mâu thuẫn hoặc tranh cãi.
Một điều quan trọng khác là bạn nên cân nhắc trước khi thay đổi cách
quản lý tiền của chồng. Nếu đang “nới lỏng” nhưng đột ngột “siết chặt”,
người bạn đời sẽ phản ứng giữ dội. Ngược lại, chính bạn đang tạo điều
kiện cho chồng lập quỹ đen và tiêu sài vô độ, không theo kế hoạch chi
tiêu.
Quản lý tài chính trong nhà đòi hỏi người vợ phải khéo léo, khoa học và
tôn trọng người bạn đời. Vấn đề là chi tiêu trong gia đình sẽ trở nên ổn
thỏa nếu mỗi người đều biết cách xử sự. Điều họ cần chính là sự thẳn
thắn trao đổi, tin tưởng lẫn nhau và minh bạch tài chính. Có như vậy,
cuộc hôn nhân mới không đi đến bờ vực của sự đổ vỡ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thua_t_qua_n_li_tie_n_luong_cu_a_cho_ng_6457.pdf