Tác động thực sự của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện nay không còn mạnh như trước
kia
Nhiều nhà đầu tư trong nước hiện nay vẫn xem giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài như là một “chỉ báo” trong việc mua
bán cổ phiếu của mình.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Nên xem giao dịch của nước ngoài là “chỉ báo” mua - Bán?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nên xem giao dịch của nước ngoài
là “chỉ báo” mua - bán?
Tác động thực sự của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện nay không còn mạnh như trước
kia
Nhiều nhà đầu tư trong nước hiện nay vẫn xem giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài như là một “chỉ báo” trong việc mua
bán cổ phiếu của mình.
Vậy những ảnh hưởng của quan niệm đó và sự tác động thực sự
của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay như thế nào?
Những ảnh hưởng từ quan niệm
Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam
có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của thị trường. Từ
cuối 2005, đầu 2006 khi giao dịch của khối này tăng mạnh dẫn
đến các phiên giao dịch trở lên sôi động hơn rất nhiều, VN-Index
tăng mạnh về quy mô giao dịch và quy mô niêm yết.
Chính sự tham gia mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, với kiến
thức, kinh nghiệm và tiềm lực về vốn đã kéo theo được sự quan
tâm mạnh hơn của nhà đầu tư trong nước càng làm cho thị
trường phát triển mạnh hơn, giúp nhà đầu tư trong nước trưởng
thành hơn về mọi mặt.
Cũng chính từ đó, nhà đầu tư trong nước theo dõi sự mua bán
của nhà đầu tư nước ngoài một cách sát sao và nhiều nhà đầu tư
trong nước xem đó như một chỉ báo mua bán: nhà đầu tư nước
ngoài mua/bán cổ phiếu nào thì nhà đầu tư trong nước mua/bán
theo một cách tương tự.
Chính những nhà đầu tư trong nước xem mua/bán của nhà đầu
tư nước ngoài như một “chỉ báo” đã tự đưa mình vào thế bị động.
Nhà đầu tư nước ngoài được các nhà đầu tư trong nước đưa vào
vị thế mà họ không dám nghĩ đến khi mang tiền đi đầu tư ở một
nước khác, khi họ không có lợi thế như hiểu văn hoá, luật pháp
của Việt Nam, hay những hạn chế của chính phủ nước sở tại đối
với người nước ngoài như “room” hay những quy định khác.
Sự mua/bán của nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi vẫn được lấy
làm dẫn chứng cho sự tốt /xấu của cổ phiếu, dự báo lên/xuống
giá của một cổ phiếu, hay sự gia tăng/hay giảm đi trong mua bán
của nhà đầu tư nước ngoài làm dự báo cho sự lên xuống của thị
trường.
Với quan niệm trên của nhà đầu tư trong nước, rõ ràng công việc
của nhà đầu tư nước ngoài đơn giản chỉ là chọn mua loại cổ
phiếu nào đó và đợi nhà đầu tư trong nước làm theo dẫn đến cầu
về cổ phiếu đó tăng sẽ làm cho giá lên.
Khi đạt đến mức lợi nhuận kỳ vọng thì nhà đầu tư nước ngoài lại
bán ra và kéo theo nhà đầu tư trong nước bán theo làm cho giá
xuống. Chu trình trên của nhà đầu tư trong nước sẽ vẫn tiếp tục
diễn nếu nhà đầu tư trong nước không thay đổi được quan niệm
này.
Lợi dụng quan niệm đó của nhà đầu tư cá nhân trong nước, một
số thế lực trong nước có thể có những tác động có ý đồ của mình
bằng cách thực hiện những hành động mua/bán thông qua tài
khoản mang danh nước ngoài để tác động vào tâm lý của nhà
đầu tư cá nhân trong nước.
Ảnh hưởng hiện nay
Hiện nay thị trường đã có nhiều sự thay đổi. Giai đoạn trước đây
nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư dài hạn, tuy
nhiên hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều “vận động viên lướt
sóng” không mang quốc tịch Việt Nam tham gia.
Vì vậy, nếu nhà đầu tư trong nước vẫn giữ quan niệm như trên rõ
ràng ta đã góp phần “tạo sóng” cho họ lướt.
Theo đánh giá của người viết, tác động thực sự của nhà đầu tư
nước ngoài hiện nay không còn mạnh như trước kia do những cổ
phiếu ưa thích của họ đã được mua hết tỉ lệ cho phép. Hơn nữa,
đã có một lớp nhà đầu tư trong nước trưởng thành về kinh
nghiệm, kiến thức và mạnh lên về tiềm lực tài chính, quan hệ.
Các đối tượng này có ảnh hưởng mạnh tới những nhà đầu tư cá
nhân khác, có thể nói họ là một thế lực trên thị trường hiện nay
đã ảnh hưởng đến vị thế của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà
đầu tư trong nước có kinh nghiệm hiện nay xem sự giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài chỉ để đánh giá tình hình cung cầu chứ
không còn là để chỉ báo để họ mua bán một loại cổ phiếu hay vào
ra thị trường nữa.
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể lấy lại vị thế của mình như
trước kia, khi Chính phủ lại tiếp tục mở “room”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_xem_giao_dich_cua_nuoc_ngoai_la.pdf