Bài viết Mối quan hệ nhượng quyền - Nhận quyền cho bạn biết tình hình kinh doanh nhượng quyền của mình…

Tôi luôn luôn tâm niệm rằng mức độ quan hệ phản ánh mức độ thành công của một hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Một sự hiểu biết thấu đáo về quyền kinh doanh sẽ rất hữu ích cho cả những người sắp mua quyền kinh doanh và cho những người đang kinh doanh trên thương hiệu của tổ chức khác.

 

Tôi có may mắn khi được làm việc cho nhiều tổ chức khác nhau và gặp gỡ với vô số những khách hàng khác nhau. Nhờ có những hoạt động này mà tôi đã biết xác định loại hình hoạt động và khi nào thì tiến hành từng loại hoạt động thích hợp để có thể tạo dựng được mối quan hệ nhượng quyền kinh doanh tốt. Trong thực tế tôi đã chứng kiến rất nhiều những hành động nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh của nhau giữa các tổ chức khác nhau và điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng trầm trọng trong quan hệ nhượng quyền kinh doanh.

 

Để có thể đạt được mối quan hệ nhượng quyền kinh doanh tốt thì phải bao gồm một số yếu tố nhất định. Nếu như không có các yếu tố trên hoặc những yếu tố trên không thể đáp ứng được những yêu cầu của một mối quan hệ tốt thì cơ kinh doanh có tốt đến mấy nhưng hệ thống nhượng quyền kinh doanh sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thậm chí là không thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Sau đây là những nhân tố cơ bản của một chương trình nhằm xây dựng mối quan hệ quyền kinh doanh thành công. Bạn nên chú ý đến những nhân tố này khi bạn đánh giá quyền kinh doanh của mình.

 

Tham vọng của người được nhượng quyền kinh doanh về mặt tài chính. Nền tảng của một hệ thồng nhượng quyền kinh doanh phải được xây dựng trên thực tế là tất cả các thành viên của tổ chức đó phải thực hiện mục tiêu trong kinh doanh mà mình đã đặt ra. Nếu như hơn 15% hay 20% người mua không thể thực hiện được mục tiêu kinh tế của mình thì rất có thể những người được nhượng quyền kinh doanh sẽ phải yêu cầu sự trợ giúp từ những người đã nhượng quyền kinh doanh cho mình.

 

Một số vấn đề phát sinh bao gồm những nhân tố chính sau đây: Những người nhận quyền kinh doanh thường bị nhầm lẫn trong quá trình mua bán, người nhượng quyền kinh doanh không thực hiện nhiệm vụ của mình. Khái niệm về quyền kinh doanh vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Mối quan hệ nhượng quyền - Nhận quyền cho bạn biết tình hình kinh doanh nhượng quyền của mình…, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ nhượng quyền - nhận quyền cho bạn biết tình hình kinh doanh nhượng quyền của mình… Quan hệ nhượng quyền kinh doanh là một thuật ngữ được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa người nhượng quyền kinh doanh và người được nhượng quyền kinh doanh. Thông thường, mối quan hệ tích cực xác định độ quan hệ giữa bên mua và bên bán tốt và điều ngược lại chỉ mối quan hệ không tốt giữa người mua và người bán quyền kinh doanh. Tôi luôn luôn tâm niệm rằng mức độ quan hệ phản ánh mức độ thành công của một hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Một sự hiểu biết thấu đáo về quyền kinh doanh sẽ rất hữu ích cho cả những người sắp mua quyền kinh doanh và cho những người đang kinh doanh trên thương hiệu của tổ chức khác. Tôi có may mắn khi được làm việc cho nhiều tổ chức khác nhau và gặp gỡ với vô số những khách hàng khác nhau. Nhờ có những hoạt động này mà tôi đã biết xác định loại hình hoạt động và khi nào thì tiến hành từng loại hoạt động thích hợp để có thể tạo dựng được mối quan hệ nhượng quyền kinh doanh tốt. Trong thực tế tôi đã chứng kiến rất nhiều những hành động nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh của nhau giữa các tổ chức khác nhau và điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng trầm trọng trong quan hệ nhượng quyền kinh doanh. Để có thể đạt được mối quan hệ nhượng quyền kinh doanh tốt thì phải bao gồm một số yếu tố nhất định. Nếu như không có các yếu tố trên hoặc những yếu tố trên không thể đáp ứng được những yêu cầu của một mối quan hệ tốt thì cơ kinh doanh có tốt đến mấy nhưng hệ thống nhượng quyền kinh doanh sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thậm chí là không thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Sau đây là những nhân tố cơ bản của một chương trình nhằm xây dựng mối quan hệ quyền kinh doanh thành công. Bạn nên chú ý đến những nhân tố này khi bạn đánh giá quyền kinh doanh của mình. Tham vọng của người được nhượng quyền kinh doanh về mặt tài chính. Nền tảng của một hệ thồng nhượng quyền kinh doanh phải được xây dựng trên thực tế là tất cả các thành viên của tổ chức đó phải thực hiện mục tiêu trong kinh doanh mà mình đã đặt ra. Nếu như hơn 15% hay 20% người mua không thể thực hiện được mục tiêu kinh tế của mình thì rất có thể những người được nhượng quyền kinh doanh sẽ phải yêu cầu sự trợ giúp từ những người đã nhượng quyền kinh doanh cho mình. Một số vấn đề phát sinh bao gồm những nhân tố chính sau đây: Những người nhận quyền kinh doanh thường bị nhầm lẫn trong quá trình mua bán, người nhượng quyền kinh doanh không thực hiện nhiệm vụ của mình. Khái niệm về quyền kinh doanh vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi một người nhận quyền kinh doanh không thực hiện được mục tiêu của mình thì họ sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người nhượng quyền kinh doanh.Trong rất nhiều trường hợp họ sẽ đổ lỗi cho người nhượng quyền kinh doanh vì những sai sót của họ. Hệ thống đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt dẫn đến những thành công. Những người được nhượng quyền kinh doanh mà tuân theo hoặc đáp ứng những nhu cầu của hệ thống nhượng quyền kinh doanh thì thường sẽ đạt được lợi nhuận đáng kể. Điều này có vẻ như hơi ngây ngô nhưng tôi đã gặp vô số những khách hàng cho rằng mình phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của một chương trình nhượng quyền kinh doanh nếu như họ muốn thành công trong công việc của mình. Trong nhiều ví dụ người nhượng quyền kinh doanh không hề trợ giúp nào đóng góp vào sự thành công của một vụ nhượng quyền kinh doanh. Hay nói một cách khác thì chính những người được nhượng quyền kinh doanh đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của chương trình kinh doanh nhượng quyền thương mại . VẤN ĐỀ DANH TIẾNG Tiêu chuẩn hệ thống được nâng cấp. Trong một hệ thống quyền kinh doanh nơi phát triển được những mối quan hệ tốt thì người nhượng lại quyền kinh doanh có xu hướng bắt buộc hoặc nâng cấp tiêu chuẩn của hệ thống kinh doanh. Không có sự nhân nhượng nào dành cho những người được nhượng quyền thương hiệu mà có những đe doạ hoặc những hành động làm tổn hại đến danh tiếng hoặc phẩm chất của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông thường, người nhận quyền kinh doanh ủng hộ người nhượng quyền cho mình trong việc bảo vệ thương hiệu bởi vì thương hiệu vì việc này rất quan trọng trong kinh doanh của họ. Tuy nhiên trong một số hệ thống nhượng quyền kinh doanh nơi mà các tiêu chuẩn không được nâng cấp một cách thường xuyên và người được nhượng quyền kinh doanh không bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình thì mối quan hệ nhương quyền kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng xấu. Lí do có thể không thực sự rõ ràng nhưng những người được nhượng quyền kinh doanh tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của chương trình quyền kinh doanh sẽ buộc tội người nhượng quyền kinh doanh vì đã áp đặt những yêu cầu trên đối với họ. Tình huống này không thực sự rõ ràng nhưng sẽ phải được chú ý đến. Điều này bởi vì một số vụ mua bán quyền kinh doanh có thể xảy ra cách xa người nhượng quyền kinh doanh.Tuy nhiên xu hướng sắp tới, vấn đề này sẽ trở nên cấp thiết hơn. Những kết quả nhượng quyền kinh doanh thường được đo dựa trên tiêu chuẩn hiện hành. Những người nhượng quyền kinh doanh với mối quan hệ quyền kinh doanh tốt thông thường đánh giá hoạt động của người được nhượng quyền kinh doanh dựa trện một tiêu chuẩn nhất định. Họ sử dụng bản điều tra, báo cáo, và các hình thức thu thập tài kiệu khác, chính vì vậy mà người nhượng quyền kinh doanh kiểm soát được tình trạng kinh doanh của người được nhượng lại quyền kinh doanh. Tình trạng mối quan hệ quyền kinh doanh hiện tại là sức mạnh của bất cứ một tổ chức quyền kinh doanh nào. Nếu như kết quả xác định sức hoạt động trong một lĩnh vực nhất định sau đó người nhượng quyền kinh doanh sẽ làm việc trực tiếp với người được nhượng quyền kinh doanh để giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực trên. Khi tiến hành nghiên cứu một vụ nhượng quyền thương hiệu luôn luôn hỏi người người nhượng quyền thương hiệu họ đánh gía thế nào về khách hàng của mình và những kết quả trên thể hiện được điều gì. Thích ứng với thị trường và những thay đổi mang tính cạnh tranh Khi trong thị trường diễn ra những sự thay đổi một người nhượng lại quyền kinh doanh nên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng của mình trong việc vượt qua những khó khăn trên. Mặc dù những thay đổi trên có thể mang phạm vi khu vực hay toàn cầu thì những người được nhượng quyền kinh doanh luôn luôn mong đợi có được sự giúp đỡ từ phía người nhượng quyền kinh doanh. Nếu như sự giúp đỡ trên không đến kịp thời thì mối quan hệ giữa người mua và người bán chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những người nhượng quyền kinh doanh nên cập nhật những thay đổi từ hệ thống nhượng quyền kinh doanh để họ có thể biết được những sự thay đổi quan trọng trên thị trường. Có một nhân sự chủ chốt giàu kinh nghiệm và hiểu biết. Người nhượng quyền kinh doanh nên thuê một người để có thể quản lý những mối quan hệ trong cơ quan mình.Mặc dù toàn bộ đội ngũ quản lý phải có trách nhiệm thúc đẩy và duy trì những mối quan hệ kinh doanh tốt nhưng vẫn phải có một người đứng ra quản lý. HÀNH ĐỘNG ĐỂ TẠO NIỀM TIN Trong một công ty mới được thành lập, bạn có thể là giám đốc hoặc nhân viên điều hành, hoặc trong một công ty lớn hơn bạn cũng có thể là phó tổng giám đốc hoặc là một nhân viên cao cấp. Trong tất cả nhưng trường hợp trên bạn cần trang bị những kiến thức và phẩm chất nhất định. Hai phẩm chất quan trọng nhất là : bạn tạo dựng đươc niềm tin từ những người được nhượng quyền kinh doanh khi bạn đưa ra một quyết định và bạn sẵn sàng nhận những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng khi cần thiết. Một quá trình dàn xếp tranh chấp thành công : những người nhượng quyền kinh doanh phải có một hệ thống nhân sự để giải quyết bất cứ một vụ tranh chấp nào giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền kinh doanh. Mối quan hệ về nhượng quyền kinh doanh phải được các đối tác duy trì trên tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp mâu thuẫn và tranh chấp nảy sinh khi đó nhiệm vụ của người nhượng quyền và được nhượng quyền kinh doanh là tìm ra giải pháp để kiểm soát được tình trạng căng thẳng. Những kiện cáo giữa các công ty thường rất tốn kém không chỉ đơn giản về mặt tiền bạc. Để tránh biến tình trạng căng thẳng trở lên tồi tệ hơn, các công ty nên ý thức được những vấn đề mà họ đang mắc phải. Điều này đòi hỏi những người chịu trách nhiệm phải luôn tỉnh táo và đề phòng những vấn đề có thể phát sinh và sẵn sàng giải quyết khi cần thiết. Bên cạnh rất nhiều lợi ích thì hội đồng tư vấn quyền kinh doanh còn có một lợi ích nữa là họ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích và có thể giải quyết những vướng mắc khi họ mắc phải. Mặc dù trên danh nghĩa thì không nhất thiết phải có một hội đồng tư vấn nhưng tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng đây chính là một lợi thế rất lớn cho những người nhượng lại quyền kinh doanh. Nhận biết về những người được nhượng quyền kinh doanh đầy tiềm năng. Chương trình mối quan hệ nhượng quyền kinh doanh bao gồm hoạt động tìm kiếm ra những người được nhượng quyền kinh doanh có những thành tích nổi bật. Hoạt động này có thể được tiền hành thông qua thư từ chương trình …. Những người được nhượng quyền kinh doanh giúp bảo vệ thương hiệu vì đây là một hoạt động quan trọng đối công việc kinh doanh của họ Thêm vào đó những tin tức về người được nhượng quyền kinh doanh và những chi nhánh mới mở cũng như một số sự kiện quan trọng khác nên được thông báo trong quá trình làm việc theo một nguyên tắc nhất định. Những luận điểm được thảo luận trong bài viết này nên được quan tâm một cách đúng mức và trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ một quá trình đánh giá sự đóng góp của người nhượng quyền thương hiệu. Ed Teixeira (Nguyễn Thị Trà - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch theo frandchisehandbook.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8_8quan_he_nhuong_quyen_nhan_quyen_3955.doc