Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Khả năng “dùng
người” không phải là yếu tố duy nhất, nhưng đó lại rất quan trọng
mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có.
Trong các môn thể thao đồng đội, việc lựa chọn người chơi sao cho phù
hợp với từng vị trí luôn khiến các huấn luyện viên đau đầu. Dựa trên kỹ
thuật, phong độ hiện tại của từng cá nhân cũng như những đánh giá về
đối thủ mà huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí sao cho hợp lý nhất.
Không chỉ đúng trong lĩnh vực thể thao, điều này còn đúng trong nhiều
lĩnh vực khác. Một người lãnh đạo giỏi luôn biết cách chiêu dụng “hiền
tài” và có khả năng tổ chức nhân lực tuyệt vời. Họ luôn biết cách sắp
xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực và thế mạnh riêng của từng người.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Bài viết Lãnh đạo giỏi phải giỏi "dùng người”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo giỏi phải
giỏi "dùng người”
Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Khả năng “dùng
người” không phải là yếu tố duy nhất, nhưng đó lại rất quan trọng
mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có.
Trong các môn thể thao đồng đội, việc lựa chọn người chơi sao cho phù
hợp với từng vị trí luôn khiến các huấn luyện viên đau đầu. Dựa trên kỹ
thuật, phong độ hiện tại của từng cá nhân cũng như những đánh giá về
đối thủ mà huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí sao cho hợp lý nhất.
Không chỉ đúng trong lĩnh vực thể thao, điều này còn đúng trong nhiều
lĩnh vực khác. Một người lãnh đạo giỏi luôn biết cách chiêu dụng “hiền
tài” và có khả năng tổ chức nhân lực tuyệt vời. Họ luôn biết cách sắp
xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực và thế mạnh riêng của từng người.
Những bước khởi động cơ bản
Để trở thành một “nhà cầm quân” thành công, như một huấn luyện viên,
bạn cần phải hiểu tường tận luật chơi, các kỹ năng cũng như năng lực
cần có cho môn thể thao đó. Thật nực cười khi bắt một đội bóng đá chơi
bóng chày, và nếu bạn muốn đội của bạn thắng trong trận chung kết
bóng chày. Do vậy, việc bổ nhiệm “đúng người đúng việc” sẽ góp một
phần không nhỏ vào những thành công của tổ chức...
4 bước “khởi động” sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn
và có những quyết định đúng đắn khi dùng người:
- Nên chia nhỏ mục tiêu của cả nhóm thật chi tiết và cụ thể. Lên danh
sách các kế hoạch công việc và sắp xếp thứ tự theo tầm quan trọng của
từng việc.
- Trước mỗi vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra, cần có sự phân tích và xác định
rõ những yếu tố năng lực cần thiết để hoàn thành.
- Liệt kê từng thế mạnh của mỗi thành viên trong nhóm.
- Bổ nhiệm mỗi cá nhân vào vị trí hợp lý dựa trên năng lực của từng
người và tính chất đặc thù của từng công việc.
Làm thế nào khi thừa hoặc thiếu nhân lực?
Với tình huống "thừa nhân lực", bạn có hai lựa chọn: Một là bổ nhiệm
phần công việc quan trọng cho những cá nhân xuất sắc hơn; hai là phân
công những người thuộc cấp dưới, tất nhiên là người có đủ khả năng
đảm đương công việc.
Cả hai cách giải quyết đều có những ưu điểm riêng, nhưng lại có tác
dụng khác nhau: Cách thứ nhất sẽ tạo cho bạn sự tin tưởng và chắc chắn
cao, tuy nhiên cách thứ hai lại giúp bạn có thể hoàn thành công việc khá
hiệu quả và thường là với chi phí thấp hơn.
Giải pháp tối ưu cho vấn đề "thiếu nhân lực" là đào tạo ngay những nhân
viên trong bộ phận của mình hoặc tìm cách bổ sung chỗ trống từ các
nguồn khác. Thông thường, giải pháp đào tạo luôn là sự lựa chọn hữu
hiệu, không chỉ phát triển được năng lực của từng cá nhân, cải thiện
cung cách làm việc mà chi phí lại "rất phải chăng". Tuy nhiên, những
người mới đào tạo có thể nắm vững lý thuyết nhưng thường thiếu kinh
nghiệm nên cần đào tạo theo hướng thực hành.
Quá trình bổ sung nhân lực thường sẽ phải mất một thời gian dài (thời
gian để thu xếp vị trí trong nội bộ ban, quảng cáo tìm người, phỏng vấn
ứng viên, lựa chọn, rồi lại phải đào tạo lại theo phương châm hoạt động
của tổ chức). Cách này thông thường sẽ tốn nhiều chi phí, độ mạo hiểm
lại thường cao.
Một ứng viên có thể vượt qua phần phỏng vấn và kiểm tra kỹ năng suôn
sẻ, nhưng không ai dám chắc người đó có thể hoàn thành tốt công việc
được giao chỉ trong vài tuần, mà đa phần là phải sau vài tháng.
Một lời khuyên hữu hiệu luôn được các nhà quản lý, lãnh đạo uy tín
đánh giá cao đó là: "Không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh của
tính đồng đội, động lực và sự chăm chỉ. Cũng đừng bao giờ đánh giá quá
cao kiến thức và tầm hiểu biết của một người".
Quan tâm đến từng thành viên
Sau khi đã bổ nhiệm từng người vào từng vị trí thích hợp, bạn cần đề
xuất quyết định trước các nhân viên trong bộ phận của mình.
Mỗi một nhân viên cần phải hiểu rõ vai trò và vị trí của mình. Vai trò
của mỗi thành viên cần được phân biệt rạch ròi, đến từng trách nhiệm,
thẩm quyền và nghĩa vụ của từng cá nhân.
Có thể đưa ra những lời gợi ý nho nhỏ cho các nhân viên của bạn suy
nghĩ. Ví dụ như:
- Chúng ta ở đây để làm gì ?
- Chức trách của chúng ta là gì ?
- Lĩnh vực nào cá nhân tôi có thể tham gia ?
Mách nhỏ
- Luôn tạo sự đoàn kết trong nhóm, tuy nhiên cần "nhắm trước người
thay thế" cho những vị trí quan trọng. Có một số người giỏi sẽ tốt hơn là
có quá nhiều người.
- Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, những nhóm có nhân viên từ
nhiều thành phần khác nhau thường sẽ thành công hơn những nhóm với
một nền tảng đồng đều. Bởi lẽ, các thành viên xuất phát từ nhiều thành
phần đa dạng thường có những kinh nghiệm phong phú, ít nghiêng về
"tư tưởng cục bộ", có khả năng thích ứng cao với những thay đổi có thể
này sinh khi làm việc nhóm.
Lan Anh
Theo Mindtools
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lanh_dao_gioi_phai_gioi_6944.pdf