Trong kinh doanh, lôi kéo và phục vụ khách hàng luôn là công
việc khó khăn, vì thế, nhiều công ty mỗi năm đã mất một lượng
khách hàng đáng kể chỉ vì không biết duy trì mối liên hệ thường
xuyên với các khách hàng mà họ đã từng phục vụ rất tốt.
Có lẽ đa phần trong số họ cho rằng, khi công việc mua bán đã
xong, khi sản phẩm đã được bán ra thì quan hệ với khách hàng
sẽ chấm dứt.
Một kế hoạch mới, về bản chất, chỉ là chương trình kinh doanh
ngắn hạn mà thôi. Về dài hạn, các khách hàng cũ luôn là nguồn
tốt nhất cho những công việc kinh doanh trong tương lai, kể cả
đối với việc kinh doanh các sản phẩm có chu kỳ sử dụng chỉ vài
năm.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Bài viết Nghệ thuật kinh doanh mới từ những khách hàng cũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật kinh doanh mới từ những
khách hàng cũ
Đã có bao giờ bạn chợt nhận thấy điện thoại không đổ
chuông, các đơn đặt hàng sụt giảm, khách hàng không ghé
thăm nhiều như trước chưa?
Nếu đúng là như vậy thì đây chính là
những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc
bạn cần hành động.
Nhưng trước khi có những kế hoạch
đầu tư tiền bạc cho các hoạt động kinh
doanh mới, tại sao bạn không thử liên
hệ và hỏi ý kiến với những người đã từng yêu mến bạn các
khách hàng cũ của bạn?
Trong kinh doanh, lôi kéo và phục vụ khách hàng luôn là công
việc khó khăn, vì thế, nhiều công ty mỗi năm đã mất một lượng
khách hàng đáng kể chỉ vì không biết duy trì mối liên hệ thường
xuyên với các khách hàng mà họ đã từng phục vụ rất tốt.
Có lẽ đa phần trong số họ cho rằng, khi công việc mua bán đã
xong, khi sản phẩm đã được bán ra thì quan hệ với khách hàng
sẽ chấm dứt.
Một kế hoạch mới, về bản chất, chỉ là chương trình kinh doanh
ngắn hạn mà thôi. Về dài hạn, các khách hàng cũ luôn là nguồn
tốt nhất cho những công việc kinh doanh trong tương lai, kể cả
đối với việc kinh doanh các sản phẩm có chu kỳ sử dụng chỉ vài
năm.
Những khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn sẽ kể cho
nhiều người khác nghe về bạn, vì vậy, họ sẽ là những nguồn giới
thiệu thông tin quan trọng. Việc giữ được một khách hàng cũ sẽ
đáng giá gấp 2- 40 lần so với việc có được một khách hàng mới.
Do đó, khi bạn có được một người như vậy thì cố đừng để mất
họ.
Vậy phải làm thế nào và bắt đầu từ đâu để giữ chân khách hàng
cũ? Bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
Lập danh sách.
Bạn có thể có được thông tin về khách hàng thông qua các giấy
tờ hay hợp đồng kinh doanh, địa chỉ trong hồ sơ lưu trữ, hoá đơn
của khách hàng,… Bạn hãy dành vài giờ để lập bản danh sách,
bắt đầu với tất cả các khách hàng hiện nay và sau đó quay trở lại
ít nhất năm năm trước.
Nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó mà bạn có thể thêm vào
danh sách bất kỳ ai bạn nhớ tới: các đồng nghiệp trong cùng lĩnh
vực, nhà cung cấp, bạn bè, thậm chí là cả người thân. Sử dụng
danh bạ, tài khoản, danh thiếp và hộp thư điện tử của chính bạn
để đánh thức trí nhớ.
Lựa chọn phương pháp liên lạc.
Gọi điện thoại là cách làm đơn giản, mang tính cá nhân và khá
hiệu quả để liên lạc với khách hàng. Tuy nhiên, việc này sẽ trở
nên khó khăn đối với những ai thường phớt lờ cú điện thoại của
bạn, lúc này các email hay thư sẽ hiệu quả hơn.
Việc gọi điện thoại khá mất thời gian, vì vậy bạn có thể chỉ sử
dụng cách thức này đối với một số nhóm khách hàng nhất định.
Những người còn lại thì phương tiện e-mail cũng khá hiệu quả
nếu bạn đảm bảo rằng email có tính cá nhân chứ không phải là
thư rác.
Nhiều công ty không có đủ tất cả các địa chỉ email của những
người cần liên lạc, vì vậy bạn cũng đừng quá tập trung vào email.
Chìa khoá quan trọng nhất là việc liên lạc càng đảm bảo tính cá
nhân bao nhiêu sẽ càng dễ đạt hiệu quả bấy nhiêu.
Hình dung phải nói những gì.
Bạn không cần có lý do cụ thể khi liên lạc với các khách hàng cũ
mà chỉ cần nói thật với họ: “Chúng tôi muốn biết quý khách hàng
có nhớ công ty chúng tôi hay không? Liệu hiện nay có việc gì
chúng tôi có thể làm cho quý khách không?”. Bạn sẽ có nhiều
đơn mua hàng hơn, nếu bạn biết đưa ra những chào hàng cụ thể
và chi tiết, có kèm theo giảm giá hay khuyến mãi cho những
khách hàng quen thuộc thì càng hay.
Có một điều chúng tôi muốn lưu ý: nếu bạn không liên lạc với ai
đó trong suốt thời gian dài, hãy xác định khách hàng sẽ phản ứng
thế nào trước khi bạn đưa ra lời chào hàng, bởi vì hoàn cảnh của
họ có thể đã thay đổi đáng kể. Với những thông tin có được về
khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, bạn hãy nói rằng bạn
muốn biết ý kiến của họ về sản phẩm hay dịch vụ mới của bạn và
liệu họ có biết những ai có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm hay
dịch vụ của bạn hay không.
Xác định đâu là vị trí của thành công.
Jennifer và Mark là hai nhà thiết kế trang điện tử. Họ đều muốn
đưa ra một vài hoạt động kinh doanh và quyết định liên lạc với
những khách hàng cũ. Jennifer chọn điện thoại để liên lạc với một
số khách hàng cũ, còn Mark gửi đi một số lượng thư điện tử tới
hơn 8000 địa chỉ.
Sau đó Mark đã nhận được những phản ứng giận dữ vì thư rác
này, trong khi chỉ có một số ít người nhận thư tỏ ra quan tâm đến
nội dung hoạt động kinh doanh mới của họ. Bạn sẽ có được kết
quả thành công nhất ở điểm giữa của hai thái cực trên.
Trong những năm gần đây, thị trường hàng hoá dịch vụ luôn sôi
động, nhiều người trong chúng ta quá bận rộn với những hoạt
động kinh doanh hiện tại đến nỗi không có thời gian, hay nhu cầu,
để ý đến những khách hàng cũ. Hãy tạm thời gác lại công việc
kinh doanh hiện tại và dành chút ít thời gian để chăm sóc các
khách hàng cũ.
Bạn cần nhớ rằng, quảng cáo bằng miệng từ phía khách hàng
luôn hiệu quả vô cùng, bạn không chỉ cần có được nó mà còn
cần phải nuôi dưỡng nó. Vì vậy, hãy giữ mối liên lạc thường
xuyên với các khách hàng cũ. Bạn hãy nhấc điện thoại lên thôi!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100831_nghe_thuat_kinh_doanh_moi_tu_nhung_khach_hang_cu_1394.pdf