Kít nạp PCB50 của TME:
Giao diện phần mềm ver 098D9:
-Vào Help chọn Test Hardware để kiểm tra kết nối giữa PC và kít nạp. Nếu OK
thì xem ảnh:
-Ghi chú: trên bo mạch PCB lúc này sẽ có 3 led phát sáng: cam (power), đỏ (Vpp),
xanh (Vcc). Sau khi cài xong ta nhấp kép vào icon chương trình để chạy phần
mềm lên. Trường hợp này là EPROM 098D9 chẳng hạn, rồi đóng cửa sổ này lại.
Có thể nó sẽ không cho chúng ta đóng lại hoặc nó báo lỗi, cách giải quyết: vào
Task Manager, mục Processes chọn EPROM.exe nhấp End Task rồi mở lại. Lúc
này ta sẽ thấy 2 led đỏ (Vpp), xanh (Vcc) đã tắt. Nói thêm: lúc tắt máy rồi mở lại 2
led này sẽ sáng (lần nào cũng vậy, chỉ khi chạy phần mềm của nó lên thì nó mới
tắt). Khi chúng ta tiến hành đọc, ghi hoặc xóa chíp thì 2 led này mới sáng. Tất cả
các jumper trên kít nạp thì đừng đụng vào trừ khi phần mềm hướng dẫn kẻo mang
họa.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Mainboard: Nạp bios với PCB50 của TME, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mainboard: Nạp bios với PCB50 của TME
Kít nạp PCB50 của TME:
Giao diện phần mềm ver 098D9:
- Vào Help chọn Test Hardware để kiểm tra kết nối giữa PC và kít nạp. Nếu OK
thì xem ảnh:
-Ghi chú: trên bo mạch PCB lúc này sẽ có 3 led phát sáng: cam (power), đỏ (Vpp),
xanh (Vcc). Sau khi cài xong ta nhấp kép vào icon chương trình để chạy phần
mềm lên. Trường hợp này là EPROM 098D9 chẳng hạn, rồi đóng cửa sổ này lại.
Có thể nó sẽ không cho chúng ta đóng lại hoặc nó báo lỗi, cách giải quyết: vào
Task Manager, mục Processes chọn EPROM.exe nhấp End Task rồi mở lại. Lúc
này ta sẽ thấy 2 led đỏ (Vpp), xanh (Vcc) đã tắt. Nói thêm: lúc tắt máy rồi mở lại 2
led này sẽ sáng (lần nào cũng vậy, chỉ khi chạy phần mềm của nó lên thì nó mới
tắt). Khi chúng ta tiến hành đọc, ghi hoặc xóa chíp thì 2 led này mới sáng. Tất cả
các jumper trên kít nạp thì đừng đụng vào trừ khi phần mềm hướng dẫn kẻo mang
họa.
3/ Nạp dữ liệu cho ROM BIOS
- ROM BIOS trong mainboard thông dụng nhất là của hãng SST, ta sẽ gặp một số
loại như SST49FL002,SST49FL003,SST49FL004, SST49FL002A,
SST49FL003A, SST49FL004A, SST49FL002B, SST49FL003B, SST49FL004B
(chủ yếu ở Asus, Intel)… nhì là Winbon (chủ yếu ở main AsRock) và PMC (chủ
yếu ở main ECS) như W039V040FAP, W49F002UP128B, W39V080APZ,
Pm49FL004T, Pm49FL002T… cả đống.
- Trước tiên ta phải xác định được chính xác con ROM BIOS mang số hiệu gì, của
hãng nào (ghi trên lưng của nó) rồi sau đó chạy phần mềm nạp ROM lên. Ví dụ
Luân sẽ chạy phiên bản 098D8 tuy không phải mới nhất nhưng nó hỗ trợ nhiều
loại BIOS cho main nhất. Xem ảnh:
- Vào mục Device Select chọn hãng, số hiệu tương ứng. Ví dụ con SST49FL004B
xem ảnh:
- Sau khi chon xong mục Device Select, trên phần mềm sẽ hiển thị ảnh để cho ta
biết cần gắn con ROM ở đâu (ở PLCC32 hay FWH/LPC), cần điều chỉnh các DIP
SWITCH thế nào cho đúng để việc đọc ghi có kết quả, xem kĩ ảnh nhé:
- Cắm ROM vào vị trí mà phần mềm đã chỉ (cắm nóng). Sau khi cắm xong, bạn
chỉ cần nhấp vào chữ ID để xem thông tin về con ROM đó. Trong trường hợp này
nó sẽ hiển thị là của hãng SST sản xuất, số hiệu là SST49LF004A. Chú ý lúc nãy
ta gắn vào là con 004B, bấy giờ thành con 004A vẫn được miễn sao đúng hãng sản
xuất và số hiệu gần giống là được. Còn khi nào bạn gắn vô mà không hiển thị gì cả
hoặc chỉ hiển thị chữ Fujitsu là thua. Tức là phần mềm bó tay, không thể nạp được
cho con ROM đó, vì nó không đọc được số hiệu cũng như hãng sản xuất.
- Tiếp đến, nhấp vào nút Reading chip để đọc dữ liệu bên trong BIOS
- Sau khi đọc thành công sẽ xuất hiện chữ Read chip OK, tất cả dữ liệu vừa đọc nó
sẽ lưu vào bộ nhớ đệm Buffer, ta nhấp vào thẻ Buffer để xem nội dung của dữ
liệu. Để đề phòng, chúng ta nên lưu lại thành một file và cất đi bằng cách nhấp vào
biểu tượng đĩa mềm (Save file) mặc định nó là *.bin. Xem ảnh:
- Sau khi đã lưu một bản dự phòng, bạn nhấp vào nút Eraser chip để xóa dữ liệu
bên trong nó. Nếu xóa xong phía dưới của sổ sẽ xuất hiện dòng chữ “eraser
completed by check DQ7″. Để chắc chắn việc xóa có thành công hay không bạn
nhấp vào mục Blank Test néu phía dưới phần mềm xuất hiện dòng chữ Device
Empty coi như OK, còn không thì phải xóa lại.
- Trước khi nạp dữ liệu cho BIOS, bạn hãy nhấp vào nút Clear Buffer để xóa hết
dữ liệu ở bộ đệm mà lúc nãy bạn đã đọc trong chip. Tiếp theo, bạn lên trang web
của nhà sản xuất ra bo mạch chủ đó để tải file *.bin về. File bin tải về phải bằng
dung lượng với file mà hồi nãy bạn lưu. Thông thường mấy dòng socket 478
khoảng 256KB hoặc 512KB hiếm khi nào thấy 1024KB lắm. Nếu nó được nén
thành *.rar hay *.zip thì bạn hãy giải nén ra. Sau đó bạn dẽ bắt gặp một file có
dung lượng khoảng 256KB hay 512KB thì chắc chắn nó là file *.bin. Đôi khi có
nhiều file bin nó không để là *.bin mà là *.rom hoặc để trống (tức là không có
đuôi), vì vậy kinh nghiệm của mình là so sánh dung lượng giữa file nạp và file lưu
phải bằng nhau.
- Nhấp vào nút Open file, trong hộp thoại Select EpRom file to load tại mục File
of type chọn All file (*.*) tìm đến chỗ để file bin mới giải nén chọn nó và OK.
Ngay lúc này phía dưới phần mềm nạp ROM sẽ xuất hiện dòng chữ Binary file
load OK.
- Nhấp vào nút Program chip để tiến hành nạp dữ liệu cho Bios, sau khi nạp xong
nó sẽ kiểm tra lại rồi OK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cpu66_4312.pdf