Bài viết Nếu có giải thưởng dành cho các lãnh đạo tồi

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đang bước vào giai đoạn tàn

khốc, nhưng đây cũng chính là thời điểm giúp chúng ta có cái nhìn

đúng đắn nhất về phong cách các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những

thủ lĩnh xứng đáng dành giải thưởng “Lãnh đạo tồi”.

Tuân theo luật đối lập, đôi khi chúng ta học được nhiều hơn từ những sai

lầm thay vì những chân lý. Giáo sư và tác giả Harvard Barbara

Kellerman đã chứng minh nguyên lý này bằng cuốn sách “Lãnh đạo tồi”,

một nghiên cứu thực sự hay về những sai lầm của người cầm quyền.

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đang bước vào giai đoạn tàn khốc,

nhưng đây cũng chính là thời điểm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn

nhất về phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những nhà

lãnh đạo xứng đáng dành giải thưởng “Lãnh đạo tồi của năm”.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Nếu có giải thưởng dành cho các lãnh đạo tồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu có giải thưởng dành cho các lãnh đạo tồi... Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đang bước vào giai đoạn tàn khốc, nhưng đây cũng chính là thời điểm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn nhất về phong cách các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những thủ lĩnh xứng đáng dành giải thưởng “Lãnh đạo tồi”. Tuân theo luật đối lập, đôi khi chúng ta học được nhiều hơn từ những sai lầm thay vì những chân lý. Giáo sư và tác giả Harvard Barbara Kellerman đã chứng minh nguyên lý này bằng cuốn sách “Lãnh đạo tồi”, một nghiên cứu thực sự hay về những sai lầm của người cầm quyền. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đang bước vào giai đoạn tàn khốc, nhưng đây cũng chính là thời điểm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn nhất về phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những nhà lãnh đạo xứng đáng dành giải thưởng “Lãnh đạo tồi của năm”. 1. Giải thưởng “Tôi là trên hết” dành cho John Thain: CEO của tập đoàn Merrill Lynch đã phật ý khi ông không nhận được phần tiền thưởng cuối năm cho vị thế lãnh đạo một công ty đang gặp khó khăn và đã lỗ hàng tỉ đô la trong năm nay. Thain cho rằng với những nỗ lực của ông, ông đã ngăn chặn được nhiều khoản lỗ tệ hại hơn thế và vì vậy xứng đáng được nhận khoản tiền thưởng hậu hĩnh hơn. Thật may là hội đồng quản trị của công ty đã không nhượng bộ đòi hỏi hão huyền này của ông. 2. Giải thường “Xử tệ với đối thủ” dành cho Elizabeth Dole. Lo sợ rằng chiến dịch tái tranh cử cho vị trí Thượng Nghị sĩ đang đần thất bại, bà đã sử dụng truyền hình và chống lại đối thủ cạnh tranh bằng cách gọi đối thủ là “kẻ vô đạo đức”. Các cử tri miền Bắc Carolina đã phớt lờ đoạn quảng cáo của bà và bầu cho Kay Hagan, cựu giáo viên trường học Chủ Nhật trở thành Thượng Nghị sĩ của bang. Ngoài ra đối với các cử tri, bà Dole đã dành quá nhiều thời gian ở Nhà trắng chứ không phải là thời gian cho người dân ở bang quê nhà. 3. Giải thưởng “Hành động vô căn cứ” dành cho Michael Griffin. Nhà quản lý đương nhiệm của NASA cho rằng Lori Garver, người đứng đầu đội quản lý kế nhiệm NASA của tổng thống mới đắc cửa Obama là “không đủ khả năng” để đánh giá chương trình trở lại mặt trăng bằng tên lửa Constellation. Tuy vậy bản chất vấn đề là do Griffin lo ngại khả năng sẽ bị thế chỗ khi Obama lên nắm chính quyền và vì vậy ông đã đề nghị các nhà thẩu của NASA giấu thông tin về Constellation. 4. Giải thưởng “ Người tốt bao giờ cũng về muộn” thuộc về Rick Wagoner. CEO của tập đoàn General Motor vốn là một nhà quản lý nhã nhặn và có thiện chí. Tuy nhiên, dưới thời của ông, General Motor luôn rơi vào tình trạng chảy máu cổ phần và tiền mặt. Wagoner luôn được ngợi ca vì tấm lòng sẵn sàng chia sẻ ánh đèn sân khấu, sẵn sàng nhường đất diễn cho các nhà quản lý yêu thích phương tiện truyền thông khác như Bob Lutz. Và nhược điểm lớn nhất của ông chính là đây. Kết quả mà “tấm lòng vàng” này mang lại cho công ty: Sự thất bại trong cuộc tấn công với mục tiêu ban đâu là quét sạch những sai sót bám rễ sâu trong mô hình kinh doanh thất bại của General Motor: có quá nhiều nhãn hiệu, có quá nhiều người tham gia, và các gói lương, thưởng thì quá cao. 5. Giải thưởng “Nhà lãnh đạo thích đùa” thuộc về Rod Blagojevich. Khi tiến hành liệt kê những tội danh của Rod (Thống đốc bang IIIinois vừa bị các điệp vụ liên bang Mỹ bắt và có liên quan tới các cáo buộc ông này nhận các khoản lợi tài chính khi tìm người vào vị trí Thượng Nghị sĩ của bang do Barack Obama để lại), Jon Stewart, phóng viên báo Daily show cho rằng có lẽ chúng ta nên đơn giản hóa công việc bằng cách liệt kê những tội danh mà Rod không bị cáo buộc thay vì liệt kê những tội danh của ông ta. Người đàn ông với kiểu tóc lỗi thời đã chứng minh rằng khi bàn tới việc sử dụng chức quyền vì mục đích lợi nhuận, ông luôn đứng đầu bảng. Tóm lại: Các nhà lãnh đạo cần phải nghĩ về bản thân họ nếu không họ sẽ không có đủ khả năng lãnh đạo. Nhưng khi lợi ích bản vượt xa các nhu cầu của tổ chức, thì đó chính là khi họ thất bại trong vai trò người lãnh đạo. John Baldoni Mai Hương biên dịch Theo Businessweek

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfneu_co_giai_thuong_danh_cho_cac_lanh_dao_toi_7822.pdf
  • pdfneu_co_giai_thuong_danh_cho_cac_lanh_dao_toi_8458.pdf